Văn Hóa Công Sở Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Công Lập


Ngoài ra còn có các loại phụ cấp khác như: Phụ cấp ưu đãi nghề theo quy đinh tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011, Chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/07/2009, Chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 quy định chế độ phụ cấp thường trực, chế độ phụ cấp chống dịch, phụ cấp thủ thuật phẫu thuật và độc hại nguy hiểm. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế này thì cần phải tăng cường cải thiện chế độ đãi ngộ, các khoản lương, phụ cấp để động viên tinh thần, vật chất phù hợp với công sức của đội ngũ viên chức y tế.

Vì vậy, nếu chính sách tiền lương hợp lý sẽ góp phần nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, đảm bảo đời sống cho viên chức y tế và khuyến khích viên chức y tế yên tâm công tác cống hiến cho ngành. Còn ngược lại, chính sách tiền lương chưa phù hợp với công sức thì sẽ dẫn đến những sự việc như nghỉ việc, chuyển việc, bỏ việc ra khỏi ngành và những viên chức còn ở lại sẽ không có nhiều tâm huyết với công việc, sẽ dẫn đến nhiều sự việc tiêu cực không đáng có.

1.4.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo bồi dưỡng có giá trị quan trọng trong việc bồi dưỡng và xác định năng lực viên chức y tế. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi viên chức có thể tiếp thu được những kiến thức về chuyên môn lẫn kinh nghiệm và nâng cao tầm nhận thức của bản thân. Từ đó, có thể đề ra mục tiêu hoạt động nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, đề ra phương hướng phát triển đúng đắn. Nếu nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với vị trí việc làm và người truyền đạt có những kinh nghiệm thực tiễn sâu sát, chuyên sâu thì hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt được sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu người truyền lửa mang phong cách hời hợt, giảng cho


có, thiếu trách nhiệm thì sẽ làm cho đội ngũ viên chức mang phong cách học tập thiếu ý thức. Những điều này tác động không tốt đến năng lực của viên chức y tế lâu dài.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được thực tiễn thì cần phải xây dựng chương trình, nội dung hợp lý đồng thời phải có được những người truyền đạt dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Phải gắn kết chặt chẽ công tác quy hoạch với đào tạo, sử dụng và phát triển viên chức y tế sau đào tạo, bố trí công tác cho viên chức y tế đúng chức năng nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn.

1.4.1.5. Công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát

Công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát đối tượng viên chức nhằm góp phần phát hiện những hành vi vi phạm và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị. Đây là công tác quan trọng đối với các nhà quản lý, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm của viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đảng và chính quyền đã có nhiều quyết sách liên quan đến công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát viên chức nhưng trên thực tiễn không phải bao giờ những chỉ đạo cũng diễn ra suôn sẻ như lý tưởng. Tuy những tiêu chuẩn về đạo đức, ứng xử, năng lực và trình độ của viên chức đã được xác định rõ ở trong các văn bản pháp luật nhưng hoạt động đánh giá, kiểm tra và giám sát vẫn còn mang tính hình thức. Tình hình vi phạm của đội ngũ viên chức diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều năm mà vẫn chưa bị phát hiện và xử lý. Cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa công tác quản lý, đánh giá, kiểm tra và giám sát để làm cơ sở cho việc biểu dương, khen thưởng, quy hoạch và phát triển năng lực đội ngũ viên chức hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.4.1.6. Văn hóa công sở tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập


Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 6

Văn hóa công sở là hệ thống các giá trị mang bản chất chuẩn mực cụ thể và được quy định trong các quy chế, quy định, buộc phải tuân thủ. Đây là điều cần thiết đối với mỗi viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong công tác cung ứng dịch vụ công, quyết định sự phát triển và chất lượng của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Bản chất của văn hóa công sở cần có tính nhân văn, thích ứng, phù hợp với môi trường làm việc. Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

Mỗi viên chức y tế khi hoạt động nghề nghiệp cần được trang bị những kỹ năng về ứng xử khi tiếp xúc với người bệnh và nhân dân. Nếu mỗi viên chức đều am hiểu và nhận thức việc ứng xử phù hợp thì sẽ góp phần cải thiện cách nhìn nhận về nghành y tế công lập đối với người dân. Còn ngược lại, nếu có nhiều viên chức y tế ứng xử không đúng mực thì sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành y tế.

1.4.2. Yếu tố chủ quan

1.4.2.1. Yếu tố nhận thức

Quan niệm làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập là biên chế suốt đời, khó có thể bị đuổi việc dẫn đến tình trạng một bộ phận viên chức y tế khi được trúng tuyển có thái độ thờ ơ, lơ là nhiệm vụ và không cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Đây là một nhận thức không đúng đắn khiến cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị ngành y tế chưa cao. Việc nhận thức đúng đắn về thái độ, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của bản thân là điều không thể thiếu để góp phần nâng cao năng lực viên chức y tế.

Để đảm bảo hoàn thành công việc cả về số lượng, chất lượng và đạt tính hiệu quả đòi hỏi mỗi viên chức y tế phải có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chịu trách nhiệm đối với mỗi công việc được giao. Ý


thức được trách nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là điều quan trọng trong bản thân mỗi người và trong mỗi đơn vị ngành y tế. Một đơn vị có nhiều người có ý thức trách nhiệm cao về công việc, vai trò và vị trí của bản thân sẽ là một đơn vị phát triển bền vững, có triển vọng, nâng cao chất lượng của việc cung ứng dịch vụ công. Đây là việc nhận thức một cách đầy đủ về công việc thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, mối quan hệ với đồng nghiệp và với cấp trên, mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Khi một viên chức y tế có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, vai trò, vị trí của bản thân trong đơn vị sẽ phản ánh một cách chân thật nhất thái độ làm việc, hiệu quả công việc, đồng thời ảnh hưởng đến thành tích của cá nhân đó.

Nhận thức của viên chức y tế về trách nhiệm trước đơn vị, trước cấp trên và trước ngành y tế có ảnh hưởng đến kết quả chung của cả cơ quan. Mỗi viên chức y tế quan tâm đến quyền lợi, lợi ích của đơn vị và cả của bản thân, nhận ra mối liên kết giữa hai bên. Ý thức bảo vệ lợi ích của đơn vị cũng chính là bảo vệ lợi ích của bản thân góp phần làm cho trong mỗi đơn vị thêm gắn kết và đoàn kết hơn. Mỗi viên chức nhận thức được trách nhiệm đối với bản thân trong việc lựa chọn ngành y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có trách nhiệm đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân, với nhân dân và xã hội trong từng hành động nhỏ mà bản thân mình tạo nên, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Trong xã hội hiện nay, tồn tại một số cá nhân chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong ngành y tế và trong sự nghiệp khám, chữa bệnh cho nhân dân. Họ làm việc một cách thụ động, chưa thực sự tự giác trong công việc, luôn ỷ y vào người khác và tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức chưa cao.

Tuy nhiên, việc đạt được trình độ nhận thức trong trách nhiệm đối với đơn vị và kích thích năng lực tiềm ẩn của mỗi viên chức y tế còn có mối


tương quan đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý của đơn vị. Một đơn vị y tế tốt chỉ được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo, quản lý tốt, có tay nghề và kỹ năng khám chữa bệnh cao, biết nắm bắt cơ hội, biết tiếp thu, lắng nghe, khen thưởng, động viên mỗi viên chức y tế dưới quyền quản lý của mình.

1.4.2.2. Sức khỏe, những yếu tố sinh học bẩm sinh

Những yếu tố về thể lực, trí lực ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng công việc mà mỗi viên chức y tế đảm nhiệm. Nếu có tinh thần và sức khỏe tốt thì ắt hẳn thái độ làm việc và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sẽ tốt hơn. Nếu sức khỏe và tinh thần không tốt sẽ dẫn đến các bệnh như trầm cảm, stress khiến cho hành vi ứng xử và thái độ công việc kém đi. Đó là lý do có các quy định về sức khỏe khi tuyển dụng viên chức y tế nói chung. Một người có khiếm khuyết về trí tuệ hoặc cơ thể không thể đạt tiêu chuẩn để tham gia vòng tuyển dụng.

Viên chức làm trong môi trường bệnh viện, trung tâm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhiều lần so với những ngành nghề khác. Nguồn nhiễm bệnh có thể từ các tác hại có lây nhiễm và không lây nhiễm, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể mỗi viên chức. Những tác hại từ hóa chất, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, tiếng ồn, vi khuẩn, bạo hành tâm lý, bạo hành cơ thể đều gây ra những tác hại về lâu dài. Sức khỏe là yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có sức khỏe tốt, hành vi, ứng xử tốt là điều kiện cần và đủ để góp phần xây dựng, phát triển dịch vụ công.

1.4.2.3. Định hướng giá trị của cá nhân

Mỗi viên chức y tế làm việc trong cơ quan, đơn vị đều có một vị trí, tầm quan trọng riêng, không có một người nào khi được tuyển dụng vào đơn vị mà không có giá trị sử dụng. Khi một viên chức y tế định hướng chính xác giá trị của bản thân thì sẽ trở thành động lực thúc đẩy để họ phát huy năng lực thực hiện công tác khám chữa bệnh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động


của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Việc định hướng giá trị của mỗi viên chức y tế là điều rất quan trọng, sẽ dẫn dắt hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.

Để công việc thuận lợi và phát triển thì cá nhân mỗi viên chức y tế cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vị trí mình đảm nhiệm. Từ phần nhận thức này mà viên chức ý thức được việc phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm công việc, không né tránh, đùn đẩy cho người khác. Nếu kết quả nhiệm vụ không tốt thì phải gánh chịu hậu quả, còn nếu kết quả tốt thì sẽ được khen thưởng và đãi ngộ tương xứng. Theo đó, mỗi vị trí dù là bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, nữ hộ sinh, …. đều mang sứ mệnh riêng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mỗi viên chức y tế phải nhận định được giá trị của mình một cách đúng đắn để đem cả trí tuệ, lương tâm ra thực hiện công việc tới nơi tới chốn, tự giác chăm sóc sức khỏe người bệnh. Luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay, tình trạng xa rời nhân dân, người bệnh, cáu gắt, không tận tâm chăm sóc bệnh nhân diễn ra khá phổ biến trong môi trường y tế. Định hướng giá trị bản thân sai lầm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một bộ phận viên chức chưa nhận thức được hậu quả trên, cũng có thể dẫn đến những hậu quả khác nghiêm trọng hơn như ảnh hưởng đến tính mạng và đời sống của người bệnh. Có những căn bệnh vì không được tư vấn kỹ càng mà làm cho bệnh ngày càng nặng thêm, có những người vì một phút sai lầm thiếu tận tâm của đội ngũ y, bác sỹ mà phải bỏ mạng.

Vì vậy, việc định hướng bản thân đúng đắn là việc cần thiết trong công tác cán bộ, là một yếu tố góp phần nâng cao năng lực cho mỗi viên chức y tế. Cần phải làm cho mỗi viên chức có trách nhiệm, tận tâm hơn nữa trong công


tác chăm sóc sức khỏe nhân nhân dân. Hướng tới quy chuẩn từ khâu ứng xử, tâm lý, môi trường đến trách nhiệm chuyên môn của mỗi cá nhân.

1.4.2.4. Cơ hội thăng tiến

Không có một viên chức y tế nào khi làm việc trong tập thể mà không muốn vươn lên, không muốn thăng tiến. Chính vì vậy, việc nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi bản thân để được tập thể ghi nhận là điều vốn có. Tuy nhiên, trong thực tế lại có những trường hợp người tài không được trọng dụng, người cố gắng nỗ lực không được ghi nhận. Thường thấy xảy ra sự bè phái, cục bộ địa phương, ưu tiên cho người nhà được xếp vào những vị trí quan trọng trong ngành y tế. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những viên chức y tế khác, tạo ra sự không công bằng và làm mất đi cơ hội thăng tiến của người khác. Vậy nên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu vắng nỗ lực nâng cao năng lực viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Nếu mỗi viên chức y tế đều có ý chí cầu tiến, luôn vươn lên và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tuyệt nhiên sẽ không có những trường hợp nản lòng rời bỏ ngành xảy ra.

Có thể thấy, cơ hội thăng tiến ở đây chính là động lực kích thích viên chức y tế làm việc có hiệu quả hơn với năng suất cao hơn, cứu chữa được nhiều người bệnh hơn. Cơ hội thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của mỗi cá nhân làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Sự thăng tiến này làm cho bản thân họ có được địa vị trong xã hội, danh tiếng trong sự nghiệp khám chữa bệnh, uy tín được nâng cao. Các kế hoạch phát triển lâu dài, các chính sách thúc đẩy sự thăng tiến góp phần làm tăng động lực làm việc, nỗ lực nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân cho viên chức y tế. Những điều kiện này cũng là cơ sở hấp dẫn để thu hút nhân tài, giữ chân những người giỏi có kinh nghiệm tiếp tục đóng góp cho ngành y tế.


Việc minh bạch trong con đường thăng tiến giúp cho viên chức y tế có cơ hội khẳng định bản thân, nhận ra những cơ hội để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với ngành lâu dài. Ngược lại, có những trường hợp việc thăng tiến mang hình thức, chỉ đưa những người thân quen mà không nhìn nhận đến năng lực khiến môi trường y tế thiếu tính khách quan và tràn đầy bất mãn. Muốn làm được điều này mỗi đơn vị cần có kế hoạch rõ ràng, quy định và cơ chế phát triển phù hợp, đảm bảo thăng tiến dựa vào năng lực, hiệu suất công việc, công bằng trong việc lựa chọn người tài giỏi, có tâm với ngành y. Ngoài ra, cần chú ý tới những người yếu kém trong tổ chức để động viên, khích lệ kịp thời nhằm tạo ra động lực cho những cá nhân này phát triển năng lực bản thân nhiều hơn, chịu khó học hỏi và nâng cao tay nghề tốt hơn. Nên tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết, hòa thuận, mọi người gắn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không có bất kì ai bị bỏ lại phía sau hoặc không được ghi nhận cống hiến. Có như vậy thì mới tạo nên làn sóng cùng nhau phấn đấu, mỗi một người là một mắt xích quan trọng, cơ hội thăng tiến của mọi người đều như nhau.

Mỗi người sẽ chỉ thực sự cố gắng phấn đấu khi cảm thấy được thỏa mãn một cách tương đối những nhu cầu của bản thân, cơ hội thăng tiến cũng vậy. Khi viên chức y tế cảm thấy lợi ích mà họ nhận được không tương xứng với những gì họ bỏ ra thì sẽ gây nên cảm giác chán nản, thụ động, buông bỏ công việc hay thậm chí xin nghỉ việc rời bỏ ngành y tế. Cơ hội thăng tiến ở đây là một loại lợi ích phi vật chất, không thể đo lường được nhưng lại có thể cảm nhận bằng cảm xúc và được ghi nhận từ nhiều người khác nhau, sẽ có kết quả ở tương lai bằng một sự việc cụ thể. Vì vậy, cơ hội thăng tiến là phương tiện để đáp ứng sự thỏa mãn, mong muốn của viên chức y tế giúp họ có thêm động lực để trau dồi kỹ năng, năng lực của bản thân góp phần phát triển cho đơn vị, cho ngành y tế và cho đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023