Ngôn Ngữ Biểu Thị Không Gian Sinh Hoạt

Cạng sui cắn lạu vặn cắn lện. [5, bài 214] Nước sông còn chảy, còn sánh đôi).

Hình ảnh những con thác, mặt ghềnh cũng đã góp phần tạo nên đường nét không bằng phẳng của bức tranh không gian thiên nhiên. Nó minh chứng một phần cho sự dữ dội của cảnh vật thiên nhiên.

Ví dụ:

Trào cnện sẳng thạn cắn cắn thạn Thạn thạn tú dảu sích tạu dạu Thạn thạn tú dảu sích tạu tẳng

Dổi tảy chào cnện cú na thạn. [5, bài 660]

(Chèo thuyền lên thác lại xuống ghềnh Thác nào cũng có ghềnh đá chồng Thác nào cũng có bàn đá phẳng

Cùng đệ chèo thuyền qua thác ghềnh).

Thác ghềnh cũng trở thành "rào cản" trong nhiều hoạt động của con người trên đường đến nơi hẹn gặp nhau. Vậy nên, nhân vật khi đi qua "bến đá gập ghềnh" đã chạnh lòng nảy sinh tâm trạng [5, bài 667]. Sự dữ dội của thiên nhiên phải chăng cũng là những thử thách của ngoại cảnh để chứng tỏ lòng người?

Thiên nhiên qua cảm nghĩ của người Sán Chí chỉ còn hiện lên như người thiếu nữ trong sáng, hiền từ, xinh đẹp. Không gian thiên nhiên của sịnh ca bao quát, rộng lớn. Không gian ấy không chỉ mở ra ở dòng sông, dãy núi, thác nước, mặt ghềnh gợi sự hùng vĩ, dữ dội mà còn là ánh trăng, là sắc màu của hoa lá, gợi sự mềm mại, thơ mộng, trữ tình.

Người Sán Chí có cảm nhận khá nhạy bén về sự hiện diện của các loài hoa tự nhiên theo dòng chảy thời gian. Với họ, ứng với mỗi tháng trong năm sẽ có một loài hoa bung nở hương sắc để tô điểm thêm cho bức tranh cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tháng giêng hoa đào, hoa mận; tháng hai có hoa đồng niên; tháng ba là hoa bạch bồn; tháng tư có hoa nam tử; tháng năm có hoa đẩu lưu; tháng sáu hoa mẫu đơn; tháng bẩy hoa sen; tháng tám là hoa tế tiểu; tháng chín là hoa cúc; tháng mười là hoa mai. Sự phong phú của các loài hoa phải chăng cũng chính là sự đa sắc màu của bức tranh thiên nhiên trong cảm nhận của người Sán Chí. Hoa không chỉ góp phần làm nên sức sống tươi đẹp của đất trời, tạo hoá mà

còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu, cho cái đẹp, cho người con gái. Vậy nên khi chàng trai muốn sang sông hái hoa, ngắm hoa thì cũng chính là chàng muốn sang sông để gặp được em:

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 12

Kẹc cang mùng kến hóu vạ hại Hau jặt cạng pện mảo tồu cạng Sặp pat lẻng ngặn mải tồu chí

Tồu lang cú hốc hón vạ cại. [5, bài 219]

(Cách sông vẫn thấy hoa sen đẹp Nhớ em chẳng được gần bên em Anh muốn tìm mối qua bên hỏi Giữ chốn đông người khó nói lên).

Trăng trong cảm nghĩ của người Sán Chí là hình ảnh thiên nhiên đẹp. Trăng xuất hiện 24/318 bài hát ban ngày. Ánh trăng góp phần tạo nên một không gian thiên nhiên lung linh huyền ảo bên ngoài con người. Trăng với sự hiện hình đa dạng làm xoá tan màn đêm với sương mờ dày đặc của chốn rừng cao sông thẳm [5, bài 507].

Ánh trăng thiên nhiên nhiều khi giúp con người lấy lại trạng thái cân bằng, cảm giác thư thái sau khi phải chèo đèo lội suối vượt bao thác ghềnh.

Trăng vốn thuộc về tự nhiên nhưng nhiều khi lại trở thành cầu nối gắn kết bao đôi lứa. Sự xuất hiện của vầng trăng như làm tăng thêm không khí thiêng liêng, đẹp đẽ cho cuộc hò hẹn của trai gái [5, bài 261].

Trăng còn là thước đo, là chuẩn mực để nhìn nhận, đánh giá vẻ đẹp của người con gái.

Nhìn chung không gian thiên nhiên trong dân ca Sán Chí không chỉ đơn thuần là không gian của tự nhiên, của vũ trụ với sự cảm nhận đa chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu… Từ mặt đất, với cái nhìn trải dài ra khắp sườn núi, vạt đồi, sông biển mênh mông, bát ngát; nhìn lên cao với sự hiện diện của trăng, của bầu trời, những đàn chim trao lượn… rồi cảm nhận độ sâu với sông sâu, vực thẳm, thậm chí là cõi âm - cõi siêu nhiên, huyền bí.

Không gian thiên nhiên được khám phá ở nhiều góc cạnh, nhiều hình ảnh còn gắn với tâm trạng của người Sán Chí, nhất là chàng trai, cô gái đang yêu. Họ như gửi gắm vào mỗi hình ảnh của thiên nhiên nỗi niềm, tâm sự nào đó hay

thổi hồn vào thiên nhiên với những khao khát được sẻ chia, yêu thương và đoàn tụ, hạnh phúc trong tình yêu.

3.2.2.2. Ngôn ngữ biểu thị không gian sinh hoạt


Không gian sinh hoạt là nơi diễn ra các hoạt động làm ăn, sinh sống của con người. Trong dân ca Sán Chí, không gian sinh hoạt gắn với không gian sinh tồn của người Sán Chí, vì thế nó rất gần gũi, bình dị, dân dã như chính đời sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào vùng cao này.

Trong không gian sinh hoạt của người Sán Chí, nổi bật lên các hình thức không gian: không gian căn nhà, không gian thôn xóm, không gian miếu thờ.

Không gian căn nhà gợi lên kiến trúc nhà đặc trưng của người Sán Chí. Xưa kia, người Sán Chí thường làm nhà sàn bằng gỗ, lợp mái gianh… Hình ảnh ngôi nhà với kiến trúc giản đơn đã được đưa vào lời thơ, câu hát của đồng bào như sự hiện diện của chính mỗi người trong không gian ấy. Kiến trúc trong căn nhà của người Sán Chí thường không phức tạp. Nhà thường được dựng lên bằng nhiều cột, có hoành gỗ trên nóc để đỡ cho mái gianh, hoặc sau này là mái ngói, thân nhà làm bằng các mảnh gỗ được ghép lại.

Ví dụ:

Hây cạn ọc tài tài phọm phọm Cặm ta mỏ clẹng ngặn ta tọng Cặm ta mỏc lẹng ngặn ta trổi

Hắm sỉ cộn nhặn hây tài thạnh. [5, bài 348]

(Khởi dựng nhà to, thật khang trang Vàng dát hoành lương, bạc dát cột Vàng dát hoành lương, bạc dát trụ Đúng là quan nhân dựng nhà to).

Nếu ngôi nhà không làm theo kiến trúc, chất liệu như trên thì sẽ bị chê cười. Cách bày biện trong căn nhà của người Sán Chí cũng khá đơn giản. Họ thường treo một chiếc đèn lồng trước cửa gian chính như cầu điều may mắn, tốt đẹp. Gian giữa được đặt bộ bàn ghế trúc để ngồi uống nước. Ở bốn phía góc nhà, người Sán Chí thường treo các vật dụng: móc vàng, móc bạc, đôi rồng, đôi

hoa. Các gian phụ trong căn nhà được dùng để chứa những vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày

[5, bài 353].

Căn nhà còn gắn với không gian diễn xướng của đồng bào Sán Chí khi hát xắng cộ. Ở hát ban đêm, người ta chỉ hát trong nhà hoặc ngoài sân mà thôi. Nhà gianh, nhà ngói gần gũi thân thuộc bỗng trở thành không gian sinh hoạt, sáng tạo văn hoá, văn học của người dân; là nơi cảm xúc nghệ thuật được thăng hoa và cũng là nơi để trao gửi bao tâm tình của con người. Vào nhà, trải chiếu ngồi, thắp lên ngọn đèn, cây nến lung linh, các bên hát là các anh chị ở địa phương hoặc từ nơi khác tới bắt đầu khởi hứng ca vang. Sau những lời chúc, thăm hỏi, hai bên như bị cuốn hút vào cuộc hát trong không gian mập mờ, lung linh ánh đèn, nến. Chính không gian ấy đã làm nảy sinh bao cảm xúc của các chàng trai, cô gái Sán Chí, trở thành không gian bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng [5, bài 389].

Cũng từ không gian ngôi nhà, người hát có thể thoả sức đặt chân trên những miền đất, những địa danh, không gian khác bằng trí tưởng tượng của mình như đến Quảng Châu, Quảng Tây, Hắc Hải, Bắc Kinh…

Ngôi nhà khi gắn với hoạt động diễn xướng còn là nơi gắn kết tình cảm bạn bè, tình yêu đôi lứa. Các chàng trai, cô gái có thể làm quen, tìm hiểu, thậm chí nảy nở tình yêu hay nỗi nhớ từ "ngôi nhà":

Tày jấy cạy tạy thện tài cụng Hấy sặn jóng tảy cnặt mộn cạy Jóng tảy cnặt mộn jặn lẩy jeng

Cnên nhện màn nhổi chải jặm tau. [5, bài 581]

(Gà gáy lần bốn trời sáng tỏ Đứng lên tiễn anh ra cửa về

Tiễn anh ra cửa lòng thương nhớ Ngàn ngôn vạn ngữ ở trong tim).

Căn nhà còn là nơi gửi gắm bao mơ ước về một gia đình hạnh phúc, yêu thương của các chàng trai, cô gái đang yêu [5,bài 309]. Không gian ngôi nhà đôi khi đan hoà với không gian thiên nhiên - ánh trăng - tạo nên khung cảnh

đẹp đẽ, sáng trong. Và sự xuất hiện của "em" trong không gian ấy càng khiến cho cảnh trở nên sinh động, rạng ngời, đầy sức sống tươi trẻ:

Mô môi nhệt sắng pấn pện hoong Chíu nhặp nẹng phụng lộ tréng trọng Lọng jậy jáy pốu phộu sắng chủ

Jáy pốu cnại sạn sặc sắng cại.[5, bài 17]

(Nửa vành rực đỏ, trăng lưỡi liềm Rọi vào trướng lụa trong buồng em Trên chỗ ngồi, long tư lạm trải

Em mặc áo đơn vẻ đẹp thêm).


Không gian ngôi nhà còn là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh của người Sán Chí như thờ cúng tổ tiên, cúng bái thổ công, thờ ma riêng…

Không gian làng bản, thôn xóm cũng xuất hiện khá nhiều trong dân ca Sán Chí. Không gian bản làng trong tiếng hát của đồng bào hiện lên thật trong sáng, khoáng đạt, tươi đẹp. Đó là những thửa ruộng, cánh đồng đang vào mùa cấy gặt, là con đường hoa, là đầm sen, vườn trúc, là sự nhộn nhịp trong bước chân trảy hội trên đường của bao người. Không gian bản làng đã đi vào từng câu hát giao duyên, từng nhịp đập trái tim của bao chàng trai, cô gái đang hẹn hò, yêu đương. Không những vậy, bản làng còn làm nên nét riêng trong sắc thái văn hoá truyền thống của người Sán Chí. Đó còn là ngôi nhà chung của đồng bào với cách tổ chức, quy định riêng do một người đứng đầu đảm trách gọi là "khán thủ", cho nên chàng trai khi bước chân vào bản em đã cất lên câu hát hỏi em [5, bài 327]. Hoặc khi bước chân vào tới bản, người khách là chàng trai trước hết phải giữ thái độ lễ phép, kính trọng người già trong bản [5, bài 322]. Qua "thôn em", chàng trai cũng không khỏi cất lên lời hát ca ngợi cảnh đẹp của thôn xóm [5, bài 760].

Không gian làng bản còn là nơi diễn ra sinh hoạt hát sịnh ca của người Sán Chí. Bắt gặp đâu đó trên cánh đồng, bờ mương, trên con đường vào làng, hay đầu nhà… là những đôi bạn hát giao duyên, hát đối cùng nhau. Người Sán Chí không chỉ hát lúc nhàn rỗi mà còn hát khi đang lao động, sản xuất ngoài trời. Trong không gian bản làng còn gồm cả không gian con đường. Không

gian con đường vừa là nơi qua lại của đồng bào vừa là không gian mang ý nghĩa tượng trưng. Con đường xa, con đường thăm thẳm, con đường nhỏ vào thôn em cũng chính là "con đường khó", "con đường gập ghềnh" cản trở bước chân, cản trở tình yêu của anh dành cho em [5, bài 38].

Bởi vậy nên, con đường đi lại hàng ngày vốn gần gũi, quen thuộc nhiều khi chứa đựng tâm trạng, mong ước của con người [5, bài 865].

Hình thức không gian gắn với sinh hoạt tâm linh hàng ngày của người Sán Chí là không gian miếu thờ. Miếu xuất hiện 22 lần/533 khúc ca ban đêm. Đây được xem là không gian linh thiêng, huyền ảo, nơi tồn tại của một lực lượng siêu nhiên như thần thánh, ma quỷ, tiên nữ… tồn tại trong trí tưởng tượng của con người.

Không gian miếu phản ánh phong tục thờ cúng thần linh của người Sán Chí. Thông thường, mỗi thôn xóm đều xây dựng một ngôi miếu và lấy tên một vị thần nào đó để thờ phụng. Đây cũng là nơi bất cứ ai cũng có thể đến đặt lễ, cầu an. Miếu là nơi các chàng trai, cô gái Sán Chí đến để cầu tình, cầu duyên, cầu hạnh phúc trăm năm với người mình yêu:

Cốu Dặm míu lẩy hối pái phặt

Nhầy nhặn tụn chắn jeng tụn dện. [55, bài 521]

(Trong miếu Quam Âm vái đức Phật Hai người đơn chính thật vẹn toàn).

Miếu không chỉ là nơi người ta đến để cúng tế, niệm cầu điều tốt đẹp mà còn là chốn để con người giải toả nỗi niềm, suy tư trong lòng [5, bài 538].

Trong dân ca Sán Chí, có sự đan xen giữa không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt. Không gian thiên nhiên dù rộng lớn, xa xôi đến đâu, với những biển, trời, sông, núi, vẫn thấp thoáng đâu đó hình ảnh con người cùng các hoạt động: đẵn trúc trên núi, chèo thuyền trên biển, lội sông, vượt thác, ngắm trăng… (dù thực hay trong tưởng tượng của người hát). Trong không gian căn nhà, người ta vẫn có thể đến với những không gian, những miền đất hay địa danh xa lắc, bao la bằng những con đường của sự liên tưởng phong phú.

Tiểu kết

Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong dân ca Sán Chí là ẩn dụ, so sánh, và nhân hóa. Mỗi thủ pháp đều có vai trò quan trọng trong việc biểu thị nội dung trữ tình, đặc biệt là biểu thị tâm trạng, nỗi niềm của người hát. Việc vận dụng các thủ pháp trên trong sáng tạo lời thơ đã cho thấy tư duy logíc, giản dị và tâm hồn nhạy cảm của người Sán Chí.

Thời gian nghệ thuật trong sịnh ca Sán Chí bao gồm thời gian hiện thực, thời gian tâm lý, thời gian đồng hiện. Các dòng thời gian có mối quan hệ mật thiết với nhau theo các phạm trù thời gian: hiện tại - quá khứ; hiện tại

- tương lai.

Không gian nghệ thuật trong dân ca Sán Chí phần lớn mang tính hiện thực, đời thường, gần gũi với con người. Trong dân ca Sán Chí có sự đa dạng về không gian song chủ yếu tập trung vào không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt. Điều đó cho thấy tư duy sáng tạo gắn với quan niệm thẩm mỹ, lối sống, phong tục của người Sán Chí. Hai không gian chủ đạo trên cũng đã góp phần thể hiện đời sống tình cảm phong phú của đồng bào, trở thành "hình tượng nghệ thuật" mang dấu ấn chủ quan trong sịnh ca của người Sán Chí.

KẾT LUẬN

1. Dân ca là một trong những vốn văn học nghệ thuật chủ yếu còn tồn tại đến ngày nay của người Sán Chí. Đó có thể được xem là giá trị tinh thần, nơi chứa đựng nguồn tri thức phong phú nuôi dưỡng bao tâm hồn các thế hệ người Sán Chí từ xưa đến nay. Những tri thức ấy biểu hiện ở quan niệm, cách cảm nhận về thế giới tự nhiên, thế giới con người; lối ứng xử trong tình yêu nam nữ; tình yêu quê hương đất nước; những phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào… Duy trì bảo tồn các bài dân ca qua bao đời bằng hình thức hát hoặc ghi chép cũng là cách để người Sán Chí bày tỏ niềm tự hào, tự tôn đối với lịch sử, văn hoá, văn học của dân tộc mình.

2. Dân ca Sán Chí là sản phẩm sáng tạo của người dân miền núi nên mang những dấu ấn riêng trong cách cảm, cách nghĩ về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Thấp thoáng trong những câu hát nói về chủ đề tình yêu, tình bạn, quê hương đất nước, người ta vẫn thấy toát lên vẻ tâm hồn đơn sơ, chất phác, mộc mạc, chân thật vốn có của người dân Sán Chí khi họ bộc lộ mọi cung bậc, cảm xúc của mình. Đó là dấu ấn mang đậm bản sắc về con người vùng cao nhìn từ mọi góc độ và được phản ánh qua lời ca, câu hát.

3. Trong dân ca Sán Chí, nội dung trữ tình khá phong phú với các chủ đề: tình yêu quê hương, đất nước, chiến tranh; tình yêu nam nữ, tình cảm bạn bè, tình yêu lao động, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào… Các chủ đề trên đã góp phần tái hiện lại bức tranh hiện thực, đời sống và phản ánh thế giới tinh thần đa dạng với nhiều cung bậc cảm xúc trên nhiều mối quan hệ của người Sán Chí xưa nay.

4. Về hình thức nghệ thuật, trong dân ca Sán Chí, chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm đáng lưu ý sau: Dân ca Sán Chí tồn tại một thế giới nghệ thuật gồm thể thơ, cấu trúc, các thủ pháp nghệ thuật, thời gian, không gian nghệ thuật. Mỗi yếu tố trên đều có vai trò nhất định trong việc thể hiện nội dung trữ tình. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt biểu hiện ở dạng đầy đủ (gồm bốn câu, mỗi câu

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí