Đường Giao Thông Liên Thôn: 68,5 Km,đạt Theo Tiêu Trí Nông Thôn Mới: 13,5 Km (Giải Cấp Phối) Đường Nhựa 5,8 Km; Đường Bt 2,45 Km


Tổng diện tích tự nhiên: 6.126 ha. Chia theo các loại đất có:

- Đấp lâm nghiệp: 4272,08 ha;

- Đất nông nghiệp: 707,13 ha;

- Đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...): 201,41 ha;

- Đất ở: 37,42 ha;

- Đất chưa sử dụng, sông, núi: 907,96 ha

2.2.1.2. Địa hình

Huyện Văn Bàn nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m.

Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

- Đông Nam.

- Là một hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn.

Nghiêm cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 4

2.2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng

Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và các nguồn tài liệu hiện có, Liêm Phú có diện tích tự nhiên 6.126,00 ha với các loại đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa sông suối (P): Diện tích 364,60 ha chiếm 5,90% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo Ngòi Nhù thuộc bản Giằng, bản Ỏ, bản Liêm, Đồng Qua... Đất được hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa


sông, suối, đất có độ phì tương đối cao, giàu chất hữu cơ thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực (lúa, ngô, đậu, rau màu...).

- Nhóm đất đỏ vàng (Fa): Diện tích 408,00 ha, chiếm 6,70% diện tích tự nhiên, hình thành và phân bố ở độ cao 900 m trở xuống, đất có màu nâu đỏ, đỏ vàng, tầng đất trung bình lớn hơn 50 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ pha cát. Đất có đặc tính chua, chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, thích hợp cho phát triển cây hàng năm.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ (HFa): Diện tích 1.166,00 ha; chiếm 19,00% phân bố ở độ cao 900 - 1.800 m thuộc phía Đông Nam của xã, ở thôn Phú Mậu 1, Lâm Sinh, Khuổi Ngoa. Đất có màu đỏ vàng hoặc vàng được hình thành từ đá mẹ Granít, tầng dày trung bình 50cm - 120cm, đất thích hợp nhiều loài cây lâm nghiệp, dược liệu...

- Nhóm đất mùn alít trên núi cao (HA): Diện tích 4.187,40 ha chiếm 68,40% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ cao từ > 1.700 m, thuộc phía Nam xã Liêm phú. Đất có màu vàng xám, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu, nhưng độ phân giải chậm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày 50cm - 120cm. Đất thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp, cây dược liệu (thảo quả, ...).

2.2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rò rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.


Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối,...; các cây lương thực như ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.

Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Thuỷ văn:

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rò rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm.

Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối,...; các cây lương thực như ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.

Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.


Tài nguyên đất

Văn Bàn có 6 nhóm đất chính: đất phù sa sông suối (2,7%), đất đỏ vàng (45,7%), đất mùn vàng đỏ (35,72%), đất mùn alít trên núi cao (13,55%), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (1,8%) và đất sói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể.

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Văn Bàn có hệ thống sông ngòi khá dày, bình quân từ 1 - 1,75 km/km², gồm sông Hồng và các suối chính như: Ngòi Nhù, Nậm Tha, Ngòi Chàn. Bao gồm nước mặt và nước ngầm, trữ lượng nước lớn, phong phú, nguồn nước treo cao dễ khai thác sử dụng.

- Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm được nhân dân trong xã khai thác sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất thông qua các hình thức giếng khơi, giếng khoan và các mạch nước ngầm trong các khe suối...

Nhìn chung hệ thống ngòi, suối, ao, hồ trong xã có nguồn nước khá dồi dào và phân bố tương đối đồng đều, đủ để cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã.

Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của ngành địa chất, hiện nay trên địa bàn xã Liêm Phú việc khai thác tài nguyên khoáng sản cho công nghiệp và xây dựng còn hạn chế.

2.2.1.5. Tài nguyên rừng

- Đất lâm nghiệp có rừng: 6.491,85 ha (Rừng tự nhiên: 2.147,81 ha; Rừng trồng: 4.317,05 ha.


2.2.2. Thực trạng kinh tế

1- Dân cư: Tổng số 806 hộ 3.941 khẩu; gồm 4 dân tộc( Tày, Kinh, Dao, H, Mông).

2- Lao động

Toàn xã hiện có 1.805 lao động trong trong đó lao đọng nữ: 849 người.

3- Đời sống kinh tế

- Bình quân thu nhập: 11.000.000 triệu đồng/ người/ năm.

- Tổng số hộ nghèo: 298 hộ; Tỷ lệ hộ ngèo: 36,97%.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

1- Đường giao thông liên thôn: 68,5 km,đạt theo tiêu trí nông thôn mới: 13,5 km (giải cấp phối) Đường nhựa 5,8 km; Đường BT 2,45 km

2- Thủy lợi: Tổng số km kênh mương: 35,6 km; kiên cố hóa: 30,6 km.

3- Giáo dục:

- Mầm non: 01 trường; Tiểu học: 01 trường; Trung học cơ sở: 01 trường

4- Trạm y tế: 01 trạm/ 06 Giường bệnh.

5- Phát thanh truyền hình: 01 trạm; 13 cụm loa thôn, bản.

6- Điện lưới Quốc gia: Thôn có điện lưới Quốc gia: 13/13 thôn.


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tại Xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trạng thái IIa, IIb.

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2019 đến tháng 6/2019.

* Địa điểm nghiên cứu: Tại Xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

3.2. Giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu trên 2 trạng thái rừng: IIa, IIb tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành những nội dung sau:

1. Đánh giá hiện trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.

2. Nghiên cứu cấu trúc, tổ thành, mật độ lớp cây tái sinh và tầng cây cao.

3. Nghiên cứu qui luật phân bố cây tái sinh.

- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao.

4. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên.

4.2.1 Yếu tố địa hình: vị trí địa hình, độ dốc, hướng phơi;

4.2.2 Tác động của con người (lịch sử sử dụng đất, hoạt động khai thác gỗ, củi, các hoạt động chăm sóc hay tu bổ rừng).

5. Đề xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh.


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản

Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.

3.3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

Để thu thập số liệu, chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra theo tuyến và ÔTC như sau:

* Tuyến điều tra: Được xác định theo 2 hướng song song và vuông góc với đường đồng mức. Cự ly giữa 2 tuyến là 50 – 100 m tùy theo địa hình cho phép. Dọc theo 2 bên tuyến điều tra, bố trí ÔTC và ô dạng bản để thu thập số liệu.

* Ô tiêu chuẩn: Để thu thập số liệu thảm thực vật chúng tôi áp dụng phương pháp lập OTC 2000m2 (40x50m) cho tất cả các trạng thái, mỗi trạng thái lập 3 OTC tại các vị trí chân, sườn, đỉnh (như vậy tổng số OTC cần lập là 6 ô). Để thu thập số liệu về cây tái sinh trong OTC thiết lập hệ thống ô dạng bản có kích thước (5x5m). Ô dạng bản được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ô dạng bản phải đạt ít nhất 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra, đặt các ô dạng bản để thu thập số liệu bổ sung.

- Thu thập số liệu:

Trên tuyến điều tra, thống kê toàn bộ cây gỗ có đường kính D 6cm, xác định độ dốc, hướng phơi, lịch sử sử dụng đất, mức độ thoái hoá đất, tuổi thảm thực vật. Dọc theo hai bên tuyến bố trí OTC và ô dạng bản để thu thập số liệu.

+ Trong OTC 2000m2 xác định vị trí địa hình, hướng phơi, độ dốc, lịch sử sử dụng đất, mức độ thoái hoá đất, xác định tuổi của thảm thực vật. Thu thập số liệu về thảm thực vật: đo chiều cao, đường kính thân (ở độ cao 1,3m),


đường kính tán đối với những cây gỗ có đường kính D 6cm, xác định độ tàn che, độ dày rậm của thảm tươi.

Đo chiều cao: Cây có chiều cao dưới 4,0m đo trực tiếp bằng sào có chia vạch đến 0,1m. Cây cao trên 4,0m đo bằng thước SUNNTO 627124 có chỉnh lý theo phương pháp đo độ cao trực tiếp.

Đo đường kính: Đo toàn bộ những cây gỗ có D1.3 6 cm. Đo tại vị trí ngang ngực (D1,3m), đo trực tiếp bằng thước kẹp kính (theo hai hướng ĐT-NB cộng lại, chia 2 lấy giá trị trung bình) với độ chính xác 0,10cm. Hoặc đo chu vi bằng thước dây sau đó suy ra đường kính: D1.3 = C1.3/π . (trong đó C1.3 là chu vi tại vị trí 1,3 m; π = 3,14)

Đường kính tán: Đo theo hình chiếu tán trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông -Tây và Nam - Bắc, sau đó tính trị số trung bình.

Xác định độ tàn che (Độ tàn che là tỷ lệ diện tích đất bị thảm thực vật che phủ): Điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, phương pháp điều tra được tiến hành như sau: Trên mỗi OTC tiến hành lập các tuyến song song cách đều. Trên mỗi tuyến này tiến hành điều tra khảo sát 100 điểm, Điều tra độ tàn che các điểm được cho điểm như sau:

Nếu điểm điều tra nằm trong tán ta cho điểm 1,0 Nếu điểm điều tra nằm mép tán ta cho điểm 0,5 Nếu điểm điều tra nằm ngoài tán ta cho điểm 0,0

Sau khi điều tra 100 điểm trong ÔTC ta tiến hành tính độ tàn che theo công thức: TC%= ∑số điểm/100; Trong đó: TC% là độ tàn che của ÔTC.

Kết quả điều tra được ghi vào mẫu (Biểu 1):

+ Đếm số lượng, xác định thành phần loài, đo chiều cao, đánh giá chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh.

Kết quả điều tra được ghi vào (Biểu 2):

+ Điều tra cây bụi thảm tươi: Trong ô dạng bản (5x5m). Điều tra cây

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí