Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn

Hải Phòng là mảnh đất có lịch sử phát triển lâu đời, có di chỉ Cái Bèo (Cát Bà) cách đây

6.000 năm, các di tích khảo cổ ở vùng Thủy Nguyên cách đây trên 2.000 năm. Hải Phòng có trại An Biên, quê hương của nữ tướng Lê Chân từ thủa đầu dựng nước. Hiện nay, Hải Phòng còn giữ được nhiều di tích lịch sử có giá trị. Hải Phòng hiện nay đang phát triển ba điểm du lịch: trung tâm thành phố, bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà.

Các điểm tham quan ở trung tâm TP. Hải Phòng

Đền Nghè

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan...

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Bằng tấm lòng "hằng tâm, hằng sản" của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối "chồng diêm tầng 4 mái". Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế... Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp "rồng chầu, phượng đón" vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn.

Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là "thông điệp văn hoá" gửi lại cho đời sau.

Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ.

Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình. Chính giữa dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ nữ đảm đang phúc hậu. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh. Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết.

Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè - An Biên cổ miếu ngày nay. Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 6

niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may.

Điểm du lịch Đồ Sơn

Đồ Sơn là một bán đảo được tạo bởi dãy núi chín ngọn vươn ra vịnh Bắc Bộ và một tách ra đứng một mình là hòn núi Độc, cách trung tâm nội thành Hải Phòng khoảng 20km về phía đông nam. Đồ Sơn có nhiều điểm tham quan như bến Nghiêng (bến tàu không số), đảo Hòn Dáu, biệt thự Bảo Đại.

Bến Nghiêng – bến tàu Không số

Bến Nghiêng - Đồ Sơn hiện là bến đỗ của tàu ra thăm đảo Hòn Dáu. Nơi dây cũng là Cảng xuất phát của tàu du lịch đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Móng Cái.

Cách đây hơn 50 năm, ngày 15/5/1955, tại bến Nghiêng, tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ - Hiệp định đình chiến giữa chính phủ thực dân Pháp và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau 9 năm kháng chiến gian khổ.

Bến tàu Không số ở chân đồi Vạn Hoa cạnh thung lũng xanh, hiện có khách sạn 100 phòng của Công ty Du lịch quốc tế Đồ Sơn. Dấu tích cầu cảng k15 xưa nay chỉ còn lại những cột bê tông. Cầu cảng này được xây dựng và bảo vệ bí mật, là nơi đỗ của những chiếc tàu không số, chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ chở 30 tấn vũ khí đầu tiên đã xuất phát ở đây. Sau 6 ngày lênh đênh trên biển cả, tàu đã cập bến tại Cà Mau, chuyển giao toàn bộ vũ khí cho quân khu 9. Tất cả có gần 100 tàu thuyền với tổng số 168 chuyến đi xuất phát tại đây - con đường được mệnh danh là "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển".

“Bến tàu không số”, điểm khởi đầu của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, tại Đồ Sơn, Hải Phòng, vừa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2008.

Đảo Hòn Dáu

Hòn Dáu có thể do tiếng địa phương đọc chệch đi từ Hòn Dấu... Đảo như là điểm đánh dấu để thuyền ra khơi đánh cá quay trở về. Đó là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng 1 km. Người ta ví như chín con rồng đang chầu về viên ngọc.

Trên đảo có rừng đa thuần nhất, nguyên sinh lâu đời hiếm thấy dọc miền Duyên hải phía Bắc. Chuyện kể rằng, nếu ai lấy đi một cành cây, hòn đá thì sẽ bị ốm đau, cả nhà bị tai hoạ. Có lẽ vì tin niệm như vậy, mà rừng được bảo vệ tồn tại cho đến bây giờ, có cây 4 đến 5 người ôm không xuể.

Ngay ở bến tàu lên là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Truyền thuyết kể lại rằng: Vào khoảng thế kỷ thứ 13, dân làng vớt được xác mang chiến bào của tướng nhà Trần. Thi thể được đặt ở chân đồi của đảo để ngày hôm sau khâm liệm. Sáng hôm sau mối đùn lấp kín thi thể thành một nấm mộ lớn. Thấy điềm lạ, dân làng lập đền thờ. Đền rất thiêng, dân chài thường qua đây cầu được an bình mỗi khi ra khơi đánh cá. Hằng năm vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, làng mở hội lễ tạ và ra ngủ một đêm trên đảo để hưởng lộc của thần.

Đảo là cửa ngõ của Cảng Hải Phòng. Năm 1884, cây đèn biển (hải đăng) được xây dựng trên đỉnh núi của đảo. Lúc đầu được xây dựng toàn bằng đá khối với các hoa văn khá đẹp. Do chiến tranh tàn phá, qua nhiều lần sửa, đèn gần như được xây dựng lại hoàn toàn. Đèn cao 67m, chiếu sáng 24 hải lý, qua 100 bậc mới lên được đỉnh đèn. Nhà nghỉ người coi đảo

còn nguyên vẹn xây dựng năm 1902, hiện nay khu vực này được tu tạo mở rộng để đón khách tham quan.

Biệt thự Bảo Đại

Biệt thự nằm trên đỉnh đồi Vung cao 36 m so với mặt nước biển, thuộc khu II Đồ Sơn. Biệt thự được xây từ năm 1928 của Toàn quyền Đông Dương Pafquiere. Ngày 16- 6 -1949, Toàn quyền Đông Dương tặng cho vua Bảo Đại. Từ đó ngôi nhà này được gọi là biệt thự Bảo Đại.

Ngay từ năm 1933, sau 1 năm lên cầm quyền, Bảo Đại đã đến đây. Mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này. Đứng ở đây có thể nhìn toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn và thả tầm mắt theo biển mênh mông đến tận chân trời. Hơn nữa, khí hậu ở đây ôn hòa, nhất là vào mùa hè rất mát mẻ.

Tháng 5 - 1955, miền Bắc được giải phóng, ngôi nhà được giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. Thời gian trôi đi, chiến tranh tàn phá, ngôi biệt thự xuống cấp. Ngày 28 - 3 - 1984, Bộ Quốc phòng bàn giao cho Công ty Du lịch Hải Phòng, nay là Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý.

Được phép của Nhà nước, Công ty đã phục chế lại và sau hai năm, ngày 26 - 7 - 1999, biệt thự mở cửa đón khách tham quan và nghỉ qua đêm. Diện tích toàn khu vực là 900m2. Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của Vua, Hoàng hậu, các Hoàng tử và Công chúa. Các tư liệu và ảnh của Bảo Đại cùng gia đình do nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân và bà con Việt kiều ở Pháp cung cấp. Du khách đến đây tham quan có thể mặc triều phục, thưởng thức các loại bánh Huế, dự ngự thiện và mua đồ lưu niệm về biệt thự này.

Điểm du lịch Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là một quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải cách cảng biển Hải Phòng khoảng 75 km. Người dân trên đảo sống bằng nghề khai thác hải sản, lâm sản, đốt rừng làm rẫy và làm dịch vụ du lịch.

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà của ngày nay. Hiên nay, trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp:

- Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.

- Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng.

- Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ đá thiên nhiên. Động này có thể chứa hàng trăm người.

- Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi.

- Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang.

- Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh v.v... là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy.

Hiện nay, Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ. Trải qua, quá trình khai thác phát triển, hiện nay điểm du lịch này vẫn còn giữ được những nét hoang sơ. Cùng với việc khai thác phát triển du lịch biển, Cát Bà còn biết đến là điểm du lịch sinh thái cho nhiều nhà nghiên cứu động thực vật và khách du lịch trong, ngoài nước.

2.2.4.4. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử

- Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử - Hạ Long – Bái Tử Long

- Hà Nội – Trà Cổ - Trung Quốc

- Hà Nội – Hải Phòng

- Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Bái Tử Long

- Hà Nội – Lạng Sơn – Móng Cái – Trà Cổ - Hạ Long

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch 2 ngày 1 đêm

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử - Hà Nội (phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – Yên Tử - Côn Sơn

Sáng: Khởi hành từ Hà Nội đi tham quan Yên Tử, ăn trưa tại Yên Tử Chiều: Về Côn Sơn, lưu trú tại Côn Sơn

Ngày 2: Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hà Nội

Sáng: Tham quan Kiếp Bạc – Côn Sơn, ăn trưa tại Côn Sơn

Chiều: Từ Côn Sơn, đi tham quan TP. Hải Dương, mua sắm và về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội (phương tiện ô tô, kết hợp tàu thủy)

Ngày 1: Hà Nội – Hạ Long

Sáng: Khởi hành từ Hà Nội đi đến TP.Hạ Long

Trưa: Ăn trưa trên tàu tham quan Vịnh (lựa chọn tuyến tham quan vịnh 4 tiếng) Tối: Xem biểu diễn nghệ thuật trên đảo Tuần Châu. Về TP nghỉ đêm

Ngày 2: Hạ Long – Côn Sơn – Hà Nội

Sáng: Từ Hạ Long đi tham quan Kiếp Bạc, ăn trưa tại Kiếp Bạc

Chiều: Tham quan Côn Sơn, qua TP. Hải Dương, mua sắm và về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Cát Bà – Hải Phòng – Hà Nội (phương tiện vận chuyển ô tô hoặc kết hợp với tàu cao tốc)

Ngày 1: Hà Nội – Cát Bà

Sáng: Đi Hải Phòng bằng đường bộ, qua phà Đình Vũ, phà Gót hoặc đi tàu cao tốc Đồ Sơn đi Cát Bà. Ăn trưa tại Cát Bà

Chiều: Tắm biển ở bãi Cát Cò, Cát Dứa, nghỉ đêm trên đảo Ngày 2: Cát Bà – Hà Nội

Sáng: Tắm biển, tham quan VQG Cát Bà

Chiều: Nghỉ ngơi, từ Cát Bà lên xe về Hà Nội.

Chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm

Chương trình du lịch: Hà Nội – Kiếp Bạc – Côn Sơn – Hạ Long – Cát Bà – Hà Nội (phương tiện vận chuyển ô tô kết hợp tàu thủy)

Ngày 1: Hà Nội – Côn Sơn – Hạ Long

Sáng: Xuất phát đi tham quan Kiếp Bạc – Côn Sơn, ăn trưa tại Côn Sơn Chiều: Tham quan đền Cửa Ông, núi Bài Thơ, tắm biển

Tối: Xem biểu diễn nghệ thuật tại đảo Tuần Châu, nghỉ đêm trên đảo hoặc tại thành phố Hạ Long

Ngày 2: Hạ Long – Cát Bà

Rời Hạ Long, đi thuyền tham quan Vịnh. Ăn trưa trên tàu và khởi hành đi Cát Bà, tham quan vịnh Lan Hạ. Tối nghỉ đêm trên đảo Cát Bà.

Ngày 3: Cát Bà – Hà Nội

Sáng: Tắm biển, tham quan VQG Cát Bà Chiều: Nghỉ ngơi, khởi hành về Hà Nội

2.2.5. Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn

2.2.6.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử và nhiều danh thắng, hấp dẫn du khách và thuận lợi cho việc tổ chức phát triển du lịch.

a) Điểm du lịch Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên,Việt Nam. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây, được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20 -176 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất; Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh; Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu; Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi trường.

Hồ gồm một đập chính dài 480m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.

Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: Du thuyền trên mặt hồ thăm các

đảo; Thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc

- nàng Công); Thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp...

Bên cạnh núi Cốc, sông Công, núi Văn, núi Võ, núi Quần Ngựa, nơi đây là chỗ tướng quân Lam Sơn Lưu Nhân Chú luyện binh, tích trữ lương thảo, lấy núi Văn, núi Võ kề bên làm sân tập, lấy nước sông Công nuôi quân để góp phần vào chiến thắng Chi Lăng năm 1427.

Hiện nay, hệ thống nhà nghỉ, bể bơi, bến thuyền đã được quy hoạch, xây dựng tương đối tốt, phục vụ khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.

b) Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng từ năm 1960, nằm giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội hơn 80 km về phía Bắc. Bảo tàng có diện tích 28.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho việc trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác.

Khi mới được thành lập, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam với tên gọi là Bảo tàng Việt Bắc với chức năng nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc khu Việt Bắc.

Năm 1976. Khu tự trị Việt Bắc giải thể, Bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về trực thuộc Bộ Văn hoá Thông tin quản lý. Đây là giai đoạn chuyển hướng nội dung hoạt động từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành về Văn hoá dân tộc.

Hiện nay hệ thống trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã hoàn chỉnh với hệ thống 5 phòng trưng bày được xây dựng trên cơ sở nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hoá vùng, giới thiệu bản sắc văn hoá 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư trú. Bao gồm một gian long trọng và hệ thống 5 phòng trưng bày.

Phòng số 1: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường( Việt, Mường, Thổ, Chứt.

Phòng số 2: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái( Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.

Phòng số 3: Trưng bày văn hoá các tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao( H'mông, Dao, Pà Thẻn), nhóm ngôn ngữ Ka Đai( La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo) và nhóm ngôn ngữ Tạng Miến( Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La).

Phòng số 4: Trưng bày văn hoá 21 tộc người nhóm ngôn ngữ Môn Khơ mer( Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H'rê, Kháng, Khơ mer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng).

Phòng số 5: Trưng bày văn hoá các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo( Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và nhóm ngôn ngữ Hán( Hoa, Ngái, Sán Dìu).

Từ khi thành lập, bảo tàng đã thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế tham quan, nghiên cứu, tìm hiều bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

2.2.5.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh có diện tích 4.795.5km2, dân số tỉnh theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi có nhiều phong cảnh đẹp, thơ mộng, hữu tình có nhiều rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học cao. Bắc Kạn cũng là một trong những tỉnh có nhiều

truyền thống cách mạng, có giá trị văn hóa truyền thống. Do đó, Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng để phát triển du lịch như chùa Thạch Long, VQG Ba Bể…

a) Vườn quốc gia Ba Bể

Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể, các thị xã Bắc Cạn 40 km. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ.

Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc, có diện tích 7.610 ha (30 km²), nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m. Nằm trên độ cao 178 m, hồ Ba Bể là "hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam". Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Ngoài ra, hồ Ba Bể còn là 1 điểm du lịch nổi tiếng, là “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn đã và đang nổi lên là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách, nhất là vào thời điểm đầu xuân và hè.

Hồ dài hơn 8 km, chỗ rộng nhất khoảng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30m. Ðoạn giữa hồ hơi eo lại. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ, một đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước (nên còn gọi là đảo An Mã). Đến Hồ Ba Bể, du khách có dịp được dạo quanh hồ nước trong xanh bằng thuyền độc mộc rất đặc trưng của dân tộc bản địa hoặc bằng thuyền máy rồi ra sông Năng và thăm thú nhiều thắng cảnh tự nhiên.

Tối đến, có thể ngủ lại ở khu nhà gần hồ hoặc ngay tại nhà của người dân tộc Tày, Nùng. Thác Đầu Đẳng cách thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) 16 km. Thác dài 2 km, hòa cùng với phong cảnh rừng nguyên sinh, tạo thành ấn tượng khó quên. Thác Đầu Đẳng nằm trên dòng sông Năng, là nơi tiếp giáp giữa Bắc Kạn với tỉnh Tuyên Quang. Thác Ðầu Ðẳng nằm giữa hai dãy núi đá vôi, có độ dốc lớn, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn, nhỏ xếp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500m, tạo thành một thác nước ngoạn mục kỳ vĩ, hoà với phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tượng khó quên. Không những vậy, tại đây còn xuất hiện loại cá chiên (có những con nặng trên 10 kg) là loại cá hiếm thấy hiện nay.

Năm 1995, hồ Ba Bể được Hội nghị về hồ nước ngọt thế giới công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.

VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá, có diện tích 23.340ha. Đây là hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh với 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại động vật quý hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch… vẫn còn được lưu giữ tại đây.

Một số hệ sinh thái trong VQG Ba Bể

HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi, phân bố trên độ cao 400 – 700m, có các loài cây gỗ quý: nghiến, trai, đinh, lát hoa, tràm trắng…

HST rừng thường xanh mưa nhiệt đới ở thung lũng, phân 4 tầng với các loài sấu, thung…

HST rừng thường xanh trên núi đất, phân bố ở độ cao 200 – 800m gồm các loài cây: dâu, lát, đinh, sấu…

2.2.5.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích là 6.690,72 km², phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Cao Bằng là tỉnh có địa hình đồi núi, khí hậu mát mẻ quanh năm, có nhiều phong cảnh đẹp nổi tiếng với núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam, có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, kết hợp với du lịch văn hóa các dân tộc, du lịch vùng biên.

a) Di tích Pắc Pó

Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách thị xã Cao Bằng 50km. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).

Di tích Pắc Pó cách thị xã Cao Bằng khoảng 60km, đi theo đường tỉnh lộ 203.

Sau 30 năm buôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28 – 1 – 1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước qua cột mốc 108. Cùng về với người có đồng chí Lê Quảng Ba. Để thuận tiện cho việc hoạt động cách mạng và giữ bí mật, ngày 8 – 2 – 1941 Bác chuyển ra và làm việc tại hang Pắc Pó. Bác thường phải đốt củi để sởi ấm, trong hang còn lưu giữ một tấm gỗ là giường nằm của Bác.

Pác Pó theo tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn” và cũng thật trùng hợp nơi đây được coi là cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Các điểm di tích quan trọng:

- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.

- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.

- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.

- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.

- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.

- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.

- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.

- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí