Nhân Lực Của Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp Và Môi Trường Giai Đoạn 2018-2020‌


- Khoa Xét nghiệm và phân tích.

- Khoa Khám bệnh chuyên ngành.

Các đơn vị phục vụ nghiên cứu, đào tạo:

- Trung tâm đào tạo và Quản lý khoa học.

- Giám sát chất lượng nước quốc gia.

- Trung tâm Dịch vụ khoa học kĩ thuật sức khỏe và môi trường.

- Trung tâm Quan trắc môi trường.

Các bộ phận khác sẽ được thành lập khi có quyết định hoặc chỉ đạo từ cấp trên. Hàng năm đều có sự bổ nhiệm thay đổi vị trí, luân chuyển để nâng cao kỹ năng chuyên ngành.

2.1.3. Tình hình nhân sự tại Viện

Bảng 2.1: Nhân lực của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường giai đoạn 2018-2020‌

ĐVT: Người


Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Tổng số nhân lực (Người)

314

327

333

Chia theo tính chất công việc




- Số người lao động gián tiếp

226

240

249

- Số người lao động trực tiếp

88

87

84

Cơ cấu nhân lực theo tính chất công việc (%)




- Số người lao động gián tiếp

71,97

73,39

74,77

- Số người lao động trực tiếp

28,03

26,61

25,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo nhân lực tại Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường - 6

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và môi trường Số lượng lao động gián tiếp giai đoạn 2018- 2020 liên tục tăng, từ 226 người (năm 2018) lên 249 người (năm 2020). Trong khi đó, số lao động trực tiếp liên tục giảm trong 3 năm liền từ mức 88 người (năm 2018) xuống còn 84 người (năm 2020). Do đó, trong cơ cấu lao động của Viện, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn với con số thấp nhất là 71,97% vào năm 2018 và liên tục tăng qua các năm, đến năm 2020 đạt 74,77% tổng số lao động của Viện, tương ứng với đó, tỷ trọng lao


động trực tiếp giảm nhẹ qua các năm từ 28,03% (năm 2018) xuống còn 25,23% (năm 2020).

Điều này là phù hợp với đặc thù công việc tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chuyên nghiên cứu: lao động trực tiếp bao gồm các nghiên cứu viên, cán bộ y bác sĩ trực tiếp tạo ra doanh thu hàng năm phải chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, lao động gián tiếp bao gồm bộ phận kế toán, khối văn phòng, phục vụ là bộ phận hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao hơn.

Lý do là thứ nhất, các đoàn khám sức khoẻ cho người lao động được tổ chức tại chỗ - tại các đơn vị, đa phần thuộc các khu công nghiệp. Mặt khác, Viện không đủ nhân lực và chi phí để tổ chức đoàn khám đi các khu công nghiệp ở xa. Vì vậy giải pháp là thuê các công tác viên và nguồn lực tại chỗ, tại địa phương có đơn vị tổ chức khám.

Thứ hai, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các đề tài thì là do đội ngũ bác sĩ chuyên gia của viện đảm nhiệm, các công việc thu thập thông tin, thì lại do các công tác viên, và các nguồn lao động gián tiếp tại nơi trực tiếp thu thập.

Chính vì vậy, tỷ lệ lao động gián tiếp tại Viện nhiều hơn lao động trực tiếp là phù hợp.

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

2.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo tại Viện

Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là một Viện trực thuộc Bộ tế.

Hàng năm, Viện xác định nhu cầu đào tạo thông qua các căn sứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào các chương trình đào tạo dự kiến do Bộ tế đề xuất gửi xuống để Viện phổ biến cho cán bộ, cán bộ xem xét và đăng ký, phòng Tổ chức – Hành chính được giao phụ trách tổng hợp danh sách tham gia. Cụ thể, căn cứ vào thông báo về các chương trình của Bộ tế liên kết với các tổ chức giáo dục, đào tạo, trường học trong và ngoài nước, Viện sẽ đăng ký cho cán bộ của Viện tham gia nếu phù hợp đối tượng và mục đích của chương trình.


Thứ hai, căn cứ vào công tác quy hoạch của Viện. Đối với mỗi tiêu chuẩn của từng vị trí, phòng Tổ chức – Hành chính sẽ thống kê để có căn cứ cử đi đào tạo các lớp bồi dưỡng giúp cho cán bộ được quy hoạch hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định. Theo từng giai đoạn có kế hoạch quy hoạch lãnh đạo Viện, trưởng phó phòng khoa với các đặc trưng đặc thù riêng, tiêu chí riêng như với trưởng khoa, phó khoa yêu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ trở lên, trình độ lý luận trung cấp. Hoặc với viện trưởng, phó viện trưởng yêu cầu đào tạo tiến sĩ, trình độ lý luận cao cấp. Và độ tuổi tham gia đào tạo có quy hoạch là dưới 45 tuổi.

Thứ ba, căn cứ vào đề nghị của người lao động. Xuất phát từ yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của bản thân, cán bộ có thể tự đánh giá về các kỹ năng còn thiếu cần bổ sung các kiến thức và kỹ năng cần thiết nào từ đó đưa ra đề xuất với lãnh đạo Viện.

Viện có các khóa học, chương trình đào tạo chỉ đạo tuyến về các vấn đề như an toàn vệ sinh lao động, các kỹ thuật đo bệnh nghề nghiệp, khám bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, Viện cũng được cấp giấy phép cho phép đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành bệnh nghề nghiệp cho các cán bộ y tế thuộc đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có nhu cầu. Như vậy, đây là đặc trưng của Viện. Những cán bộ, người lao động đang công tác tại Viện nếu có nhu cầu được đào tạo các chương trình thiết kế riêng và do Viện tự tổ chức, thì tự đánh giá và làm đề xuất, Viện sẽ tạo điều kiện tối đa để người lao động có nhu cầu được học miễn phí để thực hành trong công việc, và không cần các điều kiện đi kèm như bằng cấp, chứng chỉ liên quan.

Thông qua các căn cứ trên, Viện xác định được nhu cầu đào tạo của cán bộ về bằng cấp, chứng chỉ như trình độ lý luận chính trị; quản lý nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ thực tế được đào tạo thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Về lĩnh vực chuyên môn chủ yếu của cán bộ nghiên cứu là lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực nghiên cứu khác như văn hóa, xã hội, giáo dục có rất ít, đặc biệt là chính trị và tôn giáo. Việc đào tạo các lĩnh vực còn thiếu là vô cùng cần thiết. Về ngoại ngữ, đặc điểm của Viện là nghiên cứu về y tế và môi trường do đó ngoài việc biết tiếng nh thì cần phải có cán bộ


biết các thứ tiếng khác. Nhưng hiện nay, cán bộ Viện sử dụng thành thạo tiếng nh vẫn còn hạn chế, cán bộ biết tiếng Pháp có 03 cán bộ, các cán bộ biết tiếng khác là không có. Hàng năm, có nhiều chương trình đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, tuy nhiên nhiều cán bộ chưa thực sự quan tâm. Từ khi thành lập đến nay, Viện mới có 02 viên chức tham gia đào tạo tiếng Pháp theo chương trình của Đại sứ quán Pháp trong thời gian từ 8 đến 9 tháng. Không có thạc sĩ và tiến sĩ đi học nước ngoài do Viện cử đi.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp, nhu cầu đào tạo của Viện được thể hiện ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Tổng hợp nhu cầu đào tạo của Viện năm 2020


STT

Nội dung chương trình đào tạo

Nhu cầu đào tạo

Thực tế đào tạo

1

Trình độ lý luận chính trị

02

01

2

Quản lý nhà nước

13

10

3

Bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng,

nghiệp vụ theo vị trí việc làm

21

19

4

Phòng cháy, chữa cháy

03

01

5

Ngoại ngữ

05

03

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, Viện sức h e nghề nghiệp và môi trường Theo kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch và nhu cầu thực tế về chất lượng lao động hiện có mà hàng quý Viện đã xác định được nhu cầu đào tạo và phát

triển lao động. Viện đã xác định nhu cầu đào tạo cụ thể như sau:

Hàng năm, kế hoạch đào tạo của Viện được lập cùng với kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo đào tạo nguồn lao động có trình độ, có năng lực đáp ứng các mục tiêu nhiệm vụ trong năm và dài hạn của đơn vị, bao gồm các nội dung: mục tiêu cần đạt được, các vấn đề cần giải quyết; hình thức đào tạo; nội dung/chương trình đào tạo; đối tượng, số lượng; thời gian; địa điểm; kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí

v.v. Kế hoạch đào tạo và phát triển lao động hàng năm có thể được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung vào giữa kỳ kế hoạch.

Công tác lập kế hoạch đào tạo của Viện được bắt nguồn từ hai phía:

Thứ nhất, các đơn vị, tổ đội, phòng ban đăng kí nhu cầu đào tạo để đáp ứng


với yêu cầu công việc trong từng đơn vị đó sau đó gửi về phòng Tổ chức – Hành chính của Viện;

Thứ hai, phòng Tổ chức – Hành chính của Viện tổng hợp nhu cầu đào tạo của các đơn vị và căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ được giao, khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc và cơ cấu nguồn lao động hiện có để cân đối và lập kế hoạch đào tạo của Viện cho năm kế hoạch.

Các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo hàng năm của Viện, được giao cho các đơn vị và phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp xác định bao gồm:

- Nội dung đào tạo gồm có: Đào tạo mới (đại học, cao đẳng, nhân viên kỹ thuật), đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng (nâng bậc, chuyên môn nghiệp vụ) và đào tạo khác, chỉ tiêu này được xác định căn cứ vào kế hoạch SXKD, thực trạng lao động hiện có và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của người lao động để đáp ứng yêu cầu của công việc;

- Số lượng đào tạo theo từng nội dung, chỉ tiêu này được xác định căn cứ trên cơ sở nhu cầu đào tạo của các đơn vị và nguồn lực đáp ứng cho công tác đào tạo hàng năm của Viện;

- Thời gian đào tạo, căn cứ mục tiêu chương trình đào tạo;

- Kinh phí cho công tác đào tạo, được xác định cụ thể cho từng chương trình đào tao căn cứ vào số lượng người đào tạo, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo;

- Nguồn kinh phí và địa điểm đào tạo, căn cứ vào các nguồn kinh phí được huy động cho công tác đào tạo của năm và năng lực đào tạo.

Qua khảo sát thực trạng, ta thấy công tác xây dựng kế hoạch đào tạo Lao động của Viện có ưu điểm là:

- Kế hoạch đào tạo hàng năm của Viện được lập cùng với kế hoạch hoạt động, do vậy sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu về lao động đảm bảo kế hoạch hoàn thành có hiệu quả cao;

Các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo được xác định kết hợp giữa các đơn vị có nhu cầu đào tạo với phòng Tổ chức – Hành chính của Viện, do vậy sẽ đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế để thực hiện công việc.


- Viện xác định các chỉ tiêu của kế hoạch đào tạo, tuy đã có sự kết hợp nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ yêu cầu đối với hoạt động của Viện, chưa thực sự xác định xuất phát từ người lao động bằng cách dựa vào việc xác định nhu cầu và đánh giá thực hiện công việc của người lao động.

2.2.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo

a. Đối với đào tạo mới:

* Kiến thức, kỹ năng nghề:

Kiến thức: Sau khóa học, người lao động hiểu những kiến thức cơ bản về sức khỏe, nghề nghiệp và môi trường; đào tạo, bồi dưỡng tiến sĩ, thạc sĩ các chuyên ngành y học bệnh nghề nghiệp, an toàn và vệ sinh lao động, để cung cấp nhân sự có chuyên môn cho các cơ quan. Viện còn có các đợt thi cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận cho cán bộ sau các đợt thi chuyên ngành. Thường xuyên tổ chức lớp nâng cao kĩ năng cho cán bộ có nhu cầu.

Kỹ năng: Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vệ sinh và sức khỏe nghề nghiệp. Bao gồm: Những yếu tố là nguy cơ độc hại cho môi trường lao động của người dân. Xây dựng một số phương pháp nhất định để đảm bảo an toàn cho người lao động tránh khỏi những sự cố khi làm việc.

Nghiên cứu tâm sinh lý và những mối quan hệ trong cộng đồng người lao động. Những vấn đề chi phối cuộc sống của người nhân viên từ đó đề xuất ý kiến cải thiện cuộc sống của người dân nâng cao chất lượng dịch vụ sống.

Trong lĩnh vực vệ sinh và sức khỏe môi trường thì nghiên cứu các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, đánh giá những tác động có thể xảy đến cho con người. Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến vệ sinh và môi trường. Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ cuộc sống của người lao động.

Trong vấn đề về trường học cũng nghiên cứu về tâm sinh lý học sinh nhằm tạo ra một môi trường hoàn hảo để phát triển mọi kĩ năng của trẻ. Nghiên cứu các vấn đề về tai nạn thương tích, xây dựng các quy chuẩn trong thực phẩm, chất thải, vệ sinh, môi trường…

Rèn luyện tác phong tốt, có sức khỏe và có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ thuật.


* Phẩm chất đạo đức:

Có hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động của nhà nước, những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt là đạo đức người thầy thuốc, bác sĩ.

Xây dựng nề nếp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, xây dựng văn hóa của Viện.

* Thể chất

Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rèn luyện sức khỏe. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác, bảo vệ an ninh trật tự nơi làm việc.

b. Đối với đào tạo lại, đào tạo nâng cao:

Tùy theo công việc cần đào tạo mà yêu cầu, mục đích riêng. Các chương trình đào tạo bao gồm: Đào tạo ngoại ngữ, Nghiệp vụ quản lý kinh tế, Bồi dưỡng Sức khỏe môi trường, Đào tạo chuyên sâu Sức khỏe trường học, Đào tạo Tâm – Sinh lý lao động và Ecgonomi, Đào tạo về Xét nghiệm và phân tích, Nghiên cứu thử nghiệm chuyển giao công nghệ, an toàn lao động.

2.2.1.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Viện được xác định dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Viện dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp.

Các khóa học về an toàn lao động, quy trình lao động, an toàn phòng chống cháy nổ… thì đối tượng đào tạo là toàn bộ nhân viên của Viện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật về sức khỏe, vệ sinh, nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý, đây là yêu cầu bắt buộc nên toàn bộ lao động trong Viện đều phải được đào tạo qua khóa học này.

Đối với các khóa học mà người lao động được cử đi học ngắn hạn để nâng cao kiến thức thì Viện thường ưu tiên lựa chọn những cán bộ nguồn để đào tạo, những người này có thể là những cán bộ tại văn phòng Viện, hay những cán bộ quản lý tại các cơ sở mà Viện đưa vào trong danh sách cán bộ nguồn ưu tiên đào tạo để phục vụ cho Viện. Những người này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên, phải ký hợp đồng dài hạn với


Viện (để đảm bảo sự gắn bó với Viện trong thời gian dài), đang làm việc tại những khâu chính và quan trọng trong Viện.

Bảng 2.3: Danh sách nhân viên được đào tạo năm 2020 VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

Bộ phận: Ph ng Tổ chức Hành chính

DANH SÁCH NHÂN VIÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO (TRÍCH)

Ngày 10/10/2020



TT


HỌ & TÊN ỨNG VIÊN


BỘ PHẬN


CB TIẾP XÚC ĐÀO TẠO


GHI CHÚ

1

Đặng Minh

Anh

P. Tài chính Kế toán

Lê Bình Yên


2

Nghiêm Vân

Mai

P. Tài chính Kế toán

Trần Đức Trung


3

Nguyễn Thế

Nam

Khoa Vệ sinh – Sức khỏe

môi trường

Lê Quang Thắng


4

Nguyễn Quốc

Anh

P. Tổ chức hành chính

Nguyễn Văn Nam


5

Vương Duy

Tuấn

Khoa Tâm – Sinh lý lao

động và Ecgonomi

Nguyễn Văn Nam


6

Trần Xuân

Bách

Khoa Tâm – Sinh lý lao

động và Ecgonomi

Nguyễn Văn Nam


7

Phạm Thị

Bình

Khoa Tâm – Sinh lý lao

động và Ecgonomi

Nguyễn Văn Nam


8

Bùi Hoàng

Đan

Khoa Tâm – Sinh lý lao

động và Ecgonomi

Nguyễn Văn Nam


9

Trần Phương

Dung

Khoa Tâm – Sinh lý lao

động và Ecgonomi

Nguyễn Văn Nam


10

Phạm Thị Thu

Hằng

Khoa Xét nghiệm và phân

tích

Trần Đức Trung


11

Lê Thị Thu

Huệ

Khoa Xét nghiệm và phân

tích

Trần Đức Trung


12

Phạm Mạnh

Hùng

Khoa Xét nghiệm và phân

tích

Trần Đức Trung


..

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí