Thực Trạng Nhà Tiêu Tại Xã Chân Sơn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thực trạng nhà tiêu tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang


3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên- xã hội xã Chân Sơn.


Xã Chân Sơn nằm ở phìa Bắc huyện Yên Sơn. Xã có 13 thôn, dân số năm 2015 có 1247 hộ, 4621 khẩu, tổng diện tìch đất tự nhiên 2.747,79 ha. Chân Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chì, Sán Díu, Tống, Cao Lan ... trong đó người dân tộc Dao tập trung tại đây khá đông đúc .

Về địa giới hành chình: Phìa Đông giáp xã Kim Phú và xã Trung Môn, phìa Bắc giáp xã Lang Quán và Thắng Quân, phìa Nam giáp xã Kim Phú và Phú Lâm, phìa Tây giáp xã Mỹ Bằng. Trên địa bàn xã Chân Sơn có 10,7 km đường huyện nối từ Km 6 Quốc lộ 2 thuộc xã Trung Môn Đi xã Chân Sơn và xã Kim Phú.

Xã Chân Sơn có địa hính đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây sang Đông, phận có địa hính núi cao phân bố chủ yếu ở phìa tây, tây nam và tây bắc giáp với các xã: Phú Lâm, Mỹ Bằng, Yên Bái và tỉnh Yên Bái. Độ cao trung bính từ 40-250m chiếm khoảng 80% diện tìch tự nhiên của xã. Khu vực có địa hính tương đối bằng phẳng tập trung chủ yếu ở các thôn: Làng Là, Kim Sơn, Hoàng Sơn đã được sử dụng phần lớn để trồng cây hàng năm. Có dãy núi Là có độ cao 980 mét chia cắt bởi nhiều khe suối.

3.1.2. Thực trạng nhà tiêu tại xã Chân Sơn.

Bảng 2. Thực trạng nhà tiêu tại xã Chân Sơn


STT

Thực trạng NT

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Tổng số hộ trong xã

1206

100

2

Tổng số hộ có NT

930

77,1

3

Tổng số hộ có NTHVS

412

34,2

4

Tổng số hộ có NT chưa hợp vệ sinh

518

43,0

5

Số hộ chưa có NT

276

22,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững - 5

(Nguồn Trạm y tế Chân Sơn)

Nhà tiêu hợp vệ sinh là một trong những tiêu chì liên quan đến sức khỏe, ngoài ra còn thể hiện sự văn minh của gia đính. Theo số liệu thống kê của Trạm y tế Chân Sơn cho thấy tỷ lệ NTHVS tại xã Chân Sơn còn rất thấp, toàn xã mới đạt 34,2%. Có đến 22,9% số hộ trong xã chưa có NT, số hộ đã có NT nhưng NT chưa đảm bảo hợp vệ sinh cũng cỏn rất cao chiếm tỷ lệ 43,0%. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm đất, nước là nguy cơ mắc các bệnh dịch đường tiêu hóa cần phải được quan tâm.

3.1.2. Thực trạng nhà tiêu của Hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn


- Sơ lược về người Dao: Dân tộc Dao có tên là tự gọi là Díu Miền (Díu phát âm theo Hán – Việt là Dao, Miền nghĩa là người. Díu Miền có nghĩa là người Dao) hay Kím Miền (tên phiếm xưng, có nghĩa là “người ở rừng”, theo một số nhà khoa học như Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, v.v (1971). Ngoài ra ở nước ta trước đây người Dao còn có một số tên gọi khác là Mán, Động, Trại, Xá, … Các nhóm địa phương có một số nhóm chình như Dao Đỏ (Dao Coóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng), Dao Lô Giang (Dao Thanh Phán, Dao Coóc Mùn), Dao Tiền (Dao Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tiễn (Dao Tuyển, Dao Áo Dài). Tiếng nói của dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, dân số dân tộc Dao có 620.538 người (chiếm 0,81% dân số Việt Nam và 5,98% dân tộc thiểu số; dân số trung bính năm 2003 ước tình

685.432 người.


Địa bàn cư trú của người Dao tập trung tại các tỉnh Miền núi phìa Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bính

... Địa bàn cư trú của người Dao tương đối đa dạng, cả ở vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. Làng bản của người Dao có 2 loại: (1)Làng phân tán liên quan đến du canh nương rẫy, mỗi điểm tụ cư chỉ mươi nóc nhà, mỗi nhà cách nhau khá xa, đó là làng của người Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y. (2) Loại làng cư trú tập trung gắn với nhóm Dao Tiền, mỗi làng có nhiều nóc nhà hơn, sống quây quần bên

nhau, phù hợp với định canh ruộng nước, định canh hoặc luân canh nương rẫy. Nhà cửa xây dựng cũng gắn liền với điều kiện sống và canh tác.

Tùy theo nơi cư trú, người Dao có các hính thức canh tác khác nhau. Người Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt sống ở vùng cao thường luân canh hoặc du canh trên nương rẫy. Họ đã biết xen canh các loại cây lương thực với cây màu và rau các loại; ngoài ra họ trồng bông, chàm để sản xuất vải mặc. Bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong gia đính phát triển cùng với các hoạt động săn, băt, hái lượm, khai thác sản phẩm phi gỗ trong rừng đã góp phần cải thiện đời sống đáng kể.

- Thực trạng nhà tiêu HGĐ người Dao: theo số liệu điều tra của Cục Y tế dự phòng và Môi trường năm 2010 về nhà tiêu HGĐ của người Dao thí hiểu biết của người Dao về NTHVS còn rất hạn chế. Có đến 73,2% số người Dao được hỏi không biết tên bất kỳ loại NTHVS nào. Bên cạnh đó người Dao cũng rất ìt biết đến tên các bệnh có thể gây ra do sử dụng NT không hợp vệ sinh. Tỷ lệ người không biết bất kỳ bệnh nào chiếm tới 63,9% số người được hỏi cao hơn một số dân tộc thiểu số khác như Nùng, Tày, Thái, Mường. Có thể nói rằng dân tộc Dao là một trong nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết về các cách phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun bằng sử dụng NTHVS. Thực tế, tỷ lệ HGĐ người Dao có NT chiếm 50,4% số hộ đươc điều tra, song tỷ lệ HGĐ có NTHVS là rất thấp chỉ 5,8%. Tỷ lệ NTHVS và đạt tiêu chuẩn về xây dựng rất thấp chỉ chiếm tỷ lệ 1%, đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng chỉ chiếm 0,2% và đạt tiêu chuẩn về xây dựng, sử dụng và bảo quản cũng chỉ là 0,2%. Như vậy cả tỷ lệ NTHVS lẫn hiểu biết về NTHVS của người Dao còn rất thấp.

Bảng 3. Kết quả điều tra nhà tiêu của hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn.


STT

NT của HGĐ Dao

Số lượng

(n=47)

Tỷ lệ %

1

Tổng số hộ có NT

31

66,0

2

Tổng số hộ có NTHVS

15

31,9

3

Tổng số hộ có NT chưa hợp vệ sinh

16

34,1

4

Số hộ chưa có NT

16

34,0

Nhận xét: Qua điều tra tại các HGĐ Dao tại 02 thôn Làng Là và thôn Đèo Hoa là nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Dao, số hộ có NT là 66,6% song chỉ có có 31,9% số hộ là có NTHVS. Đa số các hộ có NTHVS là NT tự hoại, một số ìt hộ là NT hai ngăn sinh thái. Các hộ có NT nhưng chưa hợp vệ sinh chủ yếu là do việc sử dụng chưa đúng cách, NT còn mùi hôi, còn đọng nước, khoảng cách từ NT tới nguồn nước sinh hoạt của gia đính chưa đảm bảo tối thiểu là 10m. Ống thông hơi chưa đạt đường kình trong ìt nhất 90mm, cao hơn mái NT ìt nhất 400mm hoặc ống thông hơi NT hai ngăn sinh thái thiếu lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa. Một số hộ còn sử dụng NT một ngăn, NT tạm không hợp vệ sinh. Như vậy tỷ lệ NTHVS của cộng đồng người Dao còn rất thấp.

Qua đánh giá nhanh mức độ hài lòng đối với NT chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4. Mức độ hài lòng về nhà tiêu của hộ gia đình Dao


STT

Mức độ hài lòng

Số lượng

(n=31)

Tỷ lệ %

1

Có hài lòng

21

67,7

2

Chưa hài lòng

10

32,3

Nhận xét: Qua đánh giá mức độ hài lòng của người dân tộc Dao tại nơi nghiên cứu thí có đến 67,7% số hộ có NT hài lòng về NT của mính, như vậy những hộ có NT chưa hợp vệ sinh cũng hài lòng về NT họ đang có. Qua đây có thể thấy sự hiểu biết về NTHVS của họ còn rất hạn chế. Chình ví vậy họ không thể hiểu biết được việc sử dụng NT không hợp vệ sinh có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường. Chỉ một số ìt chưa hài lòng về NT của mính chủ yếu do là NT gây ra mùi hôi, và chưa sạch đẹp.

3.2. Một số yếu tố cản trở việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh


Đề tài đã xác định các rào cản và khó khăn chình đối với việc thay đổi hành vi vệ sinh của các HGĐ dân tộc Dao tại địa bàn nghiên cứu. Các rào cản này được

gộp theo 3 nhóm các yếu tố quyết định hành vi sau đây là các yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc hạn chế một hành vi mong muốn và sự tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh:

Cơ hội: Cá nhân đó có cơ hội thực hiện hành vi này không?


Khả năng: Cá nhân đó có khả năng thực hiện hành vi này không? Động lực: Cá nhân đó có muốn thực hiện hành vi này không?

Sự tiếp cận với các dịch vụ cung ứng vệ sinh.


3.2.1. Các yếu tố Cơ hội


a, Về khả năng chi trả: Đa số các HGĐ được phỏng vấn cho rằng họ không có khả năng chi trả cho các loại NT sạch, không mùi, kiên cố và bền vững (đa số người dân gắn các đặc tình này với loại NT dội nước có đi kèm bệ xì bằng sứ). Trong thực tế, một số người có ảnh hưởng với người dân ở địa phương đã xây NT tự hoại với chi phì khá cao, điều này cũng đã gây tác động đến xu hướng người dân đánh giá chi phì cho việc xây NT là quá cao so với thực tế.

Đa số các HGĐ muốn xây toàn bộ NT cùng một lúc, bao gồm cả phần bệ và sàn, phần thân và mái, thay ví xây riêng lẻ từng phần một.

Bảng 5: Khả năng chi trả cho việc xây dựng nhà tiêu


STT

Mức chi trả

Số lượng

N=47

Tỷ lệ %

1

Dưới 2 triệu

8

17,0

2

Từ 2 - 5 triệu

1

2,1

3

Trên 5 triệu

0

0

Nhận xét: Khi được hỏi nếu gia đính xây dựng NT, anh/ chị có khả năng chi trả bao nhiêu cho mức xây dựng NT chỉ có 17% các hộ dân cho biết có thể chi trả ở mức dưới 2 triệu đồng, 2,1% có thể chi trả ở mức từ 2-5 triệu đồng, Lý do giải thìch cho việc không có dự định xây dựng NT của người Dao là “không có tiền”, hoặc

chờ “nhà nước hỗ trợ”. Mặc dù hộ dân có khả năng chi trả cao hơn so với cảm nhận của họ (một số các HGĐ đều đã có tài sản căn bản như xe máy, điện thoại), tiền xây NT chủ yếu là tiền tiết kiệm và thu nhập của HGĐ. Đa số các hộ đều ngần ngại không muốn vay tiền từ các nguồn không chình thống để xây NTHVS.

b. Các chế tài và thực thi

Về mặt chình trị, vấn đề vệ sinh vẫn chưa được ưu tiên đúng mức: Mặc dù chình quyền tỉnh Tuyên Quang đã đưa vấn đề vệ sinh vào làm một trong những mục tiêu trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mục tiêu này cần phải được phổ biến xuống các cấp triển khai thấp hơn. Các quy định về vệ sinh chưa được phổ biết rộng rãi; đa số các thôn vẫn chưa đưa quy định bắt buộc phải có NTHVS vào trong các quy định của mính.

Đa số các HGĐ không biết đến các quy định của chình phủ về NTHVS và cho rằng chỉ cần có NT đơn giản, không hợp vệ sinh là đã tuân thủ theo quy định. Họ đơn thuần cho rằng không phóng uế bừa bãi ra cộng đồng đã là chấp hành tốt quy định của nhà nước. Mặc dù tại các thôn đã có đội ngũ CTV thôn bản để giám sát NTHVS tuy nhiên việc giám sát còn lỏng lẻo, trính độ của các CTV còn hạn chế nên chưa thực hiện tốt việc giám sát NTHVS.

c. Quy tắc xã hội

Người dân tộc Dao tại xã Chân Sơn đã có quy tắc không chấp nhận hành vi đi tiêu bừa bãi. Tuy nhiên, lại chưa có quy tắc không sử dụng NT không hợp vệ sinh. Chình ví vậy người dân cho rằng chỉ cần có NT là được.

3.2.2. Các yếu tố Khả năng

a. Về Kiến thức

Bảng 6: Tỷ lệ người dân được tập huấn, tuyên truyền về nhà tiêu hợp vệ sinh


STT

Tập huấn, tuyên truyền

Số lượng (N=47)

Tỷ lệ

1

Đã được tập huấn, tuyên truyền

25

53,2

2

Chưa được tuyên truyền

22

46,8

Nhận xét: Theo kết quả điều tra mới chỉ có 53,2% số người Dao được hỏi cho biết họ đã được tập huấn, tuyên truyền về việc xây dựng, sử dụng NTHVS. Còn lại 46,8% cho biết họ chưa hề được nghe đến NTHVS. Một số người Dao đã được tập huấn, tuyên truyền nhưng vẫn có ìt kiến thức về mối liên hệ giữa việc không có NT và các tác động tiêu cực mà tính trạng này gây ra cho sức khoẻ của gia đính và cộng đồng của họ. Đa số các HGĐ không nhận thức được các nguy cơ do phân người chưa qua xử lý gây ra. Người dân không biết rằng NTHVS có thể ngăn chặn nhiều bệnh hơn so với NT không hợp vệ sinh và họ không nhận ra rằng việc đầu tư vào NTHVS có thể tiết kiệm được nhiều chi phì phát sinh trong tương lai. Mọi người mới nghĩ đến việc có NTHVS thí sạch sẽ và đẹp hơn thôi.

Các hộ dân cũng biết rất ìt về các loại NTHVS khác nhau và chi phì cho từng loại. Đa số các hộ dân cho rằng NTHVS là NT tự hoại.

Các hộ dân không tin rằng NTHVS có thể ngăn chặn bệnh dịch tốt hơn NT không hợp vệ sinh và không nhận ra rằng việc đầu tư vào NTHVS có thể giúp họ khoẻ mạnh và tiết kiệm các chi phì thuốc men trong tương lai.

Các hộ dân vẫn chưa biết rõ về tác hại của phân người. Rất nhiều hộ vẫn sử dụng phân người chưa qua xử lý để làm phân bón (3/4 số hộ có NT một ngăn bón phân người chưa qua xử lý ra ruộng).

Mặt khác cán bộ y tế thôn bản là những người trực tiếp hướng dẫn, vận động người dân triển khai việc xây dựng, sử dụng NTHVS vẫn còn thiếu năng lực lập kế hoạch và triển khai và một số kỹ năng cần thiết để nhân rộng chương trính vệ sinh, cụ thể là:

- Hạn chế về năng lực truyền tải kiến thức cho người dân.

- Kỹ năng truyền thông để vận động hộ dân đầu tư vào NT, áp dụng phương pháp truyền thông thay đổi hành vi

- Hiểu rõ được phương thức tiếp cận dựa trên cơ chế thị trường, để có thể tương tác và hỗ trợ có hiệu quả sự phát triển của các doanh nghiệp vệ sinh ở địa

phương. Cụ thể các cán bộ phải thay đổi quan điểm về hính thức bao cấp và tím hiểu thêm về các cách khác nhau để phát triển các thị trường dành cho mọi đối tượng khách hàng.

- Theo dõi và giám sát việc xây dựng, sử dụng và bảo quản NTHVS sao cho đảm bảo với các tiêu chì hợp vệ sinh do Bộ Y tế đưa ra. Hiện nay chình quyền các cấp cơ sở và người dân vẫn chưa hiểu rõ về bộ tiêu chì của NTHVS.

b. Kỹ năng


Khi được hỏi về kỹ năng xây dựng NT, đa số các hộ người Dao cho biết họ thường tự xây NT cho gia đính mình, có thể là NT một ngăn nổi, có thể là NT đào chìm nhưng phần lớn chỉ xây được các loại NT không hợp vệ sinh. Chỉ có khoảng một nửa số HGĐ đã bỏ tiền mua vật liệu để xây NT. Một số hộ cho biết có nghe cán bộ y tế tuyên truyền về việc xây dựng NTHVS nhưng không nhớ nên chỉ xây theo cách hiểu của họ, cứ xây để có chỗ đi vệ sinh là được rồi. Việc xây dựng NT họ thường hỏi kinh nghiệm từ các hộ lân cận, hoặc từ anh em, bạn bè người thân. Không một ai cho rằng có thể nhờ cán bộ y tế tư vấn cho họ.

3.2.3. Các yếu tố Động lực


Rào cản chình ngăn người dân xây NTHVS chình là suy nghĩ cho rằng họ không có đủ tiền để xây NT và thiếu nhận thức về các lợi ìch của NTHVS. Phần lớn các HGĐ cho rằng họ không có khả năng chi trả xây loại NT với các đặc tình mà họ mong muốn. Hiện tượng một số cá nhân có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng đã xây NT tự hoại đắt tiền cũng phần nào giải thìch lý do ví sao người dân nghĩ rằng giá thành NT quá cao. Chính ví vậy các HGĐ không hài lòng với NT hiện nay của họ.

Bảng 7. Lý do chưa hài lòng với nhà tiêu


STT

Tỷ lệ NT

Số lượng (n = 47)

Tỷ lệ %

1

Mùi

21

44,7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022