Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội (2013), Thông Tư Số 10/2013/tt- Blđtbxh Ngày 11 Tháng 6 Năm 2013 Ban Hành Danh Mục Công Việc, Nơi Làm Việc Cấm Sử Dụng Lao

thu nhập cao. Do đó, để thực thi Công ước số 111 có hiệu quả cần phải chú trọng công tác nâng cao trình độ học vấn, tay nghề; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nữ.

Nâng cao trình độ học vấn cho lao động nữ là giải pháp có tính chiến lược để nâng cao chất lượng lao động nữ, cho phép họ được tiếp cận với các quy trình kỹ thuật mới đang phát triển ở nước ta mà không bị thải loại. Do đó, việc đào tạo các nữ trí thức, chuyên gia giỏi đòi hỏi phải có sự đầu tư đặc biệt. Đây không phải là lợi ích riêng của phụ nữ mà nhằm phát huy nguồn nhân lực phụ nữ hết sức dồi dào, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Việc nâng cao hiệu quả công việc, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc cho phụ nữ phải đi đôi với chính sách đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, phân công lại lao động giữa lao động nam và lao động nữ, áp dụng công nghệ mới, giúp phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các ngành nghề mới, có thu nhập cao, được quyền vay vốn và sử dụng các tư liệu sản xuất bình đẳng với lao động nam. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế, có những lao động chỉ có một nghề duy nhất trong thời gian lao động của họ, nhưng cũng có những người giữa chừng phải thay đổi nghề nghiệp, họ cần phải có nhiều hơn một nghề, do đó xuất hiện nhu cầu đào tạo lại. Để không bị gián đoạn trong hoạt động kinh tế, những NLĐ này cần được đào tạo nghề dự phòng ngay trong quá trình họ đang làm công việc cũ. Để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cho lao động nữ giúp cho họ có nhiều cơ hội kiếm việc làm và có thu nhập cao hơn, cần thiết phải có giải pháp tổng thể và sự tham gia của các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Bốn là, về hợp tác quốc tế


Phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp là một vấn đề có tính lịch sử và toàn cầu. Vì vậy, hợp tác quốc tế trong đấu tranh vì sự bình đẳng của người lao động về lĩnh vực việc làm, nghề nghiệp là hoạt động cần thiết. Nghiên cứu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước có cùng điều kiện kinh tế xã hội là việc giúp chúng ta nhanh chóng rút ngắn được sự phân biệt và khoảng cách hiện tại.

Thúc đẩy bình đẳng và đấu tranh chống phân biệt đối xử đòi hỏi hành động

thực tiễn của nhiều đối tác trong thị trường lao động và trong xã hội. Việc ban hành những quy định pháp luật cấm phân biệt đối xử là sống còn, quan trọng hơn là phải đưa được nguyên tắc bình đẳng vào thực tiễn.


Tiểu kết chương 3

Thực tế ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại hiện tượng phân biệt đối xử trong lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo nghề, dạy nghề, điều kiện làm việc, thu nhập, gia nhập công đoàn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bình đẳng thực chất chưa được đảm bảo cho lao động yếu thế. Điều đó được thể hiện rõ ở cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, việc làm, thăng tiến, thu nhập và độ tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, để có thể đạt được bình đẳng thực chất giữa những NLĐ cần có những chính sách hợp lý, đồng thời đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội, nâng cao nhận thức về bình đẳng, phân biệt đối xử để tạo cơ hội cho NLĐ. Trên đây là một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện nguyên tắc cấm phân biệt đối xử về việc làm và đào tạo nghề; tuyển dụng lao động; bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động; về tiền lương; về xử lý vi phạm kỷ luật lao động và chấm dứt hợp đồng lao động; về gia nhập, hoạt động công đoàn trong luật lao động. Nhưng quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức của các chủ thể trong việc duy trì sự bình đẳng trong lao động nói riêng và nâng cao ý thức tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng của mỗi cá nhân nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Cấm phân biệt đối xử trong pháp Luật lao động Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị - 14

Nhìn chung hệ thống pháp luật lao động Việt Nam đã sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật về cấm phân biệt đối xử để phù hợp với pháp luật quốc tế, tạo cơ sở cho việc đẩy lùi phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động, thiết lập một địa vị pháp lý bình đẳng cho NLĐ. Theo quy định của pháp luật thì NLĐ không bị phân biệt đối xử về giới tính, chủng tộc, màu da, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc xã hội… thể hiện trong quyền làm việc, quá trình đào tạo nghề, tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc, tiền lương, kỷ luật lao động, quyền tham gia công đoàn. Song song với công tác hoàn thiện pháp luật, Việt Nam cũng đã đưa ra và thực hiện nhiều chính sách xã hội cũng như đề ra nhiều biện pháp để thực thi pháp luật lao động về phân biệt đối xử.

Tuy nhiên qua việc nghiên cứu tình hình thực tế người viết thấy rằng hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử về giới, về tôn giáo, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người có xu hướng giới tính khác lạ, phân biệt vùng miền…vì nhiều lý do khác nhau nhưng một trong những lý do chính là quy định của pháp luật còn một số điều chưa phù hợp hoặc chưa nội luật hóa kịp thời các quy định của pháp luật quốc tế, quy định của pháp luật còn dài trải, các biện pháp tổ chức thực hiện nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động còn mang tính hình thức, hiệu quả đạt được chưa cao.

Sự phân biệt đối xử vẫn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cần nhìn nhận vấn đề dưới góc độ hiệu quả của việc ngăn chặn sự phân biệt đối xử. Việc xóa bỏ hoàn toàn phân biệt đối xử là điều rất khó thực hiện nhưng việc hạn chế tình trạng trên ở mức thấp là điều có thể. Xóa bỏ phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam là vấn đề không hề đơn giản. Dưới góc độ pháp lý, sự tồn tại trên một phần do hệ thống pháp luật còn tồn tại nhiều lỗ hổng, còn thực sự chưa hiệu quả. Chính vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật là cần thiết, chất lượng lập pháp tốt là cách hiệu quả để đẩy lùi và hạn chế sự phân biệt đối xử. Dưới góc độ xã hội, đó không phải là vấn đề có thể giải quyết trong ngày một ngày hai, cũng không phải vấn đề mà một cơ quan, một tổ chức hay một nhóm người nào có thể làm được. Mà đó là trách nhiệm chung của cả xã hội

và đặc biệt là NLĐ - những người đang trực tiếp bị tác động đến quyền lợi cần biết mình được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bảo vệ như thế nào trước sự phân biệt đối xử. Dĩ nhiên, để làm được điều đó thì cần sự nỗ lực của cả xã hội, vì đôi khi sự tìm hiểu cũng cần phải có khả năng để thực hiện.

Gần hai thập kỷ kể từ khi phê chuẩn Công ước số 111 của Tổ chức lao động quốc tế ILO, Việt Nam đã hết sức nỗ lực trong việc thực hiện các cam kết của mình đối với Công ước. Những nỗ lực đó được thể hiện rõ rệt ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra các cơ sở pháp lý đầy đủ, bền vững cùng với thiết chế hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện những quyền lợi của phụ nữ đã được đề ra trong Công ước.

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về cơ bản đã thể hiện được tinh thần trong việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động đồng thời thiết lập một địa vị pháp lý bình đẳng cho NLĐ yếu thế trên phương diện này. Thực tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hiện tượng phân biệt đối xử về giới trong quan hệ lao động vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống pháp luật về phân biệt đối xử trong lao động vẫn chưa đồng bộ. Một số chính sách và biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy sự bình đẳng chưa được cụ thể, rõ ràng dẫn đến hạn chế việc áp dụng trong thực tế. Việc thực hiện chế định lồng ghép vấn đề bình đẳng trong văn bản quy phạm pháp luật cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện chưa đồng bộ. Bởi vậy, để có thể tiến tới sự bình đẳng thực chất giữa những NLĐ cần phải có các chính sách hợp lý về vấn đề này đồng thời phải phát triển tốt các dịch vụ xã hội, nâng cao nhận thức về giới để nữ giới không bị gánh nặng về trách nhiệm gia đình, về khả năng lao động…, góp phần tạo cơ hội để họ phát triển.

Hy vọng rằng Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới sẽ ngày càng thực hiện tốt hơn nữa các cam kết đối với các Công ước về nhân quyền. Như vậy sẽ góp phần lớn giúp chúng ta thực hiện tốt Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn phân biệt đối xử giữa những NLĐ ở mọi lĩnh vực của cuộc sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt:

1. Báo Dân trí, Mẹ nhiễm HIV con không được đến trường, tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/xa-hoi/me-nhiem-hiv-con-khong-duoc-den-truong 461793.htm

2. Báo Dân trí, Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục: Người khuyết tật có quyền được hưởng thụ, tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen- hoc/tuan-le-toan-cau-hanh-dong-giao-duc-nguoi-khuyet-tat-co-quyen-duoc- huong-thu-870823.htm

3. Báo Người Lao Động, Sở Y tế Bình Phước phải thu hồi quyết định sa thải trái luật, tại địa chỉ: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/so-y-te- binh-phuoc-phai-thu-hoi-quyet-dinh-sa-thai-trai-luat- 20150113151513506.htm.

4. Báo pháp luật, Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử, tại địa chỉ: http://baophapluat.vn/su-kien/can-xuc-tien-xay-dung-luat- ve-chong-phan-biet-doi-xu-195341.html.

5. Báo Việt Nam plus, Cán bộ công đoàn cơ sở: Không còn nơm nớp lo bị trù dập?, tại địa chỉ: http://www.vietnamplus.vn/can-bo-cong-doan-co- so-khong-con nom-nop-lo-bi-tru-dap/301210.vnp

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Một số Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Đánh giá tác động của thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp, Đề tài cấp bộ mã số: CB 2006-B1-01-04, Hà Nội.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo về những vấn đề liên quan đến Công ước số 100 và 111, Hà Nội.

10. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo chi tiết 17 công ước ILO, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 26/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, Hà Nội.

12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT- BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 ban hành danh mục công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, Hà Nội.

13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT – BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 quy định về danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc, Hà Nội.

14. Bộ lao động - Thương bình và Xã hội (2014), Năm 2013 có khoảng 80 nghìn người khuyết tật được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, tại địa chỉ: http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/chitiettin.aspx?IDNews=20459

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015),Thông tư 23/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương, Hà Nội.

16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015),Thông tư 47/2015/TT- BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, Hà Nội.

17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư 17/2015/TT- BLĐTBXH ngày 22 tháng 04 năm 2015 hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội.

18. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2007), Tổ chức lao động quốc tế và quan hệ với Việt Nam, tại địa chỉ: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/n r0609%2028111253/ns060928104319.

19. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp, Hà Nội.

20. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp, Hà Nội.

21. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn về thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT- BTC ngày 25/08/2014, Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính, Hà Nội.

22. Chính phủ (2013), Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.

23. Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, Hà Nội.

24. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội. (Đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ)

25. Chính phủ (2013), Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn, Hà Nội.

26. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội.

27. Chính phủ (2014), Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động, Hà Nội.

28. Chính phủ (2014), Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, Hà Nội.

29. Chính phủ (2014), Nghị định số 119/ 2014/ NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của BLLĐ, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại tố cáo, Hà Nội.

30. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ- CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội.

31. Chính phủ (2015), Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.

32. Chính phủ (2015), Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động đối với lao động nữ, Hà Nội.

33. Chính phủ (2015), Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, Hà Nội.

34. Chính phủ (2016), Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.

35. Chính phủ (2016), Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.

36. Đặng Mai Hoa (2014), Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong Pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022