Không Gian Kỳ Ảo Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương

NỘI DUNG

Chương 1

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN KỲ ẢO

TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG


1.1. Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật là “một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ” [44;72]. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật nào cũng có không gian nghệ thuật của nó. Không gian nghệ thuật tồn tại dưới các dạng: hiện thực, siêu thực.

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chứa đựng nhiều yếu tố kỳ ảo tạo nên không gian của chiều sâu tâm tưởng, không gian của còi âm, không gian của núi rừng hoang vu - nơi mà cảm nhận về cuộc sống cứ chập chờn đan cài giữa âm và dương, hư và thực; và những linh cảm, điềm báo cứ quẩn quanh bủa vây con người. Không gian kỳ ảo xâm nhập vào mọi ngò ngách của đời sống và tâm hồn nhân vật. Đó có thể là không gian ở còi trần với vô vàn cái kỳ lạ, không gian còi âm, không gian trong còi vô thức, không gian tâm linh của con người như không gian địa phủ, âm giới trong Những đứa trẻ chết già; không gian còi tâm linh, vô thức của những nhân vật trí thức trong Trí nhớ suy tàn Ngồi.

1. 1.1. Không gian mang màu sắc địa phủ, âm giới

Đó là những khung cảnh âm u, gợi không khí chết chóc hoang lạnh.

Trong Những đứa trẻ chết già, không gian mang màu sắc âm giới hiện hình với những âm thanh lạ, với bóng ma, ánh sáng... mang đặc điểm riêng của còi âm ti, địa phủ. Không gian của còi âm có khi ám ảnh còi trần bởi những tiếng vọng âm u từ dưới lòng đất. Nơi gốc si vào những đêm trăng “vợ

ông Bồi què đi ăn giỗ ở nhà họ hàng làng bên cạnh về, qua chỗ cây si bà ta nghe thấy tiếng người, chính xác hơn là tiếng đàn ông kêu thầm thì ở đó” [3;199]. Rồi những âm thanh đó lại tự nhiên biến đi “Ngọn Rùng đen thẫm in trên nền trời. Khói hương bốc ngùn ngụt. Ngay cả tiếng thầm thào ở gốc si cũng biến mất như kẻ tuân theo một mệnh lệnh nghiêm khắc” [3;59]. Có khi kỳ lạ hơn là những cái chết từ bao nhiêu năm tự nhiên trôi về. Sau khi cái xác của ông Trạch – một người làng chết mất xác ở chiến trường bao nhiêu năm nay tự dưng xuất hiện dưới gốc si thì có hàng loạt những cái xác của dân làng chết nơi đất khách quê người cũng tự tìm về. “Rồi mọi thứ cũng trở nên thường tình đến mức thành lệ. Hễ gia đình nhà ai có người chết ở nơi xa, cứ ra chỗ gốc si thế nào cũng thấy xác” [3;202]. Những hồn ma, xác chết hiện hình trở về khiến cuộc sống làng Phan trở nên u ám, hoang lạnh như còi âm. Trong tác phẩm còn có khung cảnh bãi tha ma với “những vì sao đột nhiên rùng mình”, “một vì sao mé Tây phình to rồi lao vút xuống”, “đám cỏ úa vàng cứ run rẩy, dãy dụa” và những ngôi mộ tự nhiên phát sáng, tiếng khóc ai oán vọng lên, những vết chân thú tự nhiên ứa máu, hình ảnh con Nghê hiện về trong dáng hình kỳ lạ...

Không gian còi âm còn hiện lên qua hình ảnh chiếc xe trâu lọc cọc nặng nề đi trong hoàng hôn rề rà mệt mỏi; không điểm xuất phát, không điểm dừng lại. Nó cứ đi, đi mãi trong còi vô tận, chở theo bao nhiêu điều bí ẩn, rùng rợn: “Không khí ảm đạm và lưu cữu. Hoàng hôn trung du bao giờ cũng rề rà, mệt mỏi. Những quả đồi chầm chậm lùi lại, chầm chậm xuất hiện. Đôi chỗ, chè hoang mọc xanh lên tận chóp đồi. Hương chè nhả ra, đặc chát” [3;18], “người âm dường như đang di chuyển, họ thấy những quả đồi chầm chậm lùi lại... như thế chết vẫn tiếp tục sống một đời sống không có âm thanh, hay âm thanh trong còi trần, người trần không nghe thấy được” [3;40]. Chiếc xe trâu kỳ lạ đó là cách để trí tưởng tượng của nhà văn “du linh” vào quá khứ đã tàn để có thể khám phá bí mật của con người từ thời nguyên thuỷ.

Theo quan niệm của người Việt Nam xưa, thế giới của người âm gián cách trên bàn thờ, trong cây đa, cây đề, trong núi Voi, hang ông Tạ... Còi địa phủ ấy, cất giấu linh hồn của tạo vật để tạo ra những “điềm” báo về còi dương gian mà theo kinh nghiệm dân gian sẽ biết đó là điềm gở hay điềm lành. Từ đó, con người có những cách giải điềm, giải hạn khác nhau. Trong những Những đứa trẻ chết già, cũng có những điềm gở nhân vật nhận biết từ không gian âm giới.

Trong tiểu thuyết Người đi vắng có không gian của bãi tha ma với những âm thanh ghê rợn cùng với ánh sáng đom đóm ma quái và những đốm lân tinh xanh lét. Người ta cảm thấy: “Hình như có những âm thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống khi ùa đến gần rồi lùi xa chập chờn mê hoặc... Đom đóm tự nhiên dạt ra, tán loạn, hốt hoảng”. Nơi ấy đêm đêm còn có tiếng rì rầm chuyện trò của các hồn ma, kể về cuộc đời, số phận của mình với bao nỗi niềm oan trái, bao ám ảnh tàn khốc: “Tiếng thét lại cất lên từ bãi tha ma thê lương, tuyệt vọng giữa cơn mưa thốc tháo”. Hay khung cảnh ma quái rợn ngợp như trò chơi ú tim đầy bí ẩn: “những tiếng thều thào cất lên cùng tiếng gò cành cạch vào cửa kính”.

Nhạc điệu của âm giới là những âm thanh: kình kịch, rì rầm, hổn hển, chập chờn, sột soạt, thều thào, cành cạnh...; những âm thanh nhỏ, yếu, mơ hồ, không rò nét làm nên “tiếng vọng nghe âm u” tự còi âm vọng về. Âm thanh xuất hiện mỗi lúc với mỗi âm điệu, sắc nhịp riêng, khi xa khi gần, khi đau thương ai oán, lúc não nùng man dại...; như lời yêu thương vụng trộm, như tiếng kêu oan, như lời đe dọa ác độc... tất cả xô bồ hiện về giữa còi trần gợi ám ảnh ghê rợn.

Trong những âm thanh ma quái vọng lên từ tiểu thuyết Người đi vắng, lời người còi âm xuất hiện nhiều nhất, với những giọng điệu khác nhau: lúc thì thầm ai oán, khi dậm dọa thách thức, khi oan trái tức tưởi hoặc âu yếm nhẹ

nhàng... Lời còi âm vọng lên cả ban ngày lẫn ban đêm, trong không gian ảo – thực, trong tiềm thức, trong vô thức.

Bảng khảo sát sau cho thấy các dạng biểu hiện của lời người còi âm đã biến thành hồn ma trong tác phẩm.

Bảng 1.1. Khảo sát lời người còi âm trong tiểu thuyết Người đi vắng


Chủ thể

(lời người còi âm)


Nội dung

Thời gian xuất hiện


Giọng điệu


Một thanh niên

Kêu than mình bị oan và mình không giết người.

Nằm mơ và đã bóp cổ một người đàn ông trong khi ông ta

bị sốt cao


Đêm


Kể lể, than vãn, kêu ca


Họa sĩ – đồng đội của Thắng

Luôn trở về gọi “Thắng ơi”

Chết vì bị Thắng bắn oan vào trán.

Mơ được vẽ nốt bức chân dung

về 40 khuôn mặt


Đêm, trong giấc ngủ

của Thắng)


Day dứt, trăn trở


Nam – học sinh cấp 3

Kể chuyện lớp học có cô giáo dạy môn sinh học với giờ thực hành mổ ếch.

Thuật lại tỉ mỉ cái chết của

mình do tai nạn ô tô ở cổng trường khi tan học


2h đêm bãi tha ma Linh Nham


Buồn, đau xót và tiếc nuối


Đứa trẻ mô côi

Ru em ngủ bằng những câu

chuyện kể về mẹ, về ông thiến lợn (chính là bố chúng)


(Ngôi mả)

Nhẹ nhàng

đầy yêu thương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 3


Tử thi trên chiếc băng ca

tự tử cắt mạch máu ở cổ tay trái (Một thanh niên có khuôn mặt dài, mũi mỏng, cằm nhọn, lông

mày lưỡi mác)


Kể về mối tình với người con gái tên Tuyết.

Thảm kịch xảy ra: giết kẻ đã hãm hiếp Tuyết, sau đó thả Tuyết xuống dòng sông.



Đau xót


Người đàn bà bị chồng ruồng bỏ

Nói về một vụ giết người, thủ phạm không bị tuyên án. Cuộc đời bất hạnh của người đàn bà bị chồng đánh đập, ruồng bỏ theo nhân tình. Ba năm sau, chồng trở về, chị ta chết vì bị chồng lấy búa bổ giữa đỉnh đầu và chồng chị cũng chết do xô

xát với vợ.



Cay đắng và oan ức

Cái thai

Tâm sự với Dế rằng nó tự bỏ đi

vì mẹ nó không muốn có nó.


Hờn dỗi,

trách móc


Cô gái trẻ


Thắt cổ tự tử ở cây bàng vì bị người yêu phụ bạc.


Giãi bày, chia sẻ

mong được giải thoát

linh hồn.

Qua bảng khảo sát trên, ta thấy hiện lên dấu ấn còi âm đậm đặc. Với lời người còi âm, cuộc đời những người đã chết được tiếp nối giúp người ta hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống. Các hồn ma đều chịu chung số phận đau khổ, khi sống thì oan ức, khi chết thì trở thành những oan hồn không tìm được nơi hoá giải nỗi oan khổ đã mang theo xuống dưới mồ. Lời người âm đã giúp ta nhận ra rằng, đâu phải ba thước đất có thể vùi lấp đi tất cả. Còn bao nhiêu khao khát cần được thực hiện, bao nhiêu ẩn ức cần giải toả, bao nỗi đau cần xoa dịu... Hãy nghe giọng dỗi hờn rất trẻ con của một cái thai đã chết: “Mình là một cái thai, mình bỏ đi mặc dù chẳng bao giờ tự ái. Người đàn bà ấy không thích thì mình đi...”, hoặc tâm sự buồn buồn mà đau xót của đứa trẻ bị xe ô tô cán chết: “Con vẫn nhớ lời mẹ dặn nhưng không hiểu sao lúc ấy con quên mất cứ thế chạy thẳng từ cổng ra. Chú lái xe cũng hiền... bánh xe to quá mẹ ạ... con chẳng đau đớn gì, chỉ tội buồn, rất buồn, tất cả những cái gì đen đen bên cạnh cũng buồn”... Một bức tranh về còi sống hiện lên từ còi chết với nỗi đau của lòng mẹ, khuôn mặt đầm đìa máu của người đàn bà. Lời còi âm vọng về biết bao điều đau đớn mà những đứa trẻ, những người mẹ... đã trải qua.

Có khi lời còi âm trong tác phẩm dã dựng lại những vụ án mà người sống không tìm ra cách phá án. Trong thế giới của còi âm, mọi tội lỗi, cái xấu được phơi bày không giấu giếm: “tình cảm vợ chồng dẫn đến một vụ án mạng về cái chết kỳ bí của người chồng và sự mất tích của người vợ; tình yêu đôi lứa lại gây ra cái chết oan uổng tức tưởi cho người con gái nông nổi; tình mẫu tử lại buộc những đứa trẻ chưa kịp thành hình phải lặng lẽ bỏ đi trong oán giận” [41].... Qua các dạng biểu hiện của lời người còi âm, ngòi bút tác giả đã đưa chúng ta đến một nơi bí mật có thể chứng kiến biết bao số phận, cảnh đời oan trái. Nguyễn Bình Phương mượn lời người đã chết để khám phá về người còn sống. Hồn ma và lời những bóng ma mang tính kỳ ảo nhưng những yếu tố của đời sống được phản ánh lại mang tính chân thực.

Không gian còi âm còn xuất hiện qua ánh sáng lạnh lẽo, đầy ám khí: “Con mèo chụm chân giương đôi mắt xanh lét nhìn ra khu vườn um tùm... cạnh cửa sổ, ánh sáng lờ mờ soi lên chiếc phản bỏ không”, “trăng sáng lạnh giữa bãi cỏ mấp mô”... Thứ ánh sáng ma quái đó khi thì thu gọn trong một chấm nhỏ trong mắt mèo, khi trải dài bàng bạc vô định bao trùm khắp không gian, có khi tan chảy thành dòng sông mờ ảo, làm toát lên một không khí lạnh lạnh rợn rợn.

Trong Những đứa trẻ chết già, có không gian mộ nơi diễn ra nhiều biến hoá kỳ ảo. Không gian mộ của tác phẩm không còn là điểm không gian khép kín "đào sâu, chôn chặt" mà là sự biến đổi khôn lường gắn liền với định mệnh về kho báu của một dòng họ. Gần cuối tác phẩm, khi mọi yếu tố được hội tụ đầy đủ cho hành trình mở cửa kho báu truyền từ ngàn đời của nhà cụ Trường thì một biến cố xảy ra: Ba ngôi mộ của những người thân đã được gia đình cụ canh giữ cẩn thận bỗng phát sáng, biến dạng: “Cùng một lúc cả ba ngôi mộ nhấp nháy phát sáng. Ánh sáng xanh lét, nhoáng nhoàng tạo nên một không khí ma quái rùng rợn. Rồi có tiếng cười the thé cất lên. Qua ánh chớp mọi người nhìn thấy một chiếc xe trâu vụt loãng thành làn khói mỏng mảnh tan vào không khí lấp lánh” [3;299]; cả ba ngôi mộ bay vút lên không trung: “một cơn gió thốc mạnh kèm theo tiếng nổ kinh hoàng. Cả quả đồi rùng mình bửa đôi. Ba ngôi mộ bay vút lên thành ba vệt đen thẫm sau đó mất hút vào giữa khoảng không vô tận. Ở kẽ nứt của quả đồi, khói phun lên dày đặc, trong đó thấp thoáng hàng đoàn người lả lướt bay, mặt ngoái về phía Bắc” [3;307]. Những ngôi mộ biến mất, cuộc giành giật kho báu cũng kết thúc thảm thương, ảo tưởng của những kẻ tham lam cũng tan thành mây khói.

Không gian bãi tha ma hiện diện hầu hết trong các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương với những đốm lân tinh màu xanh, vệt sáng hắt lên, tiếng kêu thì thầm ai oán... Khung cảnh đó thường hiện ra giữa núi rừng Thái Nguyên vào lúc hoàng hôn bảng lảng, trong những đêm đen hay ngập chìm

trong những cơn mưa: “đom đóm bị trăng át đi chỉ còn là vô vàn đốm sáng mờ nhạt thoi thóp như đống lá cháy đang tàn. Tiếng chó tru lên lúc gần lúc xa nghe day dứt” [6;93]. Thụy Khuê đã phát hiện trong Người đi vắng có tính chất hiện thực linh ảo âm dương. Tiểu thuyết tạo cho người đọc cảm giác bị lạc vào vùng đất bị ma ám, nơi những linh hồn vẩn vơ đi lại.

Đọc Nguyễn Bình Phương người ta thường đặt câu hỏi vì sao nhà văn hay viết về không gian mang màu sắc địa phủ, âm giới như vậy? Có thể tìm lời giải đáp từ quan niệm sáng tác của nhà văn.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Thể thao, Nguyễn Bình Phương đã nói: hành trình sống của mỗi con người là một cuộc trôi dạt, với tư cách công dân, tôi trôi dạt trong các sự kiện xã hội; với tư cách nghệ sĩ, tôi trôi dạt trong các nhân vật. Nhà văn đã trôi dạt cả vào những vùng địa hạt “cấm” trong cảm nhận trực giác là còi âm, còi tâm linh, vô thức ngàn đời bí hiểm. Đẩy ngòi bút tiểu thuyết của mình "trôi dạt" trong còi âm ti, địa phủ đó, Nguyễn Bình Phương đã mở rộng giới hạn phản ánh hiện thực của tiểu thuyết theo quan niệm của nhà văn.

Viết về còi âm, về cuộc sống với những bóng ma, âm thanh, màu sắc, cả sự hoài thai sinh nở..., Nguyễn Bình Phương đã dùng yếu tố kỳ ảo để vẽ lên màn sương huyền bí bao phủ không gian còi âm như một phương tiện để truyền tải thông điệp về cuộc sống.

1. 1.2. Núi rừng hoang vu chứa đầy sự huyền bí

Ở Thái Nguyên, người ta rất quen với những cái tên Linh Nham, làng Phan, núi Hột... Nhưng đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, cũng những địa danh ấy người đọc lại lạc vào một thế giới kỳ bí, hoang sơ thời “Thoạt kỳ thuỷ”. Khung cảnh núi rừng thâm u với những địa danh làng Phan, núi Rùng, núi Hột, dòng Linh Nham, sông Cái, xóm Soi... là những không gian có thực của vùng bán sơn địa Thái Nguyên, cũng là không gian nghệ thuật của nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022