hẻo lánh không có cửa hàng bán lẻ và không có thợ xây lành nghề. Điều này cũng là một khó khăn cho việc nâng cao tỷ lệ NT HGĐ hợp vệ sinh.
Nghiên cứu của Bà Lene Jensen[26] – Chuyên gia vệ sinh nông thôn - nghiên cứu về các phương pháp tiến cận chương trính vệ sinh tại Việt Nam bao gồm các phương pháp: Câu lạc bộ sức khoẻ cộng đồng(CHC); Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS), Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ + tăng cường cung ứng vệ sinh (CLTS+); Hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra (OBA); Giáo dục hành động (PAOT); Thay đổi hành vi vệ sinh và vệ sinh môi trường có sự tham gia (PHAST) và Tiếp thị Vệ sinh. Kết quả cho thấy các chương trính làm giảm đáng kể tỷ lệ đi tiêu bừa bãi ở hầu hết các xã nghiên cứu và làm tăng số lượng NT tại khu vực nông thôn song việc nhân rộng và tình bền vững của các chương trính vẫn là một thách thức lớn. Trong phương pháp OBA thách thức lớn nhất có thể là năng lực của đội ngũ cán bộ giám sát vệ sinh. Giai đoạn thiết kế của tiếp thị vệ sinh đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn chẳng hạn như nghiên cứu người tiêu dùng, phân tìch chuỗi giá trị, và xây dựng chiến lược tiếp thị vệ sinh. Phương pháp PHAST việc xây dựng năng lực cho các TTV để nhân rộng là một thách thức lớn. Không một TTV nào trong số 170 người được tập huấn về PHAST có thể tiến hành một buổi truyền thông về PHAST một cách độc lập.
Nghiên cứu của Cù Thị Lệ Thuỷ[7] về kết quả rà soát các yếu tố quyết định hành vi vệ sinh và rửa tay với xà phòng thực hiện từ năm 2006 - 2012 có sự khó khăn trong việc tiếp cận vật liệu xây dựng tại khu vực miền núi và sự ghê sợ mùi hôi là động lực quyết định chình về nơi người ta sẽ đi tiêu. Các gia đính có NT vẫn có thể đi tiêu bừa bãi ví ở bên ngoài cho họ cảm giác dễ chịu hơn. Do vậy hoạt động tiếp thị vệ sinh trong tương lai cần khuyến khìch các mô hính NT thông thoáng hoặc có ống thông hơi để thoát mùi. Điều nữa là cần phân đoạn tách biệt đối tượng giữa HGĐ đi tiêu bừa bãi, HGĐ đang sử dụng NT không hợp vệ sinh và HGĐ đang sử dụng NTHVS.
Trong khi đó nghiên cứu của ông Lê Văn Căn[11] thí khuyến nghị việc tiếp tục nghiên cứu và phổ biến các loại NTHVS chi phì thấp, phù hợp với các vùng miền, gắn với điều kiện thuận lợi vay vốn tìn dụng ưu đãi cho người nghèo để tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội xây dựng NTHVS. Bên cạnh đó bổ sung nội dung xử phạt đối với hành vi đi tiêu bừa bãi, HGĐ không có NT vào Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định xử phạt hành chình trong lĩnh vực y tế.
1.2.3. Tại tỉnh Tuyên Quang
Theo số liệu báo cáo của TTYTDP tỉnh Tuyên Quang thí đến cuối năm 2014 tỷ lệ NTHVS trong toàn tỉnh Tuyên Quang còn rất thấp. Toàn tỉnh hiện có 103.205/214.260 hộ sử dụng NTHVS, đạt 48,2%. Các huyện có tỷ lệ hộ dân có NTHVS đạt thấp là Sơn Dương đạt 26%, Lâm Bính đạt 37%, Hàm Yên đạt 45%. Thực tế cho thấy, việc giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay còn nhiều khó khăn do nhận thức của người dân chưa cao, nhiều gia đính còn quan niệm NT chỉ là “công trính phụ” nên ìt được coi trọng trong khi làm nhà. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến công tác vệ sinh môi trường nông thôn và công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người.
Những hạn chế trên chủ yếu từ các nguyên nhân chình như: Do tập quán sống dựa vào các điều kiện tự nhiên của người dân nông thôn chưa có sự thay đổi lớn, đa phần người dân vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng 3 công trính vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi); do mức thu nhập còn thấp, trong khi chi phì cho việc xây dựng 3 công trính vệ sinh còn cao; ý thức vệ sinh thấp, không thìch sự chật hẹp trong nhà vệ sinh...Mặt khác Tuyên Quang lại là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có thói quen sinh hoạt và sản xuất riêng. Nhiều người dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn thói quen đi tiêu ngoài cộng đồng và sử dụng phân tươi trực tiếp để bón ruộng. Hiểu biết của người dân về các bệnh tật lây truyền do phân người còn rất hạn chế. Bên cạnh đó sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động.
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững - 1
- Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững - 2
- Tỷ Lệ Nhà Tiêu Hợp Vệ Sinh Tại Các Khu Vực Trong Cả Nước Năm 2013
- Thực Trạng Nhà Tiêu Tại Xã Chân Sơn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang
- Đánh Giá Sự Cần Thiết Có Nhà Tiêu Hợp Vệ Sinh
- Kích Thước Tối Thiểu Của Bể Tự Hoại Xử Lý Nước Đen Và Nước Xám Theo Số Người Sử Dụng
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
- Địa điểm nghiên cứu: xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Trong đó 02 thôn Làng Là và Đèo Hoa được chọn theo chủ đìch ví đây là 02 thôn tập trung đồng bào người Dao đông nhất.
Hình 3: Sơ đồ hành chính xã Chân Sơn
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2015 – 11/2015
- Đối tượng nghiên cứu: Nhà tiêu hợp vệ sinh áp dụng cho cộng đồng Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Tiếp cận từ trên xuống: Tiếp cận theo mục tiêu thiên niên kỷ và quốc gia hóa các mục tiêu phát triển quốc tế về NTHVS, sau đó tiếp tục phân nhỏ hơn xuống tỉnh, huyện, xã và cuối cùng là cộng đồng Dao tại xã nghiên cứu.
Tiếp cận theo hướng phát triển bền vững: phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường.
Quản lý dựa vào cộng đồng: Nhấn mạnh vào lợi ìch của cộng đồng khi xây dựng, sử dụng và bảo quản NTHVS.
Các câu hỏi của nghiên cứu
- Thực trạng nhà tiêu của các hộ gia đính cộng đồng Dao tại xã Chân Sơn?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xây dựng, sử dụng, bảo quản NTHVS của đồng Dao tại đây?
- Loại NTHVS nào phù hợp với sinh hoạt, sản xuất đối với cộng đồng Dao?
- Cần có những giải pháp nào để phát triển bền vững NTHVS cho cộng đồng Dao tại đây?
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu dưới dạng văn bản được lấy từ các nguồn có sẵn tại địa phương về thực trạng NT ở các cấp độ tỉnh, huyện, xã tại địa điểm nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra kết hợp với thực địa: Điều tra về tính hính kinh tế, tập quán, thói quen trong sinh hoạt và sản xuất về vệ sinh đi tiêu . Quan sát nhà tiêu HGĐ Dao tại xã đang sử dụng.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn HGĐ là người dân tộc Dao để tím hiểu về hành vi đi tiêu, thái độ, sở thìch, mong muốn, kiến thức về NTHVS theo phiếu phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc thành viên của hộ tối thiểu từ 18 tuổi trở lên. Cỡ mẫu phỏng vấn được lựa chọn theo hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: lựa chọn 02 thôn trong xã là nơi có hộ dân tộc Dao sinh sống nhiều nhất là Thôn Làng Là có 116 hộ với tổng số nhân khẩu là 506 người và Thôn Đèo Hoa có 91 hộ với tổng số nhân khẩu là 309 người.
+ Giai đoạn hai: chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với hệ số
k = 5; n = N/k trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu
N: là tổng số hộ người dân tộc Dao có trong
thôn.
Như vậy thôn Làng Là sẽ phỏng vấn 28 hộ, thôn Đèo Hoa là 19 hộ. Tổng số
hộ tham gia phỏng vấn là 47 hộ.
- Công cụ đánh giá NTHVS: Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 : 2011/BYT[2]
- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh. Quy chuẩn này quy định tiêu chuẩn đảm bảo hợp vệ sinh đối với một số loại NT như sau:
+ NT khô chìm:
* Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng ; Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ìt nhất 20cm; không để nước mưa tràn vào hố phân; mặt sàn NT và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào hố phân; có nắp đậy kìn các lỗ tiêu; có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh NT được che chắn kìn đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thông hơi có đường kình trong ìt nhất 90mm, cao hơn mái NT ìt nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
* Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: sàn NT khô, sạch; không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong NT; không để vật nuôi đào bới phân trong NT; không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu; bãi phân phải được phủ kìn chất độn sau mỗi lần đi tiêu; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; dối với NT không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thí phải bảo đảm vệ sinh trong quá trính lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài NT.
+ NT khô nổi:
* Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; không để nước mưa tràn vào bể chứa phân; tường và đáy ngăn chứa phân kìn, không bị rạn nứt, rò rỉ; cửa lấy mùn phân luôn được trát kìn; mặt sàn NT và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn trượt, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào bể chứa phân; có nắp đậy kìn các lỗ tiêu; có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh NT được che chắn kìn đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thông hơi có đường kình trong ìt nhất 90mm, cao hơn mái NT ìt nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
* Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: sàn NT khô, sạch; không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong NT; không để vật nuôi đào bới phân trong NT; không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu; bãi phân phải được phủ kìn chất độn sau mỗi lần đi tiêu; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; đối với NT khô nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kìn, các ngăn ủ được trát kìn; đối với các loại NT không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thí phải bảo đảm vệ sinh trong quá trính lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài NT.
+ NT tự hoại:
* Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: bể chứa và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ; nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát kìn, không bị rạn nứt; mặt sàn NT nhẵn, phẳng và không đọng nước, trơn trượt; bệ xì có nút nước kìn; có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh NT được che chắn kìn đáo, bảo đảm mỹ quan; ống thông hơi có đường kình trong ìt nhất 20mm, cao hơn mái NT ìt nhất 400mm; thải từ bể xử lý của NT tự hoại phải được chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tràn ra mặt đất.
*Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: sàn NT, bệ xì sạch, không dình đọng phân, nước tiểu; không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong
NT; có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; nước sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu; phân bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trính lấy, vận chuyển phân bùn.
+ NT thấm dội nước:
* Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng: Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng; Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên; Nắp bể, hố chứa phân được trát kìn, không bị rạn nứt; Mặt sàn NT nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt; Bệ xì có nút nước kìn; Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh NT được che chắn kìn đáo, bảo đảm mỹ quan; Ống thông hơi có đường kình trong ìt nhất 20mm, cao hơn mái NT ìt nhất 400mm; Nước thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất.
* Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản: sàn NT, bệ xì sạch, không dính đọng phân, nước tiểu; không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong NT; có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy; giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy; phân bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng NT, bảo đảm vệ sinh trong quá trính lấy, vận chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kìn.
- Phương pháp khung phân tích DPSIR: Phương pháp phân tìch DPSIR (Driving forces – Pressures – State – Impacts – Responses) được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA, European Environmental Agency) kế thừa và nâng cấp từ phương pháp phân tìch PSR (Pressures – State – Responses) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) từ năm 1994. Phương pháp DPSIR là một mô hính nhận thức dùng để xác định, phân tìch và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR được sử dụng nhằm phân tìch hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó.
Hình 4: Sơ đồ mô hình DPSIR
Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để làm sạch và xử lý phân tìch số liệu.