Tai Biến Của Tiêm Tĩnh Mạch - Xử Trí & Đề Phòng :



mở dây garô.



16

Bơm thuốc từ từ và quan sát sắc mặt người bệnh .



17

Hết thuốc, rút kim nhanh, sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn iod.



18

Đặt người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, hướng dẫn những điều cần thiết.




* Thu dọn dụng cụ



19

Thu dọn dụng cụ, tháo găng, ghi phiếu thuốc, phiếu chăm sóc



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

6.4.5 Tai biến của tiêm tĩnh mạch - xử trí & đề phòng :

- Người bệnh ngất

Do quá sợ tiêm

Đề phòng : nên làm tốt công tác tâm lý, động viên người bệnh trước và trong khi tiêm thuốc

- Sốc phản vệ

Do phản ứng của cơ thể người bệnh với thuốc

Xử trí : ngưng tiêm, báo bác sĩ và thực hiện phác đồ chống sốc

- Nghẹt kim

Do máu đông trong kim

Xử trí : rút kim khỏi nơi tiêm , đẩy lui nòng ống hoặc thay kim

- Phù nơi tiêm ( có thể gây hoại tử nơi tiêm ) :

Nguyên nhân : kim tiêm xuyên mạch

Xử trí : rút kim ra , tiêm nơi khác

- Tắc mạch (ít gặp )

Thường do không khí còn trong bơm tiêm vào lòng mạch, hoặc do tiêm thuốc dầu

Đề phòng : thực hiện thuốc đúng chỉ định, đuổi khí hết trong bơm tiêm trước khi tiêm.

- Nhiễm khuẩn :

Nguyên nhân : chưa đảm bảo vô khuẩn trong thao tác

Đề phòng : thực hiện tốt công tác vô khuẩn truớc, trong và sau khi tiêm thuốc cho người bệnh


TỰ LƯỢNG GIÁ Câu hỏi nhỏ câu 1 11 1 Kể nội dung 3 kiểm tra 5 đối chiếu và 5 1

TỰ LƯỢNG GIÁ


Câu hỏi nhỏ (câu 1 -11):

1. Kể nội dung 3 kiểm tra , 5 đối chiếu và 5 đúng ?

2. Nêu nguyên tắc chung khi cho người bệnh dùng thuốc ?

3. Kể 2 vị trí thường tiêm trong da ?

4. Các trường hợp chỉ định tiêm trong da ?

5. Kể 3 vị trí thường tiêm dưới da ?

6. Nêu các tai biến khi tiêm dưới da ?

7. Nêu các tai biến khi tiêm trong da ?

8. Nêu chỉ định và chống chỉ định của tiêm bắp ?

9. Nêu chỉ định và chống chỉ định của tiêm tĩnh mạch ?

10. Kể các tai biến khi tiêm bắp ?

11. Kể các tai biến khi tiêm tĩnh mạch ?


Chọn câu đúng – sai (câu 12 -16):


Câu

Nội dung

Đúng

Sai

12

Tiêm trong da có thể đâm vào tĩnh mạch



13

Vùng tiêm trong da : 1/3 giữa mặt ngoài đùi



14

Chỉ định tiêm tĩnh mạch cho những loại thuốc không thể tiêm bắp



15

Gãy kim là 1 tai biến chỉ có khi tiến hành tiêm bắp



16

Tiêm dưới da có thể gây lây nhiểm viêm gan



Chọn câu đúng nhất (câu 17 – 25):

17. Vị trí tiêm bắp ở đùi là:

A. 1/3 giữa mặt ngoài đùi

B. 1/3 dưói mặt ngoài đùi

C. 1/2 dưói mặt ngoài đùi

D. 1/2 giữa mặt ngoài đùi

18. Kỹ thuật tiêm trong da : đâm kim hợp với mặt da 1 góc: A. 150

B. 300

C. 450

D. 900

19. Kỹ thuật tiêm dưới da : đâm kim hợp với mặt da 1 góc: A. 150

B. 300

C. 450

D. 900

20. Kỹ thuật tiêm bắp: đâm kim hợp với mặt da 1 góc: A. 150

B. 300

C. 450

D. 900

21. Vị trí thường dùng tiêm ngừa lao :

A. 1/3 giữa mặt ngoài đùi

B. Cách u vai 5cm

C. Cuối cơ delta

D. Mặt trong cẳng tay

22. Tiêm trong da thường dùng trong các trường hợp:

A. Phong bế giảm đau

B. Thử phản ứng thuốc

C. Gây tê tại

D. Đưa thuốc vào cơ thể 1 cách nhanh nhất

23. Khi tiêm thuốc phải bảo đảm :

A. 2 nhanh ; một chậm

B. Đâm kim nhanh

C. Rút kim nhanh

D. Bơm thuốc chậm

24. Mục đích của tiêm thuốc là:

A. Đưa thuốc vào cơ thể

B. Để điều trị bệnh C.Cho bệnh nhân nặng

D.Để thuốc ngấm vào cơ thể nhanh

25. Khi tiêm bắp sai vùng tiêm dễ bị tai biến:

A. Áp xe B.Gây đau

C.Dễ đâm vào mạch máu D.Gây sốc

Bài 12

KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN

DUNG DỊCH ĐƯỜNG TĨNH MẠCH - TRUYỀN MÁU


MỤC TIÊU


1. Kể được mục đích - chỉ định - chống chỉ định của truyền dịch.truyền máu

2. Trình bày được tên các loại dung dịch thường dùng để truyền dịch.

3. Trình bày được nguyên tắc - tai biến khi truyền dịch, truyền máu.

4. Thực hiện được kỹ thuật truyền dịch , truyền máu cho người bệnh đúng quy trình


NỘI DUNG

1. TRUYỀN DỊCH ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

1.1. Mục đích :

- Hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể bị mất.

- Nuôi dưỡng cơ thểtrong thời gian ngắn

- Bồi phụ 1 số thành phần bị thiếu hụt

- Đem thuốc vào cơ thể.

- Giải độc.

1.2. Chỉ định :

- Những trường hợp mất nước, mất máu

- Những trường hợp bệnh nặng cần duy trì truyền dịch liên tục có pha thuốc theo y lệnh

- Bệnh nặng không ăn uống được

- Ngộ độc.

1.3. Chống chỉ định :

- Suy tim

- Cao huyết áp.

- Phù phổi cấp.

1.4. Các loại dung dịch thường dùng :

- Dung dịch đẳng trương :

+ Mặn đẳng trương : Natrichlorua 9‰

+ Ngọt đẳng trương : Glucose 5%

+ Natrihydrocacbonate 14‰ (NaHCO3).



Các loại dung dịch tiêm truyền


- Dung dịch ưu trương :

+ Natrichlorua 10% - 20%.

+ Glucose 10% - 20% - 30% - 50%.

+ Natrihydrocacbonate 5% - 14%.

- Dung dịch có phân tử lượng lớn :

+ Dextran

+ Acid amin: Moriamine, Alvesine, Onkowertine

1. 5. Nguyên tắc truyền dịch :

- Thực hiện 3 kiểm tra , 5 đối chiếu

- Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn.

- Đảm bảo vô khuẩn và tiến hành đúng kỹ thuật.

- Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch.

- Đảm bảo áp lực dịch truyền cao hơn áp lực máu của người bệnh.

- Đảm bảo đúng tốc độ chảy của dịch theo y lệnh.

- Theo dõi sát tình trạng người bệnh trước - trong và sau truyền dịch.

- Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trí kịp thời.

- Không lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí.

BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH


TT

NỘI DUNG

Không


* Chuẩn bị người bệnh



1

Chào hỏi đối chiếu họ tên, số giường.



2

Giải thích để người bệnh yên tâm, kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn dặn người bệnh đi tiểu,.. những điều cần thiết




* Chuẩn bị người điều dưỡng



3

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay thường qui,




* Chuẩn bị dụng cụ:



4

Mâm vô trùng: bình kềm, gạc che kim, gòn tẩm cồn iod, bộ dây truyền dịch.



5

Dịch truyền theo y lệnh, hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe. Phiếu dịch truyền. Găng tay sạch, băng keo, bồn hạt đậu. Đồng hồ chỉnh giọt.



6

Hộp đựng vật sắc nhọn, túi nylon vàng xanh, gối kê tay, dây garô, tấm nylon, trụ treo.




* Kỹ thuật tiến hành



7

Kiểm tra dịch truyền theo y lệnh, bật và sát khuẩn nút chai.



10

Mở bao bộ dây truyền dịch, khóa dây truyền lại, cắm dây vào chai dịch.



11

Treo chai dịch lên trụ, cho dịch vào ½ bầu đếm giọt, mở khóa đuổi khí vào bồn hạt đậu, khóa lại, xé băng keo.



12

Báo lại cho người bệnh, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm.



13

Đặt gối dưới vùng tiêm, luồn dây garô trên vị trí tiêm, mang găng tay.



14

Thắt dây garô, sát khuẩn vị trí tiêm bằng gòn cồn iod theo chiều xoắn ốc rộng 5 cm.



15

Điều dưỡng 1 tay giữ tĩnh mạch, 1 tay cầm chuôi kim đâm nhanh qua da 1 góc 15 - 300 so với mặt da.



16

Đâm kim vào tĩnh mạch, khi thấy máu vào chuôi kim, tháo dây garô.



17

Mở khóa cho dịch chảy, cố định chuôi kim, đặt gạc che kim, dán





băng keo.



18

Điều chỉnh giọt theo y lệnh, quan sát sắc mặt người bệnh. Dặn dò những điều cần thiết.




* Thu dọn dụng cụ



19

Thu dọn dụng cụ, tháo găng, ghi phiếu tiêm truyền, phiếu chăm sóc.




Kim luồn tĩnh mạch Kim cánh bướm Bộ dây truyền dịch 1 6 Tai biến khi truyền 2Kim luồn tĩnh mạch Kim cánh bướm Bộ dây truyền dịch 1 6 Tai biến khi truyền 3



Kim luồn tĩnh mạch Kim cánh bướm


Bộ dây truyền dịch 1 6 Tai biến khi truyền dịch Phù nơi tiêm  Do lệch kim vát 4Bộ dây truyền dịch 1 6 Tai biến khi truyền dịch Phù nơi tiêm  Do lệch kim vát 5


Bộ dây truyền dịch


1.6. Tai biến khi truyền dịch:

- Phù nơi tiêm:

Do lệch kim, vát kim chưa vào hẳn lòng mạch, vỡ mạch.

Rút kim ra truyền lại.

- Dịch không chảy:

Do vát kim áp sát thành mạch ; nâng chuôi kim kê lên.

Do tắc kim: do cục máu đông; thay kim truyền lại.

- Sốc:


Do truyền nhanh.

Ngày đăng: 03/03/2024