Quy trình TCLĐ | Mối nguy | Rủi ro | Thiêt lập biện pháp kiểm soát | |
hố thang | - Vật rơi - Thiết bị, vật tư | - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv | - Sử dụng tấm tôn chống trượt che chắn hố kéo máy, hố kỹ thuật - Sử dụng tấm lưới che, ván gỗ chắc chắn để che các hố thông gió - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo cách điện - Thiết lập cửa khóa phòng máy | |
3 | Đóng giàn chuẩn trên, giàn chuẩn dưới | - Điện - Giao thông trong công trình - Vật rơi - Thiết bị, vật tư | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv | - Sử dụng thang lên/xuống PIT hố - Tuân thủ quy trình vào/ra PIT hố - Kiểm tra hệ giàn giáo, sàn thao tác làm việc được đóng và cố định chắc chắn - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo cách điện - Sử dụng găng tay hàn, mo hàn/kính hàn |
4 | Lắp đặt rail gốc | - Điện - Giao thông trong công trình - Vật rơi - Thiết bị, vật tư - Xỉ hàn văng bắn | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay - Bỏng do xỉ hàn văng bắn | - Sử dụng thang lên/xuống PIT hố - Tuân thủ quy trình vào/ra PIT hố - Nài, buộc rail chắc chắn trước khi kéo - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Theo Tiêu Chuẩn Ohasas 18001:2007
- Thông Tin Chung Về Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
- Hiện Trạng Công Tác Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
- Kết Quả Thống Kê Về Thực Hiện Các Buổi Họp An Toàn Vệ Sinh Lao Động Hàng Ngày Trên Các Công Trường Dự Án
- Đánh Giá Nội Bộ Hệ Thống Quản Lý Và Xem Xét Của Lãnh Đạo Công Ty
- Cơ Sở Đề Xuất Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Theo Tiêu Chuẩn Iso 45001:2018 Cho Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Quy trình TCLĐ | Mối nguy | Rủi ro | Thiêt lập biện pháp kiểm soát | |
- Cháy nổ - Bức xạ do hồ quang | cách điện - Sử dụng găng tay hàn, mo hàn/kính hàn - Dọn vệ sinh, kiểm tra các tồn dư gây cháy nổ khu vực làm việc | |||
5 | Lắp đặt sàn thao tác | - Điện - Giao thông trong công trình - Vật rơi - Thiết bị, vật tư - Xỉ hàn văng bắn | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay - Bỏng do xỉ hàn văng bắn - Cháy nổ - Bức xạ do hồ quang | - Tuân thủ quy trình vào/ra hố thang - Nài, buộc thiết bị chắc chắn trước khi kéo - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo cách điện - Dọn vệ sinh, kiểm tra các tồn dư gây cháy nổ khu vực làm việc |
6 | Lắp đặt các tầng rail tiếp theo | - Điện - Giao thông trong công trình - Vật rơi - Thiết bị, vật tư - Xỉ hàn văng bắn | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay - Bỏng do xỉ hàn văng bắn - Cháy nổ - Bức xạ do hồ quang | - Sử dụng hệ giáo chéo để treo palang đối với thang không phòng máy - Lắp đặt hệ thống lan can trên sàn thao tác - Lắp đặt hệ thống mái che vật rơi - Lắp đặt các bảo vệ của Puli - Tuân thủ quy trình vào/ra hố thang - Nài, buộc thiết bị chắc chắn trước khi kéo - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo cách điện - Sử dụng thùng đựng mẩu |
Quy trình TCLĐ | Mối nguy | Rủi ro | Thiêt lập biện pháp kiểm soát | |
que hàn thừa - Sử dụng găng tay hàn, mo hàn/kính hàn - Dọn vệ sinh, kiểm tra các tồn dư gây cháy nổ khu vực làm việc | ||||
7 | Lắp đặt máy kéo, governo, tủ điện và các thiết bị khác trên phòng máy | - Điện - Giao thông trong công trình - Làm việc trên cao - Vật rơi - Thiết bị, vật tư - Xỉ hàn văng bắn | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay - Bỏng do xỉ hàn văng bắn - Cháy nổ - Bức xạ do hồ quang | - Sử dụng hệ giáo chéo đối với thang không phòng máy - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo cách điện - Nài, buộc thiết bị chắc chắn trước khi kéo, lắp đặt - Tuân thủ quy trình vào/ra hố thang - Sử dụng găng tay hàn, mo hàn/kính hàn - Dọn vệ sinh, kiểm tra các tồn dư gây cháy nổ khu vực làm việc |
8 | Thả cáp | - Vật rơi - Thiết bị, vật tư - Làm việc trên cao | - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay - Trượt ngã gây thương tích | - Nài thiết bị chắc chắn trước khi thực hiện công việc - Không đu/bám vào thành vách hố thang khi thực hiện công việc |
9 | Lắp đặt hệ thống cửa tầng | - Điện - Giao thông trong công trình - Làm việc trên cao - Vật rơi - Thiết bị, vật tư | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Đổ sập gây thương tích - Rách tay, chân, vv | - Tuân thủ quy trình vào/ra hố thang - Nài, buộc thiết bị chắc chắn trước khi kéo - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo |
Quy trình TCLĐ | Mối nguy | Rủi ro | Thiêt lập biện pháp kiểm soát | |
- Xỉ hàn văng bắn | - Kẹt tay - Bỏng do xỉ hàn văng bắn - Cháy nổ - Bức xạ do hồ quang | cách điện - Sử dụng thùng đựng mẩu que hàn thừa - Sử dụng găng tay hàn, mo hàn/kính hàn - Dọn vệ sinh, kiểm tra các tồn dư gây cháy nổ khu vực làm việc | ||
10 | Lắp đặt hệ thống điện dọc hố | - Điện - Làm việc trên cao - Vật rơi - Thiết bị, vật tư | - Điện giật - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay | - Tuân thủ quy trình vào/ra hố thang - Nài, buộc thiết bị chắc chắn trước khi kéo - Sử dụng aptomat chống giật, ổ cắm, phích cắm công nghiệp, các điểm đấu nối được bọc băng keo cách điện |
11 | Vệ sinh | - Làm việc trên cao - Vật rơi - Thiết bị, vật tư | - Trượt ngã gây thương tích - Thương tích - Rách tay, chân, vv - Kẹt tay | - Tuân thủ quy trình vào/ra hố thang |
Các tài liệu Nhận diện mối nguy và ĐGRR khác:
- Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho TCLĐ Thang cuốn
- Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho BHBT
- Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho Khối VP
- Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho Khảo sát hố thang
- Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho Phòng VT&Kho
Các công việc, các bước công việc được thể hiện rõ ràng và chi tiết hóa, điều này cho thấy sự bám sát thực tế trong việc đánh giá. Các nội dung đánh giá được phân loại để ưu tiên sự phòng ngừa, kiểm soát rủi ro trong các quá trình thực hiện công việc.
Tại các công trình, dự án Nhận diện mối nguy và ĐGRR được quy định và thiết lập như 1 quy tắc bắt buộc, là điều kiện tiên quyết đối với cấp độ quản lý tới
người lao động cần thực hiện trước khi triển khai công việc thi công lắp đặt và bảo hành bảo trì, trong đó việc phòng ngừa rủi ro sẽ được đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Trong quá trình thực tế tại Công ty, quá trình hồi cứu các số liệu và quan sát thực tế, tôi nhận thấy rằng Công ty đã có nhiều những giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra cho NLĐ trong quá trình làm việc. Tuy nhiên do điều kiện đặc thù về sản xuất kinh doanh nên việc đầu tư không thể đồng bộ trong 1 thời gian ngắn nên công tác kiểm tra, thay thế và ứng dụng KH-KT để cái thiện điều kiện lao động còn gặp nhiều hạn chế cũng như khó khăn.
2.2.4. Xây dựng mục tiêu và chương trình hành động
Mục tiêu về ATVSLĐ được xây dựng và thiết lập tại các cấp độ tương ứng liên quan trong Công ty và xây dựng, xác định dựa trên các chính sách An toàn vệ sinh lao động. Các mục tiêu về ATVSLĐ bao gồm cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp lý và các yêu cầu khác, ngăn ngừa các chấn thương, thương tật và bệnh nghề nghiệp mà Công ty đã nhận diện, đánh giá và được cải tiến liên tục.
Chương trình hành động ATVSLĐ để đạt được các mục tiêu đã đề ra bao gồm các quy trình, quy định được xây dựng và áp dụng vào tất cả các hoạt động như: Đào tạo, huấn luyện, chăm sóc sức khỏe, mua hàng...Các chương trình hành động đều được cấp quản lý xem xét định kỳ tiến độ đạt được, sự phù hợp với chính sách, mục tiêu và thể hiện được các nội dung:
- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn, giải trình để thực hiện để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu;
- Các hoạt động, biện pháp và thời gian hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đề ra;
- Theo dõi việc thực hiện có đang thực hiện theo lộ trình, kế hoạch và định hướng;
- Đánh giá, báo cáo việc thực hiện;
- Tổng hợp, báo cáo và cải tiến thực hiện.
2.2.5. Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động
Công ty rất chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, ngay từ đầu thời điểm mỗi năm Phòng ATLĐ&GSCT phối hợp cùng với Phòng/Ban chức năng xây dựng kế hoạch ATVSLĐ dựa trên công tác ATVSLĐ năm trước và tình hình hình sản xuất kinh doanh. Nội dung cơ bản gồm:
- Xây dựng mục tiêu về ATVSLĐ;
- Xây dựng các văn bản, tài liệu, các quy trình hướng dẫn thực hiện an toàn;
- Các giải pháp về kỹ thuật ATVSLĐ để phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây mất ATVSLĐ và cải thiện các ĐKLĐ;
- Kế hoạch quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Tuyên truyền giáo dục, đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ;
- Kế hoạch Ứng phó sự cố khẩn cấp;
- Kế hoạch cho nhu cầu mua các trang thiết bị BHLĐ, các trang thiết bị phục vụ công tác ATVSLĐ;
- Dự trù kinh phí triển khai được kế hoạch ATVSLĐ.
Kế hoạch ATVSLĐ sau khi được Ban lãnh đạo thông qua và phê duyệt sẽ được Phòng ATLĐ&GSCT chủ động phối hợp cùng các Đơn vị chức năng thực hiện và định kỳ báo cáo công tác thực hiện theo hàng tháng.
2.2.6. Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
Cùng với chính sách về tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu liên quan khác liên quan, Công ty đảm bảo xác định chi tiết, cụ thể về yêu cầu pháp luật hiện hành và các yêu cầu khác có liên quan nhằm đảm bảo cho việc đáp ứng và tuân thủ.
Việc theo dõi và cập nhật các quy định pháp lý được Bộ phận Quản lý ATVSLĐ của Phòng ATLĐ&GSCT thực hiện. Khi thực hiện nhận diện sau đó Bộ phận QL ATSVLĐ có trách nhiệm phân tích các yêu cầu, quy định và đề xuất phương hướng áp dụng thực hiện với cấp Quản trị viên.
- Bảng nhận diện các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác;
- Bảng đánh giá(chi tiết) tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác;
- Bảng đánh giá(tổng hợp) tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác.
Hồ sơ thực hiện được duy trì thực hiện theo các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan và được sử dụng để thiết lập các thủ tục quản lý cũng như sự kiểm soát về ATVSLĐ trên các khía cạnh và các góc độ khác nhau nhằm hạn chế tối đa rủi ro ảnh hưởng và tác động. Những yêu cầu này được trao đổi và thông tin cho các Đơn vị, cá nhân có thể bị tác động bởi chúng nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều được tuân thủ theo các yêu cầu đã được nhận diện và xác định.
Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác được thực hiện định kỳ 1 năm/lần.
2.2.7. Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và tuyên truyền truyền thông
Để NLĐ hiểu được và thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách đảm bảo an toàn họ cần được cung cấp đầy đủ những thông tin, các kỹ năng cần thiết. Việc này đặc biệt quan trọng đối với người lao động thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Các nhu cầu đào tạo, huấn luyện được xác định hàng năm căn cứ theo các quy định pháp lý, tình hình sản xuất cũng như các nhu cầu thực tế hàng năm nhằm giúp cho NLĐ hiểu được Hệ thống quản lý ATVSLĐ của Công ty, đào tạo nhân sự chuyên trách các nghiệp vụ liên quan đến các thiêt lập các điều kiện làm việc ATVSLĐ cần thiết. Các nhu cầu về đào tạo, huấn luyện tạo nâng cao trình độ được cung cấp thông qua các khóa đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức. Việc đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo được thực hiện bởi nhân viên có đủ năng lực, trình độ để thực hiện công việc phù hợp. Hồ sơ đào tạo, huấn luyện được lưu trữ, cập nhật và theo dõi bởi Phòng An toàn lao động và giám sát công trình.
Qua quá trình quan sát, khảo sát cho thấy, Công ty chú trọng cao và quan tâm lớn đến công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng và công tác huấn luyện về ATVSLĐ và nghiệp vụ PCCN cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Hiện nay, Phòng ATLĐ&GSCT phối hợp với Đơn vị huấn luyện ATVSLĐ là TCS Hanoi và Giáo dục Việt Nam để tổ chức mở các lớp huấn luyện theo Nghị định NĐ 44/2016 ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng CP về công tác huấn luyện ATVSLĐ. Việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ được thực hiện theo định kỳ 02 năm/lần và huấn luyện mới theo quy định. Nội dung huấn luyện ATVSLĐ người lao động thuộc nhóm 3 được chia làm 4 nội dung bám sát theo công việc thực hiện: an toàn làm việc trên cao, an toàn điện, an toàn thiết bị nâng và an toàn trong công tác hàn-cắt kim loại. Phòng ATLĐ&GSCT thực hiện việc lưu trữ các hồ sơ liên quan đến đào tạo, huấn luyện theo đúng quy định, bao gồm: Quyết định mở lớp, quyết định cộng nhận kết quả và cấp thẻ, Hồ sơ giảng viên, chương trình huấn luyện; nội dung huấn luyện, Bài kiểm tra có chấm điểm, lập sổ theo dõi và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Bảng 2.1: Bảng theo dõi nhân sự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hàng năm
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
1 | 71 | 89 | 29 |
2 | 28 | 38 | 42 |
3 | 475 | 649 | 548 |
4 | 150 | 170 | 172 |
Nguồn: [7]
- 100% Số NLĐ tuyển dụng mới đều được Phòng ATLĐ&GSCT đào tạo ATVSLĐ và đạt yêu cầu trước khi bố trí công việc.
- 100% Số NLĐ khi chuyển đổi sang công việc khác hoặc có sự thay đổi về thiết bị, công nghệ đều được Phòng ATLĐ&GSCT đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ.
Ngoài chương trình huấn luyện theo quy định pháp lý, Công ty đã xây dựng khu đào tạo thực tế có cơ sở vật chất dầy đủ phục vụ công tác Đào tạo huấn luyện: Phòng đào tạo lý thuyết cho phép số lượng nguời tham gia tối đa là 50người/1 lớp học, còn khu đào tạo thực tế gồm các trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ đào tạo kỹ thuật song hành cùng đào tạo ATVSLĐ. Phòng ATLĐ&GSCT chủ động đẩy mạnh nội dung đào tạo ATVSLĐ nội bộ cụ thể là: xây dựng khung chương trình đào tạo an toàn nội bộ, xây dựng bài giảng ATVSLĐ theo các dòng thang máy, thang cuốn, theo các nội dung công việc thực tế của Công ty nhằm bám sát với công việc của Người lao động. Định kỳ hàng năm Phòng ATLĐ&GSCT phối hợp với Phòng Nhân sự, Phòng ĐTKT tổ chức các lớp đào tạo ATVSLĐ nội bộ, cung cấp các kiến thức cho người lao động, cập nhật các quy định mới về ATVSLĐ.
Về đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, truyền thông qua các đợt đánh giá định kỳ hàng năm cho thấy: 86% số NLĐ đánh giá và phản hồi cho rằng khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, truyền thông có hiệu quả cao, trong khi đó có vẫn có đến 10% số NLĐ được hỏi cho là lớp huấn luyện về ATVSLĐ còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được các nội dung mong muốn của NLĐ. Kết quả đánh giá về hiệu quả của các đợt huấn luyện ATVSLĐ của Công ty thể hiện như biểu đồ 2.1.