Ngôn Ngữ Bình Dân Đậm Chất Khẩu Ngữ

Nhà văn đã giúp người đọc quay ngược thời gian về thời đã qua, nhìn lại những sai lầm của quá khứ, có lẽ là để suy ngẫm và rút kinh nghiệm cho thực tế ngày hôm nay.

Thực tế ngày hôm nay thì sao? Không dấu diếm nhà văn đã đưa ra rất nhiều vấn đề, nhiều cái có thực trong cuộc sống đương đại này. Chúng ta có thể liệt kê theo thứ tự một số dữ liệu lịch sử có thực như sau:

(1) Tại phiên họp thường vụ Đảng ủy, để bảo vệ Trần Kiên trước những lời phê phán của Bí thư đảng ủy, giám đốc đã dẫn lời của Tố Hữu vào trong lời nói của mình: “Ông Tố Hữu có nói trái tim ông chia ba phần, phần cho Đảng nhiều hơn cả, còn hai phần kia chia đôi, một phần cho thơ và một phần cho vợ, là một cách nói hình ảnh thôi, chứ làm sao chia ngăn, chia ô ra được…” [47, tr.137]. Dẫn như vậy, ý của ông là Trần Kiên đã làm đúng nhiệm vụ của một kĩ sư quản lí điều hành và không hề tách biệt ra khỏi ý thức Đảng.

(2) Để nói lên chính kiến của ông về chuyện thành phần, giám đốc cũng đã đưa ra lời dạy của Bác: “Thì Bác Hồ đã bảo: “Đảng ta phải làm sao cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” là gì?” [47, tr.137].

(3) Tại cuộc họp Ban chấp hành mở rộng, việc xét kết nạp Đảng của Trần Kiên được đem ra xét. Phe của Bí thư Đảng ủy áp đảo, để công bằng ông đã viện dẫn lời của Bác Hồ: “Chúng ta không bao giờ quên được lời dạy của Bác Hồ, người sáng lập ra Đảng ta: “Phải giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như gìn giữ con ngươi của tròng mắt mình” [47, tr.196] và quyết định cho bỏ phiếu kín.

(4) Hay trong lần sang Nga cùng con trai, ông Lê Hòe đã nhớ lại câu nói của vị nguyên thủ Nga: Nếu ai không luyến tiếc một thời Liên bang Xô Viết thì người ấy không có tim. Nếu ai muốn khôi phục lại Liên bang Xô Viết thì người ấy không có óc[47, tr.330].

(5) Lê Hòe đã động viên con rể Trần Kiên là anh sẽ cải chính trong thực tế câu người ta vẫn cứ giễu không oan: “mất mùa là tại thiên tai. Được mùa là tại thiên tài Đảng ta” [47, tr.442].

(6) Rồi khi bàn công việc với Kiên, Hùng đã đưa ra những con số cụ thể về mức độ nhiễm bẩn của nền hành chính nước ta: “Tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra

mấy trăm tiêu chí để xếp loại, thì chỉ số tham nhũng ở ta đứng thứ 102/145 nước. Các khoản chi ngoài pháp luật trong xuất nhập khẩu của ta đứng thứ 100, trong khi đó Thái Lan là 72, Trung Quốc là 54, còn thu thuế xuất nhập khẩu của ta thì đứng thứ 97, dịch vụ công là 91” [47, tr.471]. Và hình thức xử phạt đối với quan chức chính phủ tham nhũng ở Trung Quốc: “Ở Trung Quốc, người ta đã kết án tử hình cả uỷ viên Bộ Chinh trị, bí thư Thành uỷ Bắc Kinh Trần Hy Đồng kia mà. Đến cả phó chủ tịch Quốc hội Thành Khắc Kiệt cũng bị thì hành án tử hình bằng một mũi tiêm thuốc độc kia mà. Em nghĩ mình cũng chả khác họ bao nhiêu. Có chăng là chỉ kém họ ở mức độ, quy mô thôi” [47, tr.474]. Rồi Hùng còn nói ra điều đã nghiền ngẫm từ lâu: “Ngày xưa thời chống Pháp, Bác Hồ có một quyển sách mỏng ký tên là X.Y.Z, nhan đề: Sửa đổi lề lối làm việc” [47, tr.478].

(7) Câu vè kiểu Bút Tre giễu mấy bố miền Bắc đi công tác: “Không đi không biết Sài Gòn /Đi về trong túi không còn một xu /Nói ra thì bảo rằng ngu /Cái mồm ăn một, thằng cu ăn mười /Nói ra sợ thủ trưởng cười /Hoá ra thủ trưởng gấp mười lần em” [51, tr.41].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

(8) Trịnh Trân được cử về Thanh Hoa thay Bí thư thành ủy cũ. Khi chuẩn bị công tác nhân sự nhiệm kì tới: “Ông nhớ đến phương pháp của một người rất xa lạ với ông - Bôrít Enxin. Ông ta đã làm nhiều phép thử để loại trừ dần. Cuối cùng nhắm vào một người khiêm nhường, không đến gần mình bao giờ, thậm chí không hào hứng ngồi vào cái chỗ mà nhiều người nghển cổ, kiềng chân nhăm nhe. Sự lựa chọn của Enxin nhờ thế, cũng là lựa chọn của nước Nga. Putin đã chứng tỏ cho nước Nga và cho thế giới thấy rằng, sự lựa chọn ấy là điều kỳ diệu, đúng tuyệt đối” [51, tr.216].

(9) Cuộc giao ban đầu tuần, Kiên phản bác lại câu hỏi của ông Lưu với những ý kiến phát biểu rành rẽ: “Tôi muốn nhắc đến chuyện ngày xưa, thời Kinh tế mới, Lê nin đã nói: “Tôi cần một nhà buôn giỏi hơn mười người cộng sản tồi”... Tôi muốn nhắc đến ông Xuxlôp, người phụ trách công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô, trong một thời gian dài, đã tổng kết: “Kinh nghiệm công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô là “Càng ngày càng không phân biệt người trong Đảng và người ngoài Đảng”… Tôi muốn nhắc đến chuyện Bác Hồ đã từng nói với ông Nguyễn Văn Huyên

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 11

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Ngoại thương rằng: “Chú ở

ngoài Đảng có lợi cho Đảng hơn chú ở trong Đảng. Chú yên tâm phục vụ đất nước”... Tôi muốn nhắc đến chuyện, bây giờ, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn chủ trương kết nạp cả những nhà tư sản, miễn là họ tán thành Điều lệ Đảng. Dĩ nhiên Điều lệ ấy phải sửa đi cho phù hợp. Họ còn bổ nhiệm cả những người ngoài Đảng làm bộ trưởng nữa kia. Bởi một điều đơn giản, đấy là những người đang góp một phần không nhỏ cho dân giàu nước mạnh, làm Trung Quốc mở mày mở mặt ra với thế giới” [51, tr.311 - 312].

(10) Về xây mộ ở quê, ông Hòe nhớ đến câu đối của vua Lê Thánh Tông: “Khoác một áo bào, đảm đương khó khăn thiên hạ/ Xách ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian” [51, tr.337].

(11) Khi cần ủng hộ những việc làm mới, những nhân tố mới, người Tổng bí thư nhắc tới chuyện của anh Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc: “Đồ Sơn khoán chui. Anh Kim Ngọc cũng khoán chui mà bị kỷ luật. Mình vừa gánh trọng trách này. Còn đang thời kỳ làm quen với qui mô công việc mới. Hãy học anh Kim Ngọc” [51, tr.543].

(12) Nói đến việc đổi mới công tác xét xử của tòa án bằng cách truyền hình trực tiếp một cuộc xử án, nghe lời phàn nàn về những khó khăn, Tổng bí thư có ý kiến: “Trời ơi, làm cách mạng mà chỉ hành động theo đường mòn, lối cũ, theo thói quen thì… đồng chí định đi tới đâu? Sự nghiệp của chúng ta bây giờ, có phải là công cuộc đổi mới do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng không” [51, tr.545]. Và: “Không biết có ai định chụp cho tôi cái mũ ca ngợi pháp quyền tư sản không, khi tôi nói, đất nước ta phải cảm ơn luật sư Loseby, người đã cãi thành công để Bác Hồ chúng ta không bị toà án Hồng Công kết tội, và cũng chính nhờ vị ân nhân này tổ chức cho Bác trốn, nên mật thám Pháp mới không bắt được Bác đưa về Việt Nam xét xử. Nếu toà án Hồng Công không chịu lý lẽ của ông Loseby thì không biết tình hình sẽ như thế nào” [51, tr.548].

(13) Bài phỏng vấn của phóng viên Thu Phong với Bí thư kiêm Chủ tịch quận Trần Kiên về vấn đề người dân phải thực sự làm chủ có đoạn: “Từ xa xưa các cụ đã chỉ ra: phải lấy dân làm gốc. Rằng “Chở thuyền là dân, làm lật thuyền cũng là dân. Thế mới biết sức dân mạnh như nước”. Đã một thời chúng ta nêu khẩu hiệu: làm chủ tập thế. Gần đây không nói đến nữa, mà đưa ra khẩu hiệu thiết thực hơn: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [51, tr.558].

Và còn rất nhiều những dữ liệu lịch sử khác nữa cũng được nói tới trong tác phẩm. Các dữ liệu ấy nếu chỉ được đưa vào để liệt kê thì sẽ không có gì đặc biệt. Nhưng ở trong truyện, Nguyễn Bắc Sơn đã lồng ghép chúng một cách khéo léo, tinh tế nhằm nhấn mạnh, khẳng định hay làm rõ hơn một vấn đề, sự việc nào đấy. Tất cả những sự việc đã được liệt kê ở trên đều có ý nghĩa như vậy.

Dữ liệu lịch sử (1) nhằm để nhấn mạnh việc làm của Trần Kiên là đúng. Để minh họa cho việc không thể tách rời ý thức đảng với nhiệm vụ của một kĩ sư quản lí, còn gì thuyết phục bằng lấy ý thơ giàu hình ảnh của Tố Hữu.

Dữ liệu lịch sử (6) với những con số cụ thể để khẳng định mức độ nhiễm bẩn của nền hành chính nước ta. Dẫn ra những hình thức xử phạt các cán bộ cao cấp ở Trung Quốc để khẳng định tính nghiêm minh của luật pháp. Và Hùng nhớ lại nhan đề cuốn sách mỏng của Bác là: “Sửa đổi lề lối làm việc”. Từ nhan đề đó gợi mở một sáng kiến trong công việc: phải sửa đổi lại lề lối làm việc ở Lâm Du, bắt đầu từ việc xây dựng một nền hành chính sạch.

Hay như ở dữ liệu (7) dẫn ra bài vè đó nhằm để khẳng định một thực trạng đáng xấu hổ: “khi bên công an đã thống kê, một tỉ lệ không nhỏ những người mua dâm là công chức nhà nước” [51, tr.41].

Dữ liệu lịch sử còn phản ánh hiện thực chính trị - xã hội qua một số vấn đề cụ thể. Cuộc tranh luận giữa Kiên và Lưu có một vấn đề được bàn tới là vai trò của người trong Đảng và người ngoài Đảng. Ở dữ liệu (9) Kiên đã dẫn lời của Lênin, Xuxlôp, Bác Hồ làm dẫn chứng cụ thể nhằm khẳng định quần chúng là lực lượng có vai trò quan trọng đối với Đảng. Họ có những đóng góp nhất định cho Đảng và đất nước. Trong xã hội hiện nay không nên phân biệt khắt khe giữa người trong Đảng và người ngoài Đảng. Bằng chứng là: “Còn ở ta, bây giờ đất nước đã tôn vinh những doanh nhân, những con người đại diện cho trí tuệ Việt Nam. Đất nước khoác lên ngực họ những vòng nguyệt quế. Hằng năm, Thủ tướng đều gặp họ, lắng nghe họ hiến kế. Trong số họ, hầu hết là người ngoài Đảng đấy anh Lưu ạ. Hoặc là từng là đảng viên, sau đó xin ra khỏi Đảng để làm giàu cho mình, làm giàu cho đất nước” [51, tr.312].

Việc sử dụng nhuần nhuyễn và có hiệu quả những dữ liệu lịch sử trong tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Bắc Sơn có một vốn sống thực tế rất phong phú. Ông đã bộc

lộ sự am hiểu của mình cả trong những vấn đề của ngày hôm qua và cả trong những vấn đề của ngày hôm nay. Mạnh dạn tiếp nối nguồn cảm hứng đã được Nguyễn Mạnh Tuấn khơi mào cách đây hơn hai chục năm, Nguyễn Bắc Sơn đã dám đưa những vấn đề gai góc vào trong tác phẩm của mình để nói về nó, để bàn bạc bằng hình tượng nghệ thuật sống động, bằng ngôn từ mang tính chính trị - xã hội rõ nét. Số lượng từ ngữ mang tính chính trị - xã hội là rất nhiều, cho thấy sự am hiểu sâu rộng kiến thức về lịch sử, về xã hội của nhà văn. Và sự am hiểu ấy được vận dụng đúng lúc, đúng chỗ khiến vấn đề có hiệu quả biểu đạt và tính thuyết phục cao.

3.2.2. Ngôn ngữ bình dân đậm chất khẩu ngữ

Để miêu tả cuộc sống một cách chân thực, sinh động, Nguyễn Bắc Sơn đã khai thác tối đa kho thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ của nhân dân. Lời nói của nhân dân vốn nhiều ví von, nhân hoá, ẩn dụ, uyển chuyển và sáng tạo. Đó là nguồn tư liêu giúp nhà văn thể hiện hiện thực đời sống như nó vốn có. Có thể thấy trong tác phẩm tần số xuất hiện của khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ tương đối nhiều ở cả ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Việc vận dụng linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ, những cách nói dân gian chủ yếu trong ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật có tác dụng khắc hoạ tính cách nhân vật, lột tả bản chất nhân vật.

Trước tiên là ngôn ngữ dân gian được vận dụng một cách khéo léo trong ngôn ngữ người kể chuyện. Chẳng hạn như khi đặt vấn đề tìm hiểu, biết Lê Hòe đã có vợ, cô Kim Phụng ra điều kiện chỉ cần “cắt đứt” là được. Người kể chuyện đã dẫn ra một câu khẩu ngữ trong nhân gian để nói về chuyện hôn nhân của Lê Hòe và thái độ của ông: “Tài chính phân minh, ái tình dứt khoát” [47, tr.56]. Sau khi dẫn ra câu khẩu ngữ đó, quyết định của ông Hòe là cắt đứt với vợ cũ, đúng với yêu cầu của người yêu.

Trần Kiên - Phân xưởng trưởng của phân xưởng cơ khí Động lực, một kĩ sư trẻ vừa ra trường vài năm đã gặp phải không ít khó khăn trong vai trò người lãnh đạo. Nhất là lần anh không để cho ba công nhân - đảng viên đi họp chi bộ khi đang trong giờ làm việc, thì giữa họ hình thành một sợi dây vô hình ngăn cách giữa lãnh đạo với bị lãnh đạo, giữa công nhân ít chữ với kĩ sư nhiều chữ, giữa Đảng viên và quần chúng, giữa trẻ và già, giữa người cũ với người mới. Dân gian tổng kết: “ma cũ bắt

nạt ma mới” [47, tr. 83]. Câu đó vận dụng trong trường hợp của Kiên lúc này là hoàn toàn chính xác.

Ngôn ngữ dân gian còn được vận dụng nhiều trong lời nói của các nhân vật. Việc vận dụng các thành ngữ, tục ngữ, những cách nói dân gian chủ yếu trong ngôn ngữ nhân vật có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật, lột tả bản chất nhân vật.

Sau sự việc Kiên dám không cho ba công nhân - đảng viên đi họp chi bộ khi đang trong giờ làm việc, anh đã được mời lên văn phòng Đảng ủy và bị khiển trách. Trước thái độ thẳng thắn, không xu nịnh của anh, Bí thư Đảng ủy đã rất tức tối: “Có đứa nào dám đồng chí kiểu cá đối bằng đầu, cá mè một lứa như nó đâu… Tao sẽ làm cho mày không thể mọc mũi sủi tăm được cho mà xem, con ạ” [47, tr.86 - 87].

Hay khi bỏ phiếu kín để kết nạp Trần Kiên, một trong năm kẻ thân tín của Bí Thư Nguyễn Văn Hải đã bỏ phiếu cho Kiên nên anh vừa đủ số phiếu để kết nạp Đảng, Bí thư chi bộ đã thầm nghĩ: “Quân xanh vỏ đỏ lòng! Đứa nào? Ông sẽ tìm kỳ ra cho mà xem” [47, tr.198].

Việc truyền tải nội dung của vấn đề cũng được thể hiện qua việc sử dụng lời ăn tiếng nói của dân tộc trong lời của các nhân vật. Chẳng hạn như việc bà Mận - vợ cả của ông Hòe tố cáo điêu địa chủ hiếp dâm mình bằng câu thành ngữ: “Kim đâm vào thịt thì đau /Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời” [47, tr.50]. Đây là một cách nói rất hình ảnh, người nói không phải nói toẹt sự việc mà người nghe vẫn có thể hiểu được ý.

Nhà văn không chỉ sử dụng ngôn ngữ dân gian xưa mà còn sử dụng ngôn ngữ dân gian hiện đại của thời hội nhập phát triển để đúc rút nhiều vấn đề của cuộc sống thời hiện đại:

Tổng kết trong xã hội năm điều răn đối với quan chức: “Điều đầu tiên đối với quan chức là: Không lơ là với nhà báo. Hai là: Không lếu láo với cấp trên. Ba là: Không quên các bậc tiền bối. Bốn là: Không bối rối với chị em. Cuối cùng là: Không lèm nhèm với cấp dưới”

Năm điều răn đối với công chức: “Một là: Không nghe ca-ve kể chuyện. Hai là: Không nghe thằng nghiện trình bày. Ba là: Không dây với các nhà báo. Bốn là: Không lếu láo với cấp trên. Năm là: Không đưa hết tiền cho vợ” [51, tr.407].

Những vấn đề ấy dường như là lời cảnh báo đối với tất cả mọi người. Trong nền kinh tế thị trường này, guồng quay của nó có sức hút rất mạnh. Mỗi người phải tự thích nghi với guồng quay ấy nhưng đừng xoáy sâu vào vòng quay của nó. Bởi nó sẽ nhấn chìm ta với những dục vọng thấp hèn.

Bên cạnh thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, thứ ngôn ngữ thô nhám, trần trụi đời thường cũng được các nhân vật trong tác phẩm sử dụng. Dường như Nguyễn Bắc Sơn muốn thâm nhập vào mọi ngõ ngách xã hội nên ngay cả những câu chuyện tình dục cũng được đan xen trong tác phẩm. Nó nói lên phần nào đời sống tâm lí của con người, chủ yếu thông qua lời kể của nhân vật.

Câu nói chua ngoa của bà Phụng trước lời khen anh rể hiền: “Lành, lành mà cũng biết vành l…thổi sáo đấy!” [47, tr.8]. Trong lời của anh đội cải cách khi thuyết phục Mận đấu tố địa chủ: “Nó có mà sợ thọt d… vào ấy chứ” [47, tr.46].

Một người vừa xinh đẹp vừa có tài như Diệu mà lại lấy Sán, thiên hạ đã có kẻ bàn tán: “Lấy thằng này thật phí l… con bé” [47, tr.265].

Vũ Sán cũng có những lời mát mẻ với người tình: “Tưởng qua sông rồi thì đấm “bướm” vào sóng” [47, tr.312].

Khi Trần Kiên bị kỉ luật xuất hiện những lời bình luận như: “Liều lắm cơ. Ai bảo mó dái ngựa thì nó chả đá cho à?... không phải là mó mà là bóp. Bị đá thì đúng rồi, nhưng chưa biết ai ngã ngựa” [47, tr.516].

Những vấn đề bức xúc nhất trong đời sống chính trị - xã hội rất nhạy cảm, rất khó để nói thẳng ra nhưng nhà văn đã tạo ra những tình huống để khéo léo lồng vào. Người ta thấy những luận điểm ấy như được rút ra rất tự nhiên từ thực tế cuộc sống qua lời của nhân vật. Chẳng hạn như màn đối thoại, cãi nhau của các bà hàng cá, hàng thịt: “Chưa chi đã sồn sồn như l… chấm muối ấy - Bà rõ là cái loại l… sành ghe đá, l…vá sắt tây, l… xây xi măng, l… chăng dây thép - Này, nhà chị dí cái gì đấy. Cho chị lên mà dí vào hàng tôi. Toàn đồ điện đấy. Tôi chỉ bật tách một cái là nó giật tung “cái ấy” đi cho xong đời nhà chị - Cậy vốn to buôn to chứ gì? Tao là tao đ… có sợ nhé” [51, tr.527 - 528].

Vấn đề tình dục là vấn đề nhạy cảm. Ít có nhà văn nào dám nói về nó một cách trực tiếp như Nguyễn Bắc Sơn. Đời sống tình dục là một phần trong đời sống tâm lí

của con người. Đó là nhu cầu sinh lí bình thường của những con người rất đời thường. Chính những câu chuyện về đời sống tình dục được đan xen rải rác trong tác phẩm đã khiến cho nhân vật gần với đời thường hơn bao giờ hết.

Màn làm tình của Lê Cường với Kiều Linh được kể lại khá đầy đủ: Và hắn từ từ, chậm rãi, thong thả cởi từng thứ, từ ngoài vào trong. Vừa làm vừa nếm náp mỗi thứ một tí của ngon vật lạ cứ lồ lộ ra trước mắt, trong tay. Mảnh vải cuối cùng đã tụt khỏi người cô gái, vẫn thong thả, từ tốn hắn bế cô gái, nhẹ đặt lên giường. Đứng trên giường phía chân cô gái, hắn cũng không vội vàng, bắt đầu lần lượt cởi từng thứ trên người mình. Vừa làm, vừa chăm chú quan sát cô. Tấm thân trình nguyên, mơn mởn, rạo rực, đắm đuối nhìn hắn, căng lên chờ đợi. Đến lúc ấy hắn mới nhập cuộc[48, tr.120].

Thụy Miên thiếu thốn tình cảm của chồng vì chồng đi làm xa, lâu lâu mới về. Khi gặp được một người biết động viên, chia sẻ, vốn thiếu thốn sinh hoạt vợ chồng, cô đã phạm lỗi với chồng: “Anh nhẹ nhàng nằm lên người chị, nhẹ nhàng hôn trán, hôn mắt, hôn má, hôn tai, hôn miệng. Anh hôn miệng chị rất lâu. Rồi anh hôn khắp cơ thể Miên. Chị phải bảo “thôi, thôi” mấy lần, anh mới ngừng. Hình như lúc ấy, Miên như con trăn, hết vặn mình bên này lại đến bên kia. Hình như lúc ấy mặt chị nhăn nhó buồn cười lắm, vì mớ dây thần kinh chỗ ấy bị kích thích ghê gớm. Rồi chầm chậm, anh đi vào miền ẩm ướt của Miên. Toàn thân chị tê dại, tưởng chết đến nơi rồi. Sàn nhà gỗ rung lên từng nhịp… Cho đến khi anh dìu Miên đến một miền khác lắm, mới lắm, lạ lắm. Chị chưa từng đến bao giờ… Mãi đến tận lúc ấy, Miên mới biết, có một miền như thế trên cõi đời này:

- Miền cực lạc! Cực hoan! Cực mãn!” [47, tr.130].

Viết về đời sống tình dục tương đối nhiều nhưng nhà văn cũng sử dụng những tiếng lóng để tránh gọi tên trực tiếp, không gây cảm giác thô trước người đọc. Qua đó, tác giả muốn cho ta thấy đời sống tình cảm, tâm lí của con người là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Có thể thấy ngôn ngữ sinh hoạt trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn rất phong phú và đa dạng. Đó là sự vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân gian lồng ghép trong lời của người kể chuyện, đặc biệt là trong lời của nhân vật. Bên cạnh đó là thứ ngôn ngữ bình dân, suồng sã vẫn hay được sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí