Những Khoảng Trống Và Những Vấn Đề Cần Nghiên Cứu Của Tác Giả


Luận án cũng đã đưa ra 03 mô hình làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, luận án đưa ra 07 tiêu chí định lượng và 05 tiêu chí định tính để đánh giá NLCT của NHTM dựa chủ yếu vào các nhóm nhân tố chính như: Năng lực thị trường (thị phần), Năng lực sản xuất (công suất, doanh thu, khách hàng), Hiệu quả hoạt động (vốn, NSLĐ, lợi nhuận...)

Luận án đưa ra quan niệm và nội dung mới về NLCT của Agribank dựa trên giác độ coi định chế tài chính này như một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh thứ hàng hóa đặc biệt. Xác định được nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài chi phối NLCT của Agribank. Đề xuất một hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá NLCT của Agribank phù hợp với điều kiện Việt Nam và bối cảnh hội nhập. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank trong giai đoạn 2008-2013, chỉ ra mặt hạn chế yếu kém và nguyên nhân, để từ đó có đánh giá, nhận định về NLCT có giá trị thực tiễn cho Ban lãnh đạo Agribank hoàn thiện chính sách, chiến lược, giải pháp để nâng cao NLCT của ngân hàng mình,đặc biệt đề xuất 06 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trong xu thế hội nhập, trong đó nhấn mạnh là giải pháp” giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn” nhằm tạo thế chủ động cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước” giải pháp tái cấu chúc mô hình tổ chức theo phân khúc thị trường đô thị và nông thôn mới”.

Luận án tiến sĩ Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nang cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại hiện nay của Đoàn Việt Dũng [35]

Luận án đã làm sáng tỏ về lý luận về năng lực cạnh tranh để đưa ra quan điểm chung về cạnh tranh và quá trình kinh tế mà các chủ thể kinh tế ganh đua và tìm mọi biện pháp chiếm lĩnh thị trường nhằm nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thực tế giai đoạn 2008-2013 để làm sáng tỏ các lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam như: Mức độ cạnh tranh của đối thủ hiện tại, mối đe dọa của sản phẩm thay thế và sức mạnh của người mua (mô hình 5 lực lượng của Michael Poter). Đặc biệt, là luận án sử dụng các phương pháp định lượng để kiểm định và đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.


Luận án đã phân tích, làm rõ và chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành (bao gồm các yếu tố như: mức độ cạnh tranh, thị phần, rào cản ra nhập). Luận án sử dụng số liệu thực tế để phân tích hoạt động của NHTM thông qua phương pháp mô tả thống kê và kết hợp phương pháp bao dữ liệu (DEA), phương pháp biến ngẫu nhiên (SFA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng mô hình Tobit và mô hình hồi quy kiểm định chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam như rào cản, ra nhập, tốc độ tăng trưởng, thị phần. Từ đó, luận án đã đưa ra một số kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

1.3. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

Với bối cảnh kinh tế hiện tại, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, điều kiện kinh tế luôn thay đổi về thời gian và chính sách của Nhà nước các luận giả không tránh khỏi một số hạn chế và lĩnh vực phạm vi nghiên cứu, đặc biệt đi sâu phân tích mô hình để biết được năng lực cạnh tranh của Vietcombank đối với các ngân hàng trong và ngoài khu vực trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ là những tư liệu có nhiều nhân tố hợp lý có liên quan, tác giả sẽ tham khảo, tiếp thu có chọn lọc ở những phương diện nhất định cho việc nghiên cứu luận án của mình.Với góc độ nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý kinh tế nhìn nhận góc độ nhà quản lý, tác giả tiếp tục nghiên cứu những khoảng trống để làm rõ những luận điểm năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TM nói chung và Vietcombank nói riêng như sau:

* Khoảng trống các tác giải nghiên cứu trên:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

- Chưa phân tích được vị trí cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khu vực và toàn cầu, hay so sánh năng lực cạnh


Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - 5

tranh giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

- Cần làm rõ hơn một số nguyên nhân dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của NH TMCP tron thời gian qua để từ đó có kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao NLCT.

- Đưa ra kế hoạch tổng thể về xây dựng chiến lược cho NHTM, kế hoạch chi tiết thực hiện chiến lược đó trong các lĩnh vực về quản trị điều hành,quản trị rủi ro, mô hình tổ chức, công nghệ, khách hàng và sản phẩm phù hợp với mục tiêu chiến lược của NH.

* Luận điểm của tác giả cần nghiên cứu: Luận điểm tác giả nghiên cứu:

Thứ nhất: Tác giả đưa ra nhận định lý luận thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, qua đó phân tích nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng.

Thứ hai: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc làm thay đổi môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng hiện nay (phân tích cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng tại Việt Nam).

Nêu ra bài học kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước về nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó rút ra bài học cho ngân hàng tại Việt Nam

Thứ ba: Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của 04 ngân hàng top đầu như Viecombank, Agribank, Bidv, Vietinbank và các ngân hàng trong và ngoài khu vực qua các năm 2010-2020.

Thứ tư: Dự báo kinh tế thế giới, kinh tế việt Nam, ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.

Thông qua đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank qua SWOT để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Vietcombank phấn đấu hoàn thành định hướng mục tiêu đề ra.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

2.1.1.1. Cạnh tranh

Thuật ngữ cạnh tranh thường được để sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành sản phẩm hay quốc gia. Tùy vào mục tiêu khác nhau người ta có thể đưa ra các khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Để nhận dạng cho đúng và đày đủ về nội hàm khái niệm năng lực cạnh tranh. Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra khái niệm cạnh tranh, điển hình một số quan điểm như sau:

Theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “Cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng tranh giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được” [25, tr. 42].

Cạnh tranh là một hiện tượng diễn ra thường xuyên diễn ra trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh hoàn hảo là các hình thái cạnh tranh cần phải hướng tới, cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh không hoàn hảo cần phải hạn chế và tiến tới phải xóa bỏ .

Vì vậy, để làm rõ nội hàm của khái niệm cạnh tranh cần tiếp tục đi sâu phân loại cạnh tranh. Có một số tiếp cận và phân loại phổ biến như sau:

Xét cấp độ cạnh tranh: Chúng ta có thể phân cạnh tranh thành ba cấp độ, đó là: Cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh theo ngành sản phẩm.

Xét theo phạm vi của cạnh tranh: Có cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản phẩm nhất định (chẳng hạn như


ngành Ngân hàng) và cạnh tranh giữa ngành này với ngành khác (sản xuất ô tô với sản xuất xe máy, hoặc vận tải đường sắt với vận tải đường không…vv)

Xét theo khu vực thị trường: Người ta có thể chia thành cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh về bản chất được luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và ràng buộc trong mối quan hệ so sánh tương đối.

Tác giả đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau:

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cạnh tranh bản chất tối đa hóa lợi ích.

Ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh vừa là động lực vừa là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình, tự hoàn thiện và phát triển để vươn lên giành được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chính vì vậy, cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích của các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực, sáng tạo nhằm tồn tại và phát triển trên thương trường.

Nói chung, cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế. Để đạt được những lợi thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải dựa trên những năng lực cạnh tranh nhất định.

2.1.1.2. Năng lực cạnh tranh

Từ điển thuật ngữ kinh tế học định nghĩa: ”Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh) thì khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả nang giành lại một phần hay toàn bộ thị trường” [25, tr.349]. Như vậy, ngay trong từ điển người ta còn sử dụng 2 thuật ngữ là năng lực cạnh tranh và sức cạnh tranh. Đồng thời, người ta còn


dùng khái niệm như khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, yếu tố cạnh tranh, các giai đoạn cạnh tranh và cạnh tranh giữa các nhóm chiến lược;

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán sản phẩm đó trên cùng thị trường. Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán ….

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá NLCT của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí; thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỉ lệ công nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo,… những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trang các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.

Năng lực cạnh tranh quốc gia:

Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh quốc tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của Adam Smith hay chỉ có lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành


của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.

2.1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động lĩnh vực kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ, NHTM hoạt động phát triển và tồn tại cũng vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng có các biện pháp để xây dựng ban hành cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với tiện ích của khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, an toàn, minh bạch và độ tin cậy cũng như sự tiện lợi nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm mở rộng thị phần đạt được lợi nhuận tốt nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, chiếm lĩnh khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường.

Tác giả đưa ra khái niệm Ngân hàng thương mại theo luật tổ chức tín dụng như sau:

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.


Do đó, tác giả đưa ra năng lực cạnh tranh của NHTM: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ, vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh

2.1.2.2. Các loại hình ngân hàng thương mại

Theo hình thức sở hữu, NHTM bao gồm:

- Ngân hàng Thương mại 100% vốn nước ngoài.

Khái niệm: Là ngân hàng được lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Loại hình này xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi Việt Nam đổi mới và hội nhập kinh tế. Các Ngân hàng Thương mại nước ngoài hoạt động ở nước ta hiện nay gồm: ANZ Việt Nam; Hong Leong Việt Nam; HSBC Việt Nam; Shinhan Việt Nam,Standard Chartered Việt Nam, Public Bank Việt Nam, CIMB Việt Nam, Woori Việt Nam và UOB Việt Nam [105].

- Ngân hàng Thương mại liên doanh

Khái niệm: Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật. Các Ngân hàng Thương mại liên doanh gồm: Ngân hàng Indovina; Ngân hàng Việt - Nga; VID Public Bank…

- Ngân hàng thương mại Nhà nước

Khái niệm: Là Ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước là hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban tổ chức - Cán bộ của Chính phủ. Điều hành hoạt động của Ngân hàng thương mại là Tổng Giám Đốc. Giúp việc cho Tổng Giám Đốc là các Phó

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí