Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

--------------------


NGÔ VĂN NHƯƠNG


bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy- nam định


Chuyên ngành: Lâm học Mã số : 60.62.60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 1


Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. HOÀNG KIM NGŨ


HÀ NỘI, 2011


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển rất độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của rừng ngập mặn đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và phương thức quản lý, kinh doanh.

Diễn biến (động thái) rừng ngập mặn trong một số năm qua thông qua việc phá rừng, nuôi tôm tràn lan mà chủ yếu là sự phát triển vô tổ chức, không kiểm soát được, trong đó thiên về lợi ích kinh tế của nuôi trồng thuỷ sản.

Hậu quả của nó đã được trả giá (tôm chết, rừng mất, hiện tượng phèn hoá và xâm nhập mặn xảy ra găy gắt), đến nay cũng chưa thể khắc phục được.

Do vậy, các vấn đề khoa học công nghệ được đặt ra và phải nghiên cứu giải quyết tập trung vào các vấn đề tồn tại sau đây:

a) Quy hoạch và điều chế các lâm phần rừng ngập mặn sau khi trồng nhằm đảm bảo sản lượng, chất lượng gỗ và phát huy vai trò phòng hộ ven biển.

b) Sử dụng rừng ngập mặn để nuôi tôm và các thuỷ sản khác gặp khó khăn do chưa có kỹ thuật phù hợp để có thể điều hoà nhu cầu sinh học.

c) Về môi trường: Hầu như ít có các nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như mô hình thực tiễn nào nhằm tạo ra các mô hình rừng ngập có khả năng bảo vệ bờ biển, đê biển và tăng tốc độ bồi lắng phù sa hiệu quả nhất. Diễn biến môi trường đất và nước, trước và sau khi xây dựng các đầm thủy sản ít được nghiên cứu.

d) Về kinh tế xã hội: Tuy đã có một số mô hình nghiên cứu kỹ thuật về trồng rừng ngập mặn nhưng chưa gắn liền với yếu tố kinh tế xã hội cho các vùng cụ thể. Vì vậy khả năng áp dụng và hiệu quả kinh tế như thế nào còn chưa rõ.

Để khắc phục một trong những tồn tại trên, tôi chọn địa điểm nghiên cứu là VQG Xuân Thủy- Nam Định. Đây là rừng ngập mặn ở Việt Nam được quốc tế công nhận là RNM thứ 50 của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước trên thế giới.


Đây là HST cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái và kinh tế- xã hội. Khu Ramsar Xuân Thủy được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học phong phú.

Được thiên nhiên ban tặng nguồn lợi thủy sản trù phú nhưng Xuân Thủy cũng không tránh khỏi tình trạng bị người dân xâm nhập và khai thác quá mức. Việc khai thác tài nguyên đang diễn ra rất gay gắt, làm mất đi cân bằng sinh thái vốn rất mong manh ở khu Ramsar Xuân Thủy.

Ngoài ra, do công việc quản lý và sử dụng chưa hợp lý nên diện tích và chất lượng của hệ sinh thái RNM trong thời gian qua đã bị suy giảm trầm trọng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đó là xu thế quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Vì thế, tôi thực hiện đề tài luận văn cao học “Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy- Nam Định”


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về chức năng dịch vụ của HST RNM

1.1.1. Trên thế giới

Việc nghiên cứu chức năng du lịch và giá trị sinh thái để lượng giá trị kinh tế cho RNM còn đang gây ra nhiều tranh cãi và còn là một chủ đề mới để nghiên cứu. Tuy nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá giá trị kinh tế HST đất ngập nước như ở Anh, Mỹ, Malaysia, Philippin, Australia, Thụy Điển, Argentina.

Brawn (1980) và cộng sự, đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng carbon trung bình trong rừng nhiệt đới Châu Á là 144 tấn carbon/ha trong phần sinh khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương với 42- 43 tỷ tấn carbon trong toàn châu lục. Tuy nhiên lượng carbon biến động rất lớn giữa các vùng và các kiểu thực bì khác nhau. Thông thường lượng Carbon trong sinh khối biến động từ 50 tấn/ha đến 360 tấn/ha, phần lớn ở các kiểu rừng là 100 đến 200 tấn/ha.

Christensen (1982), khi ước tính giá trị của bảo vệ và ổn định vùng bờ biển RNM đã đưa ra con số khoảng 16 USD/ha.

Dựa trên những chi phí thiệt hại có thể tránh Ruitenbeok (1992), đã tìm ra giá trị 240 USD/ha cho 304.000 ha RNM ở vịnh Bintuni của Indonexia.

WWF (1994), đã tiến hành nghiên cứu vùng RNM tại Costa Rica. Nghiên cứu đã sử dụng lượng giá kinh tế HST RNM làm công cụ xây dựng chính sách khôi phục và bảo tồn HST RNM trước những ép ngày càng gia tăng từ phát triển kinh tế, mà đặc biệt là xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất RNM sang nuôi tôm và các loại thủy sản khác. Việc lượng giá kinh tế HST RNM đã dựa trên cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế (TEV). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra giá trị sử dụng trực tiếp từ việc đánh bắt các tài nguyên RNM.

Sathirathai và Babier (2001), khi lượng giá kinh tế RNM miền Nam Thái Lan đã kết luận: Các giá trị có thể dao động từ 1.018 - 1.468 USD/ha nếu chỉ xét mối liên hệ với nguồn lợi và giá trị của nguồn tài nguyên khác từ hệ. Nghiên cứu cũng cho thấy nếu xem xét về giá trị bảo vệ đường bờ trong phân tích thì con số này sẽ


tăng lên 27.264 - 35.291 USD/ha.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay những giá trị trực tiếp của RNM đối với nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là củi và than, sau đó là gỗ. Tại miền Bắc Việt Nam, RNM sinh trưởng xấu hơn ở miền Nam rõ rệt, cây ngập măn ở trong rừng thường không quá 10m nên giá trị trực tiếp của RNM chủ yếu vẫn là củi, với năng suất không cao.

Mazda và cộng sự (1997), tiến hành nghiên cứu về tác dụng giảm sóng của RNM thực hiện tại vùng RNM mới trồng của tỉnh Thái Bình, với các loài cây chủ yếu là cây Trang (Kendelia candel). Kết quả cho thấy RNM góp phần làm giảm đáng kể áp lực của sóng biển tác động vào đê biển.

Nghiên cứu RNM Cần Giờ ở thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp tổng giá trị kinh tế RNM được đánh giá dựa trên những số liệu thu thập được trên thực địa. Kết quả cho thấy tổng giá trị kinh tế nguồn lợi RNM về lợi ích sử dụng trực tiếp, các giá trị gián tiếp hầu như chưa lượng giá được.

Nguyễn Hoàng Trí và cộng sự (2002), đã tiến hành xây dựng khung phân tích để lượng giá tổng hợp giá trị kinh tế của HST RNM Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ giá trị của khu dự trữ sinh quyển đối với lợi ích của cộng đồng địa phương.

RNM còn có tác dụng làm giảm đáng kể tác hại của gió bão lớn và sóng thần. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa Học Lâm Nghiệp. Năm 1981 khi diện tích rừng ngập mặn còn ít và rừng mới trồng, cây còn nhỏ, ảnh hưởng của gió bão, sóng thần đã tàn phá 70% nhà cửa của cư dân vùng ven biển Cần Giờ, ước tính thiệt hại lên tới khoảng 10 tỷ đồng. Đến năm 1997 khi diện tích rừng trồng lên tới 28.000 ha và rừng đã lớn thì mức độ thiệt hại về nhà cửa do các trận bão, gió mạnh và sóng thần chỉ bằng 30% mức thiệt hại của năm 1981, mức thiệt hại chỉ còn 3 tỷ đồng.

Năm 2003, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường- Cục Bảo vệ Môi trường đã cho xuất bản cuốn sách Lượng giá kinh tế đất ngập nước nhằm hướng dẫn cho những nhà lập kế hoạch và đề ra chính sách. Cuốn sách do ban thư ký Công ước Ramsar biên soạn, đã đưa ra được những nội dung và phương pháp cơ bản của việc nghiên cứu lượng giá kinh tế đất ngập nước. Cuốn sách này chứa nhiều thông tin hữu ích, nhiều kỹ


thuật lượng giá kinh tế có sẵn được dùng để lượng giá các vùng đất ngập nước. Sách đã nêu lên tầm quan trọng của việc cân đối giữa lợi ích có được nhờ phát triển với những thiệt hại mà quá trình phát triển có thể gây ra cho vùng đất ngập nước.

Lượng giá kinh tế một số vùng đất ngập nước điển hình ven biển Việt Nam kết quả cho thấy vùng bãi triều Tây Nam Cà Mau đạt giá trị cao nhất với tổng giá trị kinh tế là 4.593,91 USD/ha. Theo số liệu của khu Ramsar- VQG Xuân Thủy thì tổng giá trị khai thác loài ngao năm 2004 ước tính đạt từ 7- 10 triệu USD, điều đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phat triển của đời sống người dân vùng ven biển.

1.1.3. Khoa học đánh giá HST

Các loại RNM cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho cộng đồng địa phương vùng ven biển, trong số đó bao gồm cả các chức năng khác. Đánh giá HST thiên niên kỷ The Millennium Ecosytem Assessement (2005), định nghĩa 4 loại dịch vụ HST như sau:

+ Dịch vụ cung cấp: Sinh kế và nghề cá thương mại, nuôi trồng hải sản, mật ong, củi đun, vật liệu xây dựng…

+ Dịch vụ điều hòa: Bảo vệ bãi triều và khu vực ven biển khỏi gió, bão, sóng thần và ngập lụt. Giảm hiện tượng xói lở đất và bãi triều, ổn định đất bằng cách giữ trầm tích. Điều hòa khí hậu, duy trì chất lượng nước.

+ Dịch vụ văn hóa: Ví dụ như du lịch giải trí, tín ngưỡng tinh thần.

+ Dịch vụ trợ giúp: Đảm bảo chu trình dinh dưỡng HST.

Mặc dù các giá trị định tính của hàng hóa và dịch vụ này đã được biết đến rộng rãi nhưng giá trị định lượng và kinh tế lại ít được biết đến. Chúng ta đều nhận ra giá trị của RNM xét về chức năng bảo vệ đường bờ của chúng, nhưng khi xét trên phương diện giá trị kinh tế của chức năng này, tính toán lượng giản thiểu trên hạn chế mất mát hoặc thiệt hại đối với tài sản về mặt nguồn lợi do các hoạt động kinh tế bị đình trệ do thiệt hại về con người, cơ hội sinh kế thì lại rất khó có thể ước lượng giá trị tiền mặt.

Nhằm tránh việc đánh giá không đúng chức năng dịch vụ của HST RNM chúng ta cần phải nhìn vào tổng giá trị của tất cả các lợi ích của nó. Do đó cần xem xét:


+ Giá trị trực tiếp: Bao gồm các nguyên liệu thô trên sản phẩm tự nhiên được sử dụng trực tiếp để sản xuất và tiêu thụ.

+ Giá trị gián tiếp: Duy trì và bảo vệ các hệ tự nhiên và nhân tạo thông qua các dịch vụ như bảo vệ đường bờ, hạn chế ngập lụt, cố định Nitơ.

+ Giá trị lựa chọn: Duy trì nguồn tài nguyên gen cho các hệ tương lai.

+ Giá trị tồn tại: Ví dụ như các giá trị văn hóa, thẩm mỹ.

1.2. Một số vấn đề về quản lý rừng

1.2.1. Khái quát về quản lý hệ sinh thái rừng

Quản lý chính là do cá nhân hay 1 tổ chức, thông qua tiến hành hoạt động qui hoạch, tổ chức, chỉ huy, khống chế đối với một đối tượng trong 1 phạm vi nhất định để đạt được mục đích nhất định.

Do vậy cần làm rõ:

- Chủ thể quản lý: là cá nhân hay tổ chức

- Đối tượng quản lý: Quá trình hoạt động trong phạm vi nào đó.

- Chức năng của quản lý : là kế hoạch công việc hay tổ chức, chỉ huy, điều tiết, khống chế…Trong QLHST chủ yếu là điều tiết khống chế và thông qua phản hồi lại để ưu hoá kết cấu và chức năng HST

- HST là hệ thống phức tạp TN- KT-XH, vì thế đối với việc quản lý và điều khống nó tat nhiên phải tuần theo nguyên lý sinh thái học, đồng thời phải điều tiết và khống chế qui luật KT-XH.

Rất nhiều cá nhân và tổ chức đều đã đưa ra định nghĩa về quản lý hệ sinh thái. Trong định nghĩa về quản lý hệ sinh thái, có 2 điểm giống nhau, "quản lý nên duy trì nâng cao chức năng và kết cấu của hệ sinh thái, hệ sinh thái nên cung cấp phục vụ và sản phẩm đối với con người hiện tại và sau này". Định nghĩa quản lý hệ sinh thái có như sau:

"Quản lý hệ sinh thái là từng bước điều khống kết cấu và chức năng hệ sinh thái, đầu ra, đầu vào, đồng thời đạt được những điều kiện mong đợi của xã hội

"(Agee et al., 1987).

Ở mức độ cảnh quan, chức năng và giá trị của rừng, "QLHST là hệ thống giá


trị có thể duy trì, bao gồm tất cả những gì có trong mức độ cảnh quan có nội dung quan trọng" (Hội công tác Lâm Nghiệp Mỹ, 1993).

Đối với sách lược hay kế hoạch tương phản quản lý một loài vật hay sinh vật: "quản lý hệ sinh thái là tất cả những kế hoạch hay sách lược của mối quan hệ tương hỗ của các sinh vật trong quản lý hệ sinh thái" (Quản lý hệ sinh thái rừng, 1993).

“Quản lý hệ sinh thái là ở xã hội, sinh vật và kinh tế có thể chấp nhận phạm vi nguy hiểm, duy trì hay nâng cao sức sản xuất và sức khoẻ của hệ sinh thái, đồng thời là một loại quản lý sản xuất sản phẩm đem lại rất nhiều giá trị khác đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu cuả loài người" (Hội nghị tài nguyên rừng, Mỹ, 1993).

“Quản lý hệ sinh thái là liên quan sinh thái của khoa học thực tế tổng hợp đến phức tạp của chính trị, xã hội và trong khung giá trị, thực hiện mục tiêu quản lý bảo vệ dài hạn có tính tổng thể của hệ sinh thái tự nhiên” (Grumbine, 1994).

"Quản lý Hệ sinh thái là một khái niệm lý luận, con đường dẫn đến mỹ học cho xã hội và tự nhiên, trong duy trì sức khoẻ, duy trì một loại xã hội linh hoạt phù hợp, quá trình động thái sinh thái" (Cernett, 1994).

"Quản lý hệ sinh thái là cơ sở để chúng ta duy trì chức năng và kết cấu hệ sinh thái, mối liên quan sinh thái và quá trình nhận thức sâu sác, trên cơ sở nghiên cứu và lĩnh hội, đưa ra một sách lược đúng để thực hiện mục tiêu đúng đắn" (Christensen et al., 1996).

"QLHST là 1 loại phương pháp QLTNTN, nhằm duy trì và khôi phục tính bền vững của HST, khiến cho HST có thể duy trì được năng lực ổn định (CBST) và phương thức hiệp đồng với môi trờng cùng phát triển và tiến hoá. khiến cho người đương thời và thế hệ mai sau luôn thu lợi" (Unger (1994)).

Theo TC QL đất đai ở Mỹ: "QLHST là 1 quá trình tham chiếu toàn diện nội tại môi trờng, nó yêu cầu phải vận dụng nguyên lý sinh thái học, nguyên lý xã hội học và nguyên lý quản lý học để QLHST nhằm bảo tồn hoặc duy trì trạng thái, lợi dụng, tăng sản phẩm, giá trị và dịch vụ lý tưởng trường kỳ và hoàn chỉnh của HST" (USDOIBLM, 1993).

Cục bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng: "Vào thời gian phát triển kinh tế và xã hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023