Phương Pháp Phỏng Vấn Sâu Bán Cấu Trúc


Giai đoạn 2:Nghiên cứu sơ bộ

Bước 3: Thiết kế thang đo, câu hỏi định tính, bảng hỏi định lượng sơ bộ

Dựa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết cũng như mục tiêu nghiên cứu, thang đo của các biến nghiên cứu được xác định dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về VXH, lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Các câu hỏi định tính và bảng hỏi định lượng cũng được xây dựng dựa trên tổng quan và thang đo được chọn lựa thể hiện nội hàm của các yếu tố nghiên cứu.

Bản câu hỏi định định tính gồm hai nội dung chính: Thông tin cá nhân của đối tượng được hỏi và thông tin về VXH cùng ảnh hưởng của nó đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Kết quả nghiên cứu định tính giúp gợi ý bổ sung thêm những thang đo còn thiếu và bỏ bớt những thang đo không phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Bảng hỏi định lượng cũng bao gồm hai nội dung cơ bản là thông tin cá nhân của người được hỏi và các phát biểu về yếu tố của VXH, lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, đặc điểm NKH của cộng đồng nghiên cứu; các quan sát của các thang đo/yếu tố này dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Bước 4: Phỏng vấn, khảo sát sơ bộ tại các địa bàn nghiên cứu

Sau khi thiết kế bảng hỏi khảo sát và các câu hỏi phỏng vấn phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ tại thực địa. Việc khảo sát được tiến hành ở các VQG Ba Vì, Cúc Phương, Cát Bà. Trong giai đoạn đầu khảo sát, số lượng phiếu phát ra cho người dân không nhiều (n = 21) nên tác giả kết hợp khảo sát và phỏng vấn sâu trực tiếp (n = 21) những đối tượng này về mức độ phù hợp của các câu hỏi trong bảng hỏi, hỏi đáp thêm những thông tin để làm sáng tỏ đặc điểm VXH trong các NDĐP và những lợi ích cũng như ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Ngoài ra, khảo sát sơ bộ cũng đã tiến hành phỏng vấn nhóm trọng tâm (n = 5), phỏng vấn đại diện BQL các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà (n = 6) nhằm bổ sung những thông tin cần thiết và làm sáng tỏ thêm những kết quả thu nhận được từ phỏng vấn và khảo sát từng người dân.

Bước 5: Phỏng vấn chuyên gia, xác định thang đo mới

Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ và phát hiện ra một yếu tố mới “Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG” xuất hiện trong bối cảnh nghiên cứu là yếu tố/thành phần thuộc VXH có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, tác giả tiến hành tổng quan lại cơ sở lý thuyết để xem thang đo của yếu tố mới được phát hiện trong bối cảnh nghiên cứu có cơ sở khoa học dựa trên những nghiên cứu liên quan hay không. Sau đó tiến hành phỏng vấn ý kiến chuyên gia để tham vấn ý kiến về mức độ phù hợp của thang đo và các biến quan sát mới.

Quy trình phát triển thang đo mới của yếu tố “Việc tham gia thực hiện QCQL


các hoạt động DLST ở các VQG” được thực hiện qua các bước: xác định nhân tố mới, tổng quan tài liệu xem các nghiên cứu trước đã đề cập đến yếu tố này chưa, phỏng vấn ý kiến chuyên gia, xây dựng và chuẩn hóa thang đo, khảo sát đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm tra mức độ tương quan với các biến độc lập và kiểm định MQH của thang đo với biến phụ thuộc, cuối cùng phỏng vấn định tính để giải thích kết quả nghiên cứu (DeVellis, 2012; Tay and Jebb, 2016). Trong đó, bước 5 trong quy trình nghiên cứu dừng lại ở việc xây dựng và chuẩn hóa thang đo (xác định thang đo), sau đó việc phát triển thang đo được tiến hành cùng với các bước đánh giá độ tin cậy của thang đo cho đến kiểm định thang đo được kết hợp tiến hành nghiên cứu ở các bước tiếp theo.

Bước 6: Xây dựng mô hình nghiên cứu, bảng hỏi khảo sát chính thức

Sau khi chuẩn hóa các thang đo và các biến quan sát từ các kết quả nghiên cứu phỏng vấn, khảo sát sơ bộ và phỏng vấn ý kiến chuyên gia về thang đo mới, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức với các giả thuyết tương ứng và hoàn thiện bảng hỏi nghiên cứu khảo sát chính thức.

Giai đoạn 3:Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Mục đích nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra cũng như kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, nghiên cứu định tính nhằm khám phá những vấn đề bản chất bên trong của kết quả nghiên cứu. Các bước cụ thể sẽ được tiến hành như sau:

Bước 7 (a-e): Nghiên cứu định lượng chính thức

Bước 7a: Tiến hành điều tra định lượng chính thức

Sau khi hoàn thiện bảng hỏi nghiên cứu khảo sát chính thức, nghiên cứu tiến hành thực hiện khảo sát tại 03 VQG Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì (với n = 323). Việc khảo sát được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và sự giúp đỡ tận tình của ban quản lý (BQL) cùng cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động DLST của các VQG.

Bước 7b: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Bước này nhằm kiểm tra độ tin cậy bên trong của từng thang đo, cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong mỗi nhóm yếu tố (Hair et al, 1995). Từ đó, xác định các thang đo có cùng một khái niệm và có thực sự đóng góp cho việc đo lường từng tiêu chí được sử dụng trong mô hình nghiên cứu hay không. Các thang đo được tiếp tục lựa chọn là những thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (CA) với mức đạt yêu cầu là CA ≥ 0.6 (Nunally and Burnstein, 1994; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Nghiên cứu sẽ loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng thấp (< 0.3).

Bước 7c: phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Phân tích EFA nhằm loại bỏ những thang đo không có ý nghĩa/không có mức độ tương quan biến tổng đạt yêu cầu sau khi kiểm tra độ tin cậy của hệ số CA; đồng thời đánh giá sự hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo (Hair et al., 1998).

Việc phân tích nhân tố khám phá sẽ được xác định là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu với kết quả phân tích khám phá như sau: 0.5 < KMO < 1 và P_value < 0.05 (Hair et al, 1995; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); Tổng phương sai trích (%variance) >= 50%, các nhân tố được trích ra giải thích ít nhất 50% sự biến thiên của các quan sát (Anderson and Gerbing, 1988; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009); Hệ số tải nhân tố (factor loading) >= 0.5 (Hair et al., 1998) và Eigenvalue > 1, đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố (Hair et al, 1998). Tại mỗi quan sát, hệ số tải đảm bảo > 0,55/0,5 (Hair et al., 1998) và chênh lệch giữa hệ số tải lớn nhất và bất kỳ đảm bảo điều kiện >= 0.3 (Jabnoun and Al- Tamimi, 2003).

Bước 7d: Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu sẽ có những điều chỉnh cả về biến độc lập và phụ thuộc (xem kết quả nghiên cứu chương 4). Trước khi kiểm định MQH giữa các biến trong mô hình, nghiên cứu tiến hành điều chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu dựa trên kết quả mức độ hội tụ và phân biệt của các nhóm biến độc lập và phụ thuộc. Với các biến/ thang đo có sự thay đổi, nghiên cứu sẽ tiến hành đổi tên (rename) các biến/thang đo được tách ra hoặc gộp vào từ biến/thang đo cũ. Để chuẩn hóa thang đo và mô hình điều chỉnh, việc tham vấn thêm ý kiến chuyên gia cũng giúp cho nghiên cứu lựa chọn gọi tên các biến/thang đo mới đảm bảo tính khoa học hơn.

+ Bước 7e: Phân tích hồi quy

Cuối cùng, nghiên cứu sẽ phân tích tương quan, xây dựng mô hình hồi quy để kiểm định MQH giữa các biến độc lập (VXH), biến kiểm soát (NKH) với biến phụ thuộc (lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST).

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy với tập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng hệ số điều chỉnh R2 (Adjusted R Square). Giá trị của hệ số này sẽ cho biết các biến độc lập (VXH) giải thích được bao nhiêu phần trăm (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc (lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG).

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, nghiên cứu sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (Anova). Nếu kết quả cho thấy giá trị Sig. của kiểm định F < 0.05 mô hình hồi quy xây dựng đã phù hợp với tổng thể.

Để kiểm tra mô hình có bị đa cộng tuyến (tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập khá mạnh làm R2 tăng ảo hoặc làm sai lệch/đổi dấu các hệ số trong phương trình hồi quy) hay không nghiên cứu dựa vào phân tích kết quả hồi quy nếu hệ số VIF (Variance inflation factor - hệ số phóng đại phương sai) < 2 thì mô hình không bị


đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, bước phân tích hệ số tương quan cũng giúp nghiên cứu ban đầu có thể nhận diện được có hiện tượng đa cộng tuyến dựa vào tương quan mạnh hay yếu của các biến độc lập.

Căn cứ vào mô hình hồi quy sau khi chuẩn hóa và kết quả hệ số Beta, nghiên cứu sẽ đánh giá được mức độ và thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập (VXH) tới các biến phụ thuộc (lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST).

Để so sánh sự giống và khác nhau về mức độ ảnh hưởng của VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở từng VQG Cát Bà, Ba Vì và Cúc Phương, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy cho tập dữ liệu của từng VQG. Từ đó, làm căn cứ đánh giá, bình luận và đề xuất các giải pháp tăng cường VXH, gia tăng các lợi ích cho NDĐP trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB cũng như từng VQG.

Bước 8: Nghiên cứu định tính bình luận, giải thích các kết quả nghiên cứu

Sau khi có kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu tiếp tục phỏng vấn sâu NDĐP và các chuyên gia để bình luận, lý giải một phần các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB cũng như cụ thể ở từng VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà - là những địa bàn đã được chọn lựa để tiến hành khảo sát nghiên cứu.

3.2. Nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp định tính bao gồm: phỏng vấn sâu bán cấu trúc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm. Ngoài ra, phương pháp quan sát và phỏng vấn qua điện thoại cũng được sử dụng để lấy thêm thông tin bổ sung cần thiết.

3.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc

- Mục tiêu phỏng vấn sâu:

+ Tìm hiểu, khám phá đặc điểm VXH của NDĐP và những lợi ích về chính trị, kinh tế, VH - XH, môi trường của NDĐP trong phát triển DLST. Ngoài những thông tin được NDĐP cung cấp, phỏng vấn sâu cung cấp thêm tư liệu từ các chuyên gia và ý kiến của các bên liên quan (BQL, CQĐP ở các VQG) một cách độc lập, khách quan, không bị ảnh hưởng lẫn nhau để có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu.

+ Thăm dò, phát hiện xem ở bối cảnh nghiên cứu (tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB) có yếu tố mới nào xuất hiện trong MQH ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST không và nếu có thì phải giải thích được tại sao đó là yếu tố mới?

- Đối tượng phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là NDĐP tham gia vào hoạt động DLST tại các VQG Ba Vì, Cúc Phương và Cát Bà. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phỏng vấn thêm đại diện BQL các VQG, đại diện CQĐP và phỏng vấn các chuyên gia (các nhà nghiên cứu đã có những nghiên cứu/quan tâm về DLST và VXH).


- Các giai đoạn phỏng vấn: áp dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu bán cấu trúc, việc tiến hành phỏng vấn sẽ dựa trên danh mục các câu hỏi/các chủ đề cần đề cập đến nhưng thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. Phỏng vấn sâu được thực hiện gồm hai giai đoạn sau:

+ Giai đoạn thứ nhất (được tiến hành trong hai đợt giữa và cuối năm 2016),

các hoạt động phỏng vấn được tiến hành cụ thể như sau:

Phỏng vấn sâu NDĐP (n = 21), đại diện BQL, CQĐP (n = 6) và phỏng vấn nhóm tập trung tại các VQG Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà (n = 5) trước khi nghiên cứu điều tra chính thức nhằm khám phá đặc điểm VXH, lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBDH&DHĐB, điều chỉnh sự phù hợp của thang đo, các biến quan sát nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu và phát hiện ra các yếu tố mới xuất hiện trong bối cảnh nghiên cứu.

Phỏng vấn sâu các chuyên gia (n = 11) nhằm tham vấn ý kiến về sự phù hợp của thang đo mới xuất hiện trong bối cảnh nghiên cứu, chuẩn hóa thang đo và các biến quan sát trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu, hoàn thiện bảng hỏi cho đợt nghiên cứu khảo sát chính thức.

+ Giai đoạn thứ hai (được tiến hành trong đợt đầu và giữa năm 2017, bổ sung thêm một đợt vào đầu năm 2018), phỏng vấn sâu NDĐP lần thứ ba (kết hợp cả phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại); phỏng vấn sâu các chuyên gia lần thứ hai sau khi có kết quả điều tra chính thức, nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đối với các đối tượng liên quan; góp phần nâng cao tính hợp lý trong việc lý giải các kết quả đạt được cũng như khả thi hóa các giải pháp được đề xuất. Do điều kiện về thời gian và một số yếu tố khách quan các đợt phỏng vấn trong giai đoạn đầu năm 2018 chủ yếu được tiến hành qua điện thoại và nhận được sự đồng ý giúp đỡ, tiếp tục chia sẻ thông tin của người dân và đại diện BQL của các VQG.

3.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm

- Mục tiêu sử dụng phương pháp: luận án sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thêm các dữ liệu về đặc điểm VXH của NDĐP, tình hình phát triển DLST ở các VQG, MQH giữa VXH và những lợi ích mà NDĐP có được từ phát triển DLST. Từ đó, làm rõ hơn các thông tin thu được từ nghiên cứu phỏng vấn sơ bộ. Đồng thời, thăm dò sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát, chuẩn hóa các câu hỏi/biến quan sát của nghiên cứu.

- Đối tượng: thành phần tham dự các cuộc họp thảo luận nhóm trọng tâm là NDĐP tham gia làm DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB tại VQG Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì.

- Quy trình thảo luận nhóm trọng tâm:

+ Thiết kế các câu hỏi mở để thực hiện thảo luận.


+ Thực hiện thảo luận tại địa điểm đã liên hệ trước và thảo luận với đối tượng phỏng vấn đã được xác định (30 người chia làm 05 nhóm, mỗi nhóm 6 người). Thảo luận xoay quanh đặc điểm VXH của NDĐP và những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (giới thiệu, đặt câu hỏi, gợi mở thảo luận, giám sát các hoạt động thảo luận, tổng kết lại vấn đề).

3.2.3. Phương pháp quan sát

- Mục tiêu sử dụng phương pháp: thu thập thêm dữ liệu, thông tin khách quan để nhận thức, giải thích bản chất bên trong về VXH, những lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST và MQH của hai yếu tố này.

- Đối tượng quan sát: các sự vật, hiện tượng, sự kiện diễn ra trong địa bàn nghiên cứu và biểu hiện tâm lý của các đối tượng được phỏng vấn.

- Quy trình quan sát: là bước đầu tiên trong quá trình khám phá về MQH giữa VXH và lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì. Phương pháp này lúc đầu được xác định sử dụng nhằm giúp vượt qua rào cản về những bất đồng ngôn ngữ, văn hóa khi khảo sát trong các VQG ở địa bàn nghiên cứu (có người Mường, người Dao). Khi quan sát tại thực tế trong các hoạt động homestay (lưu trú tại nhà dân), giao lưu văn nghệ, ăn uống, sinh hoạt cùng người dân; tác giả thấy không có sự bất đồng về ngôn ngữ bởi NDĐP tham gia làm du lịch đều biết nói và giao tiếp với khách bằng tiếng phổ thông, khoảng cách về văn hóa cũng không quá lớn khi họ đã có nhiều thay đổi gần với lối sống của người Kinh hơn. Bởi vậy, nhờ sự trợ giúp của một số thành viên tham gia đi cùng hỗ trợ, quá trình quan sát, ghi chép lại các thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu làm phong phú thêm cho dữ liệu phỏng vấn diễn ra tương đối thuận lợi.

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định khung lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, thông qua các bước kiểm tra độ tin cậy (đánh giá sơ bộ thang đo qua hệ số cronbach alpha - CA), phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, sàng lọc, tìm ra các thang đo có cùng chung bản chất để kiểm định chính thức MQH và mức độ ảnh hưởng của VXH, biến kiểm soát NKH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST.

3.3.2. Mẫu nghiên cứu khảo sát

- Quy trình chọn mẫu khảo sát:

Mẫu được chọn lựa đề khảo sát là đại diện NDĐP tham gia làm DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB, cụ thể tại VQG Ba Vì, Cát Bà và Cúc Phương. Tuy nhiên, ở các VQG nói trên đối người dân tham gia làm DLST có sự chênh lệch tương đối lớn về số lượng. Trong đó, tại VQG Cúc Phương do số lượng NDĐP tham gia làm DLST


không nhiều (gần 60 người) nên để đảm bảo phân tích nhân tố khám phá và hồi quy so sánh kết quả nghiên cứu ở các VQG tác giả không lấy mẫu khảo sát ở địa bàn này mà khảo sát gần như toàn bộ người dân tham gia làm DLST ở VQG Cúc Phương (tính đến cuối năm 2017 và đầu năm 2018). Còn lại, VQG Ba Vì và Cát Bà do số lượng NDĐP tham gia làm DLST đông hơn (trên 100 người) nhưng họ lại sinh sống rải rác ở các địa bàn khác nhau. Vì vậy, khảo sát tại VQG Cát Bà và Ba Vì được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu tiện lợi, có chọn lọc và phân loại (với các yêu cầu: đối tượng là người dân tham gia làm DLST và đảm bảo mang tính đại diện về đặc điểm NKH).

Như vậy, phù hợp với phạm vi nghiên cứu đề tài là NDĐP tham gia làm DLST trong các VQG Ba Vì, Cát Bà và Cúc Phương; mẫu nghiên cứu cũng được lựa chọn là đối tượng trực tiếp tham gia và hưởng lợi ích từ phát triển DLST ở các VQG này. Tuy có sự khác biệt về nghiên cứu tổng thể đối tượng tham gia DLST ở VQG Cúc Phương song xét trên bình diện nghiên cứu trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB thì tổng số lượng phiếu khảo sát lấy tại VQG Ba Vì, Cát Bà và VQG Cúc Phương vẫn đảm bảo là mẫu nghiên cứu có tính đại diện cho phạm vi nghiên cứu chung của đề tài.

- Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu:

Liên quan đến phương pháp chọn mẫu nghiên cứu hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “kích thước mẫu”, “tính đại diện của mẫu”… Về kích thước mẫu, theo các tác giả Hair et al (1998), kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 - 150 quan sát. Tác giả Hoelter (1983) thì cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 quan sát. Cũng có nhà nghiên cứu lại cho rằng cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 05 lần tổng số biến quan sát trong các thang đo (Bollen, 1989), cùng quan điểm này, theo Hair et al. (1998), đối với phân tích nhân tố khám phá thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 05 lần tổng số biến quan sát trong các thang đo.

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair et al. (1998) với mức tin cậy 95%, bảng hỏi của nghiên cứu này có 47 biến quan sát trong phân tích nhân tố, đối với phân tích nhân tố khám phá cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 05 lần tổng số biến quan sát. Do vậy, quy mô mẫu tối thiểu cần đạt là: 47*5 = 235 đơn vị. Đối với phân tích hồi quy bội: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick and Fidell, 1996). Nếu theo công thức này, quy mô mẫu tối thiểu cần đạt là: 50 + 8*6 = 98 đơn vị.

Đề tài nghiên cứu tại ba địa bàn là VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà nhưng số lượng NDĐP tham gia vào hoạt động DLST còn chưa nhiều, (lại có sự chênh lệch lớn giữa các vườn). Vì vậy, đề tài chọn lấy mức tối thiểu hồi quy: n = 98*3 = 294 (quy mô này cũng đạt cả yêu cầu phân tích nhân tố khám phá). Đồng thời, điều tra thêm 10% phòng trường hợp phải loại bỏ những phiếu kém giá trị. Như vậy, nghiên cứu có kích thước mẫu là 323.


3.3.3. Xây dựng thang đo

Dựa vào kết quả tổng quan lý thuyết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về VXH, lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST và MQH giữa VXH và lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, kết hợp kết quả sơ bộ phát hiện thêm thang đo mới trong bối cảnh nghiên cứu là “Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG”; trong khung lý thuyết nghiên cứu đề tài đã xác định biến độc lập VXH gồm năm yếu tố cấu thành: Lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ, chuẩn mực, hợp tác, mạng lưới xã hội và Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG. Biến phụ thuộc “lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST” có bốn các yếu tố: Lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích VH - XH và lợi ích môi trường. Ngoài ra, biến kiểm soát NKH gồm các biến quan sát về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công việc và thu nhâp trung bình. Thang đo cụ thể cho từng biến được xây dựng trên cơ sở các kết quả của các nghiên cứu có liên quan và kết quả khảo sát, phỏng vấn sơ bộ để phát triển thang đo và các biến quan sát mới trong mô hình nghiên cứu.

3.3.3.1. Thang đo VXH

VXH trong nghiên cứu này kế thừa từ các nghiên cứu trước và dựa trên phát triển thang đo từ nghiên cứu sơ bộ bao gồm: lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ, chuẩn mực, sự hợp tác, mạng lưới xã hội và Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG. Các phát biểu về yếu tố VXH cùng các thành phần của chúng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1 = “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Các thang đo, biến quan sát và nguồn kế thừa/phát triển thang đo/biến quan sát cụ thể được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thang đo VXH


Kí hiệu

Thang đo

Nguồn

LT

Lòng tin (trust)


LT1

Tôi tin rằng phần lớn người dân trong cộng đồng chúng tôi là trung thực và có

thể tin cậy được

Bain and Hicks (1998), Krishna and Shrader (1999), Putnam (2000), Foucat (2002), Sawatsky

(2003), Jones (2005), Nguyen

(2007), Rutten et al. (2010), Zhao et al. (2011), Park et al (2012), Thammajinda (2013), Liu et al. (2014), Gaitho (2014), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017).

LT2

Tôi tin tưởng vào chính quyền (lãnh

đạo) địa phương

LT3

Tôi tin tưởng vào các cấp lãnh đạo ở

chính quyền Trung ương


LT4

Tôi nghĩ rằng cộng đồng của chúng tôi

được thành lập trên cơ sở của đạo đức xã hội

CS

Sự trao đổi và chia sẻ (reciprocity and sharing)

CS1

Tôi muốn một mình sở hữu một lĩnh vực kinh

doanh, hoặc tham gia sở hữu cùng với một người

Pretty and Smith

(2003), Sawatsky

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 10

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023