Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa” - 13


một người đàn bà Việt. Trong con người Bernard mang trong mình hai dòng máu Pháp - Việt và nếu như Bernard chấp nhận hiện thực đó thì có lẽ số phận nhân vật này sẽ khác. Song trước những biến cố của thời đại, gia đình và chính bản thân (cách mạng tháng Tám thành công, người yêu đi lấy chồng, cậu và mẹ bị chết), Bernard quyết tâm tẩy rửa, gột sạch dòng máu da vàng đang chảy trong mình. Chính điều đó đã khiến cho tâm hồn Bernard trở thành một chiến trường và cuối cùng y ngả hẳn về phía người cha. Từ đây hắn trở thành “kẻ đi xâm chiếm” với quan điểm “ kẻ nào nhân đạo, kẻ ấy đang tự sát” [36]. Bernard chính là hiện thân của cái ác với hàng loạt các tội ác: mổ bụng một chị chiến sỹ cách mạng lấy ra cái bào thai mới mấy tháng tuổi, là cảnh thầy giáo Hải bị tra tấn, bị chặt đầu, mổ bụng trôi sông, là cảnh xác những người bị cắt toang cuống họng trong ngôi miếu hoang giữa đồng, là tra tấn, đánh đập cả những người tu hành….

Hình tượng Bernard không chỉ tượng trưng cho cái ác mà còn là sự đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hoá: văn hoá bản địa của người Việt và văn hoá Pháp, văn hoá ngoại lai; giữa đạo Phật và Thiên chúa giáo. Đó cũng chính là cuộc chiến đấu giữ gìn bản sắc văn hoá của người Việt trong thời kỳ biến động của lịch sử. Cuối cùng cái chết bi thảm của Bernard đã khẳng định sự trường tồn của văn hoá bản địa, của đạo Phật trong đời sống tinh thần của người dân Việt.

Trong Đội gạo lên chùa đối lập với hình tượng Benard là hình tượng sư cụ Vô Uý - tượng trưng cho cái thiện, hướng con người tới những điều tốt đẹp. Đó là con người luôn mở rộng trái tim, dang tay cứu vớt mọi sinh linh. Với tấm lòng từ bi , sư cụ Vô Uý đã chở che cho chị em An, Nguyệt khi không nơi nương tựa, cảm hoá sư Khoan Độ…Không chỉ bằng những việc làm, hành động cụ thể mà Sư Vô Uý còn luôn hướng người khác hành thiện. Cách hành xử của vị chân tu này có sức lan toả đến nhiều người như An,


Trắm, Huệ, Hiếu… để rồi trong những lúc khó khăn họ yêu thương, che chở, đùm bọc nhau.

Ngoài ra, trong tác phẩm chúng ta còn thấy hình ảnh đom đóm xuất hiện rất nhiều lần. Hình ảnh Đom đóm không chỉ trở thành tên của một địa danh “Đồi Đom Đóm” mà còn được Nguyễn Xuân Khánh dùng để đặt tên một chương trong tác phẩm. Đom đóm là loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi ẩm thấp, điều đặc biệt là loài vật này có khả năng tự phát sáng trong đêm tối. Hình ảnh đom đóm trong tác phẩm không chỉ là hiện thân, là nơi trở về của linh hồn những người đã chết mà đó còn là hình ảnh của những người dân Việt Nam nhỏ bé trong bão táp lịch sử nhưng luôn có niềm tin, nghị lực và sức mạnh vượt qua mọi đau thương mất mát để tiếp tục sống.

Có thể thấy trong Đội gạo lên chùa với phương thức ẩn dụ, tượng trưng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua những hình tượng đó người đọc không chỉ trăn trở suy tư về hiện thực lịch sử trong tác phẩm mà còn cả những vấn đề của cuộc sống hiện tại.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1. Đề tài viết về lịch sử - văn hoá sau Đổi mới là một mảng đề tài lớn, có sức thu hút và hấp dẫn đối với nhiều nhà văn. Tiểu thuyết lịch sử dần có chỗ đứng và khẳng định được vị thế của thể loại trong nền văn học Việt Nam đương đại. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Nhà văn đã khẳng định được vị thế và tài năng của mình với thể loại tiểu thuyết lịch sử - văn hoá. Với tinh thần dân chủ “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã thể hiện những kiến giải của nhà văn về con người, về lịch sử - văn hoá dân tộc Việt. Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh đã để lại dấu ấn quan trọng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, đồng thời cũng thể hiện sự vận động, phát triển và những cách tân của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

2. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã thành công xuất sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhà văn đã xây dựng được một thế giới nhân vật đặc sắc, sinh động về loại kiểu. Tài năng của ông được thể hiện khi ông xây dựng lên các kiểu nhân vật: nhân vật hành động “tuỳ duyên”, nhân vật tư tưởng, nhân vật bản năng và các nhân vật khác. Qua các kiểu nhân vật này, Nguyễn Xuân Khánh đã cho người đọc tiếp cận được với một thế giới nhân vật đông đảo, độc đáo, mỗi nhân vật là một sự cá tính hoá, một biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa nhằm khám phá đời sống phong phú và phức tạp của con người.

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa” - 13

Về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật trên cơ sở kế thừa các thủ pháp nghệ thuật truyền thống đồng thời có sự tìm tòi, đổi mới. Với bút pháp miêu tả, bằng những nét vẽ linh hoạt, dứt khoát, các nhân vật trong tác phẩm hiện lên sinh động, mỗi người một dáng vẻ riêng. Đặc biệt nhà


văn luôn ưu ái khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của những nhân vật nữ. Hầu hết các nhân vật nữ đều hiện lên với vẻ đẹp tràn trề phồn thực. Từ vẻ đẹp ngoại hình, nhà văn cho người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. Với thủ pháp độc thoại nội tâm và tra vấn nội tâm, nhà văn đã tái hiện được bức tranh đời sống nội tâm phong phú và phức tạp của nhân vật. Nhà văn để cho nhân vật tự bộc lộ tính cách, tự nói lên những suy nghĩ, cảm xúc chân thực của mình. Đọc Đội gạo lên chùa người đọc thấy được nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh là những con người của đời thường với đủ mọi cung bậc cảm xúc, tình cảm.

Viết về lịch sử, nhưng Nguyễn xuân Khánh đặc biệt quan tâm đến số phận con người. Nhà văn đi sâu khám phá những góc khuất trong số phận của từng cá nhân với mọi buồn vui, trăn trở.... Đặc biệt là những con người có số phận bi kịch hoặc mang trong mình ít nhiều bi kịch như nhân vật Bernard, bà Nấm, những người vợ lẽ của địa chủ…Nhà văn đã đi sâu lý giải căn nguyên dẫn đến những bi kịch trong số phận của họ. Qua đó gợi cho độc giả những chiêm nghiệm, suy nghĩ về cuộc đời, về con người.

3. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nghệ thuật kết cấu và tự sự cũng khá đặc biệt, tạo nên nét riêng cho tiểu thuyết lịch sử - văn hoá Nguyễn Xuân Khánh. Kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Nó có vai trò trực tiếp trong việc tổ chức hệ thống tính cách nhân vật, hệ thống sự kiện. Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn đã tập trung thể hiện kết cấu qua mở đầu và kết thúc tiểu thuyết, qua tổ chức cốt truyện, qua kết cấu không gian - thời gian. Chính kết cấu được thể hiện qua các phương diện nêu trên đã cho thấy sự cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử ở Nguyễn Xuân Khánh.

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đã có sự đột phá về điểm nhìn tự sự, trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được nhiều điểm nhìn khác nhau, luôn có sự đan xen, chuyển đổi điểm nhìn giữa người kể chuyện xưng


Tôi và người kể thứ ba giấu mặt. Với tinh thần gia tăng đối thoại nhà văn đã trao cho nhân vật quyền ngang hàng với người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài. Sự kết hợp nhiều điểm nhìn đã tạo điều kiện cho nhà văn đi sâu khám phá tâm trạng nhân vật, đồng thời tạo cho tác phẩm có cấu trúc đa tầng. Đồng thời tạo cảm giác cho người đọc như được cùng tham gia vào câu chuyện, đối thoại với nhân vật, đối thoại với lịch sử.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm vừa mang tính chủ quan và khách quan. Qua ngôn ngữ của người kể chuyện cho chúng ta thấy trường nhìn, quan điểm của nhà văn về sức sống trường tồn của văn hoá Phật giáo trong tâm hồn người dân Việt trong những năm tháng thăng trầm của lịch sử. Đồng thời với phương thức chuyển nghĩa Ẩn dụ, tượng trưng, các yếu tố kì ảo đã tạo nên cho tác phẩm những hình tượng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và góp phần tạo nên tính đa nghĩa, nhiều tầng bậc cho tác phẩm.

4. Khi nghiên cứu và tìm hiểu về Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa chúng tôi nhận thấy tác giả đã khẳng định được cá tính độc đáo khi viết về mảng đề tài lịch sử - văn hoá. Việc khảo sát, phân tích đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đội gạo lên chùa không chỉ dừng lại ở một số vấn đề như đã tìm hiểu mà còn có thể nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, tiếp tục tìm hiểu đề tài nghệ thuật thuật tiểu thuyết lịch sử sau đổi mới trong thời kỳ này sẽ là hướng đi cần thiết cho việc tiếp cận tiểu thuyết lịch sử và những đóng góp của nó cho lịch sử văn học Việt Nam đương đại.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hà An (2012), “Nguyễn Xuân Khánh: Lịch sử chỉ là cái đinh treo cho văn chương”, http://vnexpress.net, ngày 16/10/2012.

2. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí văn học, (số 4).

3. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hoá dân tộc.

4. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.

5. Tạ Duy Anh (2004), Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

8. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”,

Tạp chí văn học (số 9).

10. Lê Thị Thanh Bình (2007), “Nguyễn Xuân Khánh về từ miền hoang tưởng”, http://antgct.cand.com.vn, ngày 13/2/2007.

11. Hoàng Cát, “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly - thưởng thức và cảm nhận”, tạp chí Sách 2000.

12. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

13. Châu Diên (2006), “Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc”, đăng trên http:// vtc.vn, ngày 17/7/2006.

14. Đoàn Ánh Dương (2012), “Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hoá - lịch sử”, http://qdnd.vn, ngày 22/3/2012.


15. Phan Cư Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập1,2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

16. Phan Cự Đệ (1978), “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận, phê bình văn học”, Văn nghệ quân đội, (số 12), Tr 108 - 114.

17. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) (2012), Lịch sử và văn hoá cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ Nữ.

18. Hà Minh Đức (chủ biên), (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Việt Hà (1999), Cơ hội của chúa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

20. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

21. Thu Hà (2011), “Nguyễn Xuân Khánh: Đội gạo lên chùa”, http:// www. Baomoi.com.

22. Lê Bá Hán (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ Nữ.

25. Hoàng Việt Hằng (2011), “Thong thả kiếp người đội gạo lên chùa”, http://lethieunhon.com, ngày 24/06/2011.

26. Hoàng Thị Thuý Hoà (2007), Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn), Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Vinh.

27. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Huệ (2009), Văn xuôi khởi nguồn đổi mới, Nxb Công an nhân dân.

29. Vĩnh Hưng (2011), “Người đưa lịch sử vào tiểu thuyết”, http://vietnam.vnanet.vn, ngày 1/12/2011.


30. Yên Hương (2001), “Lịch sử chỉ là một mặt của cuốn sách”, Hà Nội Mới, tháng 9 năm 2001.

31. Ma Văn Kháng(1995), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Ma Văn Kháng (1996), Mưa mùa hạ, Nxb Văn học, Hà Nội.

33. Ma Văn Kháng (2007), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Lao Động, Hà Nội.

34. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ Nữ.

35. Nguyễn Xuân Khánh (2007), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ Nữ.

36. Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ Nữ.

37. Nguyễn Xuân Khánh, “Nghề văn thật hấp dẫn”, http://www. Nhandan.com.vn.

38. Khrápchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

39. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng.

40. Phong Lê (1985), Trên hành trình 40 năm văn xuôi: ngôn ngữ và giọng điệu.

41. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn.

42. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Long, Lê Thị Thu Hằng (2012), “Những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, http://yume.vn/news, ngày 25/10/2012.

44. Lê Lựu (2003), Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

45. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hoà - Thành Thế Thái Bình (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí