Tình Hình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Lvlxd Trên Thế Giới Và Việt Nam


- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Thủ Tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Chính phủ ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ


trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 36/GP-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn cấp cho Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và Kinh doanh tổng hợp - VVMI khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư, cải tạo, mở rộng, nâng công suất khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”; Công văn số 329/KTCN-VLXD ngày 24/8/2015 của Công ty cam kết tiếp tục thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

- Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của UBND tỉnh Lạng


Sơn về việc phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án đầu tư: “Khai thác đá vôi làm VLXD thông thường mỏ Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”

1.2. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi LVLXD trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng trên thế giới

Đá vôi chiếm khoảng 10% tổng khối lương của tất cả các đá trầm tích, đo đó đá vôi rất phổ biến trong kiến trúc, đặc biệt ở Châu u và Bắc Mỹ. Nhiều nơi trên thế giới bao gồm cả các kim tự tháp và các công trình liên quan phức tạp ở Giza, Ai Cập cũng được làm bằng đá vôi. Nhiều tòa nhà ở Kingston, Ontario, Canada cũng được xây dựng từ loại vật liệu này và được biết đến với biêt danh “Thành phố đá vôi”.

Qua thời gian, loại vật liệu có s n này vẫn thường xuyên được sử dụng trên tất cả các tòa nhà và các tác phẩm điêu khắc. Đá vôi được xử dụng phổ biến nhất từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trạm xe lửa, ngân hàng và các cấu trúc khác từ thời k đó thường được tạo ra từ đá vôi. Nó thường được sử dụng để điêu khắc trang trí ở mặt tiền của các tòa nhà. Tại Hoa K , Indiana, đáng chú ý nhất là vùng Bloomington, từ lâu đá vôi đã được khai thác và sử dung dưới dạng vật liệu chất lượng cao.

Thời Trung cổ, đá vôi là một loại vật liệu rất phổ biến bởi nó có tính chất cứng, bền và dễ dàng liên kết tại bề mặt tiếp xúc. Nhiều nhà thờ Trung cổ và lâu đài ở Châu u đã được làm bằng đá vôi, Đá Bia là một dang phổ biến của đá vôi cho các tòa nhà thời trung cổ ở miền Nam nước Anh.

1.2.2. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi tại Việt Nam

1.2.2.1. Đặc điểm phân bố và trữ lượng khoáng sản

Theo thông tin từ Bộ Xây Dựng, tổng trữ lượng đá có tại nước ta vào khoảng 34,3 tỷ m3 đá macma các loại; 5 tỷ m3 đá trầm tích, và 895 tỷ m3 đá xây


dựng có nguồn gốc biến chất. Trong đó, trữ lượng đá xây dựng có thể khai thác được hiện nay khá lớn, với khoảng 42 tỷ m3 thì đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu xây dựng trong nước [13]. Đặc điểm phân bố và hàm lương đá vôi trong các mỏ điển hình trong cả nước được thể hiện như sau:

Bảng 1.1: Trữ lượng và phân bố đá xây dựng tại Việt Nam


Loại đá

Trữ lượng (tỷ m3)


Đá xây dựng có nguồn gốc macma (cấp A+B+C1+C2+P)

Phân bố ở miền Bắc, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa.

Đá granit

31

Đá diorit

1

Đá ryorit

1

Đá bazan

1,1

Đá anderit

0,2

Đá xây dựng có nguồn gốc trầm tích (cấp B+C1+ C2) Chủ yếu là đá vôi có nhiều nhất ở miền Bắc, chất lượng tốt, phần lớn lộ thiên, lớp phủ mỏng, gần các trục giao thông và trung tâm kinh tế của địa phương, điều kiện khai thác thuận lợi bằng phương pháp lộ thiên.

Đá vôi

4,2

Cát kết, cuội kết

0,7


Laterit


0,1

Đá xây dựng có nguồn gốc biến chất (cấp C1+ P)

Phần lớn phân bố ở vùng cao phía Bắc và miền Trung, địa hình phức tạp,giao thông và cơ sở hạ tầng không

thuận lợi cho việc khai thác.

Đá hoa

0,39

Quaczit

0,37


Silic


0,14


Các mỏ đá đã được tìm kiếm, khảo sát thăm dò làm đá xây dựng

Cấp A

>0,1

Cấp B

>0,22

Cấp C1

>0,25

Cấp C2

>0,5

Cấp P

>42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 3

(Nguồn: Bộ xây dựng)

Ở miền Bắc Việt Nam hiện có 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoat động với quy mô công suất khai thác khác nhau khá nhiều. Trên các mỏ đá lớn ở Việt Nam người ta áp dụng công nghệ khai thác lớp bằng. Hiện nay, đá vôi ở nước ta chủ yếu được khai thác để phục vụ cho làm đường giao thông và sản


xuất xi măng,… sản lượng phục vụ các ngành khác như luyện kim, thủy tinh, sản xuất hóa chất… là tương đối ít [21 .

1.2.2.2. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến

a) Công tác mở vỉa (Xây dựng cơ bản mỏ)

Các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh phần lớn nằm xa các tuyến Quốc lộ. Về địa hình các mỏ khu vực này có những núi đá vôi độc lập, diện tích nhỏ, nhưng cũng có những dãy núi đá liên tiếp nhau, có những vị trí núi đá nằm khuất sau dãy núi phía ngoài. Độ cao đỉnh lớn nhất có thể từ +300 m đến trên + 400m. Địa hình bị phong hóa mạnh tạo ra những vách đá tai mèo lởm chởm. Biên giới mỏ được cấp phép thường cấp theo quy mô dự định đầu tư của đơn vị xin cấp phép khai thác.

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của địa hình mỏ, diện tích mỏ, diện tích thân khoáng và hệ thống khai thác, nên các hình thức mở vỉa thường là:

- Sử dụng hệ thống đường hiện có hoặc thiết kế, thi công tuyến đường tạm với chất lượng thấp, không tuân thủ theo các quy chuẩn, quy phạm.

- Khối lượng công tác mở vỉa nhỏ, không đảm bảo duy trì được các thông số kỹ thuật và an toàn.

- Phương pháp mở vỉa thường là làm đường lên núi theo kiểu hào bán hoàn chỉnh, độ dốc lớn, mục đích để di chuyển thiết bị khoan lên tầng. Một số mỏ chỉ làm các đường công vụ lên núi theo hình thức kè đá tạo thành các bậc để người đi lại, mang vác các dụng cụ khai thác lên núi như búa khoan tay, choòng khoan. Một số mỏ được thiết kế đường hào mở vỉa để đưa các thiết bị khai thác lên tầng phục vụ khai thác nhưng trong thực tế không thi công theo đúng thết kế mở vỉa được phê duyệt.

- Về tầng công tác đầu tiên và xén chân tuyến cải tạo sườn núi, các mỏ đều thiết kế tầng công tác đầu tiên theo hệ thống khai thác khấu lớp xiên cắt tầng nhỏ và chân tuyến được xén tạo điều kiện thuận lợi cho tập kết, bốc xúc đá tại


chân tuyến đảm bảo an toàn nhưng trong thực tế tầng công tác và chân tuyến không được thi công.

- Sở dĩ các mỏ không thực hiện tốt khâu mở vỉa, làm đường lên núi, tạo tầng công tác đầu tiên, xén chân tuyến là do những nguyên nhân:

+ Diện tích mỏ nói chung và diện tích thân khoáng nhỏ hẹp, độ cao của mỏ lớn, địa hình phân cắt phức tạp, khó khăn cho công tác đào tuyến đường công vụ lên núi.

+ Việc mở các tuyến đường công vụ chung ngoài biên giới mỏ cũng gặp nhiều vướng mắc do không nằm trong ranh giới mỏ được cấp phép dẫn đến việc sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng khi xây dựng đường hào gặp khó khăn do sự không thống nhất về cơ chế chính sách cũng như việc phối hợp giữa các ngành.

+ Mặt khác xung quanh biên giới được phép khai thác cũng là tài nguyên đá, khi mở tuyến đường công vụ cho mỏ thì cũng phải mở trên vùng có tài nguyên vì vậy càng khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Ngoài ra nhiều vị trí điểm mỏ nằm trong khu vực có mật độ mỏ cao, các mỏ có biên giới liền kề nhau nên khó có không gian để thiết kế hay thi công tuyến tuyến đường công vụ của mỏ hoàn chỉnh mà không chồng lấn lên diện tích của mỏ liền kề.

Từ những lý do đó nên các mỏ được cấp phép khai thác thường được các doanh nghiệp lựa chọn hình thức mở vỉa và thi công tuyến tuyến đường công vụ trong biên giới mỏ.

Các đơn vị được phép khai thác là các thành phần kinh tế khác nhau, được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đăng ký hành nghề khai thác, chế biến khoáng sản. Trong số các tổ chức cá nhân được cấp phép khai thác một số ít là doanh nghiệp lớn còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, vốn đầu tư cho mỏ không tập trung mà công tác xây dựng cơ bản mỏ là giai đoạn cần huy động nguồn vốn lớn nhất, trong thời gian ngắn để hoàn thiện


xây dựng cơ bản mỏ. Vì thiếu vốn, khả năng tài chính không đáp ứng cũng là lý do dẫn đến công tác mở vỉa, tạo tuyến khai thác thường không được thực hiện tốt như theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt [10].

b) Hệ thống khai thác

Hệ thống khai thác thường được lựa chọn là hệ thống khai thác hỗn hợp. Giai đoạn đầu của mỏ do độ cao khai thác lớn, diện tích tầng công tác nhỏ, để giảm chi phí đầu tư nên các Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản thường thường lựa chọn hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng khai thác từ trên xuống. Ở giai đoạn sau, khi thân khoáng đã được hạ thấp về cao độ, diện tích mặt tầng lớn hơn, hệ thống khai thác có thể cải tạo để giảm độ dốc, mở rộng tuyến khai thác, có thể cho phép các máy khoan, máy xúc, ô tô lên mặt tầng thực hiện khai thác. Hệ thống khai thác áp dụng ở giai đoạn sau là hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng xúc chuyển hoặc gạt chuyển.

Về mặt lý thuyết việc áp dụng hệ thống khai thác theo từng giai đoạn nêu trên (hệ thống khai thác hỗn hợp theo thời gian) là hợp lý nhưng các điều kiện để thực hiện hệ thống khai thác hỗn hợp của các mỏ không thực hiện được.

Qua nghiên cứu thực tế ở mỏ, các mỏ hiện nay hầu hết đều thực hiện khấu tự do, trên diện tích mỏ phân chia làm nhiều khu vực khai thác, sử dụng búa khoan con khoan trực tiếp vào các sườn núi, đá sau khi nổ mìn tự rơi theo trọng lực dưới chân núi. Một số mỏ cắt được các tầng nhỏ với chiều cao tầng 2m đến 2,5 m, bề rộng mặt tầng 1,5 m đến 2 m chuyển đá xuống chân núi bằng năng lượng nổ mìn nhưng chiều dài tuyến công tác ngắn, độ dốc sườn tầng không được duy trì ổn định dẫn đến chập tầng, không duy trì được hệ thống khai thác. Việc khai thác tự do, hệ thống khai thác bị phá vỡ sảy ra ở hầu hết các mỏ vì vậy không thể áp dụng được hệ thống khai thác lớp bằng ở giai đoạn sau.

Nguyên nhân của việc các mỏ khấu theo hình thức tự do, không tuân thủ theo một hệ thống khai thác cơ bản nào ở các mỏ đá trên địa bàn là:


- Công tác mở vỉa, đầu tư xây dựng cơ bản mỏ của các Doanh nghiệp không được quan tâm thực hiện bài bản theo đúng thiết kế từ ban đầu như đã phân tích trên.

- Đặc điểm của mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thường, thường có độ cứng lớn, địa hình phức tạp, sau khi thực hiện công đoạn nổ mìn là đã tạo ra được sản phẩm dưới dạng thô vì vậy các Doanh nghiệp khai thác chỉ quan tâm đến việc thu được sản phẩm, đạt được công suất thiết kế, thu được lợi nhuận mà ít quan tâm đến việc thực hiện theo thiết kế mỏ, chú trọng đến công tác cải tạo tầng công tác một cách thường xuyên vì vậy các thông số của hệ thống khai thác bị phá vỡ. Tầng bị chập; khi sửa chữa cải tạo trả lại tầng công tác cũ thì chi phí cải tạo tăng.

- Quan điểm của các doanh nghiệp khai thác mỏ chỉ chú trọng về năng suất và lợi nhuận, ít quan tâm đến các lĩnh vực về kỹ thuật khai thác, không tổ chức khai thác mỏ một cách khoa học.

- Trình độ chuyên môn Giám đốc điều hành mỏ của các đơn vị khai thác mỏ còn yếu, chưa có kinh nghiệm hoặc bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ chỉ mang tính hình thức nhằm đối phó với cơ quan quản lý mà không có giám đốc điều hành mỏ thực tế tại mỏ.

- Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Với các điểm mỏ khai thác đá trên địa bàn có số lượng các điểm lớn, mật độ dầy đặc ở một số khu vực tập trung nhưng các khu vực lại nằm phân tán rải rác ở khắp toàn tỉnh gây khó khăn cho công tác quản lý của địa phương.

Một số hệ thống khai thác đang được áp dụng tại các mỏ khai thác đá vôi hiện nay [20].

c) Công nghệ và thiết bị

Theo hồ sơ thiết kế mỏ của các mỏ đá vôi hầu hết công nghệ được sử dụng vào khai thác là phá vỡ đá ra khỏi khối nguyên bằng khoan nổ mìn, đá sau

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí