Đánh Giá Năng Lực Viên Chức Y Tế Thông Qua Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ


Kiến thức là những dữ liệu, thông tin, kỹ năng, không chỉ là những vấn đề được học trong sách vở mà còn là những vấn đề xảy ra trên thực tiễn. Kiến thức được chia thành 02 loại: Kiến thức chuyên ngành và kiến thức chung.

Trong các cuộc thi tuyển, xét tuyển hội đồng thi đều đề ra cuộc thi có đầy đủ kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành để có thể tuyển ra được những người phù hợp vào làm việc tại tổ chức. Với viên chức y tế, kiến thức chung được thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ và tiếng dân tộc. Kiến thức chuyên môn cần phải phù hợp với từng chức danh cụ thể trong vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập. Những kiến thức này là điều kiện cần và đủ để mỗi viên chức tiếp thu và thực hiện tốt công việc của mình tại những vị trí việc làm cụ thể.

Một là, trình độ học vấn: Hệ thống kiến thức được học từ giáo dục qua quá trình cụ thể theo từng cấp bậc nhằm cung cấp các kiến thức về tự nhiên, xã hội để hoàn thiện bản thân mỗi người. Nếu một người có hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng phát triển trình độ của viên chức y tế trong quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện công việc. Trình độ học vấn là mức độ việc học của cá nhân một người bao gồm các mức: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Hiện nay, viên chức y tế bắt buộc phải có trình độ học vấn là Trung học phổ thông.

Hai là, trình độ chuyên môn: Là mức độ cao nhất được đào tạo về một chuyên môn, một ngành nghề cụ thể như: Bác sỹ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh … Đây là những kiến thức mà viên chức y tế cần phải có để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu vị trí việc làm đã được phê duyệt. Trình độ chuyên môn được xem xét qua các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào trong thực tế công việc. Hiện nay, yêu cầu về trình độ chuyên môn


của viên chức y tế là cần có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.

Ba là, trình độ lý luận chính trị: Có 03 mức độ là sơ cấp, trung cấp và cao cấp, mức độ này thể hiện sự hiểu biết về lĩnh vực chính trị, những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc hiểu biết và có trình độ về lý luận chính trị giúp cho hoạt động nghề nghiệp đúng định hướng hơn, giúp quá trình tuyên truyền, giáo dục của Đảng xuyên suốt và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, chưa có yêu cầu bắt buộc về trình độ lý luận chính trị đối với viên chức nói chung và viên chức y tế nói riêng. Chỉ có một số vị trí quản lý, lãnh đạo quan trọng thì mới có yêu cầu cụ thể về trình độ lý luận chính trị.

Bốn là, trình độ tin học: Hiện nay, trong nền kinh tế hội nhập, công nghệ thông tin càng trở nên thông dụng, việc trang bị kiến thức về tin học đối với viên chức y tế càng trở nên cần thiết bởi các công việc từ đăng ký khám bệnh, chữa bệnh, xét nghiệm, chiếu chụp tia... đều áp dụng máy vi tính. Chưa kể đến những máy móc chuyên môn như: Máy nội soi, máy siêu âm, máy xét nghiệm, máy monitoring, máy thở, máy tạo oxy, máy rung tim…. Phần lớn các máy móc y tế đều có đi kèm máy vi tính để sử dụng cho việc nhập liệu thông tin bệnh nhân và xem xét in kết quả.

Năm là, trình độ ngoại ngữ và tiếng dân tộc: Đây là một kiến thức đáp ứng mặt giao tiếp đối với người dân trên địa bàn và người nước ngoài. Để đáp ứng điều kiện của vị trí việc làm, một viên chức cần có chứng chỉ ngoại ngữ có trình độ phù hợp với trình độ chuyên môn. Trình độ tiếng dân tộc hiện nay chưa có quy định bắt buộc, tuy nhiên với đặc điểm dân cư trên địa bàn Tây Nguyên đa số là đồng bào dân tộc Êđê sinh sống thì việc hiểu và nói được tiếng dân tộc là một điều không thể thiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.3.1.2. Kỹ năng nghiệp vụ của viên chức


Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 5

Kỹ năng nghiệp vụ được hiểu là các khả năng, trình độ chuyên môn nhất định mà viên chức y tế có để hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc được giao. Người có kỹ năng nghiệp vụ giỏi thường thực hiện công việc với năng suất, chất lượng và có hiệu quả cao hơn người có kỹ năng nghiệp vụ thấp.

Những kỹ năng này phản ánh tính chuyên nghiệp của viên chức y tế.

Những kỹ năng cần có của viên chức y tế như:

Thứ nhất, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: Thông tin là những dữ liệu mà viên chức y tế cần sử dụng cho quá trình khám, chữa bệnh, giải quyết công việc, ra quyết định. Với viên chức y tế thì kỹ năng thu thập và xử lý thông tin là vô cùng quan trọng bởi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Kỹ năng này đòi hỏi viên chức phải thu thập đầy đủ, hiểu biết, xem xét lựa chọn thông tin đúng đắn để phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, kỹ năng phân tích và giải quyết công việc: Viên chức y tế hàng ngày phải giải quyết rất nhiều việc từ chuyên môn khám, chữa bệnh đến công tác hành chính. Phân tích là việc làm rõ, cụ thể hóa các vấn đề lớn và phức tạp để đơn giản hóa bằng các quyết định dựa trên nguồn thông tin sẵn có. Việc phân tích chính xác thông tin sẽ giúp cho viên chức y tế giải quyết công việc được dễ dàng, nhanh chóng, khoa học và đúng đắn.

Thứ ba, kỹ năng phối hợp trong công việc: Viên chức y tế làm việc thường xuyên phải phối hợp với các đồng nghiệp khác để kịp thời trong công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, phối hợp với công chức cơ quan cấp trên để triển khai kế hoạch cung ứng dịch vụ công của cơ quan, đơn vị. Sự phối hợp này vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ như sự phối hợp trong việc thăm khám hàng ngày, y tá cấp phát thuốc cho bệnh nhân sau khi được bác sĩ kê đơn, sự phối hợp trong những ca mổ đẻ, mổ các bộ phận trên cơ thể bệnh nhân… Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có những quan điểm, cá tính, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Để hoạt động khám chữa bệnh


có hiệu quả, ngoài việc tuân thủ quy chế thì viên chức y tế cần có kỹ năng phối hợp như chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích người khác trong mối liên hệ với bản thân để hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Phối hợp hiệu quả không những giúp viên chức y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động chung của đơn vị trong công tác cung ứng dịch vụ công.

Thứ tư, kỹ năng giao tiếp: Là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều nhằm phục vụ khám chữa bệnh hiệu quả. Người viên chức y tế cần có kỹ năng giao tiếp chuẩn mực. Trước hết là kỹ năng “lắng nghe” để khuyến khích bệnh nhân nói để hiểu, nắm được tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân một cách đầy đủ, cặn kẽ; tiếp đến là kỹ năng “nói” phải diễn đạt chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và có tính thuyết phục; thứ ba là “hành vi ứng xử” phải lịch sự, tôn trọng, gần gũi, thân thiện để tạo mối quan hệ tốt nhất nơi công sở, góp phần xây dựng môi trường môi trường làm việc dân chủ; tăng niềm tin, sự hài lòng của người bệnh; đem lại sự lành mạnh, văn minh trong giao tiếp; xây dựng hoàn thiện mỗi cá nhân viên chức y tế có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

1.3.1.3. Thái độ, hành vi ứng xử của viên chức

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của mỗi người. Thể hiện qua các mặt cử chỉ, lời nói, hành động, cử chỉ và nét mặt để phản ánh cảm xúc của bản thân về những sự việc diễn ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Hành vi là những cư xử, hành động của viên chức trong một hoàn cảnh cụ thể nhằm giải quyết công việc chuyên môn.


Thái độ, hành vi có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động nghề nghiệp của viên chức, nhất là quá trình khám, chữa bệnh cho nhân dân. Nếu có thái độ, hành vi không đúng mực sẽ gây nên phản ứng gay gắt, phẫn nộ, tranh cãi và ảnh hưởng đến khả năng phán đoán đối với người bệnh. Khi có thái độ, hành vi tốt thì mọi công việc đều diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Thái độ, hành vi của viên chức được khái quát qua một số vấn đề cơ bản sau: Một là, tinh thần phục vụ nhân dân: Phục vụ nhân dân vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của người viên chức y tế đối với bệnh nhân, vừa là sự đền ơn trả nghĩa đối với nhân dân. Hết lòng hết sức phục vụ bệnh nhân là một tiêu chuẩn đạo đức của người viên chức y tế. Đây là điều kiện cần thiết để viên chức y tế góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và là một trong những mục tiêu cơ bản để phát triển nền dịch vụ công

bền vững.

Hai là, ý thức trách nhiệm đối với công việc: Một viên chức y tế chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ khi bản thân ý thức được những trách nhiệm đối với phần việc mình đảm nhận, không ỷ lại, đùn đẩy và vụ lợi. Ý thức trách nhiệm đối với công việc là việc làm tròn bổn phận, nghĩa vụ đối với chính bản thân và đơn vị. Khi viên chức y tế có ý thức trách nhiệm đối với việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân sẽ kích thích việc rèn luyện, học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Ba là, nghệ thuật giao tiếp ứng xử với người bệnh: Mỗi người bệnh nhân vào bệnh viện không chỉ là để chăm sóc điều trị về mặt thân thể mà còn phải được chăm sóc về mặt tâm lý. Người nhà bệnh nhân và bệnh nhân khi đặt chân vào môi trường y tế đều mang tâm trạng lo âu, buồn bã, chán nản nên đòi hỏi mỗi viên chức y tế cần nhẹ nhàng, từ tốn, giao tiếp lịch sự. Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng, việc bệnh nhân có hợp tác hay không là nhờ vào kỹ năng này. Đây là yếu tố thúc đẩy niềm tin, để bệnh nhân có thể tin cậy giao tính


mạng cho đội ngũ viên chức y tế chữa trị, giải tỏa phần nào nỗi lo lắng về bệnh tật tạo sự cảm thông và đồng điệu giữa viên chức y tế và bệnh nhân.

Qua những phân tích trên, ta thấy những yếu tố cấu thành năng lực viên chức y tế chủ yếu là các tiêu chí định tính, rất khó để xem xét và đánh giá cụ thể. Vì vậy, để đánh giá đúng năng lực viên chức, cụ thể là viên chức y tế thì người lãnh đạo của đơn vị phải có cách nhìn nhận đúng đắn, tạo ra những kênh nắm bắt tình hình chung, có công cụ và phương pháp để đánh giá năng lực viên chức đa dạng.

1.3.2. Đánh giá năng lực viên chức y tế thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá năng lực viên chức giúp cho nhà quản lý, lãnh đạo nắm bắt kịp thời những tồn tại và phát triển thế mạnh của viên chức trong cơ quan, đơn vị. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, hoạt động nghề nghiệp của viên chức y tế và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế. Đây chính là cơ sở để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho viên chức y tế. Hiện nay, việc đánh giá năng lực viên chức thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ đang là hình thức đánh giá được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung cho tất cả các ngành nghề, viên chức y tế cũng được áp dụng theo quy định này.

Việc đánh giá năng lực viên chức phải dựa trên thực tế thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao để bám sát được khối lượng, tiến độ công việc của từng vị trí việc làm. Đánh giá công việc dựa trên các tiêu chí chung của Chính phủ, Bộ, ngành và căn cứ vào sự giám sát công việc trực tiếp của tập thể, người đứng đầu đơn vị. Đánh giá năng lực viên chức phải thực hiện một cách dân chủ, công bằng, minh bạch và công khai để tránh việc trù dập, không công bằng trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Đây là công việc hàng năm đối với các đơn vị, song vẫn còn một số tồn tại trong công tác này như:


thiếu nhất quán trong quan điểm đánh giá, còn nề hà, nể nang mang tính sơ sài, tiêu chí đánh giá chưa sát thực ....

Các tiêu chí đánh giá năng lực viên chức cụ thể giúp cho các đơn vị đánh giá rõ ràng, sát thực hơn về năng lực của viên chức. Là xương sống cho việc xem xét và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực viên chức. Làm rõ và chỉ ra khối lượng viên chức làm việc không hiệu quả, hình thành nên hệ thống danh mục vị trí việc làm chuẩn, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc, chất lượng của đội ngũ viên chức ngành y tế nói chung.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực viên chức

1.4.1. Yếu tố khách quan

1.4.1.1. Điều kiện và môi trường làm việc

Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của viên chức nói chung và viên chức y tế nói riêng. Những viên chức y tế có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp để thăm khám và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến sức khỏe người bệnh cần có sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị y tế. Nếu không được trang bị về điều kiện làm việc đầy đủ sẽ gây nên những khó khăn và sai lệch khi chẩn đoán bệnh. Môi trường làm việc cũng là một yếu tố quan trọng trong năng lực làm việc của viên chức y tế vì sẽ ảnh hưởng đến tác phong, thái độ, tâm trạng từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều nhân tố khác trong lúc thực hiện nhiệm vụ.

1.4.1.2. Công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng và sử dụng viên chức y tế phải đi kèm với các vị trí việc làm, bám sát nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện đúng quy trình và quy định trong khâu tuyển chọn. Thực hiện đúng nguyên tắc công khai minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. Nếu cơ chế tuyển dụng


được thực hiện dưới hình thức minh bạch sẽ tạo được môi trường thân thiện, khách quan để thu hút nhiều người tài thi tuyển vào đầu quân cho ngành.

Hiện nay, việc tuyển dụng đang thực hiện theo các quy định của nhà nước, có các điều khoản chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng không ít địa phương lúc tuyển dụng vướng vào những thị phi, trục lợi, sắp đặt và chỉ mang tính hình thức đã gây nên hiện tượng muốn vào ngành y tế phải tốn tiền, đồng thời cũng tuyển dụng được những người có năng lực yếu kém mà bỏ sót một lượng người có năng lực cao. Điều này thúc đẩy việc cần có chế tài nhằm tối ưu hóa công tác tuyển dụng, tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch để thu hút được nhiều nguồn nhân lực tốt tham gia đầu quân cho ngành y tế.

1.4.1.3. Chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương

Ngành y là ngành có chuyên môn sâu và có vai trò quan trọng trong khâu khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nguồn nhân lực ngành y là những viên chức có trình độ, kiên thức và được đào tạo qua các trường có uy tín trong nước và quốc tế. Trong quá trình làm việc, đội ngũ viên chức ngành y tế vừa phải hoàn thành chuyên môn, vừa phải học tập nâng cao trình độ. Tiền lương đối với viên chức được tính dựa trên bằng cấp, trình độ và theo cấp bậc chung của cả nước nên mức lương hiện tại vẫn chưa đủ sức thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao ở lại cống hiến cho ngành. Trong điều kiện dịch bệnh hoành hành, đất nước phải căng mình chống dịch thì trách nhiệm cao nhất là của đối tượng y, bác sĩ làm việc tại các tuyến. Chính sách tiền lương là một công cụ vô cùng quan trọng của Chính phủ, góp phần tạo động lực, nâng cao tinh thần cống hiến của đội ngũ viên chức y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiền lương là nguồn thu dùng để trang trải cuộc sống, duy trì sinh hoạt gia đình và có tác động trực tiếp đến đời sống của phần lớn viên chức y tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023