Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 13

phía sau: “Vấn đề là ở chỗ khi đọc đến tiếng “mát” anh ta ngừng lại một tí, rồi đến tiếng “cả” cũng lại ngừng một chữ như ngần ngừ, rồi Bờm mới đọc tiếp tiếng “người”, nên ai cũng nhận ra, thế vào tiếng “người” ấy lẽ ra phải là tiếng khác cơ, rất tục cơ, nên mọi người đều cười” [47, tr.243]. Chưa dừng ở đó, tác giả không chỉ cười mà còn có ý mỉa mai phê phán khi bồi thêm một đoạn văn hài hước nữa: “Thật ra công tử con sếp đã phải làm lại toàn bộ học bạ phổ thông trung học để du học tự túc đại học Ôxtrâylia. Bởi con sếp học kém tất cả các môn, trừ giáo dục thể chất và đã trót nghiện hút, chích choác rồi. Bây giờ phải tách ra khỏi đám bạn xấu để cách ly. Làm lại học bạ, không có nghĩa là anh phải đến từng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xin một điểm trung bình khác, một lời phê khác, chữ ký khác. Có người lo trọn gói cho anh, kể cả chữ ký giám hiệu, dấu đỏ đàng hoàng. Đây là một việc làm nhân đạo thay đổi môi trường xã hội và giáo dục. Ai cũng sẵn lòng giúp đỡ” [47, tr.243 - 244]. Đến đây, người đọc đã hiểu bản chất việc được đi học đại học của con sếp. Tiếng cười được bật ra nhưng không phải vì vui, vì sung sướng mà vì cay đắng, chua xót trước một thực tế phũ phàng.

Giọng điệu hài hước còn được Nguyễn Bắc Sơn sử dụng để phơi bày những thói tật còn tiềm ẩn sâu xa trong mỗi con người thông qua việc miêu tả chân dung nhân vật.

Đây là chân dung nhân vật Nguyễn Văn Hải - Bí thư Đảng ủy: “Cái mặt đầy những múi thịt dưới làn da bóng nhẫy đỏ tía tai như đang cãi nhau” [47, tr.86], “Hôm nay bí thư ăn mặc rất chỉnh tề. Lại thắt cả cravát nữa. Chỉ có điều, nó lại được đưa ra ngoài áo len cộc tay. Và giầy đen, quần sẫm mầu lại đi tất trắng” [47, tr.194]. Sau khi đọc mảnh giấy ghi kết quả kiểm phiếu, mặt của ông ta cũng thay đổi sắc độ rõ rệt: “Mặt đang đỏ lựng mà tái dại ngay như miếng thịt trâu ôi chợ chiều” [47, tr.197]. Rõ ràng là nhờ sắc thái giọng điệu hài hước mỉa mai này mà tác giả đã thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ của mình trước một con người đầy mưu mô, nham hiểm.

Một chân dung nhân vật khác cũng được khắc họa rất thành công nhờ giọng văn hài hước mang tính mỉa mai ấy chính là ông Lưu: “Đôi tròng mắt trắng dã, trên bộ mặt lưỡi cày mở to hết cỡ, tưởng như sắp rách mắt đến nơi, chứng tỏ người nói

giận dữ tột độ. Nước da tai tái, dù đã huy động tối đa cho máu dồn lên mặt, mà tái vẫn hoàn tái” [51, tr.309]. Đây là một con người nham hiểm, lòng dạ hẹp hòi, là kẻ ném đá dấu tay.

Giọng văn hài hước ấy còn được nhà văn sử dụng khá thành công để diễn tả một đặc điểm nào đó của nhân vật. Đó là đặc điểm rất khôi hài của Đại, thích được vợ kỳ lưng hơn là làm tình với vợ: “Không hiểu sao, mỗi khi về nhà, tớ lại phát ra cái bệnh ngứa mới kỳ. Ở đây có bị thế đâu? Đi công tác có bị thế đâu? Nghĩ cũng buồn cười. Vợ thì thèm lắm rồi, mà chồng thì cứ bắt gãi cái đã. “Sang trái một tí, chưa trúng, dịch lên một tí, sang phải tí nữa. Trúng rồi, hoan hô!” Cứ như hiệu chỉnh cho pháo ta nã vào tầu giặc ấy.“Gãi nữa đi em, gãi khoẻ vào, cào chảy máu ra cũng được. Thích quá! Sướng quá! Rộng ra tí nữa. Được đấy. Thôi, em gãi cả lưng đi, cứ mười móng tay mà cào, như nhà quê đi bừa ấy, đi chang thóc phơi trên sân gạch ấy. Thế, thế, sướng ơi là sướng, thích ơi là thích”” [47, tr.97]. Khi đã thỏa thê sau màn gãi ngứa, Đại mới chuyển sang “cái màn kia” nhưng lại đánh nhanh thắng nhanh, tốc chiến tốc thắng: “Khổ thế, tớ cứ phải xong cái màn gãi mới sang cái màn kia. Mà cái màn kia của tớ thì, cũng như phương châm đánh nhanh thắng nhanh truyền thống của quân đội ta. Đúng không các cậu?” [47, tr.97]. Cái giọng điệu hài hước mỉa mai của người kể chuyện ở đây chính là đoạn văn được vợ ngứa lưng của Đại chứa đầy cảm xúc, giống như là những khoái cảm sau một cuộc ân ái. Còn đoạn văn nói về cuộc làm tình của hai vợ chồng lại khô khan, không hề có một câu văn nào diễn đạt khoái cảm nhục dục. Với giọng văn hài hước có phần mỉa mai, có lẽ người kể chuyện muốn nói rằng đặc điểm này của Đại chính là một trong những nguyên nhân khiến cho vợ anh đi ngoại tình với người đàn ông khác.

Giọng văn này còn thành công trong việc miêu tả chân dung của kẻ có tật giật mình: “Vừa nhận ra tiếng mình, Sán đã tái mặt, rùng mình. Từ đâu đó sau gáy như có viên đá lạnh chạy suốt dọc sống lưng. Mồ hôi đổ ra như tắm. Rồi đũng quần ướt nóng, theo ống quần chảy xuống, lênh láng sàn nhà” [51, tr.482].

Hay khi miêu tả một hành động lặp đi lặp lại thể hiện bản chất của nhân vật thì giọng văn hài hước mỉa mai ấy đã được Nguyễn Bắc Sơn vận dụng rất thành công. Đó là hành động đáng ghê tởm của Lê Cường - tên sở khanh sành sỏi trong tình

trường: “Hắn rời khỏi người cô. Cô vẫn nhắm nghiền mắt chịu đựng, nên không biết hắn làm gì. Rồi hắn trở lại, tiếp tục hành cô. Lát sau hắn lại: “Nghỉ một tí em nhé”. Rồi lại trở lại tiếp tục. Mỗi lần như thế, hắn lại dùng một tư thế khác mà hắn học được trong sách Tố nữ kinh và buộc cô phải làm theo yêu cầu của mình” [47, tr.394]. Đó là hành động luồn tay xuống gầm bàn và đếm tiền hối lộ của Trần Đương - Phó giám đốc Sở Quy hoạch và kiến trúc. Hành động ấy đã vạch trần bộ mặt thật của Trần Đương: một cán bộ thoái hóa, biến chất về đạo đức, chuyên ăn của hối lộ.

Ngay cả những câu văn ngắn trong tác phẩm cũng có đan xen giọng điệu hài hước mỉa mai. Sau cuộc chạy đua ngầm cho chức trưởng phòng của hai vận động viên maratông Sán và Ngân, nhà văn đã kết luận lại bằng một câu văn ngắn: “Thật, không gì vô tổ chức bằng công tác tổ chức của cơ quan này” [47, tr.246]. Câu văn khẳng định nhưng khiến người đọc bật lên tiếng cười chua chát, đắng cay bởi thật không ai ngờ rằng, công tác tổ chức của một cơ quan lại là nơi vô tổ chức nhất. Cái kết luận ấy thật sâu sắc và thấm thía.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hay chỉ một câu văn ngắn: “Nhưng tổ chức thì thiếu gì mẹo vô tổ chức?” [51, tr.59] cũng ẩn chứa rất nhiều điều. Một câu hỏi tu từ nhưng ngầm ý là để khẳng định: tổ chức chính là nơi vô tổ chức nhất. Khẳng định như vậy ắt hẳn tiếng cười bật ra. Nhưng cái cười ấy chua xót, đau đớn. Nguyễn Bắc Sơn đúng là đã rất thâm thúy, tài hoa khi sử dụng những câu văn giàu sắc thái giọng điệu như vậy.

Sắc thái giọng điệu hài hước mỉa mai là một trong những sắc thái giọng điệu được Nguyễn Bắc Sơn sử dụng có hiệu quả trong tiểu thuyếtLuật đời và cha con Lửa đắng. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà những gam màu lạ trong dòng chảy của cuộc sống hôm nay được tác giả soi chiếu một cách thật tinh tế nhiều chiều và dễ dàng đưa lên trang sách. Sau tiếng cười, mỗi bạn đọc đều cảm nhận rõ sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước những bất cập bất ổn trong cuộc sống hôm nay.

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 13

KẾT LUẬN


Cùng với một số nhà văn đương đại, Nguyễn Bắc Sơn đã góp phần mang lại cho văn xuôi Việt Nam hiện đại một làn gió mới và khẳng định vị thế riêng, khó lẫn của mình. Ông đã đem đến cho bạn đọc những hiện thực về cuộc sống và con người thời đại hôm nay. Tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, đề tài nhằm khám phá cái tài, cái tâm, sự sáng tạo của một nhà văn trẻ về tuổi nghề nhưng già dặn kinh nghiệm, những yếu tố đã làm nên dấu ấn Nguyễn Bắc Sơn trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Mặc dù đến với tiểu thuyết khá muộn, song Nguyễn Bắc Sơn đã khẳng định những đóng góp của mình đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Với cách khai thác đề tài mới mẻ (chính trị), tập trung vào những bất cập trong cơ chế xã hội, những vấn đề của cuộc sống hôm nay, ông đã mang đến cho văn chương hiện đại một luồng gió mới ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, bằng những hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm sống phong phú của mình.

2. Chất cổ điển chi phối toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Bắc Sơn, điều này có thể thấy ngay ở cách tổ chức cốt truyện cũng như trong văn phong của nhà văn. Đó là kiểu cốt truyện liền mạch, tuyến tính. Ở đó thời gian cốt truyện trùng với thời gian trần thuật, các sự kiện được triển khai liên tục theo mạch thời gian từ trước đến sau, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng. Cuốn hút bằng những chi tiết đắt giá, những yếu tố ngoài cốt truyện được xây đắp công phu, được đan cài một cách khéo léo mà tự nhiên. Nguyễn Bắc Sơn không đánh mất cá tính sáng tạo của mình và vẫn hoà nhịp kịp thời cùng xu thế đổi mới chung với một giọng kể linh hoạt và mê say. Điều đó đã chinh phục nhiều thế hệ độc giả.

Xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, mạo hiểm của cuộc sống hiện tại, Nguyễn Bắc Sơn đã xây dựng được những cốt truyện chặt chẽ, sinh động với một dàn nhân vật đồ sộ. Các sự kiện xảy ra với mỗi nhân vật đều góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm cho những sự kiện chung gắn với sự phát triển của cốt truyện.

Bên cạnh thành công về cốt truyện, Nguyễn Bắc Sơn cũng đã kịp ghi lại những dấu ấn riêng trong tiểu thuyết của mình bằng việc xây dựng nhân vật phong

phú, đa dạng. Kiểu nhân vật nào cũng được ông thể hiện một cách đầy đặn và có những nét đặc sắc riêng. Xét về nội dung phản ánh của tác phẩm, có thể thấy nhân vật trong bộ tiểu thuyết liên hoàn Luật đời và cha con Lửa Đắng được chia làm hai tuyến rõ rệt, một bên là những nhân vật thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, một bên là những nhân vật đi ngược lại lý tưởng đó (nhân vật tha hóa). Mỗi kiểu nhân vật được nhà văn thể hiện bằng nhiều loại người với ngành nghề, địa vị, chức vụ, độ tuổi khác nhau. Tất cả hiện lên đầy sức thuyết phục qua biệt tài xây dựng nhân vật của tác giả. Nhiều biện pháp nghệ thuật, từ khắc hoạ chân dung nhân vật cho đến khắc hoạ tính cách và tâm lí nhân vật đã được vận dụng một cách tự nhiên.

3. Với dung lượng lớn, hệ thống nhân vật đồ sộ, sự kiện dày dặc, tiểu thuyết đòi hỏi nhà văn phải có một nghệ thuật tổ chức trần thuật phù hợp. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bắc Sơn đã đáp ứng được yêu cầu đó. Đó là sự thành công của người kể chuyện với những điểm nhìn linh hoạt. Đó là ngôn ngữ trần thuật phong phú với dày đặc ngôn ngữ chính trị - xã hội; ngôn ngữ bình dân đậm chất khẩu ngữ và ngôn ngữ hài hước, dí dỏm. Đó còn là sự đan cài nhiều giọng điệu trần thuật. Tất cả góp phần vào thành công cho nghệ thuật tự sự của nhà văn.

Đó là thành công của người kể chuyện với điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài. Sử dụng điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài giúp người kể chuyện kể lại câu chuyện một cách khách quan, đúng sự thực. Song điểm độc đáo trong lời trần thuật của Nguyễn Bắc Sơn chính là điểm nhìn đó được kết hợp với những câu hỏi tu từ, những dòng trữ tình ngoại đề lại giúp người trần thuật bộc bạch được tâm sự, thể hiện được quan điểm, thái độ của mình với sự kiện, nhân vật.

Thành công của nhà văn ở điểm nhìn nữa chính là sự dịch chuyển điểm nhìn vào nội tâm nhân vật. Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật vào nội tâm nhân vật khiến lời trần thuật chân thực và sinh động hơn. Khoảng cách giữa tác giả và nhân vật được rút ngắn tối đa, khó phân biệt được giọng kể của người trần thuật và giọng kể của nhân vật. Qua đó, người đọc hiểu rõ và sâu sắc hơn đời sống nội tâm của nhân vật.

Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bắc Sơn sử dụng ngôn ngữ trần thuật khá đa dạng. Trước tiên nó là bộ tiểu thuyết luận đề nên ngôn ngữ đặc trưng đầu tiên chính là ngôn ngữ chính trị - xã hội. Song nó lại phản ánh những con người thật, việc

thật trong xã hội nên ngôn ngữ còn đậm chất khẩu ngữ, bình dân. Giọng văn của nhà văn khi viết về các vấn đề nóng, về các nhân vật được thể hiện bởi ngôn ngữ hài hước, dí dỏm.

Giọng điệu trần thuật cũng là một thành công lớn trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn. Nguyễn Bắc Sơn lựa chọn giọng điệu triết lý suy tư trong bộ thuyết liên hoàn của mình là rất phù hợp với cái nhìn, cách tư duy và hệ thống nhân vật của tác giả. Chính sắc thái giọng điệu này đã góp phần làm cho những trang viết của nhà văn có bề sâu trí tuệ, đưa người đọc tới sự cảm nhận sâu sắc, thấm thía nhiều điều từ cuộc sống còn bộn bề, phức tạp hôm nay. Để giảm đi độ “nóng” của các vấn đề và tạo được sức hấp dẫn cho câu chuyện, giọng điệu hài hước mỉa mai là sự lựa chọn sáng suốt của nhà văn. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà những gam màu lạ trong dòng chảy của cuộc sống hôm nay được tác giả soi chiếu một cách thật tinh tế, nhiều chiều. Sau tiếng cười, mỗi bạn đọc đều cảm nhận rõ sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước những bất cập, bất ổn trong cuộc sống hôm nay.

Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, người viết mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Những vấn đề khác hy vọng sẽ được nghiên cứu trong các công trình tiếp theo để có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của tác phẩm và đóng góp của tác giả cho nền văn học Việt Nam đương đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Anh (2008), “Sẽ có phim nhựa Lửa đắng ?”, Điện ảnh kịch trường

(số 392), tr.18.

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NHX Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Lê Bách (tháng 10/2008), “Đọc Lửa đắng nghĩ về luật đời”, Báo Văn hoá văn nghệ, tr.16 - 17.

5. Lê Huy Bắc (25/11/2012), Cốt truyện trong tự sự, http://violet.vn/vubichquyen1980/entry/showprint/entry_id/8482661.

6. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 - Những đổi mới cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đào Thị Mỹ Dung (2009), “Cuộc trở dạ đau đớn”, Báo Văn nghệ (26/9).

8. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Phan Cự Đệ (1997), Văn học đổi mới và giao lưu văn hoá, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Đi qua ranh giới để tồn tại”, Báo Văn nghệ (01/4).

11. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Thiên Hà (07/12/2008), “Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn: Cơ chế là đề tài tôi quan tâm nhất khi sáng tạo tác phẩm”, Báo Pháp luật Việt Nam (số 293), tr.6.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội.

15. Nguyễn Chí Hoan (2006), “Một cuốn tiểu thuyết về đổi mới”, Báo Người Hà Nội (31/3).

16. Lê Hùng (2005), “Cuốn tiểu thuyết dự báo”, Báo Hà Nội mới (09/12).

17. Trần Hoàng Thiên Kim, (11/7/2008), “Nhà văn Bắc Sơn: Tiếp tục với Luật đời”, Báo Thể thao và văn hóa.

18. Ma Văn Kháng (2003), Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

19. Ma Văn Kháng (2012), “Lửa đắng bức toàn cảnh hôm nay”, Báo Văn nghệ (12/5).

20. Chu Lai (2009), Ăn mày dĩ vãng, NXB Lao động, Hà Nội.

21. Phong Lê (chủ biên), Văn học và hiện thực, NXB KHXH, Hà Nội.

22. Thạch Linh (2005), “Luật đời và cha con”, Báo Thể thao và Văn hóa (07/10).

23. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Đăng Mạnh (2004), Nhà văn - tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội.

25. Nguyễn Đăng Mạnh (2012), Văn học Việt Nam hiện đại - Những gương mặt tiêu biểu, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

26. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Công Minh (2005), “Một bức tranh sống động”, Báo An ninh Thủ đô (12/11).

28. Công Minh (2009), “Tiểu thuyết Lửa đắng - Bức tranh tha hoá quyền lực”,

Báo Nhà báo và công luận (Số 19, tr.14).

29. Phạm Xuân Nguyên (2006), “Chuyện không chỉ của thời nay”, Báo Lao động (11/3).

30. Phạm Xuân Nguyên (24-30/4/2009), “Lửa đắng và tiểu thuyết chính trị”,

Báo Nhà báo và công luận (Số 17, tr.14).

31. Nhiều tác giả (1986), Lí luận văn học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học (ĐHKHXH & NV), NXB Giáo dục, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023