Vai Trò Của Việc Ổn Định Ngân Hàng Trong Bối Cảnh Hội Nhập


vì không thu hồi các khoản nợ cho vay đầu tư quá rủi ro. Bất ổn ngân hàng lan rộng và có thể làm trầm trọng hơn bất ổn của nền kinh tế. Một cách tiếp cận khác về ổn định ngân hàng thông qua đánh giá bất ổn tài chính nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu đưa ngân hàng về lại trạng thái ổn định, từ đó xác định và đánh giá ngưỡng chịu đựng của ngân hàng từ trạng thái ổn định sang bất ổn cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước.

Điển hình như nghiên cứu của (Edwin L.‐C. Lai, 2002) về ổn định tài chính nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng bất ổn là khi ngân hàng rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Lúc này, nhu cầu về thanh khoản trong ngắn hạn vượt quá khả năng dự trữ tài sản thanh khoản hiện có của ngân hàng. Việc quản trị tài sản của ngân hàng yếu kém đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa tài sản nợ ngắn hạn (thường chiếm tỷ trọng cao) và tài sản có dài hạn (thường chiếm tỷ trọng thấp). Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể là do nợ xấu ngân hàng tăng cao, khả năng thu hồi nợ bị suy giảm, khách hàng có hành vi rút tiền ồ ạt khi nắm bắt thông tin về tình hình tài chính ngân hàng bị suy yếu, dẫn đến là trầm trọng hơn những bất ổn của ngân hàng. Bằng tập hợp các phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính, tác giả xem xét những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế, từ đó đặt mỗi ngân hàng vào trong từng giai đoạn cụ thể, tính toán và chỉ ra xác suất dẫn kết kiệt quệ của từng ngân hàng càng thấp thể hiện tính ổn định của ngân hàng càng cao.

2.2.3.2. Vai trò của việc ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập

Có thể tiếp cận đánh giá ổn định ngân hàng thông qua việc đánh giá bất ổn và lập luận ngược. Những bất ổn trong các NHTM thưởng được chia thành hai loại: bất ổn có nguồn gốc nội tại và bất ổn về mặt hệ thống do tác động của thị trường ngân hàng (Phạm Tiến Đạt, 2013). Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngân hàng: (i) về năng lực quản trị ngân hàng, (ii) về phía khách hàng, (iii) nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh. Hầu hết các lý thuyết hoặc nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng đều đề cập đến các loại bất ổn chính trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản (Rose, Hudgins, 2008); (Phan Thị Thu Hà, 2016).

Trong bối cảnh hội nhập và thực thi CPTPP, thị trường kinh doanh ngân hàng mở rộng. Sự gia tăng về nguồn vốn và quy mô của hệ thống ngân hàng các nước thành viên khác trong CPTPP đối với một quốc gia là vấn đề tất yếu. Khi đó, ổn định của tài chính, đặc biệt là hệ


thống ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì ngân hàng được xem là định chế tài chính trung gian đặc biệt, giữ vai trò trung tâm của mọi luồng tiền, của hoạt động thanh toán quốc gia cũng như các khoản đầu tư tài chính trong hay ngoài nước. Chính nhờ vào ổn định đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ người gửi tiền tại các trung gian tài chính, khuyến khích ngày càng nhiều dòng tiền được chuyển hóa và đưa vào lưu thông, đồng thời quá trình vận hành tiền cũng hiệu quả hơn. Ổn định ngân hàng góp phần giúp tăng hiệu quả hoạt động của trung gian tài chính, phát huy hết các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện khâu phân phối nguồn lực. Từ đó giúp phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống, ngày càng làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ít biến động đồng thời củng cố khả năng hấp thụ các cú sốc.

Trước xu thế mở cửa và mở rộng thị trường, mở rộng thị phần kinh doanh ngân hàng ra quốc tế, hệ thống ngân hàng nội địa chắc chắn sẽ chịu tác động từ sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài trong thị trường gia nhập và ngược lại, chính vì vậy việc giữ vững vị thế, mở rộng thị phần, gia tăng thương hiệu đồng thời ổn định tài chính trước biến động cấu trúc thị trường ngoài tác động khách quan từ các yếu tố vĩ mô còn phụ thuộc vào tiềm lực nội tại của hệ thống ngân hàng nội địa nước đó. Đồng thời việc các ngân hàng của mỗi quốc gia mở rộng đầu tư sang các nước thành viên trong CPTPP cũng có tác động đến chính quốc gia đó. Vì vậy, việc giữ vững ổn định ngân hàng là vô cùng cấp thiết

Việc ổn định tài chính cũng làm tăng cường niềm tin của người dân vào việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, khuyến khích họ mang tiền đến gửi ngân hàng, sử dụng và tận hưởng các tiện ích về dịch vụ do ngân hàng cung cấp, giảm thiểu thói quen sử dụng tiền mặt. Giúp cho giao dịch ngân hàng minh bạch, an toàn và ít tốm kém hơn. Đồng thời giúp giảm thiểu chi phí để giải quyết những yếu kém phát sinh của của hệ thống tài chính nội địa, từ đó tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế, càng làm cho nền kinh tế vĩ mô được phát triển ổn định và bền vững hơn. Một khi ngân hàng được ổn định, mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, hiệu quả, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, nhiều ngành nghề mở rộng và phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Kinh tế nhờ đó ngày càng tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, hạn chế rủi ro về sự bất ổn. Kết quả là nâng cao NLCT của nền kinh tế trên trường quốc tế.


2.2.3.3. Phương pháp đo lường mức độ ổn định ngân hàng

Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xác định từ các phương pháp đo lường ổn định của các doanh nghiệp ra đời vào những năm 1930. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết trong HTTC ở nền kinh tế các nước. Hầu hết các nhà kinh tế lúc này tập trung vào việc nghiên cứu để đo lường độ bất ổn tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế bằng chỉ số dự báo phá sản của công ty, từ đó đánh giá độ ổn định tài chính của công ty cũng như của nền kinh tế.

Ban đầu, các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau đó là phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là đến năm 1968, phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế học Edward I. Altman đưa ra để dự báo xác suất phá sản của doanh nghiệp. Kế thừa chỉ số Z-Score của Edward I. Altman, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA, RARROE.

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này tập trung vào từng công ty cụ thể bằng cách so sánh các chỉ số giữa các công ty thành công và các công ty thất bại. Mở đầu là bảng công bố thông tin của The Bureau of Business Research nghiên cứu về các 24 chỉ số của 29 công ty công nghiệp thành công. Từ đó rút ra tỷ lệ trung bình của từng chỉ số. Các tỷ lệ này sau đó được dùng để so sánh, đánh giá để kết luận sự thành công hay thất bại cho các công ty có những điểm tương đồng còn lại trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu sau này của các nhà kinh tế cũng cho thấy các mô hình được phát triển cho các công ty công nghiệp trước kia không phù hợp với các ngành cụ thể khác, đặc biệt là đối với các công ty tài chính.

Phương pháp phân tích đơn biến: được phát triển từ năm 1965 trở đi. Phương pháp này tiến hành dự báo khả năng phá sản công ty tập trung vào một số các chỉ số tài chính. Tiêu biểu là nghiên cứu của (Beaver, W.H., 1966) đưa ra nguyên nhân khiến cho công ty lâm vào tình trạng bất ổn tài chính là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho quá ít trong khi nợ phải thu nhiều. Từ đó Baever cho rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu được dùng để dự báo hay đánh giá xác suất phá sản của công ty. Ngoài ra, Baever còn sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản (thu nhập thuần/TTS) để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số Hệ số nợ (Tổng nợ phải trả/TTS) để đánh giá mức độ rủi ro tài chính. Các chỉ số này


được ứng dụng để so sánh với các chỉ số tài chính của bất kỳ công ty cụ thể nào đó để phát hiện các dấu hiệu hay nguy cơ phá sản của chính công ty đó. Ưu điểm của các chỉ số Baever là việc áp dụng khá đơn giản, dễ thực hiện với độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi các chỉ số này trong tình huống nào đó lại trở nên mâu thuẫn với nhau thì khó có thể đánh giá một cách toàn diện được.

Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số: Để khắc phục những sai sót trong chỉ số Baever, nhà kinh tế học người Mỹ (Edward I. Altman, 1968) đã đưa ra phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số (phương pháp phân tích đa biến) để dự báo nguy cơ phá sản. Ông đề xuất mô hình ZScore năm yếu tố nhằm xác định nguy cơ của công ty khi điểm số rơi vào phạm vi nhất định. Mô hình này đã tiên đoán khả năng rất cao cho mẫu nghiên cứu (xác suất 95% cho thời điểm một năm trước khi công ty phá sản). Sau đó giảm xuống với thời gian dài hơn (72% cho 2 năm, 48% cho 3 năm và 29% cho 4 năm).

Lý giải cho việc thay đổi từ phương pháp đánh giá mức độ thất bại (phương pháp phân tích tỷ lệ) sang dự báo khả năng phá sản (phương pháp phân tích đơn biến và đa biến) là do cách nhìn nhận từ các nhà kinh tế học khác nhau. Một số nghiên cứu định nghĩa “thất bại” là khi công ty nộp đơn xin phá sản, thanh lý. Số khác cho rằng đó là tình trạng căng thẳng về tài chính hay mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên càng về sau hầu như các nghiên cứu đều thống nhất đưa tình trạng phá sản của công ty là đáng để đo lường vì họ cho rằng phá sản là “thất bại” cuối cùng. Kể từ nghiên cứu của Altman, số lượng cũng như sự phức tạp của các mô hình dự báo phá sản cũng tăng lên đáng kể. Lĩnh vực nghiên cứu cũng được mở rộng và chuyên sâu hơn, trong đó có lĩnh vực TCNH đặc biệt từ năm 1970 đến nay.

Đo lường mức độ ổn định của ngân hàng sử dụng chỉ số Zscore

Có nhiều nghiên cứu đo lường mức độ ổn định ngân hàng được tác giả tổng hợp như sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước về ổn định ngân hàng


STT

Tên tác giả (năm)

Nội dung


1


Hosono (2005)

Nghiên cứu các ngân hàng hoạt động không có lãi ở các nước Châu Á cho thấy sử dụng hiệu quả chi phí

đóng góp nhiều cho ổn định ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 8


2

Groeneveld và De Vries (2009)

Dùng ZScore đo lường ổn định tài chính của NHTM

và ngân hàng hợp tác

3

Miklaszewska và cộng sự (2012)

Đo lường ảnh hưởng của các quy định pháp lý đến ổn

định ngân hàng ở Trung và Đông Âu

4

Fiordelisi và Mare (2013)

Tối đa hóa lợi nhuận tác động tích cực đến ổn định

ngân hàng

5

Petroxska và Mihajlovska (2013)

Rủi ro vỡ nợ, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro

tiền tệ ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng

6

Eisenbach và cộng sự (2014)

Cấu trúc kỳ hạn nợ và việc nắm giữ tài sản có tính

thanh khoản cao tác động đến ổn định ngân hàng

7

Diaconu và Oanea (2014)

Xác định các yếu tố quyết định đến ổn định của các

ngân hàng Rumani

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước

Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình ZScore vào việc đo lường ổn định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do việc tính toán. Để khắc phục điều này, (Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S., 2007) đã đề xuất phương trình ước lượng ZScore với các yếu tố có thể ước lượng như sau:

𝐸𝐴𝑇𝑖𝑡 + 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡

𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 =


𝜕𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡

Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đo lường ổn định của ngân hàng, tuy nhiên mô hình ZScore của (Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S., 2007) được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và ngày càng phù hợp với đặc điểm của hệ thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay. Bởi tính phổ biến cũng như ưu thế linh động và dễ tính toán các chỉ số trong công thức, đồng thời vẫn phán ánh đầy đủ ý nghĩa kinh tế, luận án sử dụng mô hình ZScore cho nghiên cứu của mình.

2.2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đến sự bình ổn khu vực tài chính và cả nền kinh tế với hướng tác động chưa rõ ràng. Theo quan điểm thuyết vị thế thị trường (Boyd, De Nicolo, 2005), vị thế cao trên thị trường cho phép ngân hàng đặt lãi suất vay cao hơn, dẫn đến tăng khả năng xuất hiện rủi ro đạo đức


(moral hazard) và lựa chọn bất lợi (adverse selection) vì chỉ có các công ty có rủi ro cao mới chấp nhận mức lãi suất cho vay cao, nên cũng có thể gia tăng rủi ro thu hồi vốn/lợi nhuận cho ngân hàng. Có hai quan điểm đối lập trong các nghiên cứu về cạnh tranh và ổn định ngân hàng.

Quan điểm cạnh tranh - dễ tổn thương: tranh luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, vì cạnh tranh cao làm giảm sức mạnh thị trường của ngân hàng và lợi nhuận biên. Do đó, nó sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Hay nói cách khác, khi sức mạnh thị trường càng lớn hay mức độ cạnh tranh thị trường càng thấp thì mức độ ổn định của ngân hàng càng cao. Quan điểm cạnh tranh - bất ổn theo mô hình của Keeley (1990) và Marcus (1984) cho rằng, cạnh tranh làm suy yếu ổn định hệ thống ngân hàng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua kênh truyền dẫn về giá trị thương hiệu (franchise value). Mức độ cạnh tranh tăng lên sẽ làm quyền lực ảnh hưởng thị trường của ngân hàng giảm đi (Berger, Klapper and Turk-Ariss, 2008), qua đó làm giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng (Keeley, 1990). Giá trị thương hiệu của ngân hàng càng thấp thì chi phí phá sản của ngân hàng càng thấp. Do đó, các ngân hàng có động cơ chấp nhận rủi ro cao hơn, qua đó tăng nguy cơ phá sản. Ngoài kênh truyền dẫn giá trị điều lệ, Allen và Gale (2000) phát hiện ra rằng, cạnh tranh với sự tham gia của nhiều ngân hàng là điều kiện lý tưởng cho sự lan truyền các cú sốc tài chính. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và cấu trúc thị trường còn có thể gián tiếp gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Cạnh tranh ngân hàng có thể tạo ra bất ổn và hệ quả là sự tháo chạy của người gửi tiền/nhà đầu tư. Tự do hóa tài chính dưới hình thức chuyển đổi dần từ trạng thái độc quyền sang cạnh tranh có thể gia tăng tổn thương (Chang và Velasco, 2001). Khi cạnh tranh trở nên gay gắt, các ngân hàng chạy đua về lãi suất. Điều này có thể mang lại lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên, lại khiến các ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro.

Quan điểm cạnh tranh- ổn định: lập luận rằng sự cạnh tranh càng thấy mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh (đo bằng số lượng ngân hàng tham gia) và mức độ rủi ro trong nhiều dẫn đến sự ổn định càng cao. (Stiglitz, Weiss, 1981) tìm ngành ngân hàng. Xét về một khía cạnh nào đó, nếu ngân hàng gặp phải những vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức dẫn tới phải đối mặt với rủi ro về thanh khoản thì việc ngân hàng đó đứng trước nguy cơ phá sản trong một môi trường đầy tính cạnh tranh là cần thiết để ngân hàng điều chỉnh hành vi và cách thức


hoạt động phù hợp hơn. Cạnh tranh là cần thiết để tăng cường ổn định tài chính do khắc phục được những hạn chế của thị trường độc quyền (Caminal and Matute, 2002). Hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung thấp hạn chế nguy cơ khủng hoảng tài chính. Theo Boyd và Runkle (1993) và Mishkin (1999), quan điểm này dựa trên hai lập luận chính - vấn đề quá lớn để sụp đổ và vấn đề quá lớn để giám sát. Lập luận đầu tiên bắt nguồn từ thực tế các ngân hàng hoạt động trong một thị trường quá tập trung có thể trở nên quá lớn, quá trọng yếu đối với nền kinh tế và quá liên kết với nhau đến nỗi sự sụp đổ của các ngân hàng này có khuynh hướng gây ra tác động kéo dài đối với nền kinh tế thực và chi phí xã hội tốn kém, do đó buộc chính phủ phải cứu trợ khi các ngân hàng này đối mặt với nguy cơ phá sản. Khả năng các ngân hàng lớn sẽ được cứu trợ có thể tạo ra vấn đề rủi ro đạo đức vì các ngân hàng này sẵn sàng chấp nhận rủi ro quá mức khi biết rằng sẽ được chính phủ cứu trợ nếu thất bại. Điều này có thể khiến cho sự ổn định của hệ thống trở nên mong manh. Lập luận thứ hai cho rằng, quy mô của một ngân hàng tỷ lệ thuận với mức độ phức tạp, do đó, các ngân hàng nhỏ sẽ dễ quản lý và giám sát hơn là các ngân hàng lớn. Các ngân hàng lớn cũng thường đi liền với vấn đề quá lớn để giám sát. Thực tế này có thể khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức vì họ biết rằng các cơ quan quản lý có thể không phát hiện được rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải. Như vậy, sự tập trung, độc quyền trong ngành Ngân hàng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng, hay cạnh tranh sẽ giúp tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, khi xảy ra bất cân xứng thông tin, cạnh tranh càng cao làm giảm khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp do làm các ngân hàng mất động lực xây dựng mối quan hệ tín dụng (Petersen, Rajan, 1994) và thu thập thông tin (Robert Hauswald, Robert Marquez, 2006). Ngược lại, khi cạnh tranh thấp, các ngân hàng có vị thế cao có xu hướng đầu tư tìm hiểu, tạo lập quan hệ cho vay thân thiết với các doanh nghiệp vì khi đó các ngân hàng này dễ khai thác các lợi ích từ việc hỗ trợ doanh nghiệp.

(Besanko, Thakor, 2004) cho thấy tăng cạnh tranh làm giảm lợi thế thông tin từ quan hệ cho vay và làm tăng hành vi chấp nhận rủi ro (risk taking) của ngân hàng. Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cũng làm cho các ngân hàng nhận được ít thông tin hơn về các khách hàng vay vốn. Nghiên cứu của (Boot et al, 1993), (Allen, Gale, 2004) cho thấy ngân hàng vì thế sẽ gặp khó khăn khi kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hàng. Kết quả là gia tăng rủi ro tín dụng hơn cho


ngân hàng và tiểm ẩn nguy cơ bất ổn cao. Ngược lại, trong môi trường ít cạnh tranh, ngân hàng cung cấp tín dụng dễ dàng hơn cho các khoản vay lớn, điều này làm gia tăng xác suất ngân hàng bị sụp đổ (Caminal, Matutes, 2002). Nguyên nhân có thể lý giải rằng hệ thống ngân hàng độc quyền cao cho phép các ngân hàng áp dụng lãi vay cao, đồng nghĩa khuyến khích người dân chấp nhận rủi ro lớn hơn, làm cho nợ xấu có thể gia tăng. Tuy nhiên, lãi vay cao cũng mang lại thu nhập từ lãi cao cho các ngân hàng (Martinez, Miera, Repullo, 2010). Chính mối tương quan bù trừ này có thể tạo ra quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Bên cạnh đó, khi ít cạnh tranh các ngân hàng có mức lợi nhuận cao, tạo điều kiện tích lũy vốn để ngăn ngừa các đợt sốc bất thường, giảm động cơ chấp nhận dự án rủi ro cao, làm giảm biến động tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng có mức lợi nhuận biên thấp, dự trữ vốn không đủ và dễ bị tổn thương trong khủng hoảng.

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng

Trong rất nhiều nghiên cứu, các yếu tố đặc trưng cho ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Các yếu tố bên trong được phân tích dựa trên khung phân tích Camels và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (Financial Soundness Indicators: FSIs). Khung phân tích Camels được áp dụng từ năm 1970. Đây là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ. Khung phân tích Camels bao gồm sáu yếu tố : Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý (Management), Khả năng sinh lợi (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk). Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng trên thế giới dựa vào nền tảng của Camels như nghiên cứu của Uzhegova (2010), Olweny và Shipho (2011),… và Camels cũng được Ủy ban Giám sát ngân hàng và IMF đề xuất sử dụng (Baral, 2005). Cụ thể:

Bộ chỉ số của Camels về mức độ an toàn vốn: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản (ETA); Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Nợ phải trả (ED).

Bộ chỉ số của Camels về Chất lượng tài sản có: Tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ (NPL Ratio); Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay ròng / Tổng tài sản (NL/TA); Dự phòng rủi ro / Tổng dư nợ (LLA/NL)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023