Trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy, có 3 biểu hiện (kiến thức chỉ huy, thái độ trong hoạt động chỉ huy và kết quả hoạt động chỉ huy) được đánh giá ở mức độ khá; 1 biểu hiện (kĩ năng chỉ huy) ở mức độ trung bình. Căn cứ theo quy ước về cách xác định mức độ năng lực chỉ huy (mục 3.2.3, chương 3). Đồng thời, điểm tổng hợp trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh đạt ĐTB = 3.52. Qua đó, khẳng định năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay ở mức độ khá.
Kết quả kiểm tra độ tương quan, cho thấy: trên 4 mặt biểu hiện đều có tương quan thuận ở mức độ chặt và rất chặt với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội (độ tương quan r từ 0.717 đến 0.834; giá trị p đều = 0.000) (Phụ lục 15.2, tr. 230). Điều này khẳng định, bất kỳ sự tăng hay giảm trong kết quả về một mặt biểu hiện nào đó sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng trong kết quả năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và ngược lại.
So sánh kết quả đánh giá giữa 2 nhóm khách thể khảo sát, cho thấy: Các nhóm khách thể đều đánh giá cán bộ cấp phân đội có năng lực chỉ huy ở mức độ khá. Kiểm định T-test, chỉ số ý nghĩa p = 0.412 (không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả đánh giá của 2 nhóm khách thể là cán bộ cấp phân đội và chiến sĩ công binh (Phụ lục 15.3, tr. 231).
Để làm rõ sự phân biệt và tìm ra các giá trị quyết định lớn nhất đến mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, ở luận án sử dụng phép toán phân tích cụm (Cluster Analysis - CA) và phân tích biệt số (Discriminant Analysis - DA). Kết quả cụ thể được trình bày qua biểu đồ phân tích cụm (biểu đồ 3.1) ở chương 3 và phụ lục 14.1 (trang 219).
Với 333 khách thể khảo sát là cán bộ cấp phân đội được chia thành 3 nhóm với mức độ năng lực chỉ huy ở 3 mức độ khác nhau. Trong đó, nhóm 1 gồm 150 người; nhóm 2 gồm 141 người và nhóm 3 gồm 42 người (Phụ lục 14.2, tr. 219).
Phân tích biệt số cho biết: Giá trị riêng Eigenvalue của hàm 1 chiếm 65.2%, hàm 2 chiếm 34.8% phương sai giải thích kết quả; Cả 2 hàm đều có giá trị phân biệt, kiểm định Wilks' Lambda cho kết quả p = 0.000 (Phụ lục 14.4, tr. 223).
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ phân bố các nhóm phân biệt
Có thể bạn quan tâm!
- Tóm Tắt Kết Quả Kiểm Định Phân Bố Chuẩn Ở Các Thang Đo
- Thực Trạng Kiến Thức Trong Quản Lí, Điều Hành Phân Đội Công Binh
- So Sánh Kết Quả Đánh Giá Giữa Cán Bộ Cấp Phân Đội Và Chiến Sĩ Công Binh Về Thực Trạng Thái Độ Trong Hoạt Động Chỉ Huy
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Chỉ Huy Của Cán Bộ Cấp Phân Đội Ở Binh Chủng Công Binh
- Thực Trạng Yếu Tố Trình Độ Nhận Thức, Kĩ Năng Thực Hành Của Cấp Dưới
- Các Mặt Biểu Hiện Năng Lực Chỉ Huy Biểu Hiện Về Kiến Thức Chỉ Huy:
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Ở bảng ma trận cấu trúc trong hàm phân biệt đã chỉ rõ 12 giá trị của cả hàm 1 và 8 giá trị của hàm 2 (Phụ lục 14.6, tr. 224), cụ thể là:
Hàm 1, gồm 12 giá trị: Quyết đoán trong chỉ huy phân đội công binh; Kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh; Kĩ năng xử lí tình huống; Kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Kết quả huấn luyện bổ sung cho cấp dưới ở phân đội công binh theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; Nhiệt tình trong chỉ huy phân đội công binh; Hiệu quả của việc bố trí sử dụng lực lượng và phân bổ trang bị, khí tài, phương tiện công binh cho các bộ phận; Việc quán triệt, triển khai nhiệm vụ của cấp trên giao cho; Ý thức trách nhiệm, tính kỉ luật của quân nhân và tập thể phân đội công binh; Việc nắm bắt tình hình mọi mặt ở phân đội công binh của người cán bộ; Trình độ thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh; Tổ chức bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.
Hàm 2, gồm 8 giá trị: Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh; Kĩ năng ra quyết định; Dân chủ trong chỉ huy phân đội công binh; Kĩ năng xử lí thông tin; Trung thực trong chỉ huy phân đội công binh; Việc nắm bắt nhiệm vụ của cấp dưới ở phân đội công binh; Tổ chức hiệp đồng cho việc thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh; Kiên nhẫn trong quá trình chỉ huy phân đội công binh.
Tổng hợp kết quả phân tích cụm, phân tích biệt số và phép toán Select Case trong SPSS 20.0, có thể mô tả được các nhóm cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh ở 3 mức độ năng lực chỉ huy khác nhau như sau:
Nhóm 1: Năng lực chỉ huy ở mức độ trung bình
Nhóm này bao gồm 150 cán bộ cấp phân đội, chiếm 45.04%, điểm trung bình đạt 3.22 (mức độ Trung bình) (Phụ lục 14.3.1, tr. 220). Đa số họ là cán bộ cấp trung đội (84 người) và cấp đại đội (51 người), có 15 cán bộ cấp tiểu đoàn (ĐTB = 3.33). Họ thường giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 1 đến 2 năm (78 người), 34 người giữ chức vụ từ 3 đến 5 năm và 38 người giữ chức vụ trên 5 năm. Ở nhóm 1 có 82 cán bộ ngạch chỉ huy, 37 cán bộ ngạch chính trị và 31 cán bộ ngạch kĩ thuật. Xét về trình độ đào tạo có 4 cán bộ ở trình độ cao đẳng, 138 cán bộ có trình độ đại học và 8 cán bộ có trình độ sau đại học. Đa số họ có độ tuổi dưới 30 (84 người), 62 cán bộ có độ tuổi từ 31 đến 35 và 21 cán bộ có độ tuổi trên 35 ở nhóm này (Phụ lục 14.7.8, 9, 10, 11, tr. 225-229).
150 cán bộ cấp phân đội ở nhóm 1 giỏi hơn nhóm 2 ở 8 giá trị của hàm
2. Tuy nhiên, họ thấp hơn nhóm 2 và nhóm 3 về 12 giá trị của hàm 1.
Nhóm 2: Năng lực chỉ huy ở mức độ khá
Nhóm này có 141 cán bộ cấp phân đội, chiếm 42.34%, điểm trung bình của nhóm này đạt 3.65 (mức độ Khá); Có 61 cán bộ cấp trung đội, 59 cán bộ cấp đại đội và 21 cán bộ cấp tiểu đoàn trong nhóm này; Họ thường giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm (65 người) và trên 5 năm (30 người); Đa số họ là sĩ quan ngạch chỉ huy (86 người), 26 người ngạch chính trị và 29 người ngạch kĩ thuật; Xét về trình độ đào tạo có 123 cán bộ ở trình độ đại học, 18 cán bộ ở trình độ sau đại học (không có cán bộ trình độ cao đẳng ở nhóm này); Có 62 cán bộ ở độ tuổi dưới 30, 57 cán bộ ở độ tuổi từ 31 đến 35 và 22 cán bộ ở độ tuổi trên 35 thuộc nhóm 2 (Phụ lục 14.7,8,9,10,11, tr. 225 - 229).
Có thể nói, 141 cán bộ ở nhóm 2 giỏi hơn nhóm 1 ở 12 giá trị của hàm
1. Nhưng nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 các giá trị của hàm 2 và thấp hơn nhóm 3 về giá trị của cả 2 hàm phân biệt (hàm 1 và hàm 2) (Phụ lục 14.5, tr. 223).
Nhóm 3: Năng lực chỉ huy ở mức độ tốt
Nhóm này chỉ có 42 cán bộ cấp phân đội, chiếm 12.62%, điểm trung bình của nhóm đạt 4.11 (mức độ năng lực chỉ huy Tốt) (Phụ lục 14.3.3, tr. 222); Có 15 cán bộ cấp trung đội, 21 cán bộ cấp đại đội và 10 cán bộ cấp tiểu đoàn trong nhóm này; Họ thường giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm (24 người), trên 5 năm có 10 cán bộ, từ 1 đến 2 năm có 8 cán bộ; Có 26 cán bộ ngạch chỉ huy, 12 cán bộ ngạch chính trị và 4 cán bộ ngạch kĩ thuật ở nhóm này; Xét theo trình độ đào tạo thì chỉ có cán bộ trình độ đại học và sau đại học ở nhóm 3; Xét theo độ tuổi, có 9 cán bộ ở độ tuổi dưới 30, 23 cán bộ ở độ tuổi từ 31 đến 35 và 10 cán bộ ở độ tuổi trên 35 thuộc nhóm có năng lực chỉ huy tốt (Phụ lục 14.7,8,9,10,11, tr. 225 - 229).
42 cán bộ có mức độ năng lực chỉ huy tốt đều giỏi hơn các cán bộ ở nhóm 1 và nhóm 2 về các giá trị ở cả 2 hàm phân biệt (Phụ lục 14.5, tr. 223).
Kết quả thống kê mô tả đã cho thấy thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay ở mức độ Khá (điểm trung bình là 3.52). Kết quả phân tích cụm và phân tích biệt số đã mô tả khái quát 3 nhóm cán bộ cấp phân đội với những đặc điểm riêng trong số 333 cán bộ cấp phân đội trong diện khảo sát. Đồng thời, kết quả này cho thấy, 12 giá trị biểu hiện ở hàm 1 (hàm phân biệt) là các giá trị quyết định lớn nhất đến mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Khi thực hiện các biện pháp cần trú trọng tác động đến các biểu hiện này.
Tuy nhiên, để mô tả rõ nét hơn về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, cần so sánh mức độ năng lực chỉ huy theo các biến số và tìm ra sự khác biệt có hay không có ý nghĩa thống kê theo nhiều chiều cạnh của các biến độc lập. Biến về độ tuổi và trình độ đào tạo thường gắn với thâm niên và kinh nghiệm công tác được biểu hiện đan xen qua kiến thức và kĩ năng chỉ huy. Do vậy, ở luận án tiến hành kiểm định One
- way ANOVA theo 3 biến độc lập xét theo ngạch sĩ quan; xét theo chức vụ đang đảm nhiệm và xét theo năm giữ chức vụ đang đảm nhiệm của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, được trình bày cụ thể ở nội dung dưới đây.
4.1.5.2. Kết quả thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh qua kiểm định One - way ANOVA
Để so sánh thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh xét theo ngạch sĩ quan, kết quả kiểm định One - way ANOVA thể hiện tại Phụ lục 15.4 và được tóm tắt qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.7. Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo ngạch sĩ quan
Cán bộ cấp phân đội ở các ngạch sĩ quan: chỉ huy, chính trị và kĩ thuật đều có năng lực chỉ huy ở mức độ khá, điểm trung bình từ 3.47 đến 3.54. Trong đó, kết quả đánh giá của nhóm cán bộ ngạch chỉ huy cao hơn nhóm cán bộ ngạch chính trị và ngạch kĩ thuật. Tuy nhiên, các kết quả đánh giá là tương đối đồng đều (độ chênh lệch lớn nhất về điểm trung bình là 0.07); Phân tích One - way ANOVA cho thấy chỉ số ý nghĩa p = 0.417 (> 0.05); kiểm định sâu Bonferroni cũng cho kết quả p > 0.05 (Phụ lục 15.4, tr. 232,233). Điều này khẳng định, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong kết quả đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo ngạch sĩ quan.
Kết quả so sánh thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo chức vụ đang đảm nhiệm, qua kiểm định One - way ANOVA được thể hiện tại phụ lục15.5 (trang 234, 235) và tóm tắt ở biểu đồ dưới đây:
4
CB cấp trung đội
CB cấp tiểu đoàn
CB cấp đại đội
3.77
3.79
3.65
3.62
3.66
3.64
3.6
3.58
3.48
3.5
3.52
3.5 3.42
3.36
3.4
3.2
3
Kiến thức chỉ
huy
Thái độ trong Kĩ năng chỉ huy Kết quả HĐCH NĂNG LỰC CHỈ
HĐCH HUY
Biểu đồ 4.8. Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo chức vụ đang đảm nhiệm
Từ biểu đồ 4.8, phụ lục 15.5.1 và phụ lục 15.5.2, cho thấy: cán bộ cấp trung đội có năng lực chỉ huy ở mức độ khá với điểm đánh giá thấp nhất (3.42); cán bộ cấp đại đội có năng lực chỉ huy ở mức khá (ĐTB = 3.58) xếp thứ 2; cán bộ cấp tiểu đoàn có năng lực chỉ huy ở mức khá với điểm đánh giá cao nhất (3.64). Nhóm cán bộ cấp trung đội có điểm đánh giá về kiến thức chỉ huy, kết quả hoạt động chỉ huy và đặc biệt là về kĩ năng chỉ huy thấp hơn so với nhóm cán bộ cấp đại đội và nhóm cán bộ cấp tiểu đoàn. Do đó, nhóm cán bộ cấp trung đội có điểm đánh giá năng lực chỉ huy thấp hơn so với 2 nhóm còn lại. Nhóm cán bộ cấp tiểu đoàn có điểm đánh giá kiến thức chỉ huy, kết quả hoạt động chỉ huy cao hơn 2 nhóm còn lại, kĩ năng chỉ huy của họ vượt trội so với cán bộ trung đội và đại đội. Chính vì vậy, năng lực chỉ huy của cán bộ cấp tiểu đoàn được đánh giá cao hơn so với nhóm cán bộ cấp trung đội và đại đội.
Kết quả phân tích One - way ANOVA và kiểm định sâu Bonferroni (Phụ lục 15.5.1, tr. 234), cho thấy: Có sự khác biệt trong đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của nhóm cán bộ cấp trung đội với cán bộ cấp đại đội (p < 0.05) và nhóm cán bộ tiểu đoàn (p = 0.001 < 0.05); Không có sự khác biệt trong đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của nhóm cán bộ cấp đại đội với nhóm cán bộ cấp tiểu đoàn (p = 0.917 > 0.05).
Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, kết quả phóng vấn đại tá Ph. V. Th. (Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn B) cho thấy: “Đội ngũ cán bộ cấp phân đội ở đơn vị hiện nay được đào tạo bài bản, có trình độ, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên thể hiện thái độ tích cực trong công tác, hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nhất là các đồng chí cán bộ trung đội còn ít kinh nghiệm trong quản lí, chỉ huy đơn vị, tính quyết đoán, tính linh hoạt chưa cao, kĩ năng chỉ huy còn có những hạn chế nhất định. Đánh giá chung, năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở mức độ khá. Cán bộ cấp trung đội, đặc biệt là các đồng chí mới ra trường, mới về đơn vị công tác cần nhiều cố gắng hơn, cần có trải nghiệm nhiều hơn trong thực tiễn tổ chức chỉ huy đơn vị thực hiện nhiệm vụ để nâng cao kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phát triển năng lực chỉ huy của mình”. Ý kiến đánh giá của đồng chí Th đã góp phần làm rõ thêm thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội nói chung và năng lực chỉ huy của từng nhóm cán bộ cấp trung đội, đại đội và tiểu đoàn nói riêng.
Có vẻ như kết quả đánh giá thái độ trong hoạt động chỉ huy đã có mâu thuẫn nhất định, cán bộ cấp đại đội và trung đội lại có kết quả đánh giá cao hơn cấp tiểu đoàn? Khi được hỏi về vấn đề này, đai úy L. H. B. (Tiểu đoàn trưởng, Lữ đoàn C) lí giải: Hiện nay, ở các tiểu đoàn công binh thường tổ chức đan xen nhiều nhiệm vụ khác nhau, cả huấn luyện tại đơn vị và thực hiện nhiệm vụ ngoài thực địa ở các địa bàn cách xa nhau, thường xuyên có sự phân tán, cán bộ cấp tiểu đoàn ít có thời gian tiếp xúc trực tiếp với cấp dưới hơn so với cấp đại đội và trung đội. Do vậy, kết quả đánh giá họ thấp hơn một chút so với cấp đại đội và trung đội. Cũng có thể có sai sót nhất định trong cách trả lời câu hỏi của các khách thể khảo sát. Ở luận án tôn trọng kết quả đánh giá này.
Kết quả so sánh thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo số năm giữ chức vụ đang đảm nhiệm, qua kiểm định One - way ANOVA được thể hiện tại phụ lục 15.6 (trang 236, 237) và tóm tắt ở biểu đồ dưới đây:
Từ 1 đến 2 năm
Từ 3 đến 5 năm
Trên 5 năm
4
3.93
3.8
3.72
3.66
3.61
3.6
3.57
3.6
3.51
3.46
3.47
3.43
3.49
3.4
3.41 3.41
3.4
3.2
3.16
3
Kiến thức chỉ huy Thái độ trong
HĐCH
Kĩ năng chỉ huy Kết quả HĐCH NĂNG LỰC CHỈ
HUY
Biểu đồ 4.9: Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo số năm giữ chức vụ
Nhóm cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 1 đến 2 năm có năng lực chỉ huy ở mức độ khá (ĐTB = 3.40), thấp hơn hai nhóm còn lại. Nhóm cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm có năng lực chỉ huy ở mức khá với điểm đánh giá cao nhất (ĐTB = 3.66). Nhóm cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm trên 5 năm có năng lực chỉ huy ở mức khá (ĐTB = 3.55) xếp thứ 2. Kết quả phân tích One - way ANOVA và kiểm định sâu Bonferroni ở phụ lục 15.6.1 đã thể hiện:
(1) Có sự khác biệt trong đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của nhóm cán bộ giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 1 đến 2 năm với nhóm cán bộ giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm (p = 0.001 < 0.05).
(2) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của nhóm cán bộ giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 1 đến 2 năm với nhóm cán bộ giữ chức vụ đang đảm nhiệm trên 5 năm.
(3) Năng lực chỉ huy của nhóm cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm (ĐTB = 3.66) lại cao hơn nhóm cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm trên 5 năm ( ĐTB = 3.49) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0.03 < 0.05). Đây là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.