Tóm Tắt Kết Quả Kiểm Định Phân Bố Chuẩn Ở Các Thang Đo


Phép so sánh One - way ANOVA (F): Mục đích là tìm hiểu mối quan hệ giữa kết quả đánh giá của cán bộ cấp phân đội trên các nội dung nghiên cứu xét theo ngạch sĩ quan gồm 3 nhóm: nhóm 1/ cán bộ ngạch chỉ huy; nhóm 2/ cán bộ ngạch chính trị và nhóm 3/ cán bộ ngạch kĩ thuật. Xét theo chức vụ đang đảm nhiệm gồm 3 nhóm: nhóm 1/ cán bộ cấp trung đội; nhóm 2/ cán bộ cấp đại đội và nhóm 3/ cán bộ cấp tiểu đoàn. Ngoài ra, nghiên cứu so sánh xét năm giữ chức vụ đang đảm nhiệm gồm 3 nhóm: nhóm (1): từ 1 đến 2 năm; nhóm (2): từ 3 đến 5 năm và nhóm (3:) trên 5 năm. Trong phép toán phương sai một yếu tố (One - way ANOVA, F), sử dụng thêm thuật toán kiểm định sâu (Post Hoc Test): Bonferroni Welch nhằm chỉ ra tính chất các mối liên hệ cụ thể và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của từng cặp biến định danh được xem xét.

Phân tích tương quan nhị biến

Luận án sử dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson (r), để phân tích tương quan giữa hai biến số định lượng nhằm tìm hiểu sự liên hệ tuyến tính giữa hai biến số định lượng, sự thay đổi ở biến này có làm thay đổi ở biến còn lại một cách có ý nghĩa hay không, sự thay đổi đó theo chiều thuận hay thay đổi theo chiều nghịch. Trong đó, độ tương quan r được xác định:

0.00 < │r│< 0.20: tương quan rất yếu;

0.20 ≤ │r│< 0.40: tương quan yếu;

0.40 ≤│r│< 0.60: tương quan trung bình;

0.60 ≤│r│< 0.80: tương quan chặt;

0.80 ≤│r│< 1.00: tương quan rất chặt;

r > 0: tương quan thuận; r < 0: tương quan nghịch.

Trong luận án, nghiên cứu phân tích tương quan giữa các nội dung trong từng mặt biểu hiện; tương quan giữa các mặt biểu hiện với nhau và với năng lực chỉ huy; tương quan giữa năng lực chỉ huy với yếu tố ảnh hưởng; tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với nhau và tương quan giữa các biện pháp.

Phân tích hồi qui tuyến tính

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số R2, F - test cùng với


giá trị của p (p - value) có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05. Phương pháp phân tích hồi qui đa biến và hồi qui tuyến tính bội được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Thang điểm và các mức độ đánh giá năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Thang điểm đánh giá các nội dung trong bảng hỏi

Trong bảng hỏi, các câu hỏi được thiết kế theo thang đo likert 5 mức độ, được quy ước về điểm như sau:

5 điểm tương ứng với các câu trả lời: Tốt, ảnh hưởng rất mạnh, rất cần thiết. 4 điểm tương ứng với các câu trả lời: Khá, ảnh hưởng mạnh, cần thiết. 3 điểm tương ứng với các câu trả lời: Trung bình.

2 điểm tương ứng với các câu trả lời: Yếu, ảnh hưởng yếu, ít cần thiết.

1 điểm tương ứng với các câu trả lời: Kém, ảnh hưởng rất yếu, rất ít cần thiết.

Sau khi xử lí số liệu bằng SPSS 20.0, kết quả kiểm định phân bố chuẩn được thể hiện ở (Phụ lục 9, tr. 205-207) và tóm tắt qua bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Tóm tắt kết quả kiểm định phân bố chuẩn ở các thang đo


Số

TT

Các tiểu thang

đo

Đường cong

chuẩn

Độ lệch

chuẩn

Độ xiên

(skewness)

Kiểm định

K-S-W (sig.)

1.

Năng lực chỉ huy

Phụ lục 9.1.1

0.36

0.05

0.698

2.

Yếu tố ảnh hưởng

Phụ lục 9.2.1

0.47

-0.07

0.918

3.

Biện pháp

Phụ lục 9.3.1

0.49

-0.24

0.379

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 13

Biểu đồ phân bố chuẩn

Từ biểu đồ phân bố chuẩn và bảng

3.3 cho thấy, đường cong chuẩn đạt điều kiện; độ xiên đạt gần đến giá trị Zezo (0); giá trị ý nghĩa p (sig.) ở kiểm định K-S-W đều cho giá trị p > 0.05. Như vậy, kết quả kiểm định phân bố chuẩn đủ điều kiện để tính điểm theo công thức Mean ± SD ở các thang đo. Căn cứ trên độ lệch chuẩn (SD)


và mức độ trung bình (Mean), được hiểu là giá trị ở giữa, trung vị của thang Likert 5 mức độ ở luận án này có giá trị là 3. Từ đó, xác định cách tính điểm đối với các thang đo như sau:

Cách tính điểm đối với thang đo năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, có độ lệch chuẩn (SD) = 0.36, cụ thể là:

Mức kém: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.28 (Mean - 2SD) Mức yếu: 2.28 < ĐTB ≤ 2.64 (Mean - 1SD) Mức trung bình: 2.64 < ĐTB ≤ 3.36 (Mean + 1SD) Mức khá: 3.36 < ĐTB ≤ 3.72 (Mean + 2SD) Mức tốt: 3.72 < ĐTB ≤ 5.00

Biểu đồ phân bố chuẩn

Thang đo yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội, có độ lệch chuẩn = 0.47, được tính điểm như sau:

Ảnh hưởng rất yếu: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.06 Ảnh hưởng yếu: 2.06 < ĐTB ≤ 2.53 Ảnh hưởng TB: 2.53 < ĐTB ≤ 3.47 Ảnh hưởng mạnh: 3.47 < ĐTB ≤ 3.94 Ảnh hưởng rất mạnh:3.94 < ĐTB ≤ 5.00

Biểu đồ phân bố chuẩn

Thang đo mức độ cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển năng lực chỉ huy, có độ lệch chuẩn (SD) = 0.49 được tính điểm như sau:

Rất ít cần thiết: 1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.04 Ít cần thiết: 2.04 < ĐTB ≤ 2.51

Trung bình: 2.51 < ĐTB ≤ 3.49

Cần thiết: 3.49 < ĐTB ≤ 3.98 Rất cần thiết: 3.98 < ĐTB ≤ 5.00


Mức độ đánh giá năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được hiểu là các tầng bậc gần hay xa một cơ sở so sánh, dùng làm tiêu chuẩn cho hoạt động chỉ huy. Như vậy, năng lực chỉ huy của cán


bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh cũng có thể đo trên nhiều mức độ khác nhau.

Hiệp hội các nhà giáo dục Mỹ (The Association of Teacher Educators) chỉ ra 6 mức độ về chuẩn kiến thức gồm: biết (nhớ), hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp đánh giá; Nghiên cứu của Kenvot đưa ra 5 mức độ về chuẩn thái độ gồm: tiếp thu; đáp ứng; hình thành giá trị; tổ chức; đặc trưng hóa giá trị; Nghiên cứu của R. H. Dave đưa ra 5 mức độ về chuẩn kĩ năng gồm: bắt chước; thao tác; làm chuẩn xác; liên kết; tự động hóa [Dẫn theo 114].

Đặng Duy Thái (2017) xây dựng ba mức độ năng lực hiểu học viên của giảng viên Đại học quân sự gồm: mức thấp; mức trung bình và mức cao [66].

Nguyễn Văn Kiên (2018) xây dựng 5 mức độ năng lực thuyết phục của Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Mức 1- Rất thấp; Mức 2 - Thấp; Mức 3 - Trung bình; Mức 4 - Cao; Mức 5 - Rất cao [43].

Trong luận án này, xác định mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh bao gồm 5 mức độ từ Tốt đến Kém dựa trên các mặt biểu hiện về kiến thức chỉ huy; thái độ trong hoạt động chỉ huy; kĩ năng chỉ huy và kết quả của hoạt động chỉ huy cụ thể như sau:

Mức 1: Năng lực chỉ huy Kém

Cán bộ cấp phân đội công binh có trình độ kiến thức chỉ huy kém; thể hiện thái độ kém trong chỉ huy phân đội công binh; hành động chỉ huy khó khăn, không thuần thục, kĩ năng chỉ huy kém; kết quả hoạt động chỉ huy kém. Điểm tương ứng cho mức độ này ở trong khoảng 1.00 ≤ ĐTB ≤ 2.28

Mức 2: Năng lực chỉ huy Yếu

Cán bộ cấp phân đội công binh có trình độ kiến thức chỉ huy yếu; thể hiện thái độ yếu trong chỉ huy phân đội công binh; hành động chỉ huy khó khăn, chưa thuần thục, kĩ năng chỉ huy yếu; kết quả hoạt động chỉ huy yếu. Điểm tương ứng cho mức độ này là 2.28 < ĐTB ≤ 2.64.

Mức 3: Năng lực chỉ huy Trung bình

Cán bộ cấp phân đội công binh có trình độ kiến thức chỉ huy trung bình; thể hiện thái độ trung bình trong chỉ huy phân đội công binh; hành động


chỉ huy ít độc đáo, lúc thuần thục lúc không, kĩ năng chỉ huy trung bình; kết quả hoạt động chỉ huy trung bình lúc thấp, lúc cao. Điểm tương ứng cho mức độ này ở trong khoảng 2.64 < ĐTB ≤ 3.36.

Mức 4: Năng lực chỉ huy Khá

Cán bộ cấp phân đội có trình độ kiến thức chỉ huy khá; thể hiện thái độ khá trong chỉ huy phân đội công binh ở mức khá; hành động chỉ huy độc đáo, thuần thục, kĩ năng chỉ huy khá; kết quả hoạt động chỉ huy khá. Điểm tương ứng cho mức độ này ở trong khoảng 3.36 < ĐTB ≤ 3.72.

Mức 5: Năng lực chỉ huy Tốt

Cán bộ cấp phân đội công binh có trình độ kiến thức chỉ huy tốt; thể hiện thái độ tốt trong chỉ huy phân đội công binh; hành động chỉ huy rất độc đáo, dễ dàng, thuần thục, kĩ năng chỉ huy tốt; kết quả hoạt động chỉ huy tốt. Điểm tương ứng cho mức độ này ở trong khoảng 3.72 < ĐTB ≤ 5.00.

Đánh giá năng lực chỉ huy dựa trên sự tích hợp của 4 mặt biểu hiện nguyên tắc như sau:

(1) Nếu trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy có cùng một mức nào đó thì năng lực chỉ huy được đánh giá ở mức đó.

(2) Nếu trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy có 3 mặt biểu hiện ở cùng một mức nào đó và biểu hiện còn lại ở mức liền kề thì năng lực chỉ huy được đánh giá ở mức của 3 biểu hiện cùng mức.

(3) Nếu trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy có 2 mặt biểu hiện ở cùng một mức nào đó và 2 mặt biểu hiện còn lại ở mức liền kề thì năng lực chỉ huy được đánh giá ở mức độ theo mức độ của kết quả hoạt động chỉ huy.

Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng phương pháp xử lí định tính để phân tích chân dung tâm lí và phân tích kết quả phỏng vấn sâu. Với những quan điểm, ý kiến giống nhau trên cùng một vấn đề, nghiên cứu chỉ lựa chọn ngẫu nhiên một, hai ý kiến đại diện để trích dẫn. Các ý kiến này có liên quan đến số liệu định lượng để làm nổi bật vấn đề được xem xét, hoặc làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau mà kết quả phân tích định lượng chưa khái quát hết được.


Kết luận chương 3

Quá trình tổ chức nghiên cứu được tiến hành bài bản, nghiêm túc, bảo đảm tính đại diện về mặt khách thể, về nhiệm vụ và địa bàn nghiên cứu. Ở các đơn vị và khách thể nghiên cứu được lựa chọn đều đặt ra yêu cầu khách quan, tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề nghiên cứu của luận án. Trong từng giai đoạn nghiên cứu đã xác định rõ mục đích, nội dung, cách thức thực hiện, làm cơ sở cho việc xác định và vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với thực tiễn hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và khoa học chuyên ngành.

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học, cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích chân dung tâm lí điểu hình; phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Với từng phương pháp, đã xác định rõ về mục đích, nội dung, đối tượng, khách thể, cách thức tiến hành, giúp cho việc triển khai nghiên cứu và thu được kết quả khách quan, chính xác.

Mẫu phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn sâu được thiết kế công phu, nghiêm túc nhằm thu được kết quả khách quan, chính xác. Những kết quả thu được đã qua kiểm định chặt chẽ về điều kiện phân bố chuẩn, độ tin cậy và độ hiệu lực. Từ đó, xây dựng thang đo, xác định mức độ đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh một cách tường minh, khách quan, chính xác và khoa học.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA CÁN BỘ CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG CÔNG BINH

4.1. Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Dựa trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy và các chỉ báo cụ thể trong mỗi mặt biểu hiện, ở luận án đã tiến hành khảo sát trên hai nhóm khách thể bao gồm: 333 cán bộ cấp phân đội và 235 chiến sĩ công binh. Kết quả dưới đây làm rõ về thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

4.1.1. Thực trạng kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được khảo sát trên 18 chỉ báo, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA đã loại ra 3 chỉ báo làm giảm độ hiệu lực của thang đo, thu được kết quả trên 2 nhóm kiến thức thành phần đó là: kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh và kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh với 15 chỉ báo (Phụ lục 8.1, tr. 197,198), kết quả cụ thể như sau:

Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh

Kết quả khảo sát về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh được thể hiện tại cụ thể tại (Phụ lục 10.1, tr. 208) và tóm tắt ở bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Thực trạng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh


Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh

ĐTB

ĐLC

Hiểu về nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh

4.08

0.61

Hiểu về hình thức bảo đảm công binh

3.63

0.64

Hiểu về kĩ thuật bảo đảm công binh

3.58

0.62

Hiểu về nội dung, hình thức huấn luyện bộ đội công binh

4.07

0.61

Hiểu về phương pháp huấn luyện bộ đội công binh

3.48

0.64

Hiểu về về tính năng, tác dụng của các vũ khí công binh (vũ khí cá nhân, các loại

bom, mìn, vật liệu nổ.v.v…).

3.65

0.64

Hiểu về tính năng, tác dụng của trang bị, khí tài công binh được biên chế (xe máy

công trình, cầu, phà, máy bố trí và dò gỡ bom, mìn,v.v…).

3.56

0.61

ĐTB chung

3.72

0.48


Kết quả bảng trên cho thấy: Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh của cán bộ cấp phân đội được đánh giá ở mức độ khá (ĐTB = 3.72). Trong đó, chỉ báo về: Hiểu về nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh có điểm đánh giá cao nhất (ĐTB = 4.08, ở mức độ tốt); Chỉ báo: Hiểu về phương pháp huấn luyện bộ đội công binh (ĐTB = 3.48) được đánh giá thấp hơn trong số 7 chỉ báo ở nhóm kiến thức này.

Phỏng vấn binh nhất Ph. Q. X. (Lữ đoàn A), đồng chí cho biết: “Tôi nhận thấy, cán bộ ở đơn vị mình có kiến thức toàn diện, luôn nắm chắc về nguyên tắc, hình thức bảo đảm công binh và các nội dung huấn luyện nghiệp vụ cho đơn vị. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, cán bộ cấp phân đội cần nắm bắt, vận dụng phương pháp huấn luyện hiệu quả hơn để giúp cho chúng tôi có thể tiếp thu và thực hành được ngay những nội dung đã được huấn luyện”.

Quá trình quan sát trung úy Th. Đ. H. (Trung đội trưởng, Lữ đoàn A) huấn luyện cho trung đội sử dụng máy khoan đường hầm Pukawa, đây là loại khí tài tương đối hiện đại của Nhật Bản, mới được biên chế trong đơn vị đã cho thấy: Trước khi huấn luyện, đồng chí H đã nghiên cứu, nắm bắt kĩ lưỡng những nguyên tắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là nguyên tắc bảo đảm bí mật, bảo đảm an toàn cho người và trang bị. Tuy nhiên, quan sát việc vận hành máy khoan đường hầm Pukawa của cán bộ, chiến sĩ trong trung đội sau khi được huấn luyện vẫn còn những lúng túng nhất định. Qua trao đổi trực tiếp, đồng chí H cũng cho biết thêm đối với các khí tài mới, hiện đại, luôn cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu tính năng, tác dụng và quy trình vận hành để quản lí, khai thác và sử dụng trang bị, khí tài một cách hiệu quả.

Thông qua phỏng vấn, quan sát đã góp phần lí giải và làm rõ hơn sự khác biệt giữa các chỉ báo được khảo sát và khẳng định tính chính xác, khách quan của kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

Kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh

Kết quả khảo sát về thực trạng kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh được thể hiện tại (Phụ lục 10.2, tr. 208) và tóm tắt qua bảng dưới đây.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí