Thực Trạng Yếu Tố Trình Độ Nhận Thức, Kĩ Năng Thực Hành Của Cấp Dưới



Bảng 4.19. Thực trạng yếu tố trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới


Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới ở phân đội công binh

ĐTB

ĐLC

Trình độ nhận thức của cấp dưới ở phân đội công binh

4.16

0.69

Kĩ năng thực hành nhiệm vụ công binh của cấp dưới ở phân đội công binh

4.14

0.63

Kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới ở phân đội công binh

4.19

0.71

ĐTB chung

4.16

0.53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 18

Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới ở phân đội công binh được đánh giá với ĐTB là 4.16; hệ số Beta của yếu tố này là 0.326; chỉ số ý nghĩa p = 0.015 < 0.05; hệ số VIF = 1.578 (không xảy ra đa cộng tuyến). Như vậy, xét theo ĐTB và hệ số Beta thì yếu tố này có ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và là yếu tố đứng thứ 2 về mức độ ảnh hưởng trong số 6 yếu tố được khảo sát. Nếu trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới ở phân đội công binh tăng lên 1 đơn vị thì năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội tăng lên tương ứng là 0.326 đơn vị.

Có thể nói, yếu tố về trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới có tương quan thuận và chặt với các yếu tố còn lại (r từ 0.624 đến 0.786, giá trị p đều = 0.000). Yếu tố về trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp có tương quan thuận và chặt với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh (r = 0.766, p = 0.000). Điều này khẳng định, sự tăng hay giảm trong kết quả về trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác, với năng lực chỉ huy và ngược lại (Phụ lục 17.2, tr. 243).

4.2.2.5. Ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ

Kết quả khảo sát thực trạng yếu tố về ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ được tóm tắt qua bảng dưới đây:

Bảng 4.20. Thực trạng yếu tố ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ


Ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ

ĐTB

ĐLC

Tính tự giác của cấp dưới ở phân đội công binh trong thực hiện nhiệm vụ được giao

3.80

0.71

Sự nỗ lực của cấp dưới ở phân đội công binh trong thực hiện nhiệm vụ được giao

4.03

0.66

Tính kỉ luật của cấp dưới ở phân đội công binh trong thực hiện nhiệm vụ được giao

3.92

0.67

ĐTB chung

3.92

0.54


Yếu tố ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ được đánh giá với ĐTB là 3.92. Bảng 4.14, cho thấy: hệ số Beta về ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ là 0.169; chỉ số ý nghĩa p = 0.042; hệ số VIF = 1.220 < 2 (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến). Như vậy, xét về ĐTB và hệ số Beta (0.169) yếu tố này có ảnh hưởng mạnh đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và là yếu tố đứng thứ 5 về mức độ ảnh hưởng trong số 6 yếu tố được khảo sát. Nếu yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội tăng lên tương ứng là 0.169 đơn vị (Phụ lục 17.7, tr. 248).

Có thể nói, yếu tố về ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ có tương quan thuận ở mức độ mạnh với 5 yếu tố còn lại, giá trị r từ 0.611 đến 0.734, giá trị p đều = 0.000. Yếu tố này có tương quan thuận và mạnh với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh (r = 0.731, p = 0.000). Điều này khẳng định, sự tăng hay giảm trong kết quả của yếu tố này sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác, với năng lực chỉ huy và ngược lại (xem thêm phụ lục 17.2, tr. 243).

4.2.2.6. Trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ

Kết quả khảo sát thực trạng yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ được tóm tắt qua bảng dưới đây:

Bảng 4.21. Thực trạng yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ


Trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ

ĐTB

ĐLC

Số lượng trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh

3.86

0.70

Chất lượng trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh

3.89

0.66

Chủng loại trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh

3.96

0.70

ĐTB chung

3.90

0.58

Yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ được đánh giá với mức ĐTB là 3.90. Hệ số Beta về yếu tố này là 0.167; chỉ số ý nghĩa p = 0.039 < 0.05; hệ số VIF = 1.486 < 2 (không xảy ra đa cộng tuyến). Xét theo ĐTB và hệ số Beta (0.167) thì yếu tố yếu tố này có ảnh hưởng mạnh đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và đứng thứ 6 về mức độ ảnh


hưởng trong số 6 yếu tố được khảo sát. Nếu yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ tăng lên 1 đơn vị thì năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội tăng lên tương ứng là 0.167 đơn vị (Phụ lục 17.7, tr. 248).

Rõ ràng, yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ có tương quan thuận ở mức độ trung bình với 2 yếu tố về tố chất chỉ huy và xu hướng nghề nghiệp công binh (r từ 0.553 đến 0.580 và giá trị p đều = 0.000). Đồng thời, yếu tố này có tương quan thuận ở mức độ chặt với 3 yếu tố còn lại (r từ 0.611 đến 0.706, giá trị p đều = 0.000). Yếu tố này có tương quan thuận và chặt với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh (r = 0.659, p = 0.000). Điều này khẳng định, sự tăng hay giảm trong kết quả về yếu tố này sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác, với năng lực chỉ huy và ngược lại (xem thêm phụ lục 17.2, tr. 243).

4.2.3. Dự báo xu hướng biến đổi năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi sử dụng kĩ thuật hồi quy tuyến tính bội để đánh giá tỉ lệ ảnh hưởng của các yếu tố và dự báo xu hướng biến đổi năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng.

Trong mô hình hồi quy này, chúng tôi coi các yếu tố ảnh hưởng là biến độc lập, còn năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh là biến phụ thuộc.

Kết quả nghiên cứu, cho thấy: Tại bảng Model Summaryb, chỉ số R2 hiệu

chỉnh (Adjusted R Square - chỉ số phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc) có giá trị là 0.739. Điều này có nghĩa là, các biến độc lập này có ảnh hưởng đến 73.9% sự biến đổi của biến phụ thuộc; còn lại 26.1 % là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson = 1.683 (nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5) nên không xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất. Tại bảng ANOVAa, giá trị kiểm định (p = 0.000 < 0.05) nên mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tổng thể và có giá trị sử dụng tốt. Tại bảng Coefficientsa: Hệ số p của 6 yếu tố ảnh hưởng có giá trị từ 0.001 đến

0.042 (<0.05) nên 6 biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc; Hệ


số VIF của 6 yếu tố đều nhỏ hơn 2.0 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến; Các hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta của 6 yếu tố đều lớn hơn 0. Do vậy, cả 6 biến độc lập đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc (Phụ lục 17.7, tr. 248).

Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố tới năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội là: Xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội (0.375) > Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới (0.326) > Uy tín của cán bộ cấp phân đội (0.239) > Tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội (0.173) > Trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ (0.169) > Ý thức trách nhiệm của cấp dưới trông thực hiện nhiệm vụ (0.167).

Kết quả trên có nghĩa là: yếu tố Xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội tác động mạnh nhất đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội và thứ bậc các yếu tố theo thứ tự giảm dần. Dựa trên hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của các yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp, phương trình hồi quy được thiết lập như sau:

NLCH = 0.375*XHNN + 0.326*TĐ+ 0.239*UT + 0.173*TC + 0.169.YT + 0.167*TB

Phương trình hồi quy cho thấy các biến số có khả năng giải thích tốt cho xu hướng biến đổi năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Sự biến đổi theo tỉ lệ của năng lực chỉ huy theo từng yếu tố tác động ở phương trình hồi quy đã được trình bày cụ thể ở phần 4.2.2, trong đánh giá sự tác động ảnh hưởng của từng yếu tố.

Qua phân tích cho thấy, mô hình hồi quy trên có mức độ dự báo tốt về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Các biến độc lập có mối tương quan thuận và rất mạnh với biến phụ thuộc. Trong 6 biến trên, biến Xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội điểm số cao nhất và ảnh hưởng mạnh nhất đến định năng lực chỉ huy. Do vậy, muốn phát triển năng lực chỉ huy cần quan tâm đến giáo dục, xây dựng động cơ, mục đích nghề nghiệp và thái độ đúng đắn. Đây cũng là nội dung được xác định để đề xuất biện pháp phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.


Tóm lại, các yếu tố được nghiên cứu và khảo sát đều có ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội có ảnh hưởng mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá của các nhóm khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Việc xác định mức độ ảnh hưởng và dự báo xu hướng biến đổi của năng lực chỉ huy trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng là cơ sở quan trọng, góp phần đề xuất biện pháp phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

4.3. Phân tích chân dung tâm lí điển hình

Để củng cố thêm căn cứ thực tiễn, minh họa, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực chỉ huy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, ở luận án đã phân tích 02 chân dung tâm lí điển hình, cụ thể như sau:

4.3.1. Chân dung 1: Đồng chí L. S. B.

4.3.1.1. Một số thông tin cá nhân

Đồng chí L. S. B Sinh năm 1995

Cấp bậc: Trung úy Chức vụ: Trung đội trưởng Đơn vị công tác: Lữ đoàn Công binh B

Đồng chí L. S. B. có bố là cán bộ quân đội mẹ là giáo viên (cả bố và mẹ của đồng chí đều đã nghỉ hưu), gia đình chuyển từ Hà Tĩnh đến thành phố Vinh (Nghệ An) sinh sống năm 1993. Hiện nay, đồng chí B đã có gia đình riêng, vợ là giáo viên, 1 con trai 8 tháng tuổi, nhà ở tại huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thiếu tá Ng. V. Th. là cấp trên trực tiếp của đồng chí B, cho biết: “L. S. B là cán bộ trẻ nhưng luôn xác định tốt động cơ học tập, phấn đấu và công tác tại đơn vị; nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc; cá nhân đồng chí B và tập thể trung đội của đồng chí B những năm vừa qua đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Trong 3 năm là trung đội trưởng, đồng chí L. S. B. có 2 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ (2017, 2018) và 1 năm hoàn thành xuất sắc


nhiệm vụ (2019); được tặng 1 danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 2 danh hiệu chiến sĩ tiên tiến, 1 giấy khen của Bộ Tư lệnh Công binh. Kết quả khảo sát về năng lực chỉ huy của L. S. B. đạt ĐTB = 3.92 ở mức độ Tốt.

Từ cơ sở trên, chúng tôi lựa chọn đồng chí B để phân tích, chứng minh, làm rõ một số nội dung theo mục đích nghiên cứu, cụ thể như sau:

4.3.1.2. Các mặt biểu hiện năng lực chỉ huy Biểu hiện về kiến thức chỉ huy

Trong quá trình công tác tại đơn vị, đồng chí tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do đơn vị tổ chức. Đồng thời, đồng chí B luôn chủ động tự học tập, nghiên cứu cập nhật kiến thức mới trong quản lí, chỉ huy đơn vị. Kết quả tự đánh giá của đồng chí B về kiến thức chỉ huy đạt ĐTB = 3.96, ở mức độ tốt. Qua trao đổi, thượng tá Ph. Đ. Ph (Phó chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn) cho biết: L. S. B là một cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, có trình độ, có kiến thức và tác phong công tác tốt, chúng tôi tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng, tạo điều kiện để đồng chí phát huy năng lực của mình, góp phần phát triển, cống hiến trong quân đội và xây dựng đơn vị.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí L. S. B cho biết: “Để có được năng lực chỉ huy trước hết trung đội trưởng phải có kiến thức chỉ huy, đó không chỉ kiến thức chuyên môn, mà phải có sự hiểu biết đối với chiến sĩ ở trung đội, nắm tâm tư nguyện vọng từng chiến sĩ và biết được những hạn chế, sở trường của họ trong từng loại nhiệm vụ để phân công cho phù hợp. Trung đội trưởng phải không ngừng tự học hỏi nâng cao trình độ mọi mặt vận dụng vào hoạt động chỉ huy đơn vị một cách linh hoạt, sáng tạo”. Từ những hiểu biết và đánh giá như trên cho thấy, đồng chí L. S. B. có kiến thức chỉ huy trung đội khá toàn diện, sâu sắc cả về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh và kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh. Điều này cũng thống nhất và phù hợp với kết quả khảo sát bằng phiếu đã được thực hiện.

Biểu hiện về thái độ trong hoạt động chỉ huy

Khi được hỏi cảm nhận của đồng chí về cách ứng xử của trung đội trưởng, binh nhất Ng. H. N. cho biết: “Đồng chí B là người luôn có trách


nhiệm với công việc và với cấp dưới, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chiến sĩ, công bằng, khách quan trong nhận xét, đánh giá và bình xét khen thưởng. Bên cạnh đó, đồng chí luôn gần gũi, tôn trọng cán bộ, chiến sĩ trong trung đội”. Ý kiến của chiến sĩ N cho thấy, đồng chí B luôn có thái độ dân chủ nhiệt tình và trung thực trong hoạt động chỉ huy phân đội.

Để làm rõ hơn các biểu hiện về thái độ trong hoạt động chỉ huy của đồng chí B, chúng tôi đặt câu hỏi: "Theo đồng chí để chỉ huy trung đội đạt hiệu quả tốt nhất, người chỉ huy cần thể hiện cách ứng xử nào trong hoạt động đó?". Đồng chí B bộc bạch: "Là cán bộ trung đội, tôi cho rằng mình cần có sự nghiêm túc với bản thân và cấp dưới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời tôi luôn thể hiện sự tin tưởng vào đơn vị, kiên trì thực hiện các kế hoạch đề ra". Qua những trao đổi trên cho thấy, trong hoạt động chỉ huy trung đội đồng chí B luôn thể hiện thái độ quyết đoán, dân chủ, nhiệt tình, trung thực và kiên nhẫn. Điều này cũng phù hợp với kết quả đánh giá thái độ của đồng chí B đạt ĐTB = 4.01(mức độ tốt) trong chỉ huy trung đội.

Biểu hiện về kĩ năng chỉ huy

Để làm rõ hơn những biểu hiện về kĩ năng chỉ huy, chúng tôi quan sát trực tiếp hoạt động chỉ huy trung đội của đồng chí B trong diễn tập thực binh DT3.19 ở Lữ đoàn. Kết quả quan sát cho thấy, đồng chí B thể hiện tốt kĩ năng trong tiếp nhận và đánh giá thông tin có liên quan đến hoạt động của trung đội; đề ra kế hoạch bảo đảm vượt sông hợp lí, khoa học; giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các bộ phận; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và trấn chỉnh cấp dưới; kết quả hoàn thành nhiệm vụ diễn tập của đơn vị đồng chí B trên các mặt hoạt động đạt loại giỏi, ở mức 8,19 điểm. Trao đổi với đồng chí Tiểu đoàn trưởng, chúng tôi được đồng cho biết thêm: Không chỉ trong diễn tập DT 3.19, mà trong các nhiệm vụ huấn luyện và ở các kì hội thao tại đơn vị, đồng chí B được đánh giá cao ở kĩ năng xử lí tình huống, ra quyết định, điều chỉnh kế hoạch và điều chuyển lực lượng, phương tiện công binh phù hợp với từng nhiệm vụ. Với sự đánh giá của cấp trên và kết quả quan sát hoạt động chỉ huy của đồng chí B,


đã chỉ ra đồng chí B có kĩ năng chỉ huy tốt. Điều này tương đồng với kết quả khảo sát về kĩ năng chỉ huy của đồng chí B đạt ĐTB = 3.76, ở mức độ tốt.

Biểu hiện về kết quả hoạt động chỉ huy

Khi quan sát thực tế hoạt động của trung đội trưởng L. S. B tổ chức chỉ huy trung đội ghép phà PMP 30T, cho thấy: đồng chí B đã quán triệt, triển khai đầy đủ các nội dung nhiệm vụ mà đại đội giao cho; được biết trước đó 2 ngày, đồng chí đã huấn luyện bổ sung cho trung đội về nhiệm vụ ghép phà, công tác tổ chức chuẩn bị chu đáo. Khi trung đội thực hành ghép phà cho thấy, các tổ, các bộ phận phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp; trình độ, kĩ năng của chiến sĩ tương đối thuần thục, thao tác nhanh, dứt khoát; khẩu lệnh chỉ huy rõ ràng, quyết đoán. Trung đội của đồng chí B đã ghép phà PMP 30T đúng yêu cầu kĩ thuật, bảo đảm an toàn về người và trang bị, vượt thời gian theo định mức là 2 phút 18’, đạt kết quả tốt.

Tiến hành phỏng vấn đồng chí Ph. H. S (Tiểu đoàn trưởng) về kết quả hoạt động chỉ huy của đồng chí L. S. B, thì được biết: “Trong hoạt động chỉ huy, chúng tôi đánh giá cao việc quán triệt nhiệm vụ được giao; tính hợp lí, khoa học trong bố trí sử dụng lực lượng, phương tiện của đơn vị; Công tác tổ chức hiệp đồng, bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của đồng chí B. Chính việc thực hiện tốt các nội dung này nên cá nhân B và trung đội của đồng chí luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được tiểu đoàn và đại đội giao cho”. Như vậy, đồng chí B có kết quả hoạt động chỉ huy tốt, cũng tương đồng với số liệu khảo sát ở biểu hiện này của đồng chí B đạt ĐTB = 3.94, ở mức tốt.

4.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy

Khi phỏng vấn, đại úy Ng. V. L (Chính trị viên đại đội) cho biết: “Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, bố nguyên là cán bộ quân đội, mẹ là giáo viên nên ngay từ đầu đồng chí B đã xác định tốt động cơ, mục đích học tập, công tác và phấn đấu trưởng thành trong quân đội. Bên cạnh đó, chúng tôi đánh giá, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ ở trung đội 1 (do đồng chí B là trung đội trưởng) có tinh thần trách nhiệm tốt, trình độ tương đối đồng đều. Cấp ủy, Ban chỉ huy tiểu cũng xác định trung đội 1 là đơn vị điểm của Tiểu

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí