Lý Thuyết Liên Quan Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Hội Nhập


lý trên cơ sở tôn trọng các qui luật kinh tế khách quan của thị trường, tạo điều kiện cho các chủ thể trên thị trường có thể tự do quyết định việc hình thành và sử dụng các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường.

Thực hiện mở cửa quan hệ của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước với khu vực và thế giới

Hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra ở cấp độ quốc tế hóa kinh tế theo hai quá trình song song là tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Theo đó, các quốc gia hoặc chủ động hoặc bị động phải nhận thức và thiết lập các thể chế, qui chế trong quan hệ kinh tế quốc tế để cùng tuân theo những cam kết mang tính toàn cầu đa dạng đó. Có thể điểm qua một số thiết chế quản trị toàn cầu nổi bật đã hình thành và đang đóng vai trò phi biên giới rất rõ rệt trong lĩnh vực kinh tế, xã hội quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), … không có nước nào, không có ngành nào ở ngoài quá trình toàn cầu hóa và ngành ngân hàng cũng vậy. Chính vì vậy mà NHTM trong nước cần phải nhanh chóng chủ động tích cực trong việc hợp tác các tổ chức tài chính tiền tệ trong khu vực và thế giới.

Khi nền kinh tế thế giới ngày càng toàn cầu hóa, hợp tác là một điều cần thiết và hữu ích. Chính vì vậy cần phải hợp tác với các tổ chức tài chính, tiền tệ giúp cho nền kinh tế trong nước có cơ hội tiếp nhận những công nghệ mới trong ngành tài chính ngân hàng, cũng như có được những đánh giá, dự báo của các chuyên gia giỏi, hàng đầu về ngành này và cả trong nhiều lĩnh vực khác từ đó có những chủ trương và chính sách đúng đắn hơn nhằm mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế. Tóm lại, hợp tác tài chính tiền tệ giúp có những khoản viện trợ về khoa học công nghệ trong ngành NH mà hơn thế nữa là có thể tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Hợp tác tài chính với các nước trong khu vực và thế giới giúp các nước ứng phó với khủng hoảng…

2.2.2. Lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập

2.2.2.1. Các lý thuyết về cạnh tranh

Lý thuyết cạnh tranh cổ điển: Ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII tại Anh, tiêu biểu cho trường phái lý thuyết cạnh tranh cổ điển là nhân vật kiệt xuất Adam Smith (1723-1790). Ông


cho rằng cạnh tranh cùng với kinh tế, nếu phối hợp nhịp nhàng theo cách nào đó hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội: “Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”. Như vậy,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

A. Smith chủ trương xem chủ nghĩa cá nhân là cơ sở cho mọi lý luận về kinh tế học cổ điển theo chủ nghĩa tự do. Mặc dù mỗi con người về bản chất đều vì lợi ích của riêng mình, nhưng lợi ích đó lại thống nhất với lợi ích xã hội. Nhờ cạnh tranh mà các hành vi lại được thực hiện một cách hài hòa và ngày càng thúc đẩy xã hội phát triển hơn. Do đó cạnh tranh tự do sẽ giúp phát huy nỗ lực hơn trong công việc, không ngừng sáng tạo nhằm tăng năng suất lao động, của cải vật chất của quốc gia cũng tăng lên. Bên cạnh đó, tự do cạnh tranh có thể giúp tự điều tiết các quan hệ cung – cầu, sản lượng của thị trường thông qua giá cả, tổ chức phân công lao động hợp lý, từ đó tạo ra sự cân bằng trong xã hội mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Đồng quan điểm với A.Smith, John Stuart Mill cũng khẳng định cạnh tranh góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. J.S. Mill đề cao chủ nghĩa cá nhân nhưng ông cho rằng xã hội cần phải can thiệp để ngăn chặn những cá nhân nào có những hành động gây ra hậu quả xấu, thậm chí có thể can thiệp bằng vũ lực. K.Marx cũng đóng góp rất nhiều trong hệ thống lý luận về cạnh tranh giai đoạn này. Nội dung chính của K.Marx xoay quanh việc cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở ba khía cạnh: Cạnh tranh giá thành thông qua việc tăng năng suất lao động; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa; cạnh tranh giữa các ngành thông qua gia tăng tính lưu động nhằm phân chia giá trị thặng dư. Như vậy cạnh tranh tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra từ sự quyết định, thực hiện và phân chia giá trị thặng dư.

Lý thuyết cạnh tranh của trường phái tân cổ điển: Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản có sự chuyển biến mạnh mẽ sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Học thuyết kinh tế của K.Marx ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng kinh tế. Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển dường như bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Các nhà kinh tế học đã xây dựng hệ thống các lý luận về cạnh tranh dựa trên cơ sở phát triển các học thuyết kinh tế giai đoạn trước đó. Tiêu biểu như: W.S.Jevons (1835 - 1882), A.Mashall (1842 - 1924) và L.Walras (1834 – 1910). Mục đích chính là vạch ra nguyên lý cơ bản về sự vận động của chế độ tư bản để điều hướng hoạt động cạnh tranh. Kết quả của các nghiên cứu trong giai đoạn này, còn gọi là lý thuyết cạnh tranh của trường phái

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 7


tân cổ điển, cho ra đời hướng tiếp cận cạnh tranh ở dạng tĩnh với bốn hình thức: Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition), cạnh tranh độc quyền (Monopolist Competition), độc quyền (Monopoly) và độc quyền nhóm (Oligopoly).

Lý thuyết cạnh tranh hiện đại: Nếu trường phái tân cổ điển xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh thì ngược lại, các nhà kinh tế học thuộc trường phái hiện đại, trường phái Áo (tiêu biểu là Carl Menger, Eugen von Bohm – Bawerk, Friedrich von Wieser), cho rằng: tư tưởng chỉ đạo trong lý thuyết cạnh tranh hiện đại là loại bỏ cái nhìn về một thị trường cạnh tranh hoàn hảo lý tưởng nhưng phi hiện thực. Thay vào đó, cạnh tranh được xem như một quá trình động, phát triển và biến thiên không ngừng. Như vậy, chính sách giá cả không còn được quyết định dựa trên những giả định, tiền đề định sẵn mà phải được đặt trong điều kiện hiện có. Trong quá trình cạnh tranh, các yếu tố cạnh tranh được kết hợp với nhau được thực hiện với sự tiến bộ và sáng tạo kỹ thuật. Lý luận của trường phái cạnh tranh hiện đại hoàn toàn độc lập với lý luận về giá cả, giá trị hàng hóa của các trường phái trước kia. Tóm lại, cạnh tranh đơn giản là hành vi tranh đua giữa các chủ thể và được xem là nỗ lực đưa ra phương thức tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Theo lý thuyết cạnh tranh hiện đại, thông tin thị trường là không đầy đủ. Các nhà sản xuất đóng vai trò phân bổ nguồn lực trong điều kiện bị giới hạn, đặt trong mối quan hệ tương quan với người tiêu dùng và người sở hữu nguồn lực trong dài hạn. Vì vậy, cạnh tranh thúc đẩy cải tiến, đổi mới sản phẩm, tái cấu trúc công ty, sắp xếp lại hoạt động sản xuất, tìm kiếm và phát triển thị trường mới cho sản phẩm,…

Nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman… Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “ lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại. Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, thương hiệu, …


2.2.2.2. Đặc điểm cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập

Trước xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, đặc biệt Hiệp định CPTPP được ký kết vào tháng 3/2018 vừa qua tại Chile, với các cam kết chung trong lĩnh vực TCNH, chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như áp lực cạnh tranh trong hoạt động giữa hệ thống ngân hàng các nước thành viên. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, theo xu thế tự do hóa tài chính với các cam kết sâu và rộng thông qua các FTA như hiệp định CPTPP, có một số đặc điểm như:

Chủ thể cạnh tranh đa dạng: Trong điều kiện hội nhập, càng ngày càng có nhiều chủ thể tham gia cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng. Các chủ thể cạnh tranh bao gồm: giữa các NHTM và các định chế tài chính phi ngân hàng trong nước; các NHTM và các định chế tài chính phi ngân hàng đến từ các quốc gia khác.

Thị trường cạnh tranh mang tính toàn cầu: Các NHTM có cơ hội phát triển thị trường ra nước ngoài, gia tăng cơ hội thu hút lợi nhuận. Đồng thời cũng thu hút các ngân hàng nước ngoài (NHNNg) đầu tư vào nước mình.

Các NHTM phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực trong cam kết chung: Quá trình hội nhập các ngân hàng ngày càng lệ thuộc hơn vào các chuẩn mực mang tính quốc tế, những chuẩn mực đó buộc các NHTM phải điều chỉnh hành vi cạnh tranh của mình.

Sức ép về đổi mới, nâng cao chất lượng và gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ tài chính cung cấp cho khách hàng ngày càng lớn: Quá trình hội nhập đem đến cho NHTM cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng lớn với rất nhiều nhu cầu khác nhau đòi hỏi NHTM luôn phải đổi mới, nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có như vậy mới giành được khách hàng từ những đối thủ cạnh tranh khác.

Cạnh tranh trong điều kiện tự do hoá tài chính ngày càng cao: Tự do hoá tài chính làm cho các NHTM ngày càng lệ thuộc hơn vào thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy, khi có những biến động bất thường của nền kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

2.2.2.3. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Dựa trên nền tảng lý thuyết về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, các nhà kinh tế học đã xây dựng nhiều mô hình được ứng dụng phổ biến nhằm đo lường NLCT của các ngân hàng.


Trong đó tiêu biểu và nổi bật là chỉ số Lerner (1930), chỉ số H của Rosse – Panzar (1987) và chỉ số Boone (2008). Mỗi chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh của ngân hàng ở mỗi cách thức tiếp cận khác nhau, có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng đến nay đều được sử dụng trong khá nhiều nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm.

Chỉ số Lerner: Lerner lần đầu tiên trình bày về một chỉ số phản ánh về sức mạnh độc quyền gọi là chỉ số Lerner (Lerner, A.P, 1934) được tính bằng công thức như sau: Lerner = (P

– MC)/P

Trong phương trình trên, P là giá của sản phẩm, MC là chi phí cận biên. Nếu tồn tại nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo thì giá bán bằng chi phí biên, do đó chỉ số này bằng 0. Khi giá bán lớn hơn chi phí biên thì chỉ số Lerner sẽ lớn hơn 0. Độ lớn của Lerner nằm giữa 0 1. Nếu khoảng cách giữa giá bán và chi phí cận biên càng lớn thì sức mạnh độc quyền của công ty càng lớn. Chỉ số Lerner có tính chất đo lường sức mạnh độc quyền của công ty trong suốt quá trình hoạt động thực sự chứ không chứa đựng sự phản ánh tiềm năng về sức mạnh trong hành vi độc quyền của công ty.

Cụ thể như sau: P: Giá trung bình đầu ra của ngân hàng, được tính bằng tỷ số giữa tổng doanh thu và tổng tài sản (TSS) (Carbó, S, Humphrey, D, Maudos, 2009). MC: Chi phí biên của ngân hàng, không quan sát trực tiếp nên MC được ước lượng dựa trên hàm số tổng chi phí.

Giá trị của chỉ số Lerner càng lớn thể hiện NLCT của ngân hàng càng cao, đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh của ngân hàng với thị trường càng thấp. Giá trị của Lerner điều chỉnh cũng nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

Chỉ số H: được Panzar và Rosse đề xuất vào năm 1987 dùng để đo lường NLCT của ngành công nghiệp ngân hàng. Chỉ số này dựa trên ý tưởng các ngân hàng sử dụng các chiến lược kinh doanh khác nhau dựa trên giá cả, để đáp ứng những thay đổi của chi phí đầu vào trong phạm vi thị trường mà ngân hàng hoạt động. Đây được xem là phương pháp phân tích kỹ thuật đầu tiên được dựa trên các lý thuyết mới về doanh nghiệp và áp dụng cho ngành ngân hàng. Mô hình này được xác định bởi phương trình: log TR = α + βlog ω + logCF + error

Với TR là tổng thu nhập, ω là các yếu tố chi phí đầu vào và CF là các biến kiểm soát. Các biến kiểm soát bao gồm: TTS, tỷ lệ VCSH/ TTS, Tỷ lệ nợ/ TTS (Chortareas và cộng sự, 2012; Andries và Căpraru, 2014). Để đo lường năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng,


Panzar và Rosse (1987) dùng hệ số cạnh tranh H, thể hiện cấu trúc cạnh tranh của ngân hàng trong thị trường. Trong đó β là hệ số của giá tiền gửi, giá lao động và giá vốn vật chất (Georgios

E. Chortareas et al, 2013); Nếu H Є (0,1): Cạnh tranh độc quyền

Nếu H = 1: Cạnh tranh hoàn hảo Nếu H < 1: Độc quyền.

Chỉ số Boone: Chỉ số Boone tuy ra đời muộn hơn nhưng được đánh giá là chỉ số đo lường cạnh tranh mới với nhiều điểm mạnh. Chỉ số này được ưa chuộng và có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng để đo lường mức độ cạnh tranh trong ngân hàng. Phương trình đo lường theo chỉ số Boone: Lnπ = α + βln(MCA) + ε

Trong đó: π: Lợi nhuận của ngân hàng. MCA: Chi phí biên của ngân hàng. β: Chỉ số Boone.

Theo (Claire Nour Abou Chakra et al, 2014), chi phí biên được xác định bằng tổng chi phí/tổng thu nhập. Tổng chi phí được xác định: chi phí lãi, chi phí lương và chi phí hoạt động khác. Chỉ số Boone được xem xét theo giá trị tuyệt đối với giá trị càng cao thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng mạnh. Chỉ số này mang giá trị âm thể hiện nếu ngân hàng có chi phí biên càng lớn thì lợi nhuận sẽ giảm.

Mỗi mô hình phản ánh mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ở mỗi phương diện tiếp cận khác nhau. Nếu như mô hình Rosse-Panzar (1987) chỉ dừng lại ở chuyển dịch giá cả đầu vào trong doanh thu của các ngân hàng, thì mô hình Lerner có thể đo lường sức mạnh thị trường ở cấp độ từng ngân hàng. Sự ra đời của mô hình Boone (2008) là bước phát triển mới vì cạnh tranh trong ngành ngân hàng có thể nhận biết qua từng năm.

Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm của (Phan Thị Thơm, Thân Thị Thu Thủy, 2015) cho thấy chỉ số Lerner phù hợp hơn chỉ số H, chỉ số Boone trong mô hình tiếp cận mới và các chỉ số đo lường cạnh tranh truyền thống còn lại. Kế thừa từ các nguyên cứu của (Beck et al, 2013), (Fungáčová et al, 2013); (Fu et al, 2014), chỉ số Lerner được chọn làm phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


2.2.3. Lý thuyết về mức độ ổn định ngân hàng thương mại

2.2.3.1. Lý thuyết về ổn định ngân hàng thương mại

Dựa vào các học thuyết kinh tế về ổn định tài chính của các nhà kinh tế học như Keneys, Minskin, có thể thấy trung tâm của các chính sách đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống tín dụng là các định chế tài chính trung gian, trong đó tiêu biểu là NHTM. Nội dung chủ yếu của các chính sách là tập trung vào kết quả sự tương tác giữa NHTM với thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý thuyết về bất ổn định tài chính và ổn định tài chính, lý thuyết ổn định ngân hàng được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng, bắt nguồn từ nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất ổn định tài chính mà nguyên nhân là từ bất ổn của nền kinh tế dẫn đến bất ổn của hệ thống tài chính gây ra.

Hầu hết các nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng được tìm thấy đều đánh giá “bất ổn tài chính” như là một cách tiếp cận để đánh giá “ổn định tài chính". Từ đó, nghiên cứu tập trung vào bất ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính. Các lý thuyết về “bất ổn tài chính” được nghiên cứu và phát triển như: Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền, Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes, Lý thuyết về bất ổn tài chính của Minskin, Lý thuyết về bất ổn tài chính của Koo, …

Theo Keynes, những biến động tức thời trong ngắn hạn biểu hiện bằng các hiện tượng như lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng,…là nguyên nhân gây ra những biến động trong HTTC. Do đó, để can thiệp cần thực hiện công cụ tài khóa và tiền tệ để ứng phó trong một thời gian ngắn. Ông cũng đề cao vai trò của chính phủ trong điều tiết các công cụ trên. Ủng hộ tư tưởng của Keynes, phát triển theo quan điểm Minsky, giai đoạn 2 là thời điểm dễ xảy ra rủi ro vì các nhà đầu tư gia tăng đòn bẩy nợ thông qua hoạt động vay vốn từ các trung gian tài chính. Khi đòn bẩy nợ vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro sẽ dẫn đến bong bóng tài chính bị vỡ kéo theo khủng hoảng nợ vay. Các nhà đầu tư mất đi khả năng trả nợ làm tổn hại đến nguồn vốn của nền kinh tế. Do đó, vai trò của trung gian tài chính ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các NHTM cần điều tiết lượng vốn cho vay, dựa trên nhận định và phân tích cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Chính phủ cũng cần can thiệp giới hạn cấp tín dụng của các NHTM bằng


các công cụ tiền tệ thích hợp. Từ đó, giảm sức ép lên bong bóng tài chính trong tương lai. Như vậy vừa duy trì khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư, đảm bảo ổn định cho HTTC.

Lý thuyết ổn định ngân hàng theo quan điểm của Minsky: Kế thừa quan điểm của Keynes, Minsky đã chỉ ra giai đoạn bất ổn của NHTM khi các nhà đầu tư gia tăng vay vốn đầu cơ với kỳ vọng lãi suất cao trong tương lai. Khi nền kinh tế bất ổn, lãi suất kỳ vọng của các cơ hội đầu tư không còn, các nhà đầu tư có xu hướng bán hàng loạt tài sản để trả nợ. Lúc này, giá cả các tài sản tài chính cũng giảm sút do mức định giá của NHTM cũng giảm trước biến động của nền kinh tế. Sự suy giảm đột ngột giá trị tài sản tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ổn định và khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Kết quả là kéo theo sự bất ổn của ngân hàng, thanh khoản ảnh hưởng, nợ xấu tăng cao và nguồn vốn huy động bị giảm đột ngột. Lúc bấy giờ cần thiết có sự can thiệp của chính phủ để khôi phục tình hình thanh khoản, giải quyết nợ xấu,…đưa hoạt động ngân hàng ổn định trở lại.

Dựa trên tư tưởng kinh tế chỉ đạo như trên về bất ổn tài chính ngân hàng, các nhà kinh tế học hiện đại đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm về bất ổn ngân hàng. Ở đó, ngân hàng được xem là một bộ phận của thị trường tài chính, do đó luôn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất từ các biến động của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung bởi theo (Davis, 2003), có ba loại bất ổn tài chính: sự thất bại của ngân hàng, giá cả thị trường bất ổn và sự sụp đổ kéo theo thanh khoản thị trường. Do đó ổn định ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề ổn định tài chính. Khi hoạt động ngân hàng được khôi phục, kéo theo sự phục hồi của hệ thống tài chính. Lúc đó, dòng vốn của nền kinh tế được khơi thông, hoạt động kinh doanh cũng sẽ dần đi vào ổn định. Nghiên cứu của (Garcia-Herrero, Del Rio Lopez, 2004) đã xem xét khủng hoảng ngân hàng như là một đại diện cho sự bất ổn tài chính. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh và đa dạng của mình, các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, luôn được xem là kênh cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các nhà đầu tư trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2 của “Khoảng khắc Minsky”, khi muốn gia tăng đòn bẩy nợ, các nhà đầu tư có xu hướng gia tăng các món vay ngân hàng nhiều hơn để tài trợ vốn cho các cơ hội đầu tư. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra (giai đoạn 3 “Khoảnh khắc Minsky”) kéo theo sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng do khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Lúc này bong bóng tài chính vỡ kéo theo tình trạng khó khăn cho các NHTM, thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí