Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Theo Tiêu Chuẩn Ohasas 18001:2007



Hình 1 4 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHASAS 18001 1

Hình 1.4: Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHASAS 18001:2007

Nguồn: OHSAS Project Group [15]

Cũng tương tự như mô hình quản lý ATVSLĐ của ILO, hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cũng được xây dựng với yêu cầu phát triển liên tục, nghĩa là sau khi xây dựng hệ thống, áp dụng thực tế và thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá, xem xét của lãnh đạo sẽ đưa ra và tiến hành các hành động khắc phục để đưa hệ thống quản lý phát triển lên mức cao hơn.

1.2. Tổng quan Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Công tác ATVSLĐ là một nội dung quan trọng và không thể tách rời ra khỏi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Nghị quyết đại hội Đảng IX về chiến lược định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh phải "chú trọng đảm bảo an toàn lao động". Công tác ATVSLĐ được đề cập đầy đủ, rõ ràng trong Hiến pháp (điều 56), trong bộ Luật lao động (chương IX), trong các Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật về ATVSLĐ. Chính phủ và các Bộ, Ban ngành chức năng đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về


công tác ATVSLĐ. Nội dung cơ bản được thể hiện đó là: các chế độ, chính sách về BHLĐ, bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ; các quy định về kỹ thuật về ATVSLĐ. Việt Nam cũng đã phê chuẩn nhiều công ước, khuyến nghị của ILO về ATVSLĐ như công ước 155, 1981; công ước 187, 2006; công ước 161, 1985.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Hình 1 5 Hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 2

Hình 1.5. Hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Nguồn:[10]

1.3. Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Các tổ chức trên thế giới đều nhận thức được việc cần xây dựng và cung cấp môi trường làm việc an toàn, hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và thể hiện sự chủ động của mình trong việc quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018, tiêu chuẩn quốc tế mới về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ cung cấp mô hình được chấp nhận trên toàn thế giới giúp bảo vệ NLĐ cũng như bảo vệ các tổ chức trong các hoạt động sản xuất và đã có hơn 70 quốc gia đã tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo và ban hành tài liệu quan trọng này. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tạo nền tảng vững chắc và hiệu quả cải thiện an toàn vệ sinh lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiêu chuẩn chỉ rõ các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, với hướng dẫn sử dụng. Mục đích của tiêu chuẩn này là cho phép các tổ chức cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh


và ngăn ngừa thương tích liên quan đến công việc và sức khỏe kém, bằng cách khuyến khích cách tiếp cận chủ động để thực hiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn rất linh hoạt và có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể và các mục tiêu an toàn của tổ chức đó, tạo điều kiện liên tục cải thiện hiệu suất và đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Tiêu chuẩn là áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào "bất kể quy mô, loại hình và các hoạt động của nó" bao gồm: tổ chức và doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức công và phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ (NGO) và tổ chức từ thiện và có thể áp dụng cho các rủi ro nghề nghiệp nằm trong tầm kiểm soát của tổ chức có tính đếnvề cách thức hoạt động của tổ chức và mong đợi của nhân viên và nó không mang tính quy định về thiết kế của hệ thống quản lý.

Tuy nhiên, nó cho phép một tổ chức phát triển một hệ thống quản lý hiệu quả và hệ thống quản lý an toàn được tích hợp với các khía cạnh an toàn rộng lớn hơn như phúc lợi của người lao động, tập trung quản lý rủi ro thay vì giải quyết nó.

Thực tế cho thấy, tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ dẫn tới sự chuyển đổi lớn trong thực tiễn làm việc và tạo điều kiện cho một môi trường làm việc an toàn cho người lao động và các bên có liên quan thông qua việc liên tục cải thiện kết quả thực hiện của OH&S. Tiêu chuẩn quản lý ATVSLĐ dựa trên nền tảng cơ sở chung như tất cả các tiêu chuẩn HTQL và sử dụng mô hình PDCA nhằm cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho các tổ chức để hoạch định và quản lý rủi ro trong các hoạt động.

ISO 45001 được dựa trên Cấu trúc cấp cao (HLS) của ISO về tiêu chuẩn HTQL với những lợi ích sau:

- Cung cấp và hoàn thiện một môi trường làm việc an toàn cho NLĐ và các bên liên quan khác.

- Lập hồ sơ cho một HTQL ATVSLĐ cho nhân viên và các bên có liên quan.

- Gia tăng sự phát triển bền vững của tổ chức thông qua việc phòng ngừa rủi ro chủ động, sự đổi mới và cải tiến thường xuyên.

- Tăng cường sự tuân thủ các yêu cầu của luật pháp và quy định, đồng thời giảm sự thua lỗ trong kinh doanh

- Thể hiện trách nhiệm thương hiệu bằng việc cam kết mang đến môi trường làm việc an toàn.


- Một hệ thống ATVSLĐ toàn cầu cho mọi doanh nghiệp với các quy mô khác nhau và không bị giới hạn.

Hệ thống QL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được thiết lập dựa trên mô hình PDCA: ‘Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Hành động’. Cũng giống như các tiêu chuẩn khác, tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với “Cấu trúc cao cấp” (cấu trúc, các mô-đun và định nghĩa được tiêu chuẩn hóa).

Hình 1 6 Sơ đồ cấu trúc hệ thống ISO 45001 2018 Nguồn 17 Hệ thống quản lý an 3


Hình 1.6: Sơ đồ cấu trúc hệ thống ISO 45001:2018


Nguồn: [17]

Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có cấu trúc theo 10 điều khoản chính và được thể hiện như sau:

Điều khoản 1: Phạm vi

Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn

Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

Điều khoản 5: Khả năng lãnh đạo và sự tham gia của người lao động Điều khoản 6: Hoạch định

Điều khoản 7: Hỗ trợ


Điều khoản 8: Vận hành

Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động Điều khoản 10: Cải tiến

Tiêu chuẩn kết luận bằng việc nhấn mạnh sự thực là việc quản lý OH&S hiệu lực không phải là một quá trình tĩnh và nên được cải tiến thường xuyên cũng như hỗ trợ bởi một văn hóa chủ động.

1.4. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam

Ở Việt Nam, từ khi đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hội nhập phát triển, toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có được sự quan tâm sâu sắc cũng như nâng cao công tác quản lý của nhà nước thì trong các lĩnh vực đời sống, xã hội đều được phân tích và nghiên cứu đưa ra các giải pháp làm thế nào để gia tăng nhanh năng suất lao động, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đưa đất nước vượt qua đói nghèo. Chính từ bối cảnh xã hội và điều kiện ấy, đã có nhà nghiên cứu cùng với các công trình nghiên cứu đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh, góc cạnh cụ thể về quản lý ATVSLĐ và đã có những công trình nghiên cứ được áp dụng trên thực tiễn, từ đó có những đề xuất, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ và đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác ATVSLĐ.

Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Hệ thống quản lý ATVSLĐ. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu ứng dụng quản lý ATVSLĐ theo hệ thống sau đây:

1) Các đề tài nghiên cứu khoa học

Luận án:“Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doannh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam” của tác giả Hà Tất Thắng [11].

Luận án đã phân tích, làm rõ và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác quản lý ATVSLĐ trong các Doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam.

- Đã nêu ra và rút ra được một số kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về ngành nghề khai thác đá

- Tác giả đã nêu rõ được các nội dung, đặc điểm, vai trò, các nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá tại Việt Nam

- Phân tích, đánh giá được thực trạng, từ đó chỉ ra những nguyên nhân và những mặt hạn chế trong công tác QLNN về ATVSLĐ trong lĩnh vực khai thác đá

21


- Tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác QLNN trong các doanh nghiệp khai thác đá ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ nội dung đó, ngăn chặn tới mức tối đa TNLĐ, BNN, góp phần bảo vệ được tính mạng, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường trong các khu vực khai thác đá xây dựng ở Việt Nam.

Đề tài: “An toàn sức khỏe của nhân viên y tế làm việc tại một số cơ sở truyền máu Hà Nộicủa tác giả Chử Nhất Hợp [8].

Đề tài đã phân tích, làm rõ và đánh giá được thực trạng của công tác quản lý ATVSLĐ trong khâu tiếp nhận máu tại 3 cơ sở truyển máu tại Hà Nội.

Phân tích rõ các nội dung:

- Người hiến máu bị trì hoãn

- Các mẫu máu tiếp nhận không an toàn và các yếu tố liên quan,

- Kiến thức thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong việc tuân thủ thực hiện các quy định về ATVSLĐ tại các Đơn vị.

Đề xuất được giải pháp tăng cường công tác QL ATVSLĐ trong khâu tiếp nhận máu của hoạt động truyền máu: Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp về công tác tổ chức quản lý và biện pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện bảo vệ cá nhân.

Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất áp dụng hệ thống quản lý ISO 45001 cho các dự án xây dựng tại tập đoàn Hải Phát”của tác giả Nguyễn Duy Hùng [9].

Đề tài đã nêu được tổng quan các HT QL ATVSLĐ trên thế giới

Tác giả đã thực hiện phân tích chuyên sâu thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ tại công Tập đoàn. Qua đó cho thấy được hiện trạng của bộ máy tổ chức, các quá trình kiểm soát ATVSLĐ được vận hành tại các Đơn vị, Phòng Ban.

Từ đó, Tác giả đã đề xuất việc áp dụng triển khai hệ HTQL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001. Tác giả đã nêu và làm rõ cụ thể lộ trình xây dựng, áp dụng và đánh giá được sự phù hợp của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho các công trình/dự án xây dựng của Tập đoàn Hải Phát.

Một số kết luận rút ra từ tổng quan tình các HTQL ATVSLĐ trên thế giới, tại Việt Nam và 1 số đề tài nghiên cứu có liên quan đến luận văn.

Thứ nhất, hiện nay xã hội ngày càng phát triển, các đơn vị doanh nghiệp ngày càng hội nhập, chủ đề ATVSLĐ nói chung, quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO


45001:2018 nói riêng, trong các doanh nghiệp hiện nay đang rất được nhiều sự chú ý, cũng như quan tâm sâu sắc theo một tầm nhìn mới.

Thứ hai, xuất phát từ các khía cạnh và góc độ nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu riêng, song hầu hết các tác giả bên trong và bên ngoài nước đều tập trung nghiên cứu hệ thống quản lý ATVSLĐ đối với các đơn vị tổ chức kinh doanh với các khía cạnh: Bản chất, nội dung, nguyên tắc và cách thức vận hành, hoạt động của hệ thống để đảm bảo ATVSLĐ.

Thứ ba, muốn giảm thiểu tối đa TNLĐ, BNN cần thiết phải tăng cường quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn để giám thiểu sự thiếu sót các yêu cầu cần tuân thủ, các công việc cần thực hiện, giám sát và theo dõi.

Thứ tư, đẩy mạnh sự hiệu quả của ATVSLĐ, trong đó sự cam kết từ lãnh đạo cao nhất của tổ chức, bản thân NLĐ và các bên có liên quan.

1.5. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018

1.5.1. Lợi ích

Về mặt quản lý

Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe, nghề nghiệp (OHS) theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sẽ cho phép tổ chức cải thiện hiệu quả công tác QL ATVSLĐ của mình bằng cách:

- Xây dựng và triển các khai các chính sách, mục tiêu về An toàn vệ sinh lao động (OHS);

- Thiết lập các quy trình có tính hệ thống, xem xét bối cảnh của tổ chức và tính đến các rủi ro, cơ hội cũng như đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;

- Xác định các mối nguy và các rủi ro OHS liên quan đến các hoạt động của tổ chức, tìm cách loại bỏ hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm tàng của chúng;

- Thiết lập những biện pháp kiểm soát hoạt động để quản lý các rủi ro OHS, các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác của tổ chức;

- Nâng cao nhận thức trong tổ chức về các rủi ro OHS trong tổ chức;

- Đảm bảo sự tham gia, đóng góp và phát huy sự tích cực của người lao động trong các vấn đề của OHS.


Kết hợp các biện pháp trên sẽ đảm bảo sự uy tín của Đơn vị tổ chức/doanh nghiệp, là nơi làm việc an toàn để phát huy và có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, như:

- Cải thiện khả năng đáp ứng sự tuân thủ quy định;

- Giảm chi phí giải quyết các sự cố, rủi ro không mong muốn;

- Giảm chi phí bảo hiểm;

- Đạt được sự công nhận hay chứng nhận một trong những tiêu chuẩn quốc tế (điều này tăng uy tín có ảnh hưởng đến khách hàng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của họ, nâng cao hình ảnh của Đơn vị, tổ chức/doanh nghiệp);

Về mặt các yêu cầu liên quan đến pháp luật và yêu cầu khác

Hiện tại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có nhiều các VBPL quy định và yêu cầu Doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện để đảm bảo ATVSLĐ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, vì vậy khi áp dụng áp dụng hệ thống Quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đảm bảo cho Công ty đáp ứng và tuân thủ các quy định pháp lý và yêu cầu khác, nâng cao sự hiệu quả trong công tác thực hiện quản lý doanh nghiệp.

Yêu cầu mong đợi của Khách hàng

Hiện tại, ở một số thị trường, tuân thủ tiêu chuẩn OHSAS 18000/ ISO 45001 như là một điều kiện bắt buộc. Vì vậy rất nhiều khách hàng đã yêu cầu tổ chức cần phải áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 45001.Ngoài ra, doanh nghiệp khi đạt được chứng nhận ISO 45001 nâng cao vị trí cũng như sự tin tưởng, sự uy tín của mình với khách hàng, đối tác.

Về mặt thị trường:

- Được sự đảm bảo của một bên thứ ba, vượt qua các rào cản trong thương mại tạo ra tiền đề và các cơ hội cho quảng cáo, quảng bá;

- Cải thiện các cơ hội xuất nhập khẩu và thâm nhập vào thị trường quốc tế;

- Nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản lý ATVSLĐ;

- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn và các điều kiện khác của lực lượng lao động, đây là yếu tố quan trọng và then chốt nhất trong một tổ chức cũng như trong các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ, giảm thiểu các cuộc thanh, kiểm tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí