Mô Hình Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế


Giai đoạn 2

Nửa cuối Giai đoạn 1

Giai đoạn 2: Đầu tư

Giai đoạn 3

Nửa đầu Giai đoạn 2

Giai đoạn 3:

Phát triển kinh doanh

Giai đoạn 4

Nửa cuối Giai đoạn 2

Giai đoạn 4:

Khủng hoảng và suy thoái

Giai đoạn 5

Giai đoạn 3

Giai đoạn 6

Giai đoạn 4

Giai đoạn 5:

Tái đầu tư phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp phân tích


Khách du lịch

Thông tin từ bảng so sánh này cho thấy các giai đoạn tăng trưởng của hai Mô hình Butler (với 6 giai đoạn tăng trưởng) và Mô hình Miossec (với 4 giai đoạn tăng trưởng) là khá tương đồng nếu áp dụng việc đánh giá giai đoạn tăng trưởng dài hạn của một địa điểm du lịch hoặc khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, nhằm giúp cho việc đánh giá các giai đoạn phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong dài hạn của mô hình hỗn hợp này cùng một hệ quy chiếu thì có thể phân chia các giai đoạn cho phù hợp với sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.


Tăng trưởng

Khủng hoảng và suy thoái

Giảm tăng trưởng

Tái đầu tư phát triển

Phát triển kinh doanh

Ổn định

Đầu tư

Sụt giảm

Sụt giảm nhanh chóng

Tìm hiểu đầu tư

Thời gian


Hình 2.4. Mô hình đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Nguồn: Tác giả tổng hợp phân tích

Thừa Thiên Huế được tái thành lập sau ngày 30 tháng 6 năm 1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Bình Trị Thiên để tái lập tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đánh giá lịch sử phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế từ khi tái thành lập tỉnh cho đến nay thì áp dụng mô hình hỗn hợp là diễn tả hết được các giai đoạn phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng cơ sở hạ tầng và khách du lịch đến khám phá và nghỉ dưỡng. Từ đó, tác giả luận án xây dựng mô hình đánh giá phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế như hình 2.4.

Số liệu từ Bảng 2.1 của tác giả luận án tổng hợp nêu ra nhằm xác định các giai đoạn phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế, và qua nội dung của các giai đoạn phát triển theo mô hình phát triển khách du lịch của Miossec và mô hình chu trình sống của Butler, tác giả luận án đưa ra các tiêu chí cơ bản để đánh giá các giai đoạn phát triển du lịch Thừa Thiên Huế:

- Giai đoạn 1 - Tìm hiểu đầu tư: Tương ứng với Giai đoạn 1 của Butler, Giai đoạn 0 và nửa đầu Giai đoạn1 của Miossec.

Với những nội dung của Giai đoạn 1 của Butler, Giai đoạn 0 và nửa đầu Giai đoạn 1 của Miossec đã đề cập tại mục 2.2.1.1 2.2.1.2, tác giả luận án rút ra được các tiêu chí đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế cho Giai đoạn 1 - Tìm hiểu đầu tư:

+ Số lượng đường giao thông kết nối đến địa điểm du lịch

+ Số lượng khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn được xây dựng

+ Số khách du lịch khám phá khu nghỉ dưỡng

- Giai đoạn 2 - Đầu tư: Tương ứng với Giai đoạn 2 của Butler, nửa đầu Giai đoạn 2 của Miossec.

Với những nội dung của Giai đoạn 2 của Butler, nửa cuối Giai đoạn 1 của Miossec đã đề cập tại mục 2.2.2.1 2.2.2.2, tác giả luận án rút ra được các tiêu chính đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế cho Giai đoạn 2 - Đầu tư:

+ Số lượng lượt khách lưu trú

+ Số ngày lưu trú

+ Các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch

+ Các loại hình giao thông có thể tiếp cận địa điểm du lịch

- Giai đoạn 3 - Phát triển kinh doanh: Tương ứng với Giai đoạn 3 của Butler, nửa đầu Giai đoạn 2 của Miossec.

Với những nội dung của Giai đoạn 3 của Butler và nửa đầu Giai đoạn 2 của Miossec đã đề cập tại mục 2.2.2.1 2.2.2.2, tác giả luận án rút ra được các tiêu chính đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế cho Giai đoạn 3 - Phát triển kinh doanh:

+ Tỷ lệ công ty có chiến lược tiếp thị du lịch của doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp du lịch

+ Tỷ lệ sử dụng trang web của doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp du

lịch


+ Số lượng cơ sở lưu trú được mở rộng so với giai đoạn 2

+ Số lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng

+ Tỷ lệ doanh nghiệp du lịch thuộc sở hữu nhà nước trên tổng số doanh

nghiệp du lịch tại địa phương

+ Tỷ lệ cơ sở hạ tầng giao thông được mở rộng/kết nối đến khu nghỉ dưỡng trên tổng số cơ sở hạ tầng hiện tại

- Giai đoạn 4 - Khủng hoảng và suy thoái: Tương ứng với Giai đoạn 4 và Giai đoạn 5 của Butler, nửa cuối Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3 của Miossec.

Với những nội dung của Giai đoạn 4 và Giai đoạn 5 của Butler, nửa cuối Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3 của Miossec đã đề cập tại mục 2.2.2.1 2.2.2.2, tác giả luận án rút ra được các tiêu chính đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế cho Giai đoạn 4 - Khủng hoảng và suy thoái:

+ Tỷ lệ du khách và doanh nghiệp du lịch và lữ hành hài lòng với chính sách thông tin du lịch

+ Tỷ lệ gia tăng khách du lịch năm nay so với năm trước

+ Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của địa phương

+ Tỷ lệ đất ruộng cũ đã được chuyển quyền sử dụng để xây dựng khách

sạn lịch


+ Số lượng các cuộc xung đột giữa người dân địa phương và khách du


+ Số lượng các cuộc tranh chấp giữa người dân địa phương với các khu

nghỉ dưỡng liên quan đến đất đai và môi trường.

+ Tỷ lệ khách lưu trú trên số lượng phòng phục vụ lưu trú theo xu hướng suy giảm

+ Mức độ ô nhiễm môi trường do các khu du lịch gây ra

+ Số lượng các cuộc tranh chấp giữa dân địa phương với các khu nghỉ

dưỡng


+ Số lượng các cuộc tranh chấp khách du lịch giữa các khu nghỉ dưỡng

- Giai đoạn 5 - Tái đầu tư phát triển: Tương ứng với Giai đoạn 6 của

Butler, Giai đoạn 4 của Miossec.

Với những nội dung của Giai đoạn 6 của Butler, Giai đoạn 4 của Miossec đã đề cập tại mục 2.2.2.1 2.2.2.2, tác giả luận án rút ra được các tiêu chí đánh giá du lịch Thừa Thiên Huế cho Giai đoạn 5 - Tái đầu tư phát triển:

+ Tỷ lệ hệ thống giao thông được nâng cấp hoặc đầu tư mới

+ Số lượng du khách đến nghỉ dưỡng tại các khu du lịch

+ Số lượng người truy cập vào các địa điểm du lịch qua các phương tiện truyền thông

+ Số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu và cơ hội kinh doanh

+ Số lượng ngân sách cung cấp/viện trợ để giúp tăng tính phổ biến của khu nghỉ dưỡng

+ Số du khách quay trở lại khu nghỉ dưỡng

Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế


Tên giai đoạn

Tiêu chí đánh giá

Giai đoạn 1:

Tìm hiểu đầu tư

- Số lượng đường giao thông kết nối đến địa điểm du lịch.

- Số lượng khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn được xây dựng.

- Số khách du lịch khám phá khu nghỉ dưỡng.

Giai đoạn 2: Đầu tư

- Số lượng lượt khách lưu trú.

- Số ngày lưu trú.

- Các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch.

- Các loại hình giao thông có thể tiếp cận địa điểm du lịch.

Giai đoạn 3:

Phát triển kinh doanh

- Tỷ lệ công ty có chiến lược tiếp thị du lịch của doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp du lịch.

- Tỷ lệ sử dụng trang web của doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp du lịch.

- Số lượng cơ sở lưu trú được mở rộng so với giai đoạn 2.

- Số lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng.

- Tỷ lệ doanh nghiệp du lịch thuộc sở hữu nhà nước trên tổng số doanh nghiệp du lịch tại địa phương.

- Tỷ lệ cơ sở hạ tầng giao thông được mở rộng/kết nối đến khu nghỉ dưỡng trên tổng số cơ sở hạ tầng hiện tại.

Giai đoạn 4:

Khủng hoảng và suy thoái

- Tỷ lệ du khách và doanh nghiệp du lịch và lữ hành hài lòng với chính sách thông tin du lịch.

- Tỷ lệ gia tăng khách du lịch năm nay so với năm trước.

- Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của địa phương.

- Tỷ lệ đất ruộng cũ đã được chuyển quyền sử dụng để xây dựng khách sạn.

- Số lượng các cuộc xung đột giữa người dân địa phương và khách du lịch.

- Số lượng các cuộc tranh chấp giữa người dân địa phương với các khu nghỉ dưỡng liên quan đến đất đai và môi trường.

- Tỷ lệ khách lưu trú trên số lượng phòng phục vụ lưu trú theo xu hướng suy giảm.



- Mức độ ô nhiễm môi trường do các khu du lịch gây ra.

- Số lượng các cuộc tranh chấp giữa dân địa phương với các khu nghỉ dưỡng.

- Số lượng các cuộc tranh chấp khách du lịch giữa các khu nghỉ dưỡng.

Giai đoạn 5:

Tái đầu tư phát triển

- Tỷ lệ hệ thống giao thông được nâng cấp hoặc đầu tư mới.

- Số lượng du khách đến nghỉ dưỡng tại các khu du lịch.

- Số lượng người truy cập vào các địa điểm du lịch qua các phương tiện truyền thông.

- Số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu và cơ hội kinh doanh.

- Số lượng ngân sách cung cấp/viện trợ để giúp tăng tính phổ biến của khu nghỉ dưỡng.

- Số du khách quay trở lại khu nghỉ dưỡng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp phân tích


2.2.2. Du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thế giới của thiên niên kỷ mới được định hình bởi quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa và công nghệ phát triển. Thuật ngữ toàn cầu hóa chỉ bắt đầu được sử dụng mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây, và các tác giả khác nhau xác định nó một cách khác nhau. Toàn cầu hoá dẫn đến sự hình thành các khối thương mại, các công ty toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu. Do đó, thế giới trở thành một hệ thống duy nhất, và thị trường toàn cầu có thể tiếp cận được với tất cả mọi người.

Du lịch ngày nay được công nhận là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới, hỗ trợ hơn 313 triệu việc làm trong năm 2017 và tạo ra 10,4% GDP toàn cầu [167]. Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đã vượt mốc 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong giai đoạn từ 2010 đến nay (chỉ sau mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7% của năm 2017). Năm 2018, châu Á - Thái Bình Dương đón 342,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017, chiếm gần 1/4 tổng lượng khách quốc tế toàn cầu, trong đó, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,4%. Đa phần điểm

đến ở Đông Nam Á duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây. Ví dụ: Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19,9% so với năm 2017), được đánh giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và khu vực [190].

Trong thời gian gần đây, sự đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào nền kinh tế kinh tế và việc làm ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Chi tiêu của tăng trưởng của khách du lịch trong thời gian qua có một tỷ lệ tương đối lớn được giữ lại cho nền kinh tế trong nước, giúp nâng đóng góp của ngành du lịch cho GDP từ 6% năm 2013 lên 7,9% năm 2017 [171]. Đồng thời, theo ước tính của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch sử dụng trực tiếp 75.000 lao động trong năm 2017 (khoảng 1,4% tổng lao động ở Việt Nam), tăng so với khoảng 450.000 năm 2013.

Tuy nhiên, tác động lan tỏa của chi tiêu du lịch với tổng nền kinh tế ở Việt Nam còn thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực và trên toàn cầu. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) ước tính mỗi 1 đô - la khách du lịch chi tiêu ở Việt Nam được giữ lại ở nền kinh tế trong nước trong năm 2017 (nghĩa là không rò rỉ ra nước ngoài qua kênh nhập khẩu) tạo ra thêm 0,6 đô - la thu nhập cho phần còn lại của nền kinh tế thông qua (i) làm tăng cầu gián tiếp cho các ngành kinh tế khác thông qua kết nối ngược và xuôi với ngành du lịch, và (ii) làm tăng chi tiêu của người lao động có thu nhập từ các ngành được kết nối đó. Hệ số lan tỏa GDP của ngành du lịch có giá trị là 1,6, tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang phát triển khác ở Đông Nam Á, với giá trị bình quân rơi vào khoảng 2,4 năm 2017, đồng thời thấp hơn so với mức bình quân toàn cầu của ngành du lịch là 3,3 (Hình 2.6).

Tương tự là tác động lan tỏa của chi tiêu du lịch đối với việc làm ở Việt Nam - bằng khoảng 1,7 so với mức bình quân lần lượt là 2,5 và 2,6 trong khu vực và trên toàn cầu. Điều đó cho thấy nhu cầu cần tăng cường kết nối giữa ngành du lịch với các ngành còn lại của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp ở các ngành khác được hưởng lợi gián tiếp khi

ngành du lịch phát triển ở Việt Nam [171].

Quá trình toàn cầu hóa của thị trường du lịch thực sự là một quá trình quốc tế hoá các hoạt động du lịch và ăn uống. Vì vậy, nó liên quan đến hoạt động giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ở nước ngoài; đa dạng hóa các hoạt động kinh tế du lịch xuyên biên giới.

Hình 2 6 Hiệu ứng hệ số lan toả của chi tiêu du lịch Nguồn Hội đồng Du 1

Hình 2.6. Hiệu ứng hệ số lan toả của chi tiêu du lịch

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC).


Tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sau khi Quốc hội phê chuẩn vào đầu tháng 01 năm 2007. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS). Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. GATS quy định có 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm:

i) Cung cấp qua biên giới (dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí