Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế



Do sự phát triển nhanh trong mấy năm gần đây, nên độ tuổi trung bình của NHTM Việt Nam khá trẻ: 23,9% lao động có độ tuổi dưới 25; 37,81% lao động có độ tuổi từ 26 đến 30. Tỷ lệ người lao động trên 50 tuổi chỉ chiếm 2,81%, một tỷ lệ khá nhỏ.

Nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình cổ phần hóa và tiến tới thành lập một Tập đoàn tài chính đa năng. Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc, có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập sắp tới. Cán bộ sau khi tuyển dụng sẽ được bố trí theo nguyên tắc “đúng người, đúng vị trí”. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp, NHTM Việt Nam cũng không ngừng rà soát, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước. Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh toán XNK, thẻ, kho quỹ… các NHTM Việt Nam như BIDV, Vietcombank, Vietinbank thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khoá đào tạo này đã giúp cho NHTM Việt Nam có được một đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các NHTM Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

Với đội ngũ cán bộ ngân hàng hiện nay, về cơ bản các NHTM Việt Nam đã đảm bảo được nguồn nhân lực ổn định tại các bộ phận, các chi nhánh và các công ty trực thuộc khác của Ngân hàng

Các NHTM Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật lao động. Mức lương và thu nhập của người lao



động ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, NHTM Việt Nam còn có chính sách khen thưởng xứng đáng với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động và tăng doanh thu cho Ngân hàng. Bên cạnh yêu cầu tiêu chuẩn cao khi tuyển dụng mới, NHTM Việt Nam cũng luôn luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nguồn nhân lực hiện có, đặc biệt trong những lĩnh vực nghiệp vụ mới phức tạp, các sản phẩm ngân hàng hiện đại.

2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Quy mô và mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 14

Đây là lợi thế của các NHTM Việt Nam, số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà Nước cho thấy, nếu như cuối năm 2007, khối NHTM cổ phần Việt Nam còn chỉ chiếm ở cả thị phần cho vay và huy động, lần lượt 30,4% và 27,7%, thì đến cuối năm 2012 đã tăng lên 47,1% và là thị phần huy động là 34.8%. Nguyên do là khối NHTM cổ phận đã có một quá trình tăng trưởng mạnh về quy mô, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ thị trường chứng khoán năm 2006 - 2007, tạo nên sự dịch chuyển thị phần mạnh mẽ đến vậy và sự tăng trưởng về quy mô này chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

2.3.1.2. Hệ thống chi nhánh rộng, phân bố đều khắp cả nước

Hệ thống chi nhánh rộng, phân bố đều khắp cả nước không những tạo lợi thế cho các NHTM Việt Nam trong việc tăng thị phần mà còn góp phần quan trọng giảm rủi ro, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng cũng như tăng sự hiện diện của thương hiệu ngân hàng trong công chúng, khối NHTM Việt Nam hiện nay có 760 chi nhánh và 1883 phòng giao dịch, chiếm 36% toàn hệ thống và có xu hướng mở rộng rất nhanh. Nếu như trước đây hoạt động của các NHTM Việt Nam thường chỉ tập trung ở các thành phố, khu công nghiệp, thì nay mạng lưới hoạt động đã ngày càng mở rộng trên khắp các tỉnh thành phố trong cả nước. Cũng từ những lợi thế về mạng lưới chi nhánh và quy mô cũng như lịch sử hoạt động, các NHTM Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu trên thị



trường. So với khối ngân hàng nước ngoài, qui mô hoạt động của các NHTM Việt Nam có nhỏ bé hơn nhưng bù lại với mức độ “gọn nhẹ” nên các NHTM Việt Nam lại dễ dàng hơn để sắp xếp lại và đổi mới hoạt động.

2.3.1.3. Năng lực tài chính của các ngân hàng được cải thiện

Các NHTM Việt Nam cũng là những ngân hàng đi đầu trong việc thuê kiểm toán quốc tế BCTC theo chuẩn mực quốc tế nhằm thấy rõ những điểm yếu của mình, ngoài ra các ngân hàng còn đang gấp rút nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ, chính vì thế năng lực tài chính của các ngân hàng này đã được cải thiện. Điều này thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế đã giảm rõ rệt trong thời gian qua, hệ số an toàn vốn tối thiểu có phần được cải thiện.

Ngoài ra các NHTM Việt Nam có ưu thế tăng trưởng hoạt động nhờ lợi thế quy mô, cũng như đầu tư công nghệ mới. Thêm nữa các NHTM Việt Nam còn có đội ngũ cán bộ đông đảo, đa số cán bộ được đào tạo bài bản là nền tảng tốt để xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, chuyên nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo ra sức cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Đánh giá thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam cho thấy trong những năm qua, hệ thống các NHTM Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể, có những đóng góp quan trọng cho thành tựu phát triển kinh tế của đất nước: liên tục nhiều năm kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao, không để lạm phát ngoài tầm kiểm soát. Tổng tài sản toàn hệ thống NHTM Việt Nam tăng nhanh, quy mô hoạt động, chất lượng dịch vụ được cải thiện khá rõ: mạng lưới phát triển, dịch vụ gia tăng, chất lượng phục vụ tốt hơn. Số lượng các NHTM, cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, tăng nhanh do chính sách mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng, song được kiểm soát chặt chẽ nên không có dấu hiệu mất ổn định hệ thống trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái. Các NHTM Việt Nam về cơ bản đều không ngừng cố gắng vươn lên trong hoạt động kinh doanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Hoạt động của hệ thống các NHTM Việt nam ngày càng phát triển, đã từng bước nâng cao vai trò là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh



tế Việt Nam; đẩy mạnh việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế; góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước.

Các sản phẩm dịch vụ ngày càng phát triển phong phú và đa dạng; mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch ngày càng mở rộng cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.

Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM tăng nhanh. Hệ thống NHTM phát triển an toàn, đã góp phần ổn định hệ thống tài chính ở Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh của các NHTM ngày càng được nâng lên; tăng cường mở cửa thị trường; đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống NHTM Việt Nam hiện còn những bất cập cả về năng lực quản trị điều hành; năng lực tài chính và năng lực quản lý rủi ro.

2.3.2.1. Chất lượng tín dụng chưa cao, năng lượng tài chính còn hạn chế

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam những năm qua vẫn còn ở mức cao, mặc dù tín dụng tăng nhanh tuy nhiên chất lượng tín dụng lại thấp, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam vẫn nằm trong mức cho phép tuy nhiên nếu theo chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu có thể lên đến 2 con số, tuy nhiên dự phòng rủi ro của các ngân hàng còn chưa tương xứng với mức độ rủi ro (tỷ lệ dự phòng rủi ro đến 31/12/2012 chỉ tương đương 47,85% nợ xấu). Ngoài ra, tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản quá lớn đặt sự an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam phụ thuộc vào thị trường bất động sản, điều này rất nguy hiểm do thị trường bất động sản vẫn chưa thể phục hồi, giá bất động sản vẫn đang có xu hướng lao dốc, giá bất động sản đã giảm đến 30% so với thời kì năm 2010. Ngoài ra, nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các ngân hàng rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ. Ngân hàng trong những năm qua là ngành có tốc độ phát triển nhanh, thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đầu tư vốn kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt, nhiều tập



đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước là cổ đông lớn, là chủ sỡ hữu của các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng, không ít các ngân hàng đã bị các cổ đông lớn lạm dụng trở thành công cụ cung cấp vốn cho các cổ đông. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam đang có chiều hướng giảm sút, ROE của NHTM Việt Nam từ 5,1% năm 2012 đến nay chỉ còn có 3,6%, điều này chứng tỏ sức khỏe các NHTM Việt Nam đang giảm sút.

2.3.2.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa có nhiều khác biệt

Mặc dù trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đều đã cố gắng để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển được một số sản phẩm, dịch vụ mới như sản phẩm phái sinh, sản phẩm thanh toán chứng khoán. Tuy nhiên các sản phẩm của NHTM Việt Nam chưa có quá nhiều sự khác biệt với các NHTM khác.

Theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có thể cung cấp khoảng 1000 sản phẩm và dịch vụ khác nhau cho khách hàng, trong khi đó số lượng các sản phẩm dịch vụ mà các NHTM Việt Nam cung cấp chỉ khoảng từ 200 - 300 sản phẩm dịch vụ. Một số dịch vụ mà các ngân hàng nước ngoài đã cung cấp trong một thời gian dài như internet banking, thẻ tín dụng quốc tế visa, master thì các NHTM Việt Nam mới triển khai được trong một thời gian không lâu, hay sản phẩm factoring - một dạng tài trợ phổ biến cho các doanh nghiệp ở nước ngoài thế nhưng tại các NHTM Việt Nam thì sản phẩm này mới được triển khai rất hạn chế.

Việc tụt hậu khi triển khai các sản phậm hiện đại đến khách hàng sẽ là hạn chế đối với năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

2.3.2.3. Hệ thống CNTT chưa đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh của ngân hàng

Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, công nghệ được xem là một trong những yếu tố then chốt khi các sản phẩm truyền thống, mức lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho khách hàng ít có sự khác biệt. Ngân hàng nào tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ chiếm lĩnh được thị trường nhờ tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm cung cấp cho khách hàng và hỗ trợ cho công tác quản trị điều hành của Ngân hàng.



Nhiều NHTM Việt Nam đã và đang đầu tư rất mạnh vào công nghệ, được trạng bị hệ thống phần mềm ngân hàng cốt lõi của nhà thầu SiverLake trong chương trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng của ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng và phát triển công nghệ vào các hoạt động quản lý, kinh doanh của các NHTM Việt Nam chưa đồng đều và hiệu quả, theo đánh giá thì ACB là ngân hàng ứng dụng công nghệ hiệu quả nhất so với các ngân hàng khác. Điều này được thể hiện qua việc ứng dụng công nghệ để phát triển các sản phẩm mới còn chưa nhiều, các công cụ phục vụ quản trị điều hành còn hạn chế. Đồng thời so với trình độ công nghệ của các ngân hàng nước ngoài thì hệ thống công nghệ của các NHTM Việt Nam còn một khoảng cách rất xa.

2.3.2.4. Công cụ và khả năng quản lý điều hành, quản lý rủi ro còn hạn chế

Công cụ và phương pháp quản trị điều hành của các NHTM Việt Nam còn chưa theo kịp yêu cầu của NHTM hiện đại, hiện nay công cụ điều hành chủ yếu của các NHTM Việt Nam là xây dựng và giám sát kế hoạch kinh doanh và hệ thống kiểm tra nội bộ. Đối với công cụ kế hoạch kinh doanh tuy có tính chất định hướng và giám sát hoạt động cho đơn vị thành viên nhưng là công cụ chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan và mang tính hành chính nên có thể làm giảm tính tích cực trong việc thực hiện kinh doanh của đơn vị.

Một điểm yếu nữa của các NHTM Việt Nam, đó là khả năng quản trị rủi ro. Mặc dù trong mô hình tổ chức của các NHTM Việt Nam đều xây dựng bộ máy quản trị rủi ro từ hội đồng quản trị đến các chi nhánh, có bộ phậm kiểm soát nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị, bộ phận quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình cấp tín dụng, phân cấp hạn mức... nhưng trong thực tế triển khai tại mỗi ngân hàng đều bộc lộ những bất cập, kể cả những ngân hàng đã triển khai xếp hạng tín dụng theo điều 7, QĐ 493. Những bất cập này có nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngân hàng. Có thể chỉ ra như dữ liệu khai thác đầu vào (từ cả khách hàng và ngân hàng) để chấm điểm, xếp hạng tín dụng không đầy đủ, không có tính hệ thống và thiếu chính xác, chất lượng phần mềm phục vụ cho công tác xếp hạng chưa đáp ứng hoặc chưa khai thác triệt để phần mềm... Chính vì thế, khả năng dự báo rủi ro của hệ thống kém hiệu quả, khi đã xây dựng hệ thống rồi, quy trình



kiểm tra và giám sát hệ thống xếp hạng chưa có tính chuẩn mực, thể hiện ở việc chưa đảm bảo yếu tố độc lập minh bạch, liên tục phân định trách nhiệm rõ ràng. Cơ chế sử dụng kết quả xếp hạng, rà soát hệ thống xếp hạng, kiểm toán nội bộ, giám sát của HĐQT và ban quản lý ngân hàng cấp cao chưa chặt chẽ, chưa gắn cơ chế hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng với cơ chế giám sát tín dụng của ngân hàng. Một hạn chế là, các NHTM Việt Nam chưa ứng dụng kết quả chấm điểm và xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

2.3.2.5. Chưa khai thác hiệu quả công nghệ trong kinh doanh

Điểm yếu này thể hiện rõ nhất trong việc đầu tư vào hệ thống ATM của các NHTM, số lượng máy ATM ở nước ta khoảng 14.300 máy ATM, hơn 57,1 triệu thẻ ATM, khoảng 53,5 triệu thẻ ghi nợ nội địa và hơn 1,77 triệu thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên dịch vụ này của các NHTM chưa tạo ra hiệu quả bởi thẻ ghi nợ nội địa chủ yếu được sử dụng để rút tiền mặt, dù các ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho loại thẻ này như mua vé máy bay, trả tiền taxi… Năm 2010, trong tổng doanh số sử dụng thẻ (cả nội địa và quốc tế) là 29,1 tỷ USD thì doanh số rút tiền mặt tại ATM lên tới 21,5 tỷ USD, tức là gần 74% dùng để rút tiền mặt. Riêng đối với thẻ ATM (chiếm trên 90%) lượng thẻ trên thị trường thì tỷ lệ sử dụng để rút tiền lên đến gần 90%. Chưa kể có tới 50% thẻ phát hành ra là thẻ chết. Rõ ràng từ một định hướng là phát triển thẻ ATM để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thì ATM lại trở thành một quầy rút tiền tự động, cũng không thể đổ lỗi cho các ngân hàng bởi người sử dụng thẻ chỉ chi một tỷ lệ nhỏ để đi máy bay, taxi… trong khi đó rất nhiều nhu cầu khác phải thanh toán bằng tiền mặt, ngay tại các siêu thị lớn, không phải siêu thị nào cũng chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Vì vậy, nguyên nhân chính ở đây là sự bất cập của cơ sở hạ tầng thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam.

Cơ cấu quản lý chưa thực sự phù hợp các chuẩn mực quản lý quốc tế. Năng lực quản lý, điều hành yếu so với quy mô hoạt động của ngân hàng, năng lực tài chính, khả năng hiện đại hóa công nghệ và quản lý rủi ro hạn chế. Tất cả các yếu tố trên đặt hệ thống NHTM Việt Nam trong tình trạng thiếu an toàn,



kém cạnh tranh, hiệu quả thấp. Nếu tiếp tục tăng vốn, trong khi không có những bứt phá mạnh về năng lực quản lý, điều hành và khả năng phát triển dịch vụ, công nghệ ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam sẽ càng kém hấp dẫn.

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế và khu vực ngân hàng trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới, một mặt làm tăng tính phụ thuộc và tính liên thông của hệ thống NHTM Việt Nam với thị trường tài chính thế giới, đặt hệ thống NHTM Việt Nam trước những cú sốc từ bên ngoài, mặt khác tạo áp lực cạnh tranh gay gắt. Nguy cơ các ngân hàng trong nước mất dần lợi thế về mạng lưới, sự am hiểu khách hàng và nhường thị phần cho các NHTM nước ngoài là hiện hữu. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng, việc đưa ra các giải pháp nhằm củng cố và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

- Thời gian qua, trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển, thì các NHTM vẫn tiếp tục là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, do đó khi các NHTM không thực hiện được tốt chức năng trung gian tài chính hoặc thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để chống lạm phát theo chỉ đạo của ngân hàng trung ương, vốn cho nền kinh tế suy giảm, thì nền kinh tế tất yếu sẽ gặp khó khăn và ngược lại, hệ thống các NHTM dễ dàng bị rủi ro khi kinh tế vĩ mô bất ổn.

- Giá trị tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam tăng nhanh qua các năm, nhưng lại không đồng đều giữa các khối NHTM và không thực chất (“tăng ảo”). Nói chung quy mô tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu còn thấp so với mức bình quân của các ngân hàng trong khu vực.

- Nguồn vốn để cho vay nền kinh tế của hệ thống NHTM Việt Nam không ít nhưng lại phụ thuộc vào thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng và các nguồn vay mượn khác: từ ngân hàng nước ngoài, từ Ngân hàng Nhà nước…); Do đó, khi thị trường tiền tệ biến động, sẽ dẫn đến rủi ro cho các NHTM. Hệ số đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam tăng lên trong các năm gần đây, điều này chứng tỏ quy mô vốn chủ sở hữu đang giảm xuống so với giá trị tổng tài sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023