Vị Trí Lấy Mẫu Phân Tích Chất Lượng Môi Trường Không Khí


- Đối với nước suối

+ Chỉ tiêu phân tích: pH, DO, TSS, COD, BOD5 (200C), Nitrit (NO2-), As, Cd, Pb, Cu, Zn, Fe, Dầu mỡ khoáng.

+ Phương pháp lấy, bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn sau:

TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.

Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.

Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

+ Phương pháp phân tích: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD hương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo TCVN 6001-1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000 .....

+ Đơn vị Phân tích mẫu: Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng, địa chỉ: Tầng 4 KL4B-(8), Khu tái định cư Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

- Đối với nước thải:

+ Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5 (200C), TSS, Sunfua, Nitrat (NO3-), Phosphat (PO43-), tổng coliforms.

+ Phương pháp lấy, bảo quản mẫu và xác định các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn ban hành kèm theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.


+ Phương pháp phân tích: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD phương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo TCVN 6001- 1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000 .....

+ Đơn vị Phân tích mẫu: Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng, địa chỉ: Tầng 4 KL4B-(8), Khu tái định cư Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

* Thời gian, số lượng và vị trí lấy mẫu không khí:

Mẫu được lấy vào ngày 6/9/2018: trời nắng, gió nhẹ, buổi sáng 8-9h.

Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí



STT


Vị trí lấy mẫu

Ký hiệu mẫu

Số lượng mẫu

Tọa độ vị trí

(Theo hệ VN 2000 mũi chiếu 6)


1

Mẫu khí lấy tại khu vực nghiền


K1


03

X: 672 497

Y: 2432 096

2

Mẫu khí lấy tại khu vực bãi xúc bốc

K2

02

X: 672 645

Y: 2432 193


3

Mẫu khí lấy tại khu vực móng máy nghiền


K3


03

X: 672 626

Y: 2432 108

4

Mẫu khí lấy tại khu vực ngã 3 mỏ

K4

02

X: 672 350

Y: 2431 802


5

Mẫu khí lấy tại khu vực nhà điều hành


K5


03

X: 672 385

Y: 2431 890

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 6



Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu

- Chỉ tiêu quan trắc: Bụi, NOx, CO, SO2, tiếng ồn.

- Dụng cụ đo đạc:

+ Máy đo tiếng ồn tích phân: Intergating Sound Level Meter CR-831;

+ Máy đo khí độc đa năng: Toxic Gas Monitor - MX21;

+ NOx Riken Personal Monitor SC-90;

+ Thiết bị phân tích bụi bằng hồng ngoại: MicroDust-Pro-Anh.

- Phương pháp phân tích: Phân tích chất lượng không khí thông qua các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, bụi, SO2, NOx, CO,… độ ồn theo tiêu

chuẩn Việt Nam và có sử dụng các thiết bị chuyên dụng.

- Đơn vị Phân tích mẫu: Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng, địa chỉ: Tầng 4 KL4B-(8), Khu tái định cư Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.


2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc.

- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word và phần mềm Exel.

- Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học.

2.4.5. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Từ các kết quả tiến hành phân tích mẫu môi trường tiến hành đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Điều kiện tự nhiên

Văn Lãng là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp với huyện Văn Quan, Cao Lộc, Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (Trung Quốc). (Việt Nam) và huyện

Tại Văn Lãng có 4 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Tày, Nùng và Hoa.

Tổng dân số là 40.172 người (2007), tỷ lệ người dân tộc là 95%.

Diện tích tự nhiên là 56.330,46 hécta. Huyện có 19 xã (Tân Việt, Trùng Quán, Trùng Khánh, Thuỵ Hùng, Thanh Long, Nam La, Hội Hoan, Gia Miễn, Bắc La, Tân Tác, Tân Lang, An Hùng, Thành Hoà, Hoàng Việt, Tân Thanh, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nhạc k ) và 1 thị trấn Na Sầm. Có tổng số 50 trường học, 6 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợ Hoàng Văn Thụ, và chợ Hội Hoan.

Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh. Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khú thuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển [6].

3.2. Vị trí địa lý

Văn Lãng là một Huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm Tỉnh Lỵ 30 km, có đường quốc lộ 4A đi qua dài 32km. Có đường biên giới Quốc gia giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 36 km. Huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 1 thị trấn).

Địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.

- Phía Nam giáp huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan.

- Phía Đông giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa.


- Phía Tây giáp huyện Bình Gia.

Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa khẩu và các cặp chợ đường biên giữa huyện Văn Lãng với Thị Xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc [6].

3.3. Địa hình

Địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, xen kẽ là các cánh đồng thung lũng hẹp ven sông, suối và núi đá vôi.

Dạng hình núi đất là chủ yếu, có độ dốc trên 250 chiếm 88% diện tích tự

nhiên, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, một số vị trí thấp có thể phát triển trồng cây ăn quả, trồng hồi…

Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Tân Lang, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Trùng Quán, An Hùng với diện tích khoảng 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích đất tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, có diện tích 3.505 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên.

Các dải đồi có độ dốc thấp (8-250) không nhiều, diện tích khoảng 950 ha

rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi…[6]

3.4. Khí hậu

Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.Hàng năm được thể hiện 4 mùa rò rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C.

Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm số ngày có mưa 134 ngày. Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hạn hán kéo dài vào mùa khô.


3.4.1. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm môi trường không khí. Điều kiện vi khí hậu, môi trường lao động là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ động thực vật. Nhiệt độ không khí được sử dụng để tính toán mức độ lan truyền các chất ô nhiễm môi trường không khí và thiết kế hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

Đơn vị tính: 0C



Năm

Tháng


TB Năm

I


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII

2009

13,4

18,6

19,8

24,5

26,9

27,5

28,5

27,7

25,5

23,4

19,9

14,4

22,5

2010

14,2

15,8

18,5

23,0

24,8

27,2

26,9

27,5

26,0

22,0

19,6

14,5

21,7

2011

13,0

15,3

17,5

22,7

27,4

27,7

27,5

27,2

26,2

23,2

19,5

13,6

21,7

2012

15,3

15,5

18,7

24,0

25,1

27,4

27,8

26,9

25,6

25,3

20,6

14,7

22,2

2013

13,18

19,8

19,4

21,4

25,0

28,2

27,9

27,2

24,7

23,1

17,0

16,7

22,0

2014

11,2

11,3

19,2

23,2

25,0

26,6

27,2

26,9

26,2

24,4

18,0

14,3

21,1

2015

12,5

20,7

19,2

22,9

25,3

27,6

27,6

28,2

27,1

24,0

18,3

17,0

22,5

2016

15,6

18,5

20

21,6

26,6

27,6

28,4

27

26,5

22,5

18

15,5

22,3

2017

9,4

15,2

15,0

21,7

24,6

27,6

28,0

27,0

25,8

22,0

20,5

13,9

20,9

2018

11,3

13,6

18,3

24,8

27,3

27,6

28,0

27,8

25,2

23,7

20,2

15,8

22,0

Nguồn:Trạm khí tượng Thất Khê; Trung tâm KTTV tỉnh Lạng Sơn, 2018.

3.4.2. Độ ẩm không khí

- Độ ẩm không khí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Các hợp chất CO2, CO, H2S, SO2,... rất khó phát tán trong điều kiện có độ ẩm cao mà thường tồn tại ở tầng thấp, ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của con người.

- Khu vực Văn Lãng có độ ẩm như sau:


+ Độ ẩm tương đối cao nhất

91% (01/2012)

+ Độ ẩm tương đối thấp nhất

71,8% (11/2009)

+ Độ ẩm trung bình năm

83,2%

Độ ẩm không khí trong khu vực thay đổi không đáng kể trong năm, độ ẩm thường lớn trong khoảng từ tháng V đến tháng IX, cao nhất vào tháng VII – VIII, với giá trị tại nhiều thời điểm lên tới gần 90%.

Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm

Đơn vị tính: %



Năm

Tháng


TB Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

2009

84,0

85,0

83,0

83,0

84,0

85,0

83,0

87,0

87,0

81,0

78,0

78,0

83,0

2010

82,0

83,0

81,0

82,0

81,0

84,0

87,0

86,0

85,0

81,0

84,0

80,0

83,0

2011

86,0

83,0

84,0

83,0

84,0

87,0

86,0

87,0

84,0

83,0

86,0

83,0

85,0

2012

82,0

89,0

86,0

81,0

81,0

86,0

86,0

87,0

81,0

81,0

80,0

80,0

83,0

2013

76,7

78,6

86,2

80,5

81,4

83,0

83,4

85,5

85,2

82,4

78,3

86,2

82,0

2014

86,7

77,2

81,0

83,6

82,3

86,2

86,1

86,4

84,9

84,2

83,6

82,7

84,0

2015

77,5

81,5

81,5

83,5

85,9

86,7

86,5

83,4

82,7

83,5

71,8

75,5

82,0

2016

83,0

75,0

77,0

85,0

84,0

82,0

81,0

86,0

86,0

81,0

82,0

84,0

82,0

2017

83,0

81,0

79,0

87,0

83,0

83,0

83,0

84,0

85,0

86,0

84,0

79,0

83,0

2018

89,9

87,0

86,0

81,0

84,0

86,0

84,0

82,0

84,0

83,0

86,0

82,0

85,0

Nguồn:Trạm khí tượng Thất Khê; Trung tâm KTTV tỉnh Lạng Sơn, 2018.

3.4.3. Mưa

Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII (trung bình 293,41 mm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng XII (trung bình 25,65 mm). Tổng lượng mưa ngày lớn nhất là 129 mm (24/08/2011).

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí