- Sự cố đá lăn, đá rơi khu vực khai thác: Nguyên nhân do quá trình nổ mìn, một số mô đá chưa rơi hết chúng còn liên kết lỏng lẻo với khối đá chính, chỉ cần một tác động nhẹ là rời khỏi liên kết gây lên hiện tượng đá lăn.
- Sự cố về nổ mìn như: Đang thi công nổ mìn thì trời mưa, bãi mìn bị câm từ 1 đến 2 lỗ. Nếu gặp trời mưa người lãnh đạo công tác nổ mìn phải tập trung nhân lực để thi công nhanh hoặc dừng thi công, nếu mìn bị câm thì khoan cạnh lỗ mìn câm một lỗ mìn với khoảng cách 30cm để kích nổ mìn câm [6, 18,19].
1.4. Các nguồn tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trong giai đoạn vận hành tại mỏ đá vôi Tà Lài
Trong suốt quá trình triển khai dự án (xây dựng mỏ, khai thác và chế biến, đóng cửa mỏ) các nguồn gây tác động của dự án gây ảnh hưởng đến môi trường như sau:
Bảng 1.2: Nguồn gây tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án
Nguồn gây tác động | Tác nhân | Phạm vi và thời gian | Ghi chú | |
I | Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải | |||
1 | Nguồn gây tác động liên quan đến nước thải | |||
1.1. | Nước thải sinh hoạt | 4,26 m3/ngày.đêm (giai đoạn xây dựng) 4,26 m3/ngày.đêm (giai đoạn khai thác) | Hệ thống thoát nước khu vực nhà điều hành T.gian: 2016-2033 | Nước thải được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT |
1.2 | Nguồn liên quan đến nước chảy tràn bề mặt | Lưu lượng lớn nhất 23.032 m3/ngày.đêm | Ao lắng phía Tây khu mỏ T.gian: 2016-2033 | Đạt QCVN 39:2011/BTNMT |
2 | Nguồn liên quan đến chất thải rắn | |||
2.1 | Cải tạo tuyến đường di chuyển thiết bị (giai đoạn1) | đất, đá thải trong quá trình cải tạo: 5.000m3 | Khai trường T.gian: 2016 | Thu gom về bãi thải, bán cho các đơn vị san lấp |
2.2 | Bạt đỉnh Giai đoạn 1 | đất thải từ quá trình bạt đỉnh 15.444 m3 | Khai trường T.gian: 2016 | Tận dụng để làm nguyên liệu sản |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 2
- Tình Hình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Lvlxd Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Tình Hình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Tại Tỉnh Lạng Sơn.
- Vị Trí Lấy Mẫu Phân Tích Chất Lượng Môi Trường Không Khí
- Hoa Gió Từ Tháng 1 Đến Tháng 6 Tại Trạm Khí Tượng Thất Khê - Lạng Sơn
- Tình Hình Khai Thác Và Chế Biến Đá Vôi Tại Mỏ Đá Vôi Tà Lài
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn gây tác động | Tác nhân | Phạm vi và thời gian | Ghi chú | |
xuất, phần phi nguyên liệu sẽ nghiền làm base | ||||
2.3 | Đào ao lắng | đất thải từ quá trình đào ao lắng 4.500 m3 | Ao lắng T.gian: 2016 | Đất đá đào được vận chuyển đắp bãi thải |
2.4 | Thi công tuyến đường di chuyển thiết bị (giai đoạn2) | đất, đá thải trong quá trình làm đường: 17.200 m3 | Khai trường T.gian: 2020 | Sử dụng làm vật liệu san lấp hoặc nghiền base. |
2.5 | Bạt đỉnh Giai đoạn 2 | đất thải từ quá trình bạt đỉnh 16.180 m3 | Khai trường T.gian: 2020 | Tận dụng để làm nguyên liệu sản xuất, phần phi nguyên liệu sẽ nghiền làm base |
2.6 | Hoạt động khai thác | Tổng khối lượng đá thải suốt đời mỏ 267.000 m3, khối lượng trung bình hàng năm 4.000m3 | Khai trường T.gian: 2016 -2033 | - |
2.7 | Sinh hoạt của CBCNV | 22,8 kg/ngày (giai đoạn xây dựng và khai thác) | Khu vực văn phòng, nhà ở CBCNV T.gian: 2016-2033 | - |
2.8 | Chất thải nguy hại | 7lít/tháng và 3kg giẻ lau/tháng (giai đoạn xây dựng; 13lít/tháng và 5kg giẻ lau/tháng (khai thác). | Khu vực tập kết máy móc; sửa chữa cơ khí T.gian: 2016-2033 | Quản lý theo thông tư số 12/2011/TT- BTNMT |
3 | Nguồn liên quan đến khí thải | |||
3.1 | Giai đoạn xây dựng mỏ | Bụi; CO; SO2; NOx | Khai trường và các tuyến đường vận chuyển T.gian: 2016 | Không đạt QCVN 05:2009/BTNMT |
3.2 | Quá trình khai thác và chế biến | Bụi; CO; SO2; NOx | Khai trường và khu vực trạm nghiền T.gian: 2016-2033 | Đạt QCVN 05:2009/BTNMT |
Nguồn gây tác động | Tác nhân | Phạm vi và thời gian | Ghi chú | |
3.3 | Hoạt động của các phương tiện thi công và phương tiện vận chuyển | Bụi; CO; SO2; NOx | Các tuyến đường vận chuyển T.gian: 2016-2033 | Đạt QCVN 05:2009/BTNMT |
3.4 | Hoạt động khoan nổ mìn | Bụi | Khai trường T.gian: 2015-2033 | Đạt QCVN 05:2009/BTNMT |
II | Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải | |||
1 | Hoạt động khai thác, vận chuyển, do mưa chảy tràn | Có thể gây bồi lắng các thủy vực tiếp nhận, tai nạn do đất đá rơi vãi kết hợp với nước mưa làm lầy hóa các tuyến đường | Các thủy vực tiếp nhận nước; tuyến đường vận chuyển T.gian: 2016-2033 | - |
2 | Hoạt động của máy móc và phương tiện vận tải, hoạt động của trạm nghiền | Ồn: 61 - 96 dB | Khu khai trường, các tuyến đường vận chuyển, khu vực trạm nghiền T.gian: 2016-2033 | Không đạt QCVN 26:2010/BTNMT |
3 | Rủi ro môi trường, tai nạn lao động | Nguy cơ tiềm ẩn | Công nhân làm việc trực tiếp tại khai trường và trạm nghiền | Công nhân lao động trực tiếp |
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án)
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng hoạt động khai thác và chế biến đá vôi của mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng;
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài đến môi trường nước, không khí.
- Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường nước (nước mặt và nước thải), không khí tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
- Hoạt động khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
- Dân cư xung quanh khu vực mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường nước, không khí tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 36/GP-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Mỏ Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2016 đến tháng 12/2018.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài
- Vị trí khu vực và trữ lượng khai thác
- Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến
2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác,chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài đến môi trường
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường nước.
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường không khí.
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến sức khoẻ cộng đồng.
2.2.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác,chế biến đá vôi đến môi trường
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc kế thừa, tổng hợp và phân tích các tài liệu, số liệu, thông tin từ kết quả của các báo cáo, các tổ chức có liên quan đến đề tài theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Đó là các tài liệu thu thập được từ các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã như: Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; Báo cáo quan trắc môi trường định k và Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành; Báo cáo định k hoạt động khoáng sản; Dự án đầu tư và Thiết kế mỏ
đá vôi Tà Lài; Các kết luận kiểm tra đối với mỏ đá vôi Tà Lài.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực địa:
a) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp nhằm thu thập các thông tin về cơ sở khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, hiện trạng các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Quá trình khảo sát thực địa được tiến hành tại khu vực mỏ đá Tà Lài vào ngày 28/8/2018. Nội dung điều tra, khảo sát bao gồm: xác định vị trí lấy mẫu nghiên cứu, quan sát tình hình, tìm hiểu công nghệ khai thác và chế biến cũng như công tác bảo vệ môi trường, nhận dạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
b) Phương pháp điều tra xã hội học
- Nhằm mục đích thu thập các thông tin và bằng chứng về hiện trạng môi trường, các tác động của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sống của nhân dân gần khu vực mỏ.
- Hiện nay, tại thôn Tà Lài tỷ lệ dân số là 462 người/165 hộ, trong đó có 50 hộ dân sống quanh khu vực mỏ còn 115 hộ có khoảng cách gần nhất là 1,5 km và ít chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến. Căn cứ theo thình hình thực tế mật độ dân cư, trình độ dân trí sinh sống tại thôn Tài Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, tác giả xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra xã hội học với kết cấu gồm 02 phần, trong đó: phần I là thông tin cá nhân của người được phỏng vấn; Phần II Nội dung phỏng vấn.
- Nội dung phỏng vấn được tác giả xây dựng với các thông tin theo mục đích nghiên cứu, được điền trước và người được phỏng vấn chỉ cấn cho ý kiến bằng hình thức tích vào các ô thông tin.
- Thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn được thống kê, phân loại và phân tích bằng phần mềm Excel. Các thông tin này được sử dụng để minh họa
cho các nhận định về kết quả phân tích thống kê.
Bảng 2.1: Bảng thống kê đối tượng, số lượng, nội dung phiếu điều tra
Mẫu Phiếu | Đối tượng phỏng vấn | Số lượng phiếu | Nội dung phỏng vấn | |
- Đánh giá về môi trường xung quanh | ||||
1 | 01 | Người dân tại thôn Tài Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. | 50 | khu vực mỏ. - Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá đến môi trường nước mặt, không khí. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. - Ảnh hưởng từ hoạt động của mỏ đá |
đến sức khỏe người dân. | ||||
- Kiến nghị của nhân dân địa phương. |
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
a) Phương pháp quan trắc và lấy mẫu:
- Đối với mẫu môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn: Được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn. Tác giả thực hiện lấy mẫu bụi và khí theo TCVN 5067:1995, TCVN5971:1995 và TCVN 6137:2009 (ISO 6768: 1998), đồng thời với việc thu mẫu, tác giả đã quan trắc và đo đạc các yếu tố vi khí hậu. Phương pháp quan trắc tiếng ồn thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 7878 - m học
- Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
- Đối với mẫu môi trường nước mặt: Được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. Tác giả thực hiện lấy mẫu nước mặt theo TCVN 6663 - 6:2008 (ISO 5667 - 6:2005); APHA 1060 B.
- Đối với mẫu môi trường nước thải: Được thực hiện theo quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
b. Lựa chọn vị trí lấy mẫu:
Dựa vào quy mô, điều kiện và nguồn lực, kinh phí thực hiện cho phép, tác giả tiến hành lựa chọn các vị trí lấy mẫu theo các tiêu chí sau:
+ Là các vị trí nằm xung quanh mỏ đá, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động khai thác, chế biến đá vôi.
+ Là các vị trí nằm trên tuyến đường vận chuyển, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động vận chuyển đá vôi.
+ Qua quá trình khảo sát, điều tra, hướng gió tại khu vực mỏ đá là hướng gió Đông Nam. Và cuối hướng gió là khu vực núi cao, không có người dân sinh sống nên tác giả quyết định, lựa chọn lấy mẫu tại khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình khai thác, chế biến cũng như quá trình vận chuyển đá vôi thành phẩm.
c) Tọa độ vị trí lấy mẫu
* Thời gian, số lượng và vị trí lấy mẫu nước:
Mẫu được lấy vào ngày 6/9/2018: Trời nắng, gió nhẹ, buổi sáng từ 9-11h.
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước
Vị trí lấy mẫu | Ký hiệu mẫu | Số lượng mẫu | Tọa độ vị trí (Theo hệ VN 2000 mũi chiếu 6) | |
1 | Mẫu nước mặt | |||
Nước suối tại cầu Bắc Hang Chui | NM | 01 | X: 672 275 Y: 2431 812 | |
2 | Mẫu nước thải | |||
Nước thải điểm cuối bể xử lý nước thải sinh hoạt | NTSH | 01 | X: 672 620 Y: 2431 970 |