Ta thấy viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập với mục tiêu chung là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cung ứng dịch vụ công.
Thứ hai, làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc có thời hạn hoặc không thời hạn và hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu viện phí trong hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Thứ ba, việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhu cầu mở rộng thêm tiêu chí giường bệnh tại các đơn vị, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Dựa trên đề án vị trí việc làm do các đơn vị tổng hợp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm để làm cơ sở xây dựng nhu cầu xét tuyển biên chế.
Thứ tư, viên chức y tế là nhóm đối tượng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc sức khỏe nhân dân, có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Có tác động ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
Thứ năm, việc đánh giá viên chức dựa trên khối lượng công việc, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị, thái độ phục vụ bệnh nhân trong lúc tiếp xúc.
Có các hạng chức danh nghề nghiệp theo từng vị trí công việc có nhiệm vụ chăm sóc trực tiếp bệnh nhân như sau:
1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:
a) Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11
Có thể bạn quan tâm!
- Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 1
- Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 2
- Viên Chức Và Viên Chức Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Sở Y Tế
- Đánh Giá Năng Lực Viên Chức Y Tế Thông Qua Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ
- Văn Hóa Công Sở Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Công Lập
- Khái Quát Về Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
b) Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12
c) Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13
2. Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:
a) Hộ sinh hạng II Mã số: V.08.06.14
b) Hộ sinh hạng III Mã số: V.08.06.15
c) Hộ sinh hạng IV Mã số: V.08.06.16
3. Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:
a) Kỹ thuật y hạng II Mã số: V.08.07.17
b) Kỹ thuật y hạng III Mã số: V.08.07.18
c) Kỹ thuật y hạng IV Mã số: V.08.07.19
4. Nhóm chức danh nghề nghiệp viên chức y tế công cộng, bao gồm:
a) Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.04.08
b) Y tế công cộng chính (hạng II), Mã số: V.08.04.09
c) Y tế công cộng (hạng III), Mã số: V.08.04.10
5. Nhóm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức dân số, bao gồm:
a) Dân số viên hạng II, Mã số: V.08.10.27
b) Dân số viên hạng III, Mã số: V.08.10.28
c) Dân số viên hạng IV, Mã số: V.08.10.29
6. Nhóm chức danh nghề nghiệp dược, bao gồm:
a) Dược sĩ cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.08.20
b) Dược sĩ chính (hạng II), Mã số: V.08.08.21
c) Dược sĩ (hạng III), Mã số: V.08.08.22
d) Dược hạng IV, Mã số: V.08.08.23
7. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II), Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III), Mã số: V.08.01.03
8. Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
a) Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Mã số: V.08.02.04
b) Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), Mã số: V.08.02.05
c) Bác sĩ y học dự phòng (hạng III), Mã số: V.08.02.06
9. Chức danh y sĩ, bao gồm:
Y sĩ hạng IV, Mã số: V.08.03.07. [1],[2],[3],[4].
Vì vậy, viên chức y tế là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, thuộc quyền quản lý của Sở y tế các tỉnh, thành phố, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu từ công tác khám, chữa bệnh.
Đội ngũ viên chức làm việc trong ngành y tế gồm: Bác sỹ, điều dưỡng, y sĩ, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, dược sĩ, y tế công cộng và các ngành khác làm công tác hành chính. Viên chức y tế được phân thành 02 nhóm là viên chức có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và viên chức tiếp xúc gián tiếp với bệnh nhân (viên chức làm công tác hành chính).
1.2. Năng lực và năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế
1.2.1 Khái niệm về năng lực
Khi nhắc đến khái niệm về “năng lực” chúng ta thường có cảm giác mơ hồ chưa xác định hay đong đếm được. Trên thực tế có rất nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ này, tuy nhiên chúng đều có một điểm chung đó là chỉ những điều được bộc lộ bằng những kỹ năng, kiến thức, khả năng làm việc và trình độ chuyên môn của một người nhằm đáp ứng một công việc cụ thể nào đó.
Năng lực trong tiếng Anh là Competency, đó chính là khả năng, trình độ của một người kèm theo một vài kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý hay tư duy sáng tạo, chúng ta thường chỉ có thể nhìn thấy một phần rất nhỏ năng lực nghề nghiệp của một cá nhân. Phần đó chỉ chiếm khoảng 20% bao gồm trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm công việc… Chẳng hạn, khi phỏng vấn ứng viên xuất phát từ những trường đại học danh giá, uy tín với chương trình đào tạo được đánh giá tốt, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tốt năng lực của ứng viên, đó chính là phần nổi của năng lực. Còn về phần chìm chiếm hơn 80% đó chính là khả năng tư duy,
tính cách, sở thích cá nhân, quan điểm nghề nghiệp… Để có thể thấy được điều này cần phải có thời gian tiếp xúc và làm việc lâu dài thì mới có thể nhìn nhận được rõ. Ví dụ: Có hai người cùng xuất phát điểm giống nhau nhưng tính cách, quan điểm nghề nghiệp khác nhau sẽ quyết định hiệu quả công việc và mức độ thăng tiến không giống nhau.
Có rất nhiều loại năng lực khác nhau như: năng lực tư duy, năng lực tài chính, năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo,… Những năng lực này hoàn toàn không có giới hạn phát huy. Những năng lực này có thể được hình thành và phát triển dựa trên sự phấn đấu học hỏi, trải nghiệm, cố gắng phát triển của bản thân. Mức độ phát triển về năng lực ở mỗi người là khác nhau, có người sinh ra đã xuất sắc nhờ thiên bẩm và có người lại do luyện tập mà có.
Theo cách hiểu đơn giản, năng lực là khả năng của mỗi con người, được hình thành do tự có hoặc do rèn luyện lâu dài, nhằm hoàn thành một công việc nào đó của bản thân.
1.2.2. Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta. Sinh thời, dù bận rộn lo lắng rất nhiều công việc cho đất nước nhưng Bác Hồ đã dành thời gian làm việc với cán bộ lãnh đạo ngành Y tế, quan tâm, thăm hỏi đội ngũ thầy thuốc, khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, vào ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị. Bức thư với nội dung đầy ý nghĩa, tình cảm đã trở thành định hướng chiến lược và là tài sản vô giá của ngành Y tế nước ta. Do ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, ngày 06/02/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 39/HĐBT lấy ngày 27/2 hàng
năm làm “Ngày Thầy thuốc Việt Nam” và cũng kể đó, ngày 27/2 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Y tế.
Trong thư, Người nêu rõ: “Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn” [55]. Bác cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục, tập quán không tốt thì dần dần xóa bỏ” [55]. Vâng lời Bác dạy, những thành tựu mà ngành Y tế đã đạt được trong suốt chiều dài lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, đáp ứng niềm tin, sự kỳ vọng và mong mỏi của Bác kính yêu. “Lương y phải như từ mẫu” – lời dạy của Bác là yếu tố cốt lõi của đạo đức ngành y. Cho đến ngày nay, tại các đơn vị vẫn lấy câu nói này làm kim chỉ nam cho các chiến lược phát triển. Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác cũng đã từng dạy: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức” [55].
Xã hội luôn tồn tại nhiều mặt trái khác nhau, có nhiều người vun đắp thì cũng sẽ có những người đạp đổ thành công đó. Qua các kênh thông tin đại chúng, chúng ta đã thấy có nhiều tấm gương sáng nhưng cũng đồng thời có các sự việc không nên xảy ra. Điển hình như những sự việc vì sự lơ đễnh, tắc trách hay do trình độ kém, y đức kém mà làm tổn hại đến tính mạng của người bệnh. Đó là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, sự mất mát và đau thương không gì có thể bù đắp nổi cho gia đình bệnh nhân, cho những người đặt hết niềm tin vào đội ngũ y bác sỹ. Vậy cho nên đội ngũ viên chức ngành y tế nên kết hợp vừa “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vừa đặt tiêu chuẩn “ Lương y như từ mẫu” lên hàng đầu.
Trong thư Bác cũng đề cập đến con đường phát triển nền y tế nước nhà: Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Ðể mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Ðông và thuốc Tây.
Theo Bác, Thuốc tây chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được; thuốc ta chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được... Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa được bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thầy thuốc tây phải học Đông y, thầy thuốc ta cũng phải học Tây y... Thầy thuốc ta và thầy thuốc tây đều phục vụ nhân dân, như người có hai cái tay, hai bàn tay cùng làm việc thì làm việc được tốt, cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên, đoàn kết thuốc ta và thuốc tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào [55].
Đó chính là sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học dân tộc, giữa thuốc Đông y và thuốc Tây y. Định hướng đúng đắn này của Bác kính yêu đã được Đảng và Nhà nước ta thực hiện và đạt kết quả tốt trong những năm qua. Sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và Tây y đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong khắp cả nước đã xây dựng các Bệnh viện chuyên ngành riêng về Y học cổ truyền, Lao & phổi, Tâm thần và kết hợp với các Bệnh viện đa khoa.
Hiện nay, nhất là khi cả nước ta đang tập trung vào nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 “như chống giặc”, đội ngũ viên chức ngành Y tế cần tiếp tục học tập, phát huy và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
ngành Y và đạo đức của người thầy thuốc để nâng cao năng lực theo các phương hướng như:
Một là, Thường xuyên rèn luyện để nâng cao, tu dưỡng về đạo đức cách mạng cũng như là đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ viên chức y tế. Chính bởi vì, đạo đức nói chung và y đức nói riêng phải được xây dựng từng bước qua quá trình hoạt động, học tập và làm việc của mỗi người. Nên Đảng và chính quyền phải thường xuyên chăm lo, tuyên truyền về mặt giáo dục để nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của các viên chức ngành y tế. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược để đảm bảo sự thống nhất giữa nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và hành vi đạo đức của đội ngũ viên chức hiện nay. Luôn đặt tính mạng, sức khỏe của người dân ở vị trí hàng đầu để lấy đó làm động lực học tập, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cũng như rèn luyện về đạo đức cho đội ngũ viên chức ngành y tế.
Hai là, Xây dựng hệ sinh thái trong sạch, lành mạnh và môi trường y đức tận tâm, tận tình đi đôi với việc đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực ở các tuyến trung tâm, bệnh viện hiện nay. Đây vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng để xây dựng ngành Y thời kỳ mới và nâng cao y đức, đạo đức cho đội ngũ viên chức y tế. Chú trọng đến quy cách làm việc, xây dựng môi trường đồng nghiệp thân thiện, chuyên nghiệp, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện và sạch sẽ. Song song đó cần chú trọng việc đãi ngộ xứng đáng để tạo nên trạng thái hoạt động nghề nghiệp chuyên cần và gắn bó với nghề.
Ba là, Lãnh đạo ngành Y, các cấp ủy, tổ chức đảng cần làm tốt công tác quản lý, đào tạo, quy hoạch, sử dụng viên chức; Cần chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ viên chức y tế, tạo động lực giúp các y, bác sĩ vươn lên trong công việc. Có tinh thần rèn luyện, tu dưỡng nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ để cống hiến lâu dài cho ngành Y tế nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Trước tình hình dịch Covid-19 đã và đang hoành hành lan rộng khắp thế giới, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành phương châm hành động cụ thể; là kim chỉ nam suốt quá trình tồn tại và phát triển của ngành Y tế Việt Nam. Đội ngũ viên chức ngành y tế chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề, giữ vững bản lĩnh chính trị và hơn hết là tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì nhân dân. Đây là những việc làm cần thiết, xuyên suốt và cấp bách trong tình hình hiện tại cũng như là chiên lược lâu dài của ngành Y tế. Những điều trên cũng vì một mục tiêu nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh và để mãi mãi xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Từ đó, Năng lực là những phẩm chất, đặc tính cần phải có ở một viên chức Y tế. Đây là những điều kiện cần thiết cho tất cả các vị trí việc làm, được xác định dựa trên giá trị cốt lõi của nền dịch vụ công, gồm: đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; tổ chức thực hiện công việc; giao tiếp ứng xử đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân; quan hệ phối hợp với đồng nghiệp. Với tính chất hoạt động nghề nghiệp trong ngành y tế nên việc nâng cao năng lực cho đội ngũ viên chức là một điều tất yếu. Nếu không kịp thời phát triển nâng cao năng lực viên chức thì sẽ không theo kịp với nền kinh tế thị trường và thế giới.
1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực viên chức
Đánh giá viên chức là công tác quan trọng trong mỗi tổ chức, đây là việc so sánh giữa những yêu cầu cần đạt được về năng lực để đáp ứng công việc và năng lực hiện có của viên chức. Việc đánh giá viên chức được thực hiện thông qua các yếu tố cấu thành năng lực là kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ ứng xử và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
1.3.1. Đánh giá năng lực viên chức y tế thông qua các yếu tố cấu thành năng lực
1.3.1.1. Kiến thức của viên chức