Thông Tin Chung Về Tập Đoàn Thang Máy Thiết Bị Thăng Long

24


Về mặt kinh tế

- Tránh được các chi phí phạt do vi phạm các quy định pháp luật về ATVSLĐ, trách nhiệm xã hội;

- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ;

- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý, tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên;

- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ sức khỏe được đảm bảo trong MT làm việc an toàn và giảm thiểu các vụ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp;

- Giảm thiểu các chi phí cho việc đền bù, giải quyết các vụ TNLĐ và BNN, hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

1.5.2. Khó khăn

Khó khăn về nguồn lực

- Đối với hầu hết các doanh nghiệp, năng suất và chất lượng là vấn đề được quan tâm hàng dầu, nên việc áp dụng HTQL OH&S là điều mà doanh nghiệp phải cân nhắc rất kỹ về chi phí và hiệu quả khi triển khai.

- Trước đây các doanh nghiệp chưa có sự nhìn nhận cao, đúng đắn về hệ thống QL ATVSLĐ, nên do vậy khi áp dụng tiêu chuẩn vào quản lý trong doanh nghiệp, điều này là mới sẽ gây 1 áp lực trong tổ chức.

- Để áp dụng được hệ thống QL ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018, đòi hỏi Doanh nghiệp phải xây dựng được một Ban phụ trách ISO, vì là 1 tiêu chuẩn kỹ thuật nên nhân sự thuộc ban cần co những sự am hiểu và kiến thức nhất định để thuận lợi cho việc triển khai vận hành hệ thống.

Khó khăn về Nhận thức

- Đây là 1 tiêu chuẩn tương đối mới nên việc nhìn nhận cũng như đánh giá sự hiệu quả của tiêu chuẩn vẫn còn hạn chế trên nhiều phương diện nên các Doanh nghiệp còn chưa nhìn nhận đánh giá đúng được vị trí và vai trò của tiêu chuẩn.

- Nhiều đơn vị đang thấy việc áp dụng HTQL sẽ gây cản trở vì nó nhiều thủ tục gây cồng kềnh bộ máy, các công việc phát sinh nên các Doanh nghiệp cũng e ngại khi áp dụng ISO 45001:2018. Tuy nhiên, thực tế nó lại giúp các oanh nghiệp tăng năng suất lao động và làm giảm các tác động không mong muốn khi có TNLD, sự cố xảy ra.


- Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp cũng là các vấn đề cần phải quan tâm và tính đến. Các Doanh nghiệp lớn có tiềm năng về tài chính thì họ có sự quan tâm cao về các chế độ, chương trình quản lý sức khỏe. Tuy nhiên đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nói thì chất lượng là vấn đề đang tập trung lo lắng hàng đầu, nên việc áp dụng thêm hệ thống ISO 45001:2018 là điều mà các DN vừa và nhỏ thường cân nhắc.

- Một số bộ phận doanh nghiệp áp dụng hệ thống để cho “bằng” với các doanh nghiệp khác hoặc là do yêu cầu của đối tác, mà bản thân Đơn vị/oanh nghiệp chưa nhận thấy được lợi ích mà tiêu chuẩn ISO 45001 đem lại cho sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.

Khó khăn trong quá trình áp dụng

- Các cấp lãnh đạo Doanh nghiệp chưa tính đến đến lợi ích lâu dài do tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mang lại mà chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn. Một số lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo giao khoán việc vận hành hệ thống ISO 45001:2018 cho Ban/nhóm phụ trách, không quan tâm, xem xét thường xuyên việc vận hành hệ thống, dẫn đến việc thực hiện theo một khuôn mẫu, không có sự cải tiến liên tục, nên hiệu quả đạt được cũng không cao.

- Không đủ nhân lực để đánh giá, theo dõi sự thực hiện, không phát hiện được các lỗi, các điểm không phù hợp của hệ thống để đưa ra các hành động khắc phục, phòng ngừa kịp thời.

- Không thực hiện duy trì và vận hành sau chứng nhận, điều này thường gặp đối với các DN áp dụng một cách hình thức hoặc áp dụng mà không nhận ra được lợi ích mà ISO 45001 đem lại, dẫn đến việc không tiếp tục duy trì cũng như cải tiến liên tục hệ thống của mình dẫn đến sau một thời gian vận hành, hệ thống bị trì trệ không phù hợp và cuối cùng là hệ thống bị đứng lại.


Tiểu kết chương 1

Trong các năm gần đây, công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta đã có nhiều sự thay đổi mạnh và chuyển biến. Về mặt QLNN, Bộ luật và các văn bản dưới luật đã và đang dần được hoàn thiện về cơ cấu, nội dung, quá trình thực hiện, bộ máy QL ATVSLĐ được kiện toàn từ các cấp trung ương tới các Đơn vị, tổ chức doanh nghiệp. Về mặt các Đơn vị doanh nghiệp cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp chủ động quan tâm hơn tới việc xây dựng môi trường làm việc an toàn thân thiện cho người lao động. Người lao động đã nâng cao ý thức hơn trong việc tự đảm bảo an toàn cho cá nhân, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động góp phần giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay do tình hình tai nạn, BNN có những diễn biến khá phức tạp về cả số lượng, tính chất, do vậy có nhiều Bộ/Ban, ngành cùng tham gia vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động. Chính vì lí do như vậy, nhiều khi tạo ra nhiều sự chồng chéo khi xây dựng, đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác thực hiện, quản lý, thanh, kiểm tra. Nhiều tổ chức còn chưa xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ nên còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi đáp ứng các yêu cầu của luật và các yêu cầu khác.

Trên thế giới và Việt Nam, có nhiều các hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được áp dụng, có nhiều những điểm khác nhau trong các hệ thống quản lý, nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:

- Tất cả các tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý ATVSLĐ được xây dựng và phát triển dựa vào chu trình PDCA, bao gồm bốn bước chính: Hoạch định –Thực hiện – Kiểm tra – Hành Động. Quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001 tương thích và phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, vv do vậy có thể tích hợp chúng trong một hệ thống quản lý chung của tổ chức (doanh nghiệp).

- Lãnh đạo cao nhất của tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác ATVSLĐ, là người có vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống.


Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG

2.1. Khái quát Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long

2.1.1 Thông tin chung về Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long

- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG

-Tên viết tắt: THANG LONG TLE GROUP


Hình 2 1 Hình ảnh Văn phòng làm việc 27 75 Trần Thái Tông Cầu Giấy Hà Nội Tập 1

Hình 2.1: Hình ảnh Văn phòng làm việc 27/75 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long (TLE) được thành lập năm 2001, sau gần 20 năm hoạt động, Tập đoàn đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị tòa nhà tại thị trường Việt Nam. Khởi đầu chinh phục khách hàng trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt hệ thống thang máy, thang cuốn, bằng sự nỗ lực không ngừng, phát huy tối đa các nguồn nhân lực và tăng cường chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm cung cấp tới khách hàng, TLE tiếp tục khẳng định mình trong các hoạt động kinh doanh.


Dấu mốc hình thành và phát triển của Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long qua các chặng đường lịch sử:

- Năm 2001: Thành lập Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long với 21 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt Thang máy thang cuốn Mitsubishi.

- Năm 2005: Trở thành nhà phân phối chính thức về sản phẩm thang máy thang cuốn của hãng Mitsubishi. Tiếp tục mở rộng cung cấp lắp đặt sản phẩm điều hòa không khí trung tâm Mitsubishi.

- Năm 2006: Thành lập VPĐD tại thành phố Hồ Chí Minh, chinh phục thị trường phía Nam.

- Năm 2009: TLE trở thành công ty thang máy đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công HTQL chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức Bureau Veritas Certification cấp.

- Năm 2011: Thành lập VPĐD tại Đà Nẵng. Công ty đạt được sự phát triển mạnh mẽ với 500 nhân viên. Mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nội thất. Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tập đoàn với các công ty thành viên: Việt Phát Thăng Long, Thành Thắng Thăng Long. Tổng nhân sự toàn Tập đoàn đạt 1500 nhân viên.

- Năm 2012: Chuyển đổi mô hình hoạt động của VPĐD Hồ Chí Minh thành Chi nhánh Hồ Chí Minh.

- Năm 2014: Thành lập Văn phòng đại diện của Tập đoàn tại thành phố Nha Trang.

- Năm 2015: Hoàn thành nhà máy số 2, nâng cấp nhà máy số 1 và khai trương Tòa nhà điều hành, nhà ăn của Công ty Cổ phần Thành Thắng Thăng Long tại Tân Uyên – Bình Dương, với quy mô gần 70.000 m2 cho cả 2 nhà máy…Tổng mức đầu tư là gần 350 tỷ.

- Năm 2016: chính thức có thêm thành viên mới là Công ty CP Kiến trúc Thăng Long Hà Nội. Thành lập Văn phòng đại diện Cần Thơ. Chuyển đổi mô hình hoạt động của VPĐD Đà Nẵng thành Chi nhánh Đà Nẵng.

- Năm 2018: Thành lập VPĐD của Tập đoàn tại Quảng Ninh.

- Năm 2020: TLE được tổ chức BVC cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OHS) theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Đây là


chứng chỉ về tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, theo đó xác định, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của người lao động.

Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long sau 19 năm phát triển đã trưởng thành mạnh mẽ để trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp hệ thống thang máy, thang cuốn và điều hòa không khí. Và trong chặng đường đó, Thang Long TLE Group đã khẳng định được uy tín, dấu ấn thương hiệu trên thị trường với việc cung cấp, lắp đặt và bảo hành bảo dưỡng các công trình trên khắp 63 tỉnh thành của cả nước.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long là nhà phân phối, cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt, bảo hành, bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn chính thức của Tập đoàn Mitsubishi Electric (Nhật Bản). Thang máy, thang cuốn được nhập khẩu chính từ Thái Lan và Nhật Bản để cung cấp cho các dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cơ quan…

2.1.3. Bộ máy tổ chức Công ty

Bộ máy tổ chức của Công ty


Sơ đồ 2 1 Tổ chức bộ máy Công ty Nguồn Phòng Marketing –TLE Group Cơ cấu tổ 2

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Công ty

Nguồn: Phòng Marketing –TLE Group


Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty bao gồm:

- Chủ tịch Tổng Giám đốc Tập đoàn

- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn

- Trung tâm TCLĐ(3 trung tâm)

- Trung tâm QLCL&BHBT

- Ban trợ lý & Thương mại quốc tế

- Ban kế hoạch

- Ban Marketing

- Ban Tài chính

- Chi nhánh(2 chi nhánh)

- Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ

2.1.4. Quy trình sản xuất


Bước

Trách nhiệm

Lưu đồ


1

Đơn vị thi công lắp đặt

Tiếp nhận và cập nhật hợp đồng, bản vẽ, tiến độ triển khai HĐ

2

QTV

Phân công chỉ huy công trình

3


CHCT

Đọc kỹ nội dung HĐKT & lập danh mục hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của CĐT để yêu cầu các phòng ban chuẩn bị trước khi đưa hàng về công trình

4

Đơn vị TCLĐ, KTKD

Nhận bản vẽ từ P.KTKD và Kết quả khảo sát hố thang

5

Đơn vị TCLĐ

Lập dự trù chi phí + Đề nghị tạm ứng Giải trình các khoản phát sinh (nếu có) gửi K.TCKT trình CT-TGĐ duyệt

6

CHCT


Khảo sát thực tế công trình & tư vấn, giám sát xây dựng/cải tạo hố thang (nếu cần)

K.Đ

7

Trưởng phòng CHCT

Lập bảng dự trù vật tư/ycầu Bracket gửi e- mail đến P.VT&K, Khối TCKT

8

Phòng VT&Kho



Kiểm tra và duyệt bản dự trù vật tư TCLĐ, sau đó gửi (e-mail) bản duyệt cho các Chỉ huy công trình để làm căn cứ yêu cầu vật tư


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.



9

Đơn vị TCLĐ


Nhận thông báo hàng về cảng Nhận bộ chứng từ nhập khẩu

10

CHCT


Thu xếp kho bãi nhận hàng & Chuyển bộ chứng từ nhập khẩu cho CĐT

11

Đơn vị TCLĐ

Giao nhận thiết bị tại công trình

& tổ chức nghiệm thu thiết bị với CĐT

12

Đơn vị TCLĐ Tổ trưởng


Lập Giấy xác nhận đủ điều kiện thi công

13

QTV, CHCT


Lập Bảng tiến độ thi công thực tế

14

QTV, CHCT,

Phòng VT&Kho


Thông báo ngày nhận vật tư/Bracket bằng e-mail hoặc điện thoại (theo Phiếu yêu cầu đã được duyệt của P.VT&K)

15

QTV, CHCT, tổ

thi công

Nhận và chuyển vật tư thi công, dụng cụ/thiết bị thi công từ kho tới công trường

16

QTV, CHCT,

Phòng VT&Kho


K.Đ

Kiểm tra thiếtbị an toàn trước khi lắp

17

- QTV, CHCT Tổ

thi công,

- P. ATLĐ&GSCT

Thực hiện và giám sát quá trình thi công lắp đặt/nghiệm thu



18

- CHCT

- Tổ trưởng thi công

- Phòng QLCL


Kiểm tra

K.Đ




19

- CHCT

- Đại diện CĐT

- Đại diệnTVGS


Nghiệm thu tĩnh, chạy thử, vận hành thiết bị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023