Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 2

hiệu quả như: Khu du lịch hồ Hòa Bình; khu nghỉ dưỡng cao cấp Serena Resort, V- Resort, An Lạc Eco Farm, Công đoàn Suối khoáng Kim Bôi huyện Kim Bôi; điểm du lịch Mai Châu Lodge, Mai Châu Ecolodge, Mai Châu Villas, Mai Châu Hideaway, các điểm du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu; sân golf Phượng Hoàng, điểm du lịch sinh thái Vịt Cổ xanh, huyện Lương Sơn; thác Thăng Thiên, Cửu thác Tú Sơn, Bảo tàng không gian Văn hóa Mường, Bảo tàng di sản Văn hóa dân tộc Mường, thành phố Hòa Bình; Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam, quần thể di tích Hang động Núi Đầu Rồng, huyện Cao Phong; Điểm du lịch sinh thái Thác Mu huyện Lạc Sơn; các điểm du lịch cộng đồng Đà Bắc CBT, …Với sự đa dạng, đặc sắc về văn hóa, kết hợp với các điều kiện tự nhiên phong phú, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng lớn để phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, dù đó là người có nhu cầu nghỉ dưỡng hay có sở thích khám phá, tìm hiểu, …

Du lịch đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập trực tiếp cho cộng đồng dân cư; công tác đào tạo, nâng cao trình độ và hiệu xuất lao động của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung được chú trọng và ngày càng phát huy hiệu quả. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2017 đã xác định đất nước ta có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương nói riêng và cả nước nói chung chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh phát triển du lịch một cách hiệu quả. Năm 2019, là năm thắng lợi của du lịch Việt Nam khi đón được trên 18 triệu lượt khách quốc tế, thu hút được trên 85 triệu lượt khách du lịch nội địa. Trong bối cảnh đó, du lịch tỉnh Hòa Bình có những thành công bước đầu, tổng doanh thu lại có mức tăng ấn tượng, doanh thu năm 2019 gấp gần 2.5 lần so với năm 2015, tỷ lệ tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 là mức 25.9%, khách quốc tế có tỷ lệ chi tiêu gia tăng nhiều hơn so với khách nội địa, lần lượt là 33.0% và 24.5%. Đây là mức tăng khá cao, cho thấy một thực tế là khách quốc tế đến du lịch Hòa Bình hầu hết đều có nhu cầu lưu trú, trong khi khách nội địa có thể sắp xếp đi và về trong ngày. Các điểm du lịch được du khách tìm đến vẫn là các địa chỉ đỏ: Mai Châu, Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc… Tuy nhiên, so với

thắng lợi của toàn ngành du lịch trong những năm gần đây, tỷ lệ bình quân khách du lịch đến điểm đến Hòa Bình tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 khá khiêm tốn 5.4%,

Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch đặc biệt là những điểm đến có cùng những đặc điểm và lợi thế chung như điểm đến du lịch Hòa Bình, Bắc Kạn, Sơn La, Phú Thọ,… và các điểm đến du lịch hấp dẫn khách du lịch như Đà Nẵng, Quảng Ninh,… chính là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi tỉnh Hoà Bình cần có những phân tích và đưa ra chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Hòa Bình trong những năm sắp tới. Đối với Hòa Bình - là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, cần có những nghiên cứu đề xuất mang tính thực tiễn và khả thi nhằm đưa ra một khung lý luận thích hợp liên quan đến các chỉ số đo lường điểm đến du lịch trước khi thực hiện khảo sát thực tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình” là thật sự cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, luận án phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, trong đó tập trung làm rò các nội dung như: năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến. Luận án tập trung phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến trên góc độ thu hút khách hàng đến các điểm đến du lịch.

Thứ hai, trên cơ sở hệ thống lý luận luận án tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Từ đó, đưa ra nhận định về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm sắp tới.

3. Đối tượng và phạm vi, câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có nhiều khía cạnh và nội dung. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến trên góc độ coi năng lực cạnh tranh điểm đến là sự cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Do đó, phân tích năng lực cạnh tranh điểm đến là phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch đến các điểm đến.

Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được tiến hành thu thập trong giai đoạn 2015 - 2019. Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra và thu thập trong năm 2018 - 2019. Các giải pháp, kiến nghị được đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu thứ cấp: nhằm tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học, internet, niên giám thống kê, các báo cáo và tài liệu của ngành du lịch các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Kạn và các tài liệu khác liên quan đến luận án. Các số liệu được thu thập liên quan đến tình hình hoạt động du lịch tại các tỉnh từ năm 2015 đến năm 2019, đánh giá các số liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến của tỉnh Hòa Bình và so sánh với các tỉnh khác.

Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với sự tham vấn của các chuyên gia nhằm: thiết kế bảng khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu; số liệu được thu thập sẽ phục vụ việc đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình; đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình.

Đối tượng tham gia phỏng vấn là người có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo các thông tin thu thập được có giá trị và độ chính xác cao: các chuyên gia, các nhà quản lý du lịch, các cán bộ, cơ sở, doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch, hiệp hội du lịch.

Đối tượng tham gia khảo sát là khách du lịch trong nước và quốc tế. Tác giả đã xây dựng 02 bảng hỏi bao gồm 01 bảng hỏi dành cho khách du lịch trong nước; 01 bảng hỏi dành cho khách du lịch quốc tế. Bảng khảo sát được tác giả soạn thảo và lấy ý kiến của các nhà học thuật và các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Điều tra theo phương pháp khảo sát trực tiếp phát phiếu đến với khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình.

Quy mô mẫu khảo sát được tính trên quy mô mẫu tổng thể được xác định hữu hạn là lượt khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình năm 2018 - 2019. Khách du lịch được lựa chọn tham gia khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngầu nhiên theo phân tầng. Số phiếu phát ra để đảm bảo là 405 phiếu, dựa trên độ phản hồi là 95%, tổng số phiếu thu về thu về 384 phiếu hợp lệ.

Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng các hình vẽ, bảng biểu và đồ thị nhằm minh chứng để phân tích rò thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm phân tích các đặc trưng về mặt chất trong mối liên hệ với mặt lượng của đối tượng nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu của luận án đề ra.

Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha: tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá tính phù hợp giữa các biến quan sát trong từng nhóm nhân tố được sử dụng trong bảng hỏi.

Phương pháp kiểm định hệ số nhân tố tải (Exploratory Factor Analysis - EFA): tác giả sử dụng phương pháp kiểm định EFA với mục tiêu đánh giá tính phù hợp, sự tự tương tác giữa các nhóm nhân tố trong bảng khảo sát với nhau.

Phương pháp phân tích dự báo: trên cơ sở dự báo sự sự phát triển của các điểm đến du lịch để làm rò được sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Thiết kế nghiên cứu

Luận án được thực hiện qua các giai đoạn chủ yếu sau: (1) nghiên cứu sơ bộ nhằm phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ được tác giả thực hiện từ tháng 8 năm 2016, đến tháng 10 năm 2016. (2) nghiên cứu thử nghiệm được tác giả thực hiện nhằm thử nghiệm phương pháp khảo sát, mẫu khảo sát và nội dung khảo

sát nhằm đảm bảo thông tin khi được thu thập. Nghiên cứu thử nghiệm sẽ giúp tác giả giảm thiểu những sai sót trong nghiên cứu. Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện trong tháng 6 năm 2017; (3) nghiên cứu chính thức nhằm thu thập thông tin để luận giải các vấn đề đã đặt ra của luận án, được triển khai từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:


Thu thập dữ liệu thứ cấp


Xác định phương pháp

nghiên cứu


Thiết kế bảng khảo sát






Kết luận và luận giải vấn đề đặt ra của

đề tài


Triển khai xử lý và phân tích dữ liệu thu

thập được


Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 2

5. Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận: phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến trên góc độ xem xét năng lực cạnh tranh điểm đến là năng lực cạnh tranh sản phẩm. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến tập trung vào các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với điểm đến.

Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, căn cứ vào tình hình thực tiễn nghiên cứu luận án đưa yếu tố sự kiện văn hóa, thể thao và lễ hội truyền thống đa dang, phong phú là một trong các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh trong thu hút khách du lịch đến với điểm đến tỉnh Hòa Bình. Chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình làm căn cứ đề ra hệ thống

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa với tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển du lịch tương đồng với tỉnh Hòa Bình.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án đã góp phần phát triển cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm thu hút khách du lịch trên góc độ coi điểm đến như một sản phẩm cần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Một là, luận án cung cấp các luận cứ về cách tiếp cận năng lực cạnh tranh ở góc độ điểm đến du lịch với các nội dung nghiên cứu cụ thể được chứng minh thông qua đối tượng nghiên cứu là điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Hai là, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Ba là, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng với các điểm du lịch có đặc điểm tương đồng tỉnh Hòa Bình.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

Chương 4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới quan tâm. Cho đến nay, cách tiếp cận về cạnh tranh còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Khởi nguồn cho nghiên cứu về hệ thống lý luận hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh phải kể A.Smith. Ông là người tiên phong khi cho khẳng định cạnh tranh là sự cần thiết cho phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh chỉ được làm sáng tỏ, rò ràng và có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu của M. Porter. Khi đó, khái niệm về cạnh tranh đã bắt đầu được sử dụng phổ biến, thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của W.S.Jevos, A.Coumot, L.Walras, Marshall, E.Chamberlin, J.Robinson, J.Schumpeter, R.Boyer, M.Aglietta, Micheal Eairbank… đã hệ thống lý luận về cạnh tranh.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh phải kể đến các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Trần Sửu (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” [28] tác giả đã nhận định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố như nguồn nhân lực của doanh nghiệp, năng lực quản lý, hoạt động marketing từ giai đoạn nghiên cứu sản phẩm đến việc xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tỷ lệ nhân viên, sáng kiến mới, cơ sở vật chất, thị phần, năng suất lao động, tài chính, chất lượng môi trường sinh thái, giá trị vô hình. Một số công trình tiêu biểu cũng đưa ra các tiêu chí như tác giả Trần Sửu để phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến như công trình của Ngô Thị Hương Giang (2011), “Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”, Dương Ngọc Dũng (2012), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael Porter, Nguyễn Hữu Thắng (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” [12, 13, 33] đề tài nghiên cứu khoa học

cấp bộ đã đưa chỉ tiêu năng lực chiếm lĩnh thị trường, thị phần, sản phẩm, hiệu quả hoạt động, năng suất, khả năng thu hút nguồn lực, khả năng liên kết của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp có thể đối mặt với áp lực gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2007), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” [30]. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ được nghiên cứu chuyên sâu cho một đối tượng cụ thể phân tích các khía cạnh như marketing, thị trường, sản phẩm và dịch vụ lữ hành, công nghệ, vốn, trình độ quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là những tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp của Việt Nam. Hà Thanh Hải (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới [14], luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của khách sạn. Tác giả sử dụng các yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch, hệ thống dịch vụ, giá cả, nguồn nhân lực để đi sâu phân tích một số đối tượng cụ thể, từ đó đưa ra những khái quát chung để nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn trong thời gian tới.

1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

(1) Evans, M. R, Fox, J. B, Johnson, R. B, Identifying competitive strategies for successful tourism destination development, Journal of Hospitality and Leisure Marketing, 3(1), (1995), 37-45.

Nghiên cứu chỉ ra những năm 1990 là thời điểm quan trọng hình thành một thị trường cạnh tranh cho ngành du lịch. Trên thị trường này thì chỉ có các điểm đến du lịch được quản lý tốt nhất mới có khả năng phát triển thịnh vượng. Vì lý do đó, trong các chiến lược kinh doanh toàn diện, các điểm đến du lịch phải giải quyết nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch bao gồm: vấn đề quá tải, vấn đề môi trường, an toàn và an ninh của du khách, vấn đề thời vụ, vấn đề văn hóa địa phương. Phát triển và thực hiện các chiến lược cạnh tranh sẽ tạo ra một ngành công nghiệp du lịch phát triển bền vững, đó cũng chính là một yêu cầu thiết yếu nếu muốn đạt được hiệu quả cho các điểm đến du lịch trong tương lai. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi của M. Porter trong quản lý chiến lược để hướng dẫn các nhà quản lý mục tiêu trong quy trình lập kế hoạch này.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí