Các Mặt Biểu Hiện Năng Lực Chỉ Huy Biểu Hiện Về Kiến Thức Chỉ Huy:


đoàn, được biên chế các trang bị, phương tiện, khí tài khá đồng bộ. Chúng tôi cho rằng, các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của trung đội 1 và tác động mạnh mẽ đến năng lực chỉ huy của đồng chí trung đội trưởng”. Khi được hỏi về uy tín của trung đội trưởng, chiến sĩ Ph. Q. Đ bộc bạch: “Tôi nhận thấy trung đội trưởng có khẩu lệnh lớn, rõ ràng, nghiêm trang rất có uy đối với chúng tôi. Nhưng, đồng chí cũng rất gần gũi, thân thiện, chúng tôi luôn tin tưởng và tuân theo mệnh lệnh của trung đội trưởng, uy tín của đồng chí trong đơn vị rất tốt. Tôi cho rằng những yếu tố này có ảnh hưởng mạnh đến kết quả của đơn vị và năng lực chỉ huy của trung đội trưởng”.

4.3.2. Chân dung 2: Đồng chí Ng. X. H.

4.3.2.1. Một số thông tin cá nhân

Đồng chí Ng. X. H Sinh năm 1992

Cấp bậc: Trung úy Chức vụ: Trung đội trưởng Đơn vị công tác: Lữ đoàn Công binh E

Đồng chí Ng. X. H có vợ là nhân viên y tế xã và 1 con gái 1 tuổi, gia đình đồng chí H ở cùng mẹ và em gái tại quê nhà, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ng. X. H là con trai cả, dưới có 1 em gái hiện đang học Đại học ở Thành phố Vinh, mẹ là nông dân, bố là thợ mộc. Năm 2002 bố mẹ li dị, bố đồng chí H chuyển vào Bình Phước lập gia đình tại đó và có thêm 1 em trai đang là học sinh Phổ thông trung học.

Đánh giá chung về đồng chí Ng. X. H, đồng chí Chính ủy Lữ đoàn cho biết: Đồng chí H là cán bộ được đào tạo bài bản, phẩm chất đạo đức tốt, thật thà, trung hậu, ham học hỏi, có nhiều cố gắng trong công tác. Tuy nhiên năm vừa qua (2019), kết quả hoàn thành nhiệm vụ của trung đội đồng chí H là chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phấn đấu của đồng chí. Đảng ủy, Ban chỉ huy Lữ đoàn chúng tôi cũng rất quan tâm giúp đỡ đồng chí H, gặp gỡ, động viên đồng chí H khắc phục khó khăn, cố gắng phấn đấu. Đồng chí đã trải qua cương vị trung đội trưởng 5 năm, trong thời gian tới chúng tôi sẽ bố trí vị trí công tác phù hợp để đồng chí H có điều kiện tự học tập, phát triển


năng lực và giúp đỡ gia đình tốt hơn. Kết quả khảo sát về năng lực chỉ huy của Ng. X. H đạt ĐTB = 3.23, ở mức độ trung bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

4.3.2.2. Các mặt biểu hiện năng lực chỉ huy Biểu hiện về kiến thức chỉ huy:

Để làm rõ hơn biểu hiện về kiến thức chỉ huy của đồng chí H, chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo đồng chí kiến thức chỉ huy có vai trò gì trong hoạt động chỉ huy trung đội và nhận xét về kiến thức chỉ huy của mình?”. Đồng chí H chia sẻ: “Kiến thức chỉ huy có vai trò quan trọng, có tính chất nền tảng để nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy trung đội. Tôi cho rằng, mình có năng lực nhận thức khá, được trang bị kiến thức toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lí, điều hành trung đội. Tuy nhiên, trong thực tiễn, trung đội tổ chức xây dựng công trình trên nhiều địa bàn và nhiều kiểu địa hình khác nhau. Do vậy, tôi nhận thấy hiểu biết về đặc điểm tâm lí của chiến sĩ trong trung đội và những hiểu biết về kĩ thuật xây dựng công trình ngầm trong lòng núi, xây dựng công trình phòng thủ bờ biển trên địa hình bãi cát là những nội dung có hạn chế nhất định, cần được tìm hiểu, cập nhật và bổ sung”. Qua ý kiến trên cho thấy, đồng chí H nhận thức rõ về vai trò của kiến thức chỉ huy trong hoạt động chỉ huy. Tuy nhiên, đồng chí H còn có một số khó khăn trong nghiên cứu cập nhật kiến thức mới. Điều này cũng phù hợp với kết quả đánh giá kiến thức chỉ huy của đông chí H đạt ĐTB = 3.44 ở mức độ khá.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 19

Biểu hiện về thái độ trong hoạt động chỉ huy

Khi được hỏi cảm nhận của đồng chí về cách ứng xử của trung đội trưởng của mình, binh nhất Đ. Q. V. cho biết: “Trung đội trưởng của chúng tôi (đồng chí H) là người có trách nhiệm với công việc, trung thực thẳng thắn nhưng lại hơi khó gần, có lúc đồng chí H còn tỏ ra cáu gắt, nhất là khi gặp những tình huống khó khăn trong công việc”. Ý kiến của chiến sĩ V cho thấy, đồng chí Ng. X. H có thái độ dân chủ nhiệt tình và trung thực trong hoạt động chỉ huy phân đội. Tuy vậy, đôi lúc còn có biểu hiện ít dân chủ. Tự đánh giá thái độ trong hoạt động chỉ huy của đồng chí H đạt 3.42 ở mức độ khá.


Biểu hiện về kĩ năng chỉ huy

Nhận xét chung về kĩ năng chỉ huy của cấp dưới của mình, thượng úy Tr. M (Đại đội trưởng) cho biết: “Đồng chí H là người có kinh nghiệm trong quản lí, chỉ huy trung đội, luôn năm chắc về nhiệm vụ được giao và đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chu đáo. Tuy nhiên, năm nay đơn vị chúng tôi thi công công trình ngầm ở địa hình phức tạp, nhiều tình huống phát sinh. Do đó, tôi nhận thấy đồng chí H đã gặp một số lúng túng, khó khăn nhất định trong xử lí tình huống. Đôi lúc, việc đôn đốc, động viên, điều chuyển lực lượng của đồng chí H đạt hiệu quả chưa cao”. Ý kiến của đồng chí M cho thấy, trong các kĩ năng thành phần của kĩ năng chỉ huy thì kĩ năng tổ chức thực hiện và kĩ năng xử lí tình huống của đồng chí Ng. X. H hiệu quả chưa cao. Điều này là phù hợp với kết quả tự đánh giá về kĩ năng chỉ huy của đồng chí H đạt ĐTB = 3.01, ở mức độ trung bình.

Biểu hiện về kết quả hoạt động chỉ huy

Qua trao đổi với thiếu tá Tr. B. Th. (Tiểu đoàn trưởng) về kết quả hoạt động chỉ huy của đồng chí Ng. X. H. Đồng chí Th đã cho biết ý kiến đánh giá chung như sau: “Trong hoạt động chỉ huy trung đội thực hiện nhiệm vụ nào đó, đồng chí H luôn quán triệt tốt nhiệm vụ được giao, chiến sĩ trong trung đội nắm chắc nhiệm vụ, công tác hiệp đồng, bảo đảm được thực hiện nghiêm túc, chu đáo. Tuy vậy, kết quả huấn luyện bổ sung cho trung đội theo yêu cầu của từng nhiệm vụ cụ thể chưa thường xuyên và còn những hạn chế nhất định”. Ngoài ra, khi nghiên cứu kết quả hoạt động chúng tôi được biết, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đồng chí H trong 5 năm gần đây (từ năm 2015 đến 2019) có 4 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1 năm hoàn thành nhiệm vụ (năm thứ 5, 2019). Điều này cho thấy, đồng chí H có kết quả hoạt động chỉ huy chưa toàn diện, còn có điểm khiếm khuyết, tương đồng với số liệu khảo sát biểu hiện này của đồng chí H đạt ĐTB = 3.06, ở mức trung bình.

4.3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy

Khi được hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của đồng chí Ng. X. H, đồng chí Chính ủy Lữ đoàn cho biết thêm: “Do hoàn cảnh gia


đình còn khó khăn nhất định, nên có thời điểm đồng chí H chưa xác định rõ động cơ, mục đích để gắn bó với đơn vị, ngoài ra trong năm vừa qua, trung đội đồng chí H nhận chiến sĩ mới, trình độ chưa đồng đều, nhiều chiến sĩ là người đồng bào phong tục, tập quán khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và năng lực chỉ huy của đồng chí H”. Ý kiến của đồng chí chính ủy đã cho thấy xu hướng nghề nghiệp và trình độ, kĩ năng, ý thức trách nhiệm của chiến sĩ có ảnh hưởng mạnh đến năng lực chỉ huy của đồng chí Ng. X. H.

Kết quả phân tích 2 chân dung tâm lí điển hình, cho thấy:

Thứ nhất: Hai chân dung được phân tích ở 2 đơn vị có nhiệm vụ đặc thù khác nhau (Lữ đoàn B bảo đảm vượt sông; Lữ đoàn E bảo đảm công trình) và ở hai mức độ năng lực chỉ huy khác nhau (đồng chí B ở mức độ Tốt; đồng chí H ở mức độ Trung bình) nhưng đều có biểu hiện năng lực chỉ huy trên các mặt kiến chỉ huy, thái độ trong hoạt động chỉ huy, kĩ năng chỉ huy và kết quả hoạt động chỉ huy rất rõ nét. Đồng thời, các mặt biểu hiện này có điểm số và mức độ đánh giá khác nhau. Trong đó, biểu hiện về kĩ năng chỉ huy được đánh giá thấp hơn các mặt biểu hiện khác.

Thứ hai: Kết quả hoạt động chỉ huy và mức độ biểu hiện năng lực chỉ huy không phải là tỉ lệ thuận với số năm giữ chức vụ đang đảm nhiệm của cán bộ cấp phân đội. Đồng chí B là trung đội trưởng trong 3 năm có kết quả cao hơn đồng chí H đã 5 năm làm trung đội trưởng.

Thứ ba: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy và ở các mức độ khác nhau. Trong đó, tố chất chỉ huy và xu hướng nghề nghiệp công binh ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực chỉ huy. Đồng chí B và đồng chí H đều là cán bộ trẻ, được đào tạo như nhau, cùng là trung đội trưởng, công tác tại các đơn vị xa nhà, tuy nhiên, đồng chí B được đánh giá có tố chất chỉ huy, có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn, nên đồng chí B có kết quả cao hơn và được đánh giá năng lực chỉ huy tốt hơn đồng chí H. Uy tín của cán bộ; trình độ, kĩ năng và ý thức trách nhiệm của cấp dưới; trang bị, phương tiện khí tài thực hiện nhiệm vụ cũng có ảnh hưởng mạnh đến năng lực chỉ huy của 2 chân dung đã được phân tích.


Kết quả phân tích 2 chân dung tâm lí điển hình đã góp phần làm rõ thêm và minh chứng cho thực trạng năng lực chỉ huy, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay. Qua đó, khẳng định tính khoa học, khách quan và độ tin cậy cao ở kết quả nghiên cứu đã được tiến hành trong luận án này.

4.4. Biện pháp tâm lí - xã hội phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Trên cơ sở lí luận về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh; kết quả nghiên cứu có liên quan đến biện pháp phát triển năng lực chỉ huy của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới; căn cứ vào thực trạng năng lực chỉ huy, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy và sự cần thiết của các biện pháp phát triển năng lực chỉ huy (Phụ lục 18.1, tr. 252). Trong luận án đề xuất 4 biện pháp tâm lí - xã hội nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay như sau:

4.4.1. Xây dựng động cơ, mục đích đúng đắn, thái độ hoạt động tích cực cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Lí luận về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đã khẳng định, thái độ trong hoạt động chỉ huy là một nội dung quan trọng biểu hiện năng lực chỉ huy; Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy động cơ, mục đích hoạt động tạo nên xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh có ảnh hưởng rất mạnh đến sự hình thành và phát triển năng lực chỉ huy của họ. Đồng thời, nội dung biện pháp này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: J. H. Herry (1998); C. Robert (2000); I. U. Cudriavsep (2001); Đặng Duy Thái (2017) [37], [62], [23], [66].

Trên thực tế cho thấy, nếu cán bộ cấp phân đội chưa có thái độ tích cực đối với nhiệm vụ và đối với người khác, động cơ, mục đích hoạt động quân sự và nghề nghiệp công binh chưa vững chắc thì kết quả quản lí, chỉ huy và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội công binh chưa cao, làm cản trở đến sự phát triển năng lực chỉ huy của họ. Ngược lại, khi cán bộ cấp phân đội có động cơ, mục đích đúng đắn, thái độ tích cực sẽ tạo ra sự lạc quan, lòng nhiệt tình, tự tin, quyết đoán trong công việc; thúc đẩy tính chủ động, tự giác trong học tập,


nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng chỉ huy của họ. Đồng thời, tạo ra môi trường đoàn kết, dân chủ và phát huy trí tuệ của tập thể để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Qua đó, nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội, kết quả của hoạt động chỉ huy và phát triển năng lực chỉ huy cho họ.

Từ những cơ sở trên có thể khẳng định việc xác định biện pháp này là cần thiết, khoa học. Đây là biện pháp quan trọng, xuyên suốt quá trình rèn luyện, phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ cấp phân đội công binh cần thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu cơ bản sau:

Một là, Cấp ủy, Chỉ huy các cấp cần kết hợp chặt chẽ các nội dung, hình thức giáo dục động cơ, mục đích và thái độ tích cực cho cán bộ cấp phân đội

Cấp ủy, Chỉ huy các cấp cần quan tâm xây dựng môi trường văn hóa, tính dân chủ, đoàn kết trong đơn vị. Giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao được ý thức chính trị, hình thành được động cơ, thái độ đúng đắn, có sự tin tưởng lẫn nhau và yêu quý đơn vị. Trên thực tế cho thấy, khi tập thể phân đội công binh có môi trường văn hoá, chính trị lành mạnh, có tinh thần đoàn kết, được thể hiện ở những chuẩn mực giao tiếp giữa cán bộ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới và giữa đồng đội theo đúng điều lệnh, tính kỉ luật cao, có hành vi ứng xử chan hoà, nền nếp mẫu mực, có sự yêu thương, gắn bó và đồng cảm với nhau. Thì chất lượng hoạt động của đơn vị không ngừng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.

Cấp ủy, Chỉ huy các cấp cần kết hợp chặt chẽ các hình thức giáo dục, tập huấn kiến thức trong quản lí, chỉ huy và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Hội thi, Hội thao, Diễn tập công binh với giáo dục chính trị và giáo dục truyền thống của Đảng, quân đội, truyền thống của bộ đội công binh và truyền thống đơn vị. Nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng thực hành và hiệu quả công tác giáo dục truyền thống là một yêu cầu khách quan, rất cần thiết ở các đơn vị công binh hiện nay, nhằm mục tiêu hình thành, củng cố và phát triển ở cán bộ cấp phân đội công binh tình yêu Tổ quốc; lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc với Quân đội và với nhân dân; đề cao lợi ích và sự phát triển của tập thể đơn vị. Đây có thể coi là tiêu chí hàng đầu trong hệ thống thái độ của người cán bộ cấp phân đội.


Hai là, Cán bộ cấp phân đội cần tự xây dựng và củng cố xu hướng nghề nghiệp công binh vững chắc cho bản thân

Người cán bộ cấp phân đội cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc củng xu hướng nghề nghiệp vững chắc. Đây là yêu cầu khách quan và là nội dung bảo đảm người cán bộ cấp phân đội thực sự có nhu cầu, động cơ, mục đích đúng đắn, phù hợp và bền vững trong quá trình quản lí, chỉ huy phân đội công binh. Từ đó tạo ra động lực, sự cố gắng trong cuộc sống và trong công tác, nâng cao kết quả hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và tập thể phân đội công binh.

Để củng cố xu hướng nghề nghiệp công binh vững chắc, người cán bộ cấp phân đội cần thấy rõ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình; Những ý nghĩa của những cống hiến, đóng góp để xây dựng đơn vị, xây dựng Binh chủng Công binh, xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó, xây dựng cho mình lòng nhiệt tình, say mê trong công tác, gắn bó với đơn vị, yêu thương và quý trọng cấp dưới; xây dựng động cơ và mục đích đúng đắn, bền vững trong quản lí, chỉ huy đơn vị. Đây là nội dung quan trọng để hình thành, phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.

Ba là, cán bộ cấp phân đội công binh cần coi trọng việc hình thành tình cảm và thái độ tích cực trong chỉ huy đơn vị

Cán bộ cấp phân đội cần thấy được đây vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện giúp họ thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lí, chỉ huy đơn vị. Theo đó, vừa xây dựng tình cảm tích cực vừa đấu tranh loại bỏ các tình cảm tiêu cực ở đơn vị. Đồng thời, không ngừng hình thành, củng cố cho mình sự tự tin, quyết đoàn, lòng nhiệt tình, trách nhiệm, dân chủ và trung thực trong chỉ huy phân đội công binh, tạo ra uy tín của bản thân với đơn vị và môi trường hoạt động thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ ở phân đội công binh.

4.4.2. Bồi dưỡng kiến thức chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Lí luận về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đã khẳng định kiến thức chỉ huy là nội dung biểu hiện năng lực chỉ huy. Kết quả điều tra cho thấy sự cần thiết phải thực hiện nội dung biện pháp này


(Phụ lục 18.1, tr. 252). Đồng thời, đây cũng là biện pháp đã được các tác giả như: Clauzovit (1981); A. Ph. Sramtrenco(1983); I. U. Cudriavsep (2001); F. Michael (2004) đề xuất trong kết quả nghiên cứu của họ [21], [64], [23], [50].

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh đang ở mức độ khá. Tuy nhiên, chưa có sự đồng đều giữa các nhóm kiến thức và trên thực tế hiện nay, một bộ phận cán bộ cấp phân đội vẫn còn thiếu hụt về kiến thức quản lí, điều hành đơn vị, nhất là ở các tình huống phát sinh. Do vậy, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chỉ huy cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục có trọng tâm, trọng điểm.

Từ những cơ sở trên, có thể khẳng định việc thực hiện nội dung biện pháp này là cần thiết, khoa học và có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ phân đội công binh một cách bền vững. Kiến thức của cán bộ càng sâu rộng, vững chắc thì hoạt động chỉ huy phân đội càng hiệu quả.

Để thực hiện có hiệu quả, các chủ thể tham gia việc bồi dưỡng kiến thức chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội cần hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là, Cấp ủy, Ban chỉ huy và Cơ quan chức năng ở các Lữ đoàn Công binh cần có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội một cách cụ thể và khoa học

Các cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng trong đơn vị cần nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức chỉ huy, là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội. Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, coi đây là hoạt động thường xuyên, chủ yếu và thiết thực nhất. Đề cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cấp phân đội theo chức năng, phạm vi, quyền hạn và gắn với chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy cấp phân đội và quá trình thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị. Trong đó, Đảng ủy Lữ đoàn; Đảng ủy Tiểu đoàn; Chi bộ Đại đội cần quan tâm, chỉ đạo và có sự kiểm tra, giám sát việc tự học tập, tự nâng cao trình độ kiến thức và hiệu quả của quá trình học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ của từng cán bộ cấp phân đội trong đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024