Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững - 2


MỞ ĐẦU


Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội đời sống của người dân hiện nay đã được cải thiện, đặc biệt điều kiện kinh tế của người dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, do những thói quen và nếp sống sinh hoạt vẫn còn tồn tại trong nhận thức và hành vi của người dân nên nhiều nơi người dẫn vẫn còn đi tiêu bừa bãi ngoài cộng đồng hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh.

Đi tiêu bừa bãi hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh cùng với tập quán sử dụng phân tươi để bón ruộng, hoa màu của các cộng đồng dân tộc thiểu số là nguyên nhân dẫn tới sự ô nhiễm nguồn nước, đất và có nguy cơ gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, ... Trong khi hiện nay ở miền núi nhiều nơi người dân vẫn đang sử dụng nguồn nước như nước giếng đào, nước sông suối, nước máng lần, nước mưa để sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm theo đường phân - miệng là rất cao. Việc nâng cao tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, quản lý tốt nguồn phân người, sẽ hạn chế được tính trạng ô nhiễm môi trường, làm giảm tỷ lệ mắc dịch, bệnh góp phần cải thiện tính trạng sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sống.

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu thứ 7 của thiên niên kỷ đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh Đảng và Chình phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm đến công tác nâng cao tỷ lệ NT hợp vệ sinh. Chương trính Mục tiêu quốc gia - Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ tướng Chình phủ phê duyệt tại Quyết định 237- 1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 với mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn đều được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và mục tiêu giai đoạn 2012 – 2015 là 65% số Hộ gia đính ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khi đó theo số liệu báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang thí đến cuối năm 2014 tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh trong toàn tỉnh Tuyên Quang mới đạt gần 40%. Tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nơi có phần lớn người dân tộc Dao sinh sống tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 27%, nhiều hộ gia đính vẫn đang sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh

như: nhà tiêu một ngăn, cầu tro, thùng, cầu tiêu ao cá và hố xì đào kiểu cũ và thậm chì là không có nhà tiêu. Một số hộ gia đính đã có nhà tiêu hợp nhưng không sử dụng mà quay về sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh hoặc đi tiêu bừa bãi ra ngoài cộng đồng. Việc nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp điều kiện kinh tế, sinh hoạt và sản xuất đối với các hộ người dân tộc Dao tại đây là việc rất cấp thiết góp phần vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đính dân tộc Dao tại xã Chân Sơn nói riêng và cho cộng đồng người Dao tại các tỉnh miền núi nói chung.

Chình ví vậy, em lựa chọn nghiên cứu "Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững” với mục tiêu nghiên cứu:

1. Lựa chọn loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình Dao.

2. Đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Các nội dung nghiên cứu của đề tài


Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững - 2

Tổng quan về thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới, tại Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan.

Tím hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội và hiểu phong tục, tập quán trong sinh hoạt và sản xuất của của hộ gia đính người Dao tại xã nghiên cứu.

Sở thìch, mong muốn, kiến thức của hộ gia đính Dao về nhà tiêu hợp vệ sinh.

Một số yếu tố cản trở việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đính Dao tại xã nghiên cứu.

Nhu cầu mở rộng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đính Dao tại khu vực nghiên cứu.

Tổng hợp, phân tìch để đề xuất loại nhà tiêu phù hợp và đề xuất những giải pháp để phát triển bền vững nhà tiêu cho hộ gia đính Dao tại xã nghiên cứu.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận


1.1.1. Định nghĩa nhà tiêu hợp vệ sinh


Theo định nghĩa của Chương trính Vệ sinh toàn cầu, nhà tiêu (NT) là nơi chứa đựng chất thải của con người. Một NT được coi là hợp vệ sinh phải đạt tối thiểu hai tiêu chì: (1) không gây ô nhiễm môi trường; (2) không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người [34].

Theo các nhà vệ sinh học thí các giải pháp vệ sinh môi trường phải quan tâm đến việc thu hồi tài nguyên chứ không chỉ đơn thuần là việc thải bỏ. Một nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) phải hướng tới sự phát triển bền vững và đảm bảo công bằng cho mọi người. Sẽ không có sự công bằng chừng nào một nửa dân số thế giới vẫn chưa có NTHVS Ví vậy với ưu việt là không dùng nước, giá thành thấp, thu hồi được chất thải để tái sử dụng, NT sinh thái sẽ đáp ứng được cả hai yêu cầu trên. Đa số các nhà vệ sinh học đều thống nhất rằng một NT sinh thái phải đạt 3 tiêu chì cơ bản sau: (1) Tuần hoàn được dưỡng chất; (2) Tiêu diệt được mầm bệnh; (3) Không gây ô nhiễm môi trường[33].

Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 : 2011/BYT[2] do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011: Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người. Nhà tiêu hợp vệ sinh là NT bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

1.1.2. Phân loại nhà tiêu hợp vệ sinh


Việc phân loại NT trên thế giới hiện nay cũng có nhiều cách phân loại. Mỗi loại NT lại có một tiêu chuẩn hợp vệ sinh riêng.

- Phân loại NT theo nguyên lý xử lý phân, bao gồm: NT tự hoại, NT tự thấm và NT khô. Trong đó, NT tự hoại có nguyên lý xử lý phân là các vi khuẩn yếm khì sẽ phân hủy phân sau một thời gian trong bể tự hoại; đối với NT tự thấm thí phân sẽ thấm qua các tầng đất và tự làm sạch; NT khô thí dùng chất độn, có thể là tro bếp, tro trấu, mùn cưa hoặc đất mịn để phủ lấp phân, sau một thời gian ủ trộn có thể dùng làm phân bón cho cây trồng.

- Phân loại NT có liên quan đến việc vận chuyển phân, bao gồm: NT có sự vận chuyển phân và NT không vận chuyển phân. Trong đó, NT có sự vận chuyển phân là NT có loại nút nhấn xả nước nối với hệ thống dẫn thoát nước hoặc là loại NT có hố xì thùng; NT không có sự vận chuyển phân là NT có nút xả đi thẳng xuống hố chứa phân, ao cá, hố ủ phân compost hoặc hầm biogas.

- Phân loại NT có liên quan đến việc dùng nước, bao gồm: NT dùng nước dội và NT không dùng nước dội.

Cách phân loại phổ biến nhất là cách phân loại liên quan đến việc dùng nước và hiện nay Theo đó, NT được phân thành hai loại: NT dùng nước và NT không dùng nước (còn gọi là NT khô). NT dùng nước thường được sử dụng ở các nước phát triển, ở các thành phố hay đô thị nơi có điều kiện về kinh tế và phải có sẵn nước để sử dụng. Chi phì xây dựng, sử dụng và bảo quản cho loại NT này thường tốn kém và yêu cầu kỹ thuật cao. Trong khi đó NT khô lại thìch hợp với những nước kém phát triển hay ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu thốn về nguồn nước hoặc nơi điều kiện kinh tế còn thấp, nơi có nhu cầu tái sử dụng phân. Chi phì xây dựng NT khô thấp hơn nhiều so với NT dùng nước [23]. Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng cách phân loại này.

1.1.3. Các lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh


Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng đường ruột liên quan đến việc thiếu vệ sinh môi trường mà chủ yếu là thiếu NTHVS và thiếu nước uống an toàn. Mỗi ngày có khoảng 6.000 trẻ em chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển chết ví các bệnh liên quan đến việc thiếu vệ sinh. Tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia số người chết ví tiêu chảy cao gấp hai lần số người chết ví HIV/AIDS [32]. Chình ví vậy sử dụng NTHVS sẽ giúp quản lý tốt phân người và làm giảm nguy cơ lây truyền các bệnh. Đặc biệt việc sử dụng NT sinh thái vừa có thể giúp quản lý tốt phân người lại vừa có thể tận dụng được nguồn chất thải làm nguyên liệu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi năm 2002 đã đề ra một số mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người không được tiếp cận với vệ sinh cơ bản (bao gồm nước sạch và NTHVS) vào năm 2015 và các nước cần phải xây dựng khung hành động chung về nước và vệ sinh môi trường[7]. Theo thống kê và tình toán của chương trính nghiên cứu vệ sinh sinh thái, để đạt được mục tiêu phát triển này từ năm 2005 - 2015 tối thiểu phải có 2,6 tỷ NT cần được xây dựng mới. Đồng thời các cấp chình quyền cần phải có chương trính giám sát chặt chẽ để người dân sử dụng NTHVS đồng thời hạn chế những NTHVS sẽ hư hỏng hoặc xuống cấp và trở thành NT không hợp vệ sinh [13].

Ở Việt Nam Đảng và Chình phủ đã và đang rất quan tâm đến công tác nâng cao tỷ lệ NTHVS và đã được xây dựng thành Chương trính mục tiêu quốc gia. Chương trính Mục tiêu quốc gia - Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ tướng Chình phủ phê duyệt tại Quyết định 237- 1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 với mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn đều được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60lìt/người/ngày và được sử dụng NTHVS. Mục tiêu giai đoạn 2012 – 2015 theo quyết định 366/QĐ-TTg ban hành ngày 31-03-2012 là 65% số HGĐ ở nông thôn có nhà NTHVS; 100% các trạm

y tế xã đủ nước sạch và NTHVS, được quản lý và sử dụng tốt. Một số đơn vị tài trợ như AusAID (Australia), Danida (Đan Mạch) và DFID (Anh), ngân hàng thế giới (Worldbank) cũng đã có nhiều chương trính để hỗ trợ người dân nông thôn, đặc biệt là người dân miền núi, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận với NTHVS. Bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về công tác quản lý, giám sát của các đơn vị chức năng, nghiên cứu về hành vi đi tiêu của người dân, việc tiếp cận với các dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng NT, ... Tuy vậy việc duy trí tình bền vững của chương trính vẫn đang là một thách thức. Nhiều địa phương sau khi kết thúc chương trính thí vẫn còn tính trạng người dân quay trở lại thói quen cũ như đi tiêu bừa bãi, xây dựng, sử dụng và bảo quản NT không hợp vệ sinh.

Việc sử dụng NTHVS đem lại rất nhiều lợi ìch khác nhau, song có thể chia làm 3 lợi ìch chính sau đay:

Lợi ích cho cộng đồng: tập trung vào hính ảnh một cộng đồng sạch sẽ với tất cả các hộ dân cùng nhau hành động và tận hưởng các lợi ìch mà môi trường sạch sẽ, trong lành đem lại.

Lợi ích cho gia đình: Các lợi ìch cho mọi thành viên trong gia đính như hết mùi hôi thối, sạch sẽ, tiện nghi, hiện đại, cải thiện sức khoẻ cho gia đính, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.

Tôn trọng và được tôn trọng: Có NT là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với gia đính, bạn bè, hàng xóm, người thân. HGĐ có NT sẽ có thể tiếp đón khách tốt hơn và trở thành tấm gương trong cộng đồng. Họ cũng cảm thấy tự hào ví chất lượng cuộc sống, môi trường xung quanh nhà mình.

1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay và các nghiên cứu liên quan


1.2.1.Trên thế giới


Ước tình hiện nay có khoảng 40% dân số thế giới chưa được tiếp cận và sử dụng NTHVS trong đó chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Chương trính nước và vệ sinh môi trường trong dự án thúc đẩy vệ sinh toàn cầu tại

Đông Nam Á (2004) tỷ lệ người dân được tiếp cận với NT được cải thiện cũng rất khác nhau: Campuchia 17%, Lào 30%; Đông Timor 33%, Indonesia là 55%, Việt Nam 61%, Philippines 72%; tình chung cả khu vực tỉ lệ NTHVS là 67% [34]. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi năm 2002 đã đề ra một số mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người không được tiếp cận với vệ sinh cơ bản (bao gồm nước sạch và NTHVS) vào năm 2015 và các nước cần phải xây dựng khung hành động chung về nước và vệ sinh môi trường. Theo thống kê và tình toán của chương trính nghiên cứu vệ sinh sinh thái, để đạt được mục tiêu phát triển này từ năm 2005 – 2015 tối thiểu phải có 2,6 tỷ NT cần được xây dựng mới. Đồng thời các cấp chình quyền cần phải có chương trính giám sát chặt chẽ để người dân sử dụng NTHVS đồng thời hạn chế những NTHVS sẽ hư hỏng hoặc xuống cấp và trở thành NT không hợp vệ sinh [32].

Tại Thái Lan, một NT được đánh giá là hợp vệ sinh ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng còn phải đáp ứng ba tiêu chuẩn: lành mạnh, sẵn sàng và an toàn. Để được coi là sạch việc đầu tiên là trần, tường, sàn NT phải luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, đảm bảo độ thông thoáng, nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. NT phải sẵn sàng nước sạch, giấy vệ sinh, xà phòng để rửa tay. NT phải được bảo trí thường xuyên và được các nhân viên y tế giám sát ìt nhất là một tháng/lần [29].

Tại Sudan, Bộ Thuỷ lợi và Tài nguyên nước đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và quản lý NT HGĐ. Khi xây dựng NT nên xem xét đến các yêu cầu cơ bản: sạch sẽ, không có mùi hôi, không có ruồi muỗi và côn trùng; không gây ô nhiễm nguồn nước. NT phải thiết kế và xây dựng đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng. NT nên có chi phì thấp và khuyến khìch sử dụng càng nhiều càng tốt các vật liệu có sẵn ở địa phương. Các chất thải phải được đảm bảo xử lý an toàn. NT nên phù hợp với văn hoá cho người sử dụng và có thể sử dụng thường xuyên mà không bị gián đoạn. Đặc biệt quan tâm đến yêu cầu tối thiểu về sự an toàn và riêng tư cho người sử dụng. Trạm y tế, Trung tâm y tế tại địa phương phải có trách nhiệm hướng

dẫn người dân xây dựng và sử dụng, bảo quản NT đồng thời giám sát chất lượng NT gia đính và lập báo cáo theo định kỳ [28].

Tại Nam Australia, Uỷ ban Y tế cũng đã ban hành tiêu chuẩn cho việc xây dựng, sử dụng và bảo quản NT tự hoại từ năm 1995 nhằm quản lý tốt nguồn phân người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một trong các tiêu chuẩn vệ sinh là NT phải sạch sẽ, có bể xử lý phân trước khi thải ra môi trường và đặc biệt lúc nào cũng phải có sẵn nước để sử dụng. Nhân viên y tế địa phương sẽ giám sát việc xây dựng, sử dụng và bảo quản NT của người dân. Những HGĐ chưa có NT đáp ứng các tiêu chuẩn đã ban hành sẽ bị bắt buộc phải xây mới hoặc cải tạo lại để đảm bảo tiêu chuẩn [30].

Theo nghiên cứu của Winblad, U & Simpson Hëbert, M. (2004) của Viện nghiên cứu Thuỵ Điển thí nước tiểu là tương đối vô hại và có thể pha loãng trực tiếp tưới cho cây trồng. Mặc dù một số tác nhân gây bệnh khác cũng được tím thấy trong nước tiểu như vi trùng thương hàn, phó thương hàn và sán máng nhưng nguồn lây truyền chủ yếu lại là phân; nước tiểu chỉ là đường lây truyền của sán máng. Ví vậy việc tách riêng nước tiểu sẽ làm phân khô nhanh, hạn chế được mùi hôi từ NT. Để hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh nguy hại trong phân, cần phải ủ phân từ 8 – 12 tháng tuỳ thuộc vào khì hậu của từng khu vực. Phân sau khi ủ có thể sử dụng để điều hoà đất và dùng trong nông nghiệp rất an toàn [33]. Còn theo Schönning, C., và Stenström, T.A thí vị trì NT chím không thìch hợp có thể gây ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước giếng nghiêm trọng. Ví vậy khoảng cách an toàn giữa NT và giếng nước phải đạt từ 10 – 30m [31].

Ngoài việc xây mới các NTHVS thí việc làm thế nào để người dân chấp thuận sử dụng NTHVS thay thế cho việc đi tiêu bừa bãi và sử dụng NT không hợp vệ sinh vẫn đang là một thách thức.

Nghiên cứu của Louise Emilia Dellström Rosenquist (2004) thí cho rằng tâm lý của người dân, nền văn hoá của cộng đồng là một trong các yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp thuận sử dụng NTHVS. Việc tiếp thị NTHVS và cách

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí