3.3.3. Tác dụng đối với một số điều trị sau phẫu thuật liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
3.3.3.1. Một số thuốc điều trị sau phẫu thuật liên quan đến viêm và suy tạng
Bảng 3.22. Một số thuốc điều trị sau phẫu thuật liên quan đến viêm và suy tạng
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
GC bổ sung sau phẫu thuật (n, %) | 8 (12,7%) | 24 (29,6%) | 0,016 |
Paracetamol (ngày) | 4,41 ± 1,80 | 5,05 ± 1,78 | 0,036 |
Diclofenac (ngày) | 1,11 ± 1,20 | 2,09 ± 1,40 | < 0,001 |
Insuline (n, %) | 1 (1,5%) | 6 (7,4%) | 0,136 |
Furosemide tiêm (ngày) | 1,95 ± 1,67 | 4,56 ± 4,46 | < 0,001 |
Kháng sinh (ngày) | 6,67 ± 3,57 | 8,51 ± 6,43 | 0,044 |
Đổi hoặc bổ sung kháng sinh (n, %) | 20 (31,7%) | 43 (53,1%) | 0,012 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Bệnh Nhân Tứ Chứng Fallot Theo Giới Nhận Xét: Tỷ Lệ Nam Cao Hơn Nữ Có Ý Nghĩa Thống Kê (P < 0,05)
- Sự Biến Đổi Interleukin-6, Interleukin-10 Và Mối Liên Quan Với Các Đặc Điểm Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng
- Tương Quan Của Il-6 Và Il-10 Sau Phẫu Thuật Ở Nhóm Tiến Cứu
- Phân Tích Hồi Quy Logistic Đa Biến Các Yếu Tố Nguy Cơ
- Sự Biến Đổi Interleukin-6, Interleukin-10 Và Mối Liên Quan Với Các Đặc Điểm Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng
- Đánh Giá Tác Dụng Của Glucocorticoid Trong Pha Đáp Ứng Viêm Toàn Thân Sau Phẫu Thuật
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Nhận xét:
- Nhóm GC ít sử dụng các thuốc chống viêm cũng như một số thuốc khác liên quan đến rối loạn chức năng tạng như bổ sung GC và furosemide so với nhóm KGC (p < 0,05).
- Đồng thời, nhóm GC ít bị nghi ngờ nhiễm trùng nên ít sử dụng kháng sinh hơn nhóm KGC (p < 0,05).
Bảng 3.23. Sử dụng thuốc trợ tim mạch sau phẫu thuật
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
Tỷ lệ sử dụng thuốc trợ tim mạch (inotrop) (N2) (n, %) | 54 (85,7%) | 74 (91,4%) | 0,300 |
Tỷ lệ sử dụng inotrop ≥ 2 loại (n, %) | 11 (19,6%) | 35 (46,7%) | 0,002 |
Điểm inotrop | 6,12 ± 3,85 | 11,66 ± 10,30 | < 0,001 |
Tổng số loại inotrop | 1,10 ± 0,64 | 1,63 ± 1,07 | 0,001 |
Số ngày sử dụng inotrop | 3,32 ± 1,79 | 5,17 ± 4,10 | 0,001 |
Nhận xét: nhóm GC có mức độ rối loạn chức năng tim mạch sau phẫu thuật nhẹ hơn nhóm KGC.
3.3.3.2. Máu và các chế phẩm máu
Bảng 3.24. Máu và các chế phẩm máu sau phẫu thuật (mL)
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
FFP 24 giờ * | 318,29 ± 227,41 | 478,23 ± 361,84 | 0,013 |
Khối tiểu cầu 24 giờ * | 150,00 ± 0,00 | 300,00 ± 119,20 | 0,001 |
Tổng lượng máu 24 giờ * | 424,90 ± 425,81 | 706,94 ± 682,75 | 0,010 |
Tổng lượng máu sử dụng sau phẫu thuật | 505,48 ± 624,07 | 1101,60 ± 1442,96 | 0,003 |
*) sau phẫu thuật
Nhận xét: sau phẫu thuật, nhóm GC giảm có ý nghĩa thống kê về nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu so với nhóm KGC (p < 0,05).
3.3.4. Tác dụng đối với các biến chứng khác và diễn biến sau phẫu thuật liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
3.3.4.1. Chảy máu sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Bảng 3.25. Đặc điểm chảy máu sau phẫu thuật
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
Chảy máu quá mức (n, %) | 14 (22,2%) | 5 (31,3%) (n = 16) | 0,516 |
Chảy máu khác (n, %) | 5 (7,9%) | 11 (13,5%) | 0,426 |
Phẫu thuật cầm máu (n, %) | 5 (7,9%) | 6 (7,4%) | 0,838 |
Nhận xét: biểu hiện chảy máu sau phẫu thuật chưa có sự khác biệt giữa 2 nhóm GC và KGC (p > 0,05).
mL
Thời gian
Biểu đồ 3.11. Dẫn lưu ngực 6 giờ đầu sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu Nhận xét: Nhóm GC cải thiện rõ rệt về chảy máu qua dẫn lưu ngực so với nhóm KGC tiến cứu (n = 16) từ giờ 4 - 6 sau phẫu thuật với p < 0,05 (bảng 3.11A - phụ lục 2).
Bảng 3.26. Dẫn lưu ngực sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
GC (n = 63) | KGC (n =16) | p | |
Dẫn lưu ngực sau 6 giờ (mL) | 76,51 ± 117,20 | 146,25 ± 214,37 | 0,082 |
Dẫn lưu ngực sau 24 giờ (mL) | 180,87 ± 198,16 | 348,44 ± 496,15 | 0,037 |
Tổng lượng máu dẫn lưu ngực (mL) | 274,44 ± 272,69 | 523,13 ± 648,58 | 0,021 |
Nhận xét:
Nhóm GC cải thiện chảy máu sau phẫu thuật so với nhóm KGC với biểu hiện giảm có ý nghĩa thống kê về dẫn lưu ngực 24 giờ (p < 0,05; CI 95%: 10,31 - 324,81 mL) và tổng lượng máu dẫn lưu ngực ( p < 0,05; CI 95%: 38,74 - 458,61 mL).
3.3.4.2. Một số biến chứng khác và diễn biến sau phẫu thuật liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
Bảng 3.27. Hội chứng cung lượng tim thấp
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
LCOS (n, %) | 52 (82,5%) | 69 (85,2%) | 0,819 |
LCOS nặng (n, %) | 20 (31,7%) | 20 (24,7%) | 0,356 |
Nhận xét:
Nhóm GC chưa thấy cải thiện về biểu hiện LCOS và LCOS nặng sau phẫu thuật so với nhóm KGC (p > 0,05).
Bảng 3.28. Một số biến chứng khác liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
Thẩm phân phúc mạc * | 4 (6,3%) | 15 (18,5%) | 0,046 |
Tràn dịch màng phổi * | 11 (17,5%) | 23 (28,4%) | 0,166 |
Tràn dịch màng tim * | 11 (17,5%) | 2 (2,5%) | 0,002 |
Tràn dịch màng phổi / màng tim * | 22 (34,9%) | 25 (30,8%) | 0,736 |
*) (n, %)
Nhận xét:
Mặc dù nhóm GC có tỷ lệ tràn dịch màng tim cao hơn nhóm KGC (p < 0,01) nhưng cải thiện có ý nghĩa thống kê về chức năng thận sau phẫu thuật so với nhóm KGC (p < 0,05).
Bảng 3.29. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và nằm viện
GC (n = 63) | KGC (n = 81) | p | |
Thời gian thở máy (giờ) | 26,08 ± 28,21 | 62,69 ± 82,84 (n=16) | 0,004 |
Thời gian nằm ICU (ngày) | 4,54 ± 1,86 | 9,07 ± 14,65 | 0,016 |
Thời gian nằm viện (ngày) | 16,65 ± 6,13 | 17,80 ± 15,76 | 0,584 |
Nhận xét:
- Nhóm GC cải thiện có ý nghĩa thống kê về chức năng hô hấp sau phẫu thuật so với nhóm KGC với biểu hiện rút ngắn thời gian thở máy (p < 0,05).
- Đồng thời, mặc dù nhóm GC chưa rút ngắn thời gian nằm viện nhưng đã rút ngắn có ý nghĩa thống kê thời gian nằm ICU so với nhóm KGC (p < 0,05).
Ngày
9,07
4,54
25
20
15
9,07
10
5
0
GC KGC Nhóm
Biểu đồ 3.12. Thời gian nằm hồi sức
Nhận xét:
Thời gian nằm ICU ở nhóm GC giảm có ý nghĩa thống kê gần một nữa thời gian so với nhóm KGC (p < 0,05) với giảm trung bình là 4,53 ngày; CI 95%: 0,86 - 8,20 ngày.
3.3.5. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến chứng của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
3.3.5.1. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ
Bảng 3.30. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ MODS
MODS | OR | CI 95% | Χ2, p | ||
Có (n = 31) | Không (n = 113) | ||||
Thiếu oxy (tím) | 22 (71,0%) | 51 (45,1%) | 2,97 | 1,25 - 7,01 | 6,49; 0,014 |
THNCT > 105 phút | 29 (93,5%) | 84 (74,3%) | 5,00 | 1,12 - 22,29 | 5,31; 0,025 |
Sốt cao liên tục > 390C (n = 58) | 6 (42,9%) | 3 (6,8%) | 10,25 | 2,11 - 49,73 | 10,52; 0,004 |
LCOS nặng | 20 (64,5%) | 20 (17,7%) | 8,45 | 3,50 - 20,38 | 26,57; < 0,001 |
Phẫu thuật lại | 7 (22,6%) | 7 (6,2%) | 4,41 | 1,41 - 13,77 | 7,44; 0,013 |
Viêm phổi | 14 (45,2%) | 4 (3,5%) | 22,44 | 6,60 - 76,24 | 38,53; < 0,001 |
Nhiễm trùng * | 18 (58,1%) | 22 (19,5%) | 5,72 | 2,44 - 13,42 | 18,06; < 0,001 |
*) Nhiễm trùng ở nhóm MODS chủ yếu là viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
Nhận xét:
- Bệnh nhân TOF có nhiều yếu tố nguy cơ MODS. Ví dụ: bệnh nhân TOF có tím có nguy cơ MODS cao hơn bệnh TOF không tím 2,97 lần với CI 95%: 1,25 - 7,01.
- Thiếu oxy (tím), thời gian THNCT kéo dài cũng là những yếu tố liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân nặng sau phẫu thuật. LCOS nặng là biến chứng tim mạch nặng sau phẫu thuật có liên quan đến SIRS.
- Phẫu thuật lại, viêm phổi và nhiễm trùng là những yếu tố có khả năng liên quan đến sự tái hoạt hóa SIRS theo mô hình “hai tác động” của Moore (trích dẫn từ Kimura [107]).
Bảng 3.31. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng
Nhiễm trùng | OR | CI 95% | Χ2, p | ||
Có (n = 40) | Không (n = 104) | ||||
MODS | 18 (45,0%) | 13 (12,5%) | 5,72 | 2,44 - 13,42 | 18,06; < 0,001 |
LCOS nặng | 18 (45,0%) | 22 (21,2%) | 3,05 | 1,39 - 6,65 | 8,18; 0,007 |
Kẹp ĐMC > 90 phút | 13 (32,5%) | 14 (13,5%) | 3,09 | 1,29 - 7,37 | 6,87; 0,016 |
Thời gian NKQ > 48 giờ (n = 112) | 17 (43,6%) | 9 (12,3%) | 5,49 | 2,14 - 14,09 | 13,93; < 0,001 |
Thời gian nằm ICU > 5 ngày | 21 (52,5%) | 34 (32,7%) | 2,27 | 1,08 - 4,78 | 4,80; 0,036 |
Nhận xét: phân tích đơn biến có 5 yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng ở bệnh nhân TOF sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần.
Bảng 3.32. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ tử vong
Tử vong | OR | CI 95% | Χ2, p | ||
Có (n = 10) | Không (n = 134) | ||||
MODS | 10 (100%) | 0 (0,0%) | - | - | - |
LCOS nặng | 6 (60,0%) | 34 (25,4%) | 4,41 | 1,17 - 16,57 | 5,56; 0,028 |
Thời gian nằm ICU > 6 ngày | 8 (80,0%) | 27 (20,1%) | 15,85 | 3,18 - 78,98 | 18,11; < 0,001 |
Nhận xét: phân tích đơn biến có 3 yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân TOF sau PT sửa chữa toàn phần. Tuy nhiên, do số bệnh nhân tử vong trong nghiên cứu này chủ yếu do MODS (100%) nên không tính được OR.