Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 12

Điều đó tạo nên sự sinh động, uyển chuyển trong ngôn ngữ và nhân vật tạo được cá tính riêng.

3.2.3. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại càng ngày càng gần với hiện thực đời sống. Chất liệu đó khiến cho tiểu thuyết giống như bức tranh đa màu, đa sắc diện về cuộc đời, về con người. Càng gần với hiện thực bao nhiêu thì những mặt trái, những nghịch lí xã hội lại càng rõ bấy nhiêu. Phản ánh điều đó, tiểu thuyết đã đan xen tự nhiên những câu chuyện hài hước với ngôn ngữ hài hước, dí dỏm. Nguyễn Bắc Sơn là một trong số các nhà văn thành công với thứ ngôn ngữ này trong tiểu thuyết của mình.

Tiếng cười được bật ra trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn là từ những tình tiết bất ngờ mang đậm yếu tố bi hài, từ những câu chuyện hài hước với ngôn ngữ hài hước, dí dỏm. Ta có thể kể ra rất nhiều những mẩu chuyện hài hước, dí dỏm được kể đan xen trong tiểu thuyết của ông. Mỗi câu chuyện đều được rút ra từ chính thực tế cuộc sống, đều phản ánh cuộc sống, đều ngầm rút ra những ý nghĩa riêng: từ thời bao cấp đến hiện nay, từ vấn đề xã hội đến vấn đề chính trị. Đằng sau tiếng cười cũng ẩn chứa sự phê phán không trực diện của nhà văn. Chất hài hước đã tạo ra được sức hấp dẫn của tác phẩm với bạn đọc. Trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của ông, người đọc bắt gặp những câu chuyện hài hước cười ra nước mắt. Đó là cái hài của ngôn từ, cái hài ở nội dung câu chuyện, cái hài còn đọng lại dư vị khi ta gấp trang sách lại. Những câu chuyện được cóp nhặt từ đời sống, được hình tượng hóa qua giọng văn đầy chất hài hước của tác giả.

Đó là tình tiết: trong đợt đi công tác miền Nam thời bao cấp, nhân vật Lê Hòe bên cạnh sự oai vệ, quan phương của người chuyên rao giảng chính trị, nghị quyết còn là một con người rất đời thường, cũng có lúc cần đến mấy chai mỡ đem ra Hà Nội, thậm chí phải cân đo đong đếm những chai mỡ mình đang sở hữu xem có bị ăn bớt không?

Hay đó còn là câu chuyện đầy bất ngờ qua cách trả tiền thù lao cho thầy giáo dạy con của bà Phụng. Vốn là người chặt chẽ, tính toán, bà Phụng đã nghĩ ra tuyệt chiêu trả lương cho thầy giáo của con theo kiểu của một mậu dịch viên thời bao cấp: cho thầy giáo của con cái chân giò rồi trừ vào tiền thù lao giảng dạy. Khi đưa cho

thầy giáo, bà không nói là trừ tiền chân giò vào tiền lương nên khiến cho thầy giáo trẻ nhận món quà giấy báo không khỏi xúc động và tò mò: “vừa đạp xe, vừa với một tay xuống cái túi vải đeo ở ghi đông nắn nắn, bóp bóp. Nó nằng nặng. Nó mềm mềm. Nó nhũn nhũn. Nhưng nắn mạnh tay, lại thấy nó cưng cứng. Nó dài dài. Nó to to. Có chỗ bằng cổ tay. Nắn tiếp xuống, có chỗ to hơn. Thầy giáo dạy toán đã vận dụng hết trí tưởng tượng của môn hình học không gian mà vẫn không đoán nổi nó là cái gì. Chả nhẽ lại dừng lại, mở ra xem thì kỳ quá” [47, tr.75]. Sau khi về nhà anh giáo trẻ giải thích đầu đuôi câu chuyện cho vợ, bằng sự nhạy cảm của người phụ nữ, chị gọi tên đích danh món quà: Đó là một cái chân giò. Và cuộc tranh luận giữa hai vợ chồng diễn ra: vợ gọi là quà biếu, chồng nói là cho. Cuộc tranh luận thực sự đã ngã ngũ khi người vợ xem đến món thù lao dạy học thấy thiếu. Như vậy, mọi thắc mắc đã được giải đáp: bà Phụng đã bán lại cái chân giò - tiêu chuẩn của gia đình cho vợ chồng anh giáo. Mẩu chuyện được đan xen với lời kể hấp dẫn của tác giả: từ ngôn ngữ đến tình tiết câu chuyện, liên tiếp tạo những bất ngờ cho người đọc với từng “móc xích” của câu chuyện. Đó là chuyện hài hước được nhặt nhạnh từ thời bao cấp. Qua mẩu chuyện nhỏ đó tác giả đã phản ánh một thực trạng có thực trong cuộc sống: thời kì một bộ phận nhỏ những cán bộ nhà nước như bà Phụng có quyền hành và lộng hành dẫn đến cảnh: người ăn không hết, kẻ lần không ra.

Hoặc là chuyện cô ôsin Dự đã đem đến cảm giác bâng khuâng, khơi dậy bản năng đàn ông trong cõi sâu kín của ông Hòe. Dự ngồi nhờ bán gạo ở nhà ông bà Lê Hòe, thỉnh thoảng giúp làm một vài việc nhà, ông Hòe rất mến Dự. Sự khỏe khoắn chất phác và lanh lợi của cô gợi lên trong cõi sâu thẳm lòng ông bóng dáng người vợ cũ. Sự hiện diện của Dự với đường nét gợi cảm của gái một con không khỏi làm ông bâng khuâng “phút chốc bản năng đàn ông trong cõi sâu kín, tưởng như đã chết bất ngờ trỗi dậy đòi hỏi”. Từ việc nhờ đấm lưng ông đề nghị cô ngồi hẳn lên lưng ông cho giãn xương cốt. Cái cảnh đầy chất bi hài ấy lọt vào mắt Lê Đại.

Những chuyện hài hước trong tác phẩm thường được kể theo điểm nhìn người kể chuyện, có khi được lồng trong lời kể của nhân vật: trong một lần tắm bùn, Hùng đã kể cho Kiên nghe một câu chuyện hài xảy ra ở quê anh. Bệnh viện huyện có bác sĩ Khải chữa vô sinh giỏi: “Ca nào cũng chữa được mới tài…Chỉ có một nhược điểm

nhỏ là…con sản phụ hắn chữa đều giống hắn như đúc khuôn” [51, tr.475]. Lí do là hắn đã lừa và đẩy những người phụ nữ nhẹ dạ, khát khao có con vào cảnh bất đắc dĩ. Nhưng có ông chồng đã vác gậy vào bệnh viện hỏi tội Khải, hắn ta co giò chạy khắp bệnh viện, chạy ra phố huyện, trốn vào nhà vệ sinh. Tức giận, Khải đã quyết định kỉ luật mình: “Anh ta đưa tay xuống bóp d…Nhưng đố ai làm được việc ấy? Đau quá sẽ phải thôi ngay. Người ta có thể tự treo cổ, tự nhảy xuống giếng chứ không thể tự bóp d… để trừng phạt mình” [51, tr.476].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Câu chuyện do Hùng kể tưởng chỉ là giải khuây về mặt tinh thần nhưng thực tế nó đề cập đến một vấn đề có tính chất chính trị - xã hội: Vấn đề chống tham nhũng. Nếu có một cơ quan chống tham nhũng, cơ quan ấy phải độc lập, phải đứng ngoài hệ thống thiết chế của cơ thể mình. Mẩu chuyện nhỏ đã đưa ra kết quả tất yếu: các cơ quan hành pháp, luật pháp và tư pháp phải tách ra, cụ thể là ba cơ quan công an, tòa án, viện kiểm soát.

Có thể kể ra rất nhiều những mẩu chuyện hài hước, dí dỏm được kể đan xen trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Những câu chuyện hài làm giảm đi “độ nóng” của một số vấn đề chính trị xã hội được đề cập đến trong tác phẩm. Mục đích chính không phải chỉ giảm “độ nóng” của những vấn đề chính trị mà còn có ý nghĩa phản ánh cuộc sống và tạo được sức hấp dẫn của tác phẩm với người đọc.

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 12

Tóm lại, nghệ thuật tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn đã có những thành công nhất định. Như lời nhận xét của nhà phê bình Bích Thu: nhà văn đã có dụng ý tổng hợp trong nó các loại hình văn học ở nhiều dạng thức: các câu chuyện tiếu lâm hiện đại, thơ dân gian thời đổi mới, các bài hát, các bức thư, các bài báo, các ghi chép trong sổ tay. Để làm mới phương thức trần thuật, rút ngắn khoảng cách giữa người trần thuật với nhân vật, cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, gần gũi với nhân vật. Các dạng thức kể trên góp phần làm cho những vấn đề của cuộc đời với những quy luật nghiệt ngã của nó được giãn ra, đỡ căng thẳng, nặng nề trong tâm lí tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. Với cách trần thuật này, người viết đã chuyển tải được những vấn đề, những thông tin nóng, kích thích cảm hứng nghiên cứu của người đọc.

3.3. Giọng điệu trần thuật

3.3.1. Giọng điệu triết lí

Như ta đã biết, nhân vật trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn hầu hết là những trí thức (nhà giáo, nhà báo), những nhà chính trị. Những nhân vật trí thức, những chính trị gia đích thực của nhà văn luôn là người có học thức uyên thâm, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Chính vì thế, người đọc nhận rõ sắc thái giọng điệu triết lý suy tư. Giọng điệu này được nhà văn sử dụng khá đậm đặc và có hiệu quả trên từng trang sách. Sắc thái ấy thường được sử dụng khi nhà văn đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống; khi nhân vật đi tìm những giá trị tinh thần đích thực vĩnh hằng; khi ông bày tỏ những suy tư về tình người, tình đời hoặc khi nhà văn phân tích, lý giải, khái quát một hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Ngay cả nhan đề tác phẩm cũng chính là một tín hiệu thẩm mỹ giàu chất triết lí về sống chết, phận người. Bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn được nhà văn đặt cho những cái tên đầy chất triết lí: Luật đời và cha con Lửa đắng.

Trước tiên là cái tên Luật đời và cha con, nói như Đỗ Minh Tuấn: “Cái tiêu đề Luật đời và cha con gợi lên một món nợ truyền kiếp nửa như nghiệp báo của nhà phật, nửa như ân oán giang hồ” [47, tr.537]. Đúng là cuốn tiểu thuyết đầu tay ngồn ngộn vốn sống chính trị này của nhà văn đã mô tả một guồng quay nghiệt ngã như vòng quay của bánh xe luân hồi lăn qua ba thế hệ cha con một cán bộ tuyên huấn cấp cao. Cái vòng quay ấy chính là sự vận hành của cơ chế tổ chức trong xã hội Việt Nam mấy thập kỉ qua trong nhằng nhịt những mối quan hệ gia đình xã hội, trong bao nhiêu biến tướng của cuộc đời. Cái luật đời ấy là: “Gia đình ông Hòe ngập ngụa những ấu trĩ, loạn luân và dối trá: người trụ cột viển vông và rốt cục đầu hàng thực tế, con trai đầu chết vì chủ nghĩa thành tích, con trai thứ hai say mê làm giàu để rồi bị vợ phản bội, con dâu chết vì tai nạn xe cộ trên đường đi chơi với tình nhân, con gái bất thành nhân dạng chỉ toàn những chuyện nhạt nhẽo chẳng ra vợ hiền chẳng ra cán bộ, cháu đích tôn thì ngạo ngược núp bóng cha anh để ăn chơi trác táng và gieo vạ cho cả bố và ông…Trong cái gia đình ấy cuối cùng cũng ló ra được một anh con rể là Trần Kiên, Bí thư Đảng ủy quận Lâm Du dám dũng cảm đổi thay cơ chế, đòi hợp nhất vai trò Bí thư với vai trò Giám đốc. Trong khi chưa làm được cuộc cải tổ tổ

chức này thì Kiên sẵn sàng nhận trách nhiệm trước mọi quyết định của mình trong tư cách Bí thư Đảng ủy. Thật oái oăm, chính cái dũng cảm, cái cấp tiến của anh đã khiến anh phải nhận lãnh kỷ luật về những bê bối sai lầm trong cơn sốt đầu cơ đất của địa phương do báo chí khui ra. Cái cơ chế mà ông bố vợ kiên trì rao giảng, cái thực tế mà bà mẹ vợ tích cực tham gia cuối cùng lại ụp mọi hậu quả lên đầu anh con rể tử tế và cấp tiến. Thông điệp toát lên từ cái lôgic nghiệt ngã ấy là, đời cha ăn mặn đời con khát nước, đời cha chỉ một sai lầm nhỏ, đời con phải trả giá theo nhiều cách khác nhau” [47, tr.539 - 540].

Cái tên Lửa đắng cũng mang ý nghĩa triết lí. Trả lời phỏng vấn trong bài Lửa đắng sẽ bùng cháy, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã nói: “Cái tên Lửa đắng xuất phát từ một đoạn nói về cuộc đấu khẩu mà thực chất là cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt giữa nhân vật “Cụ” và nhân vật “Tổng Bí thư” ở thời điểm cao trào. Cụm từ này chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Bạn đọc xem trang 597 thì sẽ hiểu ngay ý nghĩa của nó” [36]. Như vậy, Lửa đắng chính là thuốc đắng, là liều kháng sinh đặc trị những căn bệnh xã hội trầm kha, tưởng như không thuốc nào chữa khỏi. Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã đề cập đến rất nhiều căn bệnh xã hội trầm kha. Đó là căn bệnh chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy đôla,…thông qua câu chuyện Vũ Sán bảo vệ luận án tiến sĩ cùng các mánh khóe gian lận, bẩn thỉu để leo lên chức phó giám đốc. Đó là căn bệnh ăn hối lộ, tham ô qua thao tác ông Trần Đương - kẻ đương quyền mỗi khi khách ra về lại vội vã ngồi vào chỗ khách vừa đứng dậy và trong một phản xạ tự động lùa tay vào gầm bàn để túm lấy túi quà hối lộ,…

Trong tác phẩm, giọng điệu triết lí suy tư được thể hiện rất rõ khi nhà văn đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Chẳng hạn như trước vấn đề quán triệt nghị quyết Đảng đến các cơ sở, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải An đã không phổ biến nghị quyết cho cán bộ, công nhân viên. Lê Hòe là một cán bộ tuyên huấn hết lòng vì sự nghiệp của Đảng đã không khỏi suy nghĩ, trăn trở. Ông đã ghi vào cuốn sổ công tác những dòng suy tư đầy chất lí luận: “Công tác Đảng ở đây thế nào? Sự lãnh đạo của Đảng ở đây thế nào? Nghị quyết Trung ương mà không quán triệt đến từng cấp uỷ từng chi bộ, từng đảng viên thì làm ăn thế nào? Đấy là đường lối, là phương hướng. Mất phương hướng thì như thằng mù rồi còn gì. Vậy mà ở đây

“chúng nó” xếp xó có chết không cơ chứ. Thế thì ở đây, người ta lãnh đạo thế nào? Cấp uỷ làm gì? Người ta điều hành công việc ra sao? Chi bộ có họp không? Hay cũng thôi nốt?” [47, tr.23].

Tham nhũng đang là một vấn đề nóng trong xã hội. Nó không chỉ tồn tại ở một cá nhân hay một ngành mà tồn tại như một hệ thống trong toàn xã hội. Trong cuộc làm việc với cán bộ lãnh đạo Thành ủy Thanh Hoa, Tổng Bí thư với con mắt chính trị tinh tường đã nhìn thấu tim đen bọn quan tham, đã chỉ ra tính hệ thống của nạn tham nhũng: “...đồng chí nói là chưa gây hậu quả nghiêm trọng chứ gì? Nhưng đã mất rồi. Mất danh dự, mất uy tín của Đảng bộ, của chính quyền thành phố. Ai đời, một kẻ ất ơ như báo chí gọi, chuyên phe vé máy bay ở Matxcơva, học hành nửa đời nửa đoạn, mà chỉ bằng tiền - tiếng lóng gọi là đạn chứ gì, chắc ở đây phải là đạn khoan - mới có sức xuyên thủng cả một hệ thống chính quyền từ phường, quận lên thành phố đến tận Trung ương. Lẽ nào triết lí “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” lại đúng hả các đồng chí.... Đau quá các đồng chí ơi!” [47, tr.198]. Tác giả thật khéo léo khi để cho người lãnh đạo cao nhất của Đảng lên tiếng bởi nó cho thấy tham nhũng thực sự đã trở thành một vấn nạn của xã hội, cần cả xã hội chung tay giải quyết.

Khi nhà văn bày tỏ những suy tư về tình người, tình đời hoặc khi phân tích lý giải, khái quát một hiện tượng nào đó trong cuộc sống thì giọng điệu triết lí suy tư cũng được sử dụng khá thành công. Trong chuyến đi công tác nước Nga với con, Lê Hòe đã được con và bạn của nó dẫn đi thăm thành phố Matxcơva về đêm. Có một đoạn văn ngắn là những dòng suy tư triết luận rất hay về Matxcơva: “Như bất cứ thành phố nào về đêm, Matxcơva cổ kính và hiện đại trở nên huyền diệu, lung linh, đẹp hơn hẳn ban ngày. Lạ thế đấy. Lẽ nào cái huyền ảo, lung linh lại là cái mờ ảo, không rõ nét, không rõ mặt, không rõ ràng” [47, tr.327].

Giọng điệu triết lý còn được nhà văn dùng để lập luận khi cần đi sâu khẳng định những giá trị chân chính nào đó. Cuộc nói chuyện giữa “Cụ” và Tổng Bí thư sau việc tường thuật trực tiếp phiên xử án ở thành phố Thanh Hoa diễn ra căng thẳng. “Cụ” phản đối tất cả những việc Tổng Bí thư đã làm. Tổng Bí thư kiên quyết khẳng định lập trường, quan điểm đúng đắn của mình. Nhà văn đã rất thành công khi để cho

Tổng Bí thư có những dòng suy tư triết lí: “Cứ cái lối kỳ đà cản mũi thế này thì không thế làm việc được. Không nói về thái độ. Anh ấy nhiều tuổi thế, lại vốn là cấp trên mình. Khó chịu thế, chứ khó chịu nữa cũng phải chịu. Mà mình vẫn chịu đựng đấy chứ.

Điều cốt lõi là ý kiến về công việc. Gần như anh ấy phản đối hầu hết những việc mình làm. Tại anh ấy thiếu thông tin? Hay còn do hạn chế trong khả năng phân tích, đáng giá tình hình và xu hướng thời đại? Tại không còn khả năng sáng suốt trong tư duy nên cứ dựa vào kinh nghiệm cũ để xem xét tình hình mới.

Hay còn vì một điều gì khác?

Có thể lắm! Nếu thế, cũng là chuyện giải thích được. Người ta thường luyến tiếc thời đã qua của mình. Khi phải rời bỏ nó vẫn cố níu kéo, cố chứng tỏ quyền uy của mình bằng cách dùng thế lực cũ tác động vào tình hình mới.

Có lẽ cũng phải có quy định về việc này. Khoa học quản lý đã chỉ ra rồi. Người ta không thể mãi sáng suốt khi ngồi ở một vị trí lãnh đạo. Ngồi mãi một ghế đầu óc sẽ trì trệ, bảo thủ. Các nước phát triển tiến nhanh vì họ làm đúng quy luật của kinh tế thị trường đã đành. Nhưng còn nhờ họ có cách lập ra một bộ máy và xây dựng được một cơ chế khoa học cho bộ máy ấy vận hành. Một trong những nguyên tắc xác lập bộ máy ấy là không ai ngồi ở vị trí lãnh đạo quá hai nhiệm kỳ.

Không biết có nên nêu vấn đề này ra không?

Xem ra, thái độ của anh ấy quyết liệt đấy. Nếu phải trá giá bằng sự quyết liệt đáp lại thì cũng là vì công việc, vì sự bền vững lâu dài của Đảng này, đất nước này!” [51, tr.597 - 598]. Người Tổng Bí thư ấy còn khẳng định lập trường quan điểm của mình một lần nữa sau khi gặp ông Trịnh Trân, lại là những dòng suy tư đầy tính triết luận: “Cuộc làm việc với anh Trân càng củng cố thêm suy nghĩ của mình. Đúng là một lực cản đáng sợ. Cản tất cả những gì cản được, những ai cản được để chứng tỏ sự tồn tại của mình trên đời này “người ta” đều làm.

Đang ra sức cản mình đây. Đang đà chạy mà có kẻ ngáng chân ngã … ? Chấp nhận. Cái mất chỉ là của cá nhân ta. Cái được là của sự nghiệp chung.

Ta chấp nhận!” [51, tr.601].

Những dòng triết luận ấy làm hiện lên hình ảnh Tổng Bí thư là một cán bộ lãnh đạo hết lòng vì sự nghiệp chung của dân tộc, biết đặt lợi ích chung lên trên quyền lợi cá nhân, dám nghĩ dám làm, dám vượt qua mọi rào cản ngăn trở trong công việc.

Phải nói rằng Nguyễn Bắc Sơn lựa chọn giọng điệu triết lý suy tư trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của mình là rất phù hợp với cái nhìn, cách tư duy và hệ thống nhân vật của tác giả. Chính sắc thái giọng điệu này đã góp phần làm cho những trang viết của nhà văn có bề sâu trí tuệ, đưa người đọc tới sự cảm nhận sâu sắc thấm thía nhiều điều từ cuộc sống còn bộn bề, phức tạp hôm nay.

3.3.2. Giọng điệu hài hước mỉa mai

Giọng điệu hài hước trong tiểu thuyết đương đại có nhiều cấp độ. Có giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay; có giọng trào lộng, châm chích; có giọng tự trào; có giọng giễu nhại. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc nhờ người kể chuyện “biết đùa”. Giọng điệu hài hước trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới mẻ cho văn học nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng.

Với cái nhìn hiện thực bộn bề đa dạng, với trách nhiệm của một cây bút chân chính, Nguyễn Bắc Sơn trong bộ tiểu thuyết này đi sâu phát hiện nhiều điều bất cập bất ổn trong cuộc sống hôm nay. Để đưa lên trang sách những điều bất cập bất ổn ấy, nhà văn đã lựa chọn một phương tiện thật hữu hiệu. Đó là giọng điệu hài hước mang sắc thái mỉa mai phê phán. Dưới cái nhìn của nhà văn, giọng điệu hài hước được sử dụng để phơi bày những thói tật còn tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà nhà văn đã phản ánh thật tinh tế tâm trạng khác thường của một con người thật tầm thường, vụ lợi. Và cả khi miêu tả ngoại hình nhân vật với hàm ý mỉa mai, tác giả cũng sử dụng giọng điệu hài hước này.

Có thể dẫn ra câu chuyện chạy chức trưởng phòng của hai vận động viên maratông Sán và Ngân làm minh chứng cho vấn đề bất cập của cuộc sống, được nhà văn kể bằng giọng điệu hài hước mỉa mai. Ngay cách gọi “cuộc chạy đua ngầm” tác giả đã hàm ý mỉa mai trong đó. Cuộc chạy đua cho chiếc ghế trưởng phòng ấy đã tốn kém không biết bao nhiêu tiền của, công sức của cả hai vận động viên maratông. Trong cuộc chạy đua này, nhà văn chú trọng kể về ngày ăn mừng con sếp vào đại học. Tiếng cười đã được bật lên khi một nhân viên tếu táo nói thủng thẳng: “Các cụ bảo: Đẻ con khôn mát… người rười rượi, đẻ con dại thảm hại cả… người! Thế nên em tưởng sếp bà có con vào đại học thì không cần điều hoà cũng mát lắm rồi” [47, tr.243]. Nhà văn còn giải thích rõ hơn cho dấu ba chấm bằng một đoạn văn hài hước

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí