Bảng Điểm Tổng Hợp Đánh Giá Sức Bền Cho Nam Vđv Điền Kinh Cự Ly Trung Bình Lứa Tuổi 16-17 Bộ Công An (N=11)


TT

Kết quả

Các Test


1

2

3

4



7

8

9

10


Test chuyên môn











1

Chạy 60m XPC (s)

7.53

7.49

7.45

7.41

7.37

7.33

7.29

7.25

7.21

7.17

2

Chạy 400m XPC (s)

58.07

57.94

57.81

57.68

57.55

57.42

57.29

57.16

57.03

56.90

3

Chạy 600m (s)

89.91

89.65

89.39

89.13

88.87

88.61

88.35

88.09

87.83

87.57

4

Chạy 800m (s)

157.04

156.45

155.86

155.27

154.68

154.09

153.50

152.91

152.32

151.73

5

Chạy 1000m (s)

183.45

182.84

182.22

181.61

180.99

180.38

179.76

179.15

178.53

177.92

6

Chạy 1500m (s)

258.32

257.63

256.93

256.24

255.54

254.85

254.15

253.46

252.76

252.07

7

Chạy 3000m (s)

673.67

672.25

670.83

669.41

667.99

666.57

665.15

663.73

662.31

660.89

8

Chạy 5000m (s)

1056.87

1055.09

1053.31

1051.53

1049.75

1047.97

1046.19

1044.41

1042.63

1040.85

9

Chạy 12 phút (m)

2825.50

2937.25

3049.00

3160.75

3272.50

3384.25

3496.00

3607.75

3719.50

3831.25

10

Test chức năng











11

Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần

chạy nước rút (Sprint fatigue test) (%)

94.78

91.50

88.22

84.94

81.66

78.38

75.10

71.82

68.54

65.26

12

Chỉ số VO2max (ml/phút/kg)

62.93

61.05

59.17

57.29

55.41

53.53

51.65

49.77

47.89

46.01

13

Chỉ số VC (lít)

4.72

4.60

4.48

4.36

4.24

4.12

4.00

3.88

3.76

3.64

14

Chỉ số HW (lần/phút)

3.15

3.28

3.40

3.53

3.65

3.78

3.90

4.03

4.15

4.28

15

Loại hình thần kinh (biểu 808)

4.75

4.65

4.54

4.44

4.33

4.23

4.12

4.02

3.91

3.81

16

Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống

(VC/lít)

3.36

3.47

3.58

3.69

3.80

3.91

4.02

4.13

4.24

4.35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền cho nam vận động viên Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an - 14

Điểm

5 6


Bảng 3.17. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an (n=11)

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

<44

45-74

75-104

105-134

>135-150

Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 3.15, 3.16 và 3.17 cho thấy: Các bảng điểm đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an rất thuận tiện cho việc sử dụng để đánh giá theo điểm từng test sức bền cho đối tượng nghiên cứu. Quá trình đánh giá kết quả từng test, HLV và VĐV tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xác định test kiểm tra.

Bước 2: Xác định điểm kiểm tra và so với phân loại mức đánh giá. Bước 3: Tính tổng điểm theo phân loại tổng điểm tối đa.

Như vậy, bảng điểm đánh giá theo từng test cho phép tính điểm của bất kỳ test nào có được sau khi kiểm tra, từ đó phục vụ cho việc đánh giá nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công trong thực tiễn bằng cách cộng điểm của các test lại với nhau. Tuy nhiên, thực tiễn chứng minh, không phải VĐV nào cũng có năng lực, tố chất tốt ở tất cả các test kiểm tra. Chính vì vậy, để đạt được tổng điểm tối đa là rất khó khăn.

3.1.4. Bàn luận về tiêu chuẩn đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

Lựa chọn các test đánh giá trình độ sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an thông qua tổng hợp hệ thống các tài liệu như: tài liệu về cơ sở lý luận trong huấn luyện sức bền, về chuyên môn Điền kinh, về sinh lý TDTT, về tâm lý TDTT, bài báo khoa học về sức bền và chạy CLTB môn Điền kinh… của nhiều tác giả nghiên cứu trong nước và nước ngoài [32], [36], [51], [68], [70], [78], [84]...

Từ đó, luận án đã tổng hợp lựa chọn 30 test đánh giá trình độ sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Tiếp sau luận


án tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và lựa chọn được 15 test đánh giá trình độ sức bền của nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an. Để kiểm nghiệm độ tin cậy của phiếu hỏi, luận án tiến hành xác định mối tương quan nội tại thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và kết quả cho thấy mối tương quan chặt giữa biến tổng và 15 biến quan sát (15 test).

Tuy nhiên, lựa chọn 15 test thông qua phỏng vấn chưa thể đảm bảo tính khách quan trên đối tượng nghiên cứu. Đề tài tiến hành các bước xác định độ tin cậy, tính thông báo của test, xác định mối tương quan của các test đã lựa chọn với 2 lứa tuổi 16 và 17, xác định mối tương quan giữa kiểm tra đánh giá sức bền với thành tích thi đấu chạy 1500m, xác định mối tương quan giữa kiểm tra đánh giá sức bền với chỉ số tham chiếu VO2max, xác định mối tương quan giữa kết quả kiểm tra đánh giá sức bền với Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít). Đồng thời luận án còn tiến hành xác định mối quan hệ giữa các test sư phạm với các test chức năng; mối quan hệ giữa đặc điểm của nhóm test sư phạm với đặc điểm sức bền trong y học; mối quan hệ giữa các test sư phạm và test sinh lý; xác định mức độ ảnh hưởng của các test đánh giá sức bền… Từ đó, luận án xây dựng bảng đánh giá phân loại theo 5 mức với thang đo 10 điểm trong đánh giá sức bền cho đối tượng nghiên cứu.

Luận án lựa chọn được 15 test để đánh giá sức bền cho nam VĐV cự ly trung bình của Bộ Công an, gồm nhóm test sư phạm 9 test là: Chạy 60m XPC (s), Chạy 400m XPC (s), Chạy 600m (s), Chạy 800m (s), Chạy 1200m (s), Chạy 1500m (s), Chạy 3000m (s), Chạy 5000m (s), Chạy 12 phút (m); 6 test chức năng là: Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần chạy nước rút (Sprint fatigue test), Chỉ số VO2max (ml/ phút/kg), Chỉ số VC (lít), Chỉ số HW (lần/phút), Loại hình thần kinh (biểu 808), Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít).

Các test luận án tổng hợp đều là những test được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, sử dụng đánh giá sức bền cho VĐV, đặc biệt là cho VĐV chạy cự ly trung bình. Các tác giả và công trình nghiên cứu đó là:


Theo tác giả Trịnh Toán [55], đã lựa chọn được hệ thống tiêu chí đánh giá cho VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16-18, với 3 nhóm tiêu chí với 22 test đánh giá là: Nhóm chức năng sinh lý: AL tĩnh (mMol/l), DTS (ml), DTS/W (ml/kg), CNT, VO2max (ml/kg/ph), PWC170 (m/gy), VAnT (m/gy); Nhóm tố chất thể lực: Bật xa 3 bước (m), Bật xa 10 bước (m), Chạy 30m xpc (gy), Chạy 100m xpc (gy), Chạy 400m (gy), Chạy 600m (gy), Chạy 800m (gy), Chạy 1.000m (gy), Chạy 1.500m (gy), Chạy 12 phút (m), Lực cơ lưng (kG), Lực cơ đùi (kG); Nhóm kỹ chiến thuật: TĐTB (m/gy), Tần số bước (bước/gy), Độ dài bước (m). Đây là hệ thống những test đặc trưng rất phù hợp sử dụng để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy CLTB. Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu tác giả Trịnh Toán là: Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16-18, do vậy việc lựa chọn test đánh giá sức bền cho VĐV chạy CLTB cần đa dạng hơn về cả đặc điểm thần kinh tâm lý. Tuy nhiên, hệ thống test trên là nguồn dữ liệu tham khảo bổ ích trong quá trình luận án tiến hành nghiên cứu.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và Lê Quý Phượng [5]: “Mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể”. Trong đó các hoạt động phụ thuộc vào: Trạng thái của các cơ; Yếu tố điều hòa thần kinh; Trạng thái các chức năng thực vật (tuần hoàn, hô hấp, máu); Đặc điểm cấu trúc của cơ bắp. Như vậy, trong 15 test được lựa chọn để đánh giá sức bền cho nam VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16-17 của Bộ Công an cho thấy sự phù hợp với các yêu cầu về các yếu tố sinh học để đánh giá phát triển sức bền cho đối tượng nghiên cứu.

Theo Bùi Quang Hải và cộng sự [22], “Bản chất của sức bền chính là khả năng duy trì các hoạt động trong thời gian dài trong điều kiện mệt mỏi. Hoạt động sức bền liên quan chặt chẽ tới mức hấp thụ ô xy tối đa (VO2 max) của cơ thể người tập, qua đó quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ, VO2 max càng cao thì công suất hoạt động ưa khí sẽ càng lớn, cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng”.


Theo đó, các tác giả đưa ra các chỉ tiêu đánh giá SB thông dụng gồm: Các test chạy có CLTB và dài: Test cooper, Test chạy 5 phút tuỳ sức, Test chạy 800m, 1500m…; Dự trữ sức bền; Các Test sinh lý, sinh hoá: VO2max, Urea huyết, hàm lượng Hb, mạch tĩnh, chỉ số Oxy mạch; Tỷ lệ sợi cơ.

Cũng theo nhóm tác giả Bùi Quang Hải đưa ra một số test đặc trưng để tuyển chọn VĐV chạy CLTB theo bảng 3.18.

Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu đặc trưng trong tuyển chọn VĐV chạy CLTB [22]



Hình thái


Chức năng


Tố chất vận động

1. Chiều cao đứng (cm)

1. Chỉ số công năng tim

1. Chạy 60m (s)

2. Chỉ số Quetelet

2. Chỉ số dung tích sống/ cân nặng (ml/kg)

2. Bật xa 10 bước (cm)

3. Chỉ số: dài chân A/cao đứng (%)

3. Phản xạ đơn -Thị giác vận động.

3. Tần số bước: Chạy 30m xuất phát cao,

đếm số bước.

4. Chỉ số: (dài chân B - Dài cẳng chân A)/ dài

cẳng chân A (%)

4. Chỉ số VO2max tương đối (ml/kg/phút) tính từ

thành tích chạy 12 phút.

4. Hất tạ qua đầu ra sau tạ 4kg (m)

5. Chỉ số: Dài chân C/Dài chân H (%).


5. Chạy 800 m (s)

6. Chỉ số: Vòng cổ chân/ Dài gân Achille (%)


6. Chạy 1500 m (s)

Lựa chọn các test để đánh giá sức bền cần căn cứ vào đặc điểm hoạt động sức bền của từng môn thể thao, tuy nhiên để đánh giá sức bền thì có những chỉ số chung về y sinh và tâm lý để đánh giá năng lực hoạt động sức bền cho các môn thể thao.


Nhiều tác giả lựa chọn test đánh giá sức bền cho đối tượng nghiên cứu của mình thông qua các chỉ số y sinh và tâm lý, như: Tác giả Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) [73] đã sử dụng chỉ số VO2 (ml/min/Kg) là một trong số test chức năng để đánh giá sức bền cho VĐV bóng bàn; Tác giả Nguyễn Đương Bắc (2006) [6] đã lựa chọn 02 chỉ số ý sinh là Công năng tim (HW) và VO2max (ml/kg/phút) để đánh giá sức bền cho VĐV nam 15-17 tuổi môn Karatedo; Tác giả Nguyễn Quang Vinh (2009) [79], đã lựa chọn ra 6 test thuộc 3 nhóm test là Chức năng chuyển hoá: VO2 max ml/ph, VO2 max ml/ph /Kg; Chức năng hô hấp: VT (lít), VE (l/ph); Chức năng tim mạch: HR (Heart Rote), VO2/HR(O2 pulse). Tác giả Phan Thanh Hài (2011) [21] lựa chọn 02 chỉ số là Chạy 12 phút

(m) và VO2max (ml/ph/kg) để đánh giá sức bền của VĐV bơi nữ; Tác giả Trần Duy Hoà (2011) [29] đã lựa chọn 3 test là VO2max (ml/ph/kg); Công năng tim HW; chạy 12 phút (m) để đánh giá sức bền cho nam VĐV bóng đá trẻ; Nguyễn Văn Long (2014) [34] đã lựa chọn 8 test chuyên môn và 2 test y sinh để đánh giá SBCM cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy CLTB lứa tuổi 15-16, trong số 10 test này có 6/ 10 test có sự trùng hợp với số test luận án lựa chọn để đánh giá sức bền cho nam VĐV chạy CLTB của Bộ Công an là: Chạy 400m (gy), Chạy 600m (gy); Chạy 800m (gy); Chạy 1200m (gy); Chạy 1500m (gy) và VO2max (ml/ ph/kg). Như vậy, các test do luận án lựa chọn đều có sự tương đồng với những test đặc trưng của nhóm tác giả đưa ra.

Để đánh giá sức bền nhiều tác giả chỉ sử dụng những test thông dụng như trên, tuy nhiên cũng còn rất nhiều test đánh giá sức bền mà ít tác giả sử dụng, mặc dù tổ chức thực hiện các test này rất đơn giản và tiết kiệm kinh tế mà vẫn đảm bảo mục đích đánh giá sức bền. Trong nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn một số test mà không nhiều nhà khoa học sử dụng trong đánh giá sức bền là: Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần chạy nước rút (Sprint fatigue test); Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít) và Loại hình thần kinh (biểu 808).


Theo Lưu Quang Hiệp [27], Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít) là “thử nghiệm này sử dụng đánh giá sức bền hô hấp. Các tiến hành đo dung tích sống 5 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 15 giấy. Bình thường, dung tích sống trong mỗi lần đo không thay đổi hoặc hơn tăng. Nếu dung tích sống giảm dần hoặc tăng giảm bất thường chứng tỏ sức bền hô hấp kém”.

Theo Dư Trúc Sinh và Thẩm Huân Chương [46], có nhận định đánh giá kiểm ra loại hình thần kinh (biểu 808) rằng: “Đây là một loại hình kiểm tra tâm lý có hiệu quả, bằng cách có thể kiểm tra khả năng phản ứng, khả năng quan sát, mức độ tập trung của khả năng chú ý, đặc điểm và mức ổn định của tâm lý… của bản thân, có tác dụng tham khảo đối với việc nâng cao tố chất tâm lý và tự mình hoàn thiện bản thân”.

Theo phân loại hình thần kinh (biểu 808) của Bùi Quang Hải và cộng sự

[22] được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1: Linh hoạt - cận linh hoạt; Nhóm 2: Ổn định - Cận ổn định; Nhóm 3: Hưng phấn - Cận hưng phấn; Nhóm 4: Trung gian - Dưới trung gian - Cẩn thận và Nhóm 5: Dễ hiểu - Phân tán - Ức chế - Mơ hồ. Như đã biết, hoạt động vận động với cường độ lớn và trong thời gian dài dễ gây ức chế tâm lý. Sử dụng test loại hình thần kinh (biểu 808) sẽ dễ dàng nhận biết trạng thái tâm lý mệt mỏi của VĐV dưới tác động của các bài tập để điều chỉnh khối lượng và cường độ vận động.

Nhận xét mục tiêu 1:

Qua tổng hợp phân tích tài liệu, các bước kiểm định độ tin cậy, tính thông báo, mối tương quan, mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các test trong đánh giá sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an, luận án lựa chọn được 15 test chia làm 2 nhóm test chuyên môn sư phạm và nhóm test chức năng gồm: Chạy 60m XPC (s), Chạy 400m XPC (s), Chạy 600m (s), Chạy 800m (s), Chạy 1200m (s), Chạy 1500m (s), Chạy 3000m (s), Chạy 5000m (s), Chạy 12 phút (m); Đánh giá mức độ mệt mỏi sau 10 lần chạy nước rút (Sprint fatigue test), Chỉ số VO2max (ml/ phút/kg), Chỉ số VC (lít), Chỉ số HW (lần/phút), Loại hình thần kinh (biểu 808), Test thử nghiệm 5 lần dung tích sống (VC/lít).


3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 Bộ Công an

3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an.

Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền cho nam VĐV Điền kinh cự ly trung bình Bộ Công an là điều kiện quan trọng giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nội dung đánh giá thực trạng công tác huấn luyện gồm thực trạng sử dụng bài tập và thực trạng đội ngũ HLV Điền kinh Bộ Công an. Nội dung cụ thể như sau:

3.2.1.1. Thực trạng sử dụng bài tập sức bền của VĐV Điền kinh Bộ Công an.

* Thực trạng kế hoạch huấn luyện sức bền của nam VĐV Điền kinh Bộ Công an

Với vai trò là một trong những thành viên của ban huấn luyện đội Điền kinh Bộ Công an, được trực tiếp quan sát và nghiên cứu chương trình, kế hoạch và giáo án huấn luyện cho nam VĐV cự ly trung bình lứa tuổi 16-17 của Bộ Công an nhận thấy chương trình kế hoạch khá công phu, chi tiết và cụ thể.

Theo kết qua khảo sát, kế hoạch huấn luyện và thi đấu của đội Điền kinh Bộ Công an được ban huấn luyện xây dựng theo năm, phân chia theo từng thời kỳ huấn luyện. Khung kế hoạch huấn luyện năm 2017 như sau: [62], [63].

- Xác định mục đích, nhiệm vụ và các chỉ tiêu 2017. Trong đó: Mục đích:

Xây dựng lực lượng VĐV các tuyến để chuẩn bị tham gia các giải thi đấu trong hệ thống thi đấu Quốc gia và Quốc tế 2017 và các năm tiếp theo trọng tâm là 2018 Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII tại Hà Nội.

Xây dựng để thể lực ở mức độ cao cho VĐV nhằm nâng cao thành tích cho từng cá nhân, phấn đấu đạt huy chương tại Giải Vô địch Điền kinh trẻ quốc gia, giải quốc tế, đặc biệt mục tiêu là giải vô địch toàn quốc 2017.

Xây dựng lực lượng tuyến có khả năng bổ sung cho đội dự tuyển Điền kinh trẻ Quốc gia và đội tuyển Điền kinh Quốc gia tham dự các giải quốc tế năm 2017.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022