Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 5


gian hoá, trừu tượng hoá. Tri thức lý luận có khả năng phản ánh được hiện thực ở mặt bản chất, trong những mối liên hệ bên trong mang tính qui luật. Tư duy lý luận là tri thức được hệ thống hoá nên nó đem lại cái nhìn mang tính chỉnh thể bao quát, đầy đủ và toàn vẹn về đối tượng phản ánh. Bằng tư duy lý luận, chủ thể có thể chỉ ra được bản chất bên trong của chính sự vật, hiện tượng. Tư duy lý luận đã giúp cho nhận thức của con người trở thành nhận thức lý luận đích thực khi nhận thức ấy thông qua biểu hiện vận động bề ngoài mà suy luận được sự vận động bên trong, những đặc điểm bản chất của những hiện tượng đó. Với những đặc điểm đó tư duy lý luận không những chỉ ra những phương hướng mới cho hoạt động thực tiễn của con người, mà còn làm cho hoạt động đó mang tính chủ động, tự giác và sáng tạo.

Tư duy lý luận không chỉ là tư duy bằng tri thức lý luận, mà còn là tư duy bằng phương pháp khoa học. Lý luận chứa đựng trong nó khả năng trở thành phương pháp, nhưng bản thân lý luận tự nó chưa phải là phương pháp. Lý luận là tri thức, nguyên lý, qui luật, nhưng phương pháp lại là hệ thống những nguyên tắc, được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan, tri thức lý luận để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tieenc của con người nhằm đạt mục tiêu đề ra. Bằng lối tư duy kinh nghiệm, các phương pháp và các thao tác lôgíc được hình thành một cách tự phát, dựa trên những nếp nghĩ quen thuộc hoặc dựa trên những tri thức kinh nghiệm. Ngược lại, đối với tư duy lý luận, các phương pháp được hình thành dựa trên những tri thức lý luận và được nhận thức, sử dụng một cách chủ động, tự giác, kết quả của quá trình tư duy đó là những thành quả trong thực tiễn đã được hình dung trước.

Từ những đặc trưng trên có thể hiểu, tư duy lý luận khoa học là tư duy ở cấp độ nhận thức cao của con người, có vai trò quan trọng trong nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người; được thực hiện dựa trên nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật và các thao tác tư duy lôgic để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức, từ đó có thể tạo ra những mô hình lý luận phù hợp


với hiện thực khách quan chỉ đạo thực tiễn ngày càng có hiệu quả. Tuy vậy, do những đặc điểm của mình, tư duy lý luận có mặt hạn chế là dễ thoát ly thực tế, dễ rơi vào tư biện.

Tư duy lý luận và tư duy chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đạt được những mục tiêu khác nhau tùy vào mục đích xác định, trên cơ sở nền tảng của trình độ tư duy lý luận, người lãnh đạo xây dựng các kế hoạch, phương thức để đạt được những mục tiêu, trong đó có những kế hoạch ngắn hạn trước mắt, có kế hoạch dài hạn; có những nội dung có thể linh hoạt tùy vào hoàn cảnh cụ thể, cũng có những nội dung phải kiên định; thực hiện những sách lược và chiến lược phù hợp.

Sách lược là những kế sách, chiến thuật nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược theo lập trường đã định. Sách lược có thể “co giãn”, “mềm dẻo”, “linh hoạt”, “uyển chuyển” tùy từng hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt mục tiêu đã xây dựng, là phương thức, cách thức và thời điểm để thực hiện chiến lược. Như vậy tư duy sách lược có nghĩa là tư duy về những quyết định cụ thể cho những hành động trong mục tiêu trước mắt, mục tiêu gần, thực hiện những mắt khâu trong chiến lược.

Tư duy chiến lược là một bước phát triển quan trọng trong quá trình tư duy của con người. Ngày nay, trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, để có sự phát triển tối ưu đều cần tư duy ở tầm chiến lược. Đặc biệt đối với nước ta đang cần những bước đi dài, đi tắt, đón đầu để bắt kịp sự phát triển của thế giới lại càng đòi hỏi phải có tư duy chiến lược, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường như hiện nay.

2.1.2. Khái niệm tư duy chiến lược

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Chiến lược và chiến thuật là hai thuật ngữ xuất phát từ nghệ thuật quân sự, nó thường gắn với mưu lược, kế sách. Chiến lược là phương cách để chiến thắng một cuộc chiến tranh. Ngày nay đó là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau. Đối với lĩnh vực quân sự, nếu không có chiến lược đúng sẽ không thể chiến thắng. Điều khác biệt giữa việc có chiến lược hay không có chiến lược là ở chỗ:


Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 5

Người không có chiến lược đánh trận nào chỉ biết trận đó. Họ có thể chiến thắng trong nhiều trận đánh lớn, nhưng không có ý niệm về diễn biến và chiều hướng, phản ứng một cách thụ động trước các diễn biến của cuộc chiến. Người không có chiến lược sẽ không nắm được các cơ hội, không lường trước được các tình huống có khả năng sẽ xảy đến và do vậy thường không phải là người chiến thắng cuối cùng.

Người có chiến lược biết lường trước về trận chiến. Họ chú tâm vào diễn biến và chiều hướng của cuộc chiến, biết tích lũy và phát triển lực lượng, huy động các nguồn lực, chiếm lĩnh và bảo vệ những vị trí trọng yếu. Người chiến thắng cuối cùng thường là một trong số những người có chiến lược tốt nhất.

Ngày nay thuật ngữ chiến lược được sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều các lĩnh vực, nhiều cách xem xét khác nhau. Phạm vi rộng, hẹp về không gian không phải là một đặc điểm chủ yếu của chiến lược. Không có một cái ngưỡng về phạm vi phải đạt tới thì mới được coi là chiến lược. Có thể có chiến lược toàn cầu, chiến lược quốc gia, chiến lược trong từng lĩnh vực, cũng có thể có chiến lược gia đình, chiến lược cá nhân từng người. Có thể có chiến lược đối ngoại, chiến lược kinh tế, chiến lược bảo vệ Tổ quốc... Trong các đối tượng cụ thể hơn trong từng lĩnh vực có thể có chiến lược nhân sự, chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm…

Bản chất của chiến lược là cực kỳ quan trọng, nó quyết định cả mục đích, phương châm và biện pháp để đạt mục tiêu; song, bản chất các chiến lược rất khác nhau, phải xét từng trường hợp cụ thể. Chiến lược cần thiết không chỉ với những người có tham vọng là người chiến thắng cuối cùng, hay là những ai mạnh, mà cần thiết với bất cứ ai. Đặc biệt, đối với những người giữ vai trò lãnh đạo, để đưa đến sự phát triển, lớn mạnh thì không thể thiếu một chiến lược.

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau đó là do các phương pháp tiếp cận khác nhau và thường gắn với tổ chức hay lĩnh vực công việc cụ thể. Các định nghĩa đó đều giải thích theo nghĩa chiến lược quân sự hay chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngành, chiến lược địa phương...


Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Chiến lược cách mạng là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt một thời kỳ của cuộc đấu tranh xã hội, chính trị” [79, tr.157].

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chiến lược là nghệ thuật xác định mục tiêu, sắp xếp, quy tụ lực lượng, đề ra giải pháp nhằm đạt tới một mục đích nhất định bằng con đường có lợi nhất tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực” [42, tr.1024].

Theo cách hiểu thông thường: Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh; đó là chương trình, kế hoạch hành động được thiết kế, hoạch định nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn, trong đó bao gồm cả các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến mục tiêu đó. Gọi là chiến lược khi trong đó chứa đựng cả ba yếu tố: xác định chính xác mục tiêu cần đạt; xác định con đường hay phương thức để đạt mục tiêu; định hướng, phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu đã lựa chọn. Như vậy, theo định nghĩa này thì nhiệm vụ của chiến lược là tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực có hạn của tổ chức để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Giữa chiến lược và sách lược có mối liên hệ với nhau, chúng đều được hành động với sự chính xác để giành được mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác nhau căn bản. Về mặt quy mô, chiến lược đặt ra mục tiêu to lớn, còn sách lược thì có giới hạn; về phạm vi hoạt động, chiến lược ở mức rộng lớn và tổng thể còn sách lược có điểm tập trung cụ thể; chiến lược tuy cũng cần phải linh hoạt nhưng không thay đổi quá nhanh còn sách lược thì linh hoạt và nhanh chóng. Với nhiệm vụ chiến lược, một kế hoạch được bắt đầu với việc đưa ra viễn cảnh tương lai nhưng phải đưa ra được những bước đi chính xác tới mục tiêu, do đó nó phải được thiết lập một cách cẩn thận bởi trong thời gian dài, mọi thứ đều có thể có rất nhiều biến đổi.

Như trên đã nêu, có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, nhưng có thể khái quát lại rằng: “Chiến lược là định hướng cơ bản về mục tiêu lâu dài. Ở đó chứa đựng nội dung, phương thức để hoạch định, sắp xếp, chuẩn bị lực lượng, đề ra


giải pháp đạt được mục tiêu lâu dài ấy bằng con đường hiệu quả nhất, tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực, nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời kỳ nhất định”. Cần chú ý đó là những mục tiêu dài hạn nhằm thực hiện một hoặc một loạt các hoạt động cho sự phát triển.

Vậy tư duy chiến lược là gì? Như đã biết, trong quá trình tồn tại của mình, ở con người luôn diễn ra hai loại hoạt động đó là hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Ngày nay, ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng cần thiết phải nhìn nhận, suy tính một cách chiến lược. Tính chiến lược được thể hiện ra thông qua sự hoạch định, việc xây dựng những kế hoạch mang tính dài hạn, có những sự tính toán trước cho những bước đi cụ thể trong tương lai nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định. Theo đó, tính chiến lược này được hiểu là chiến lược trong hoạt động thực tiễn.

Tư duy chiến lược được xác định là hoạt động của tư duy, hoạt động này sẽ diễn ra trước chiến lược trong thực tiễn một bước, cần có tư duy chiến lược tốt mới có được chiến lược trong thực tiễn đúng đắn, hiệu quả. Tư duy chiến lược thể hiện ở khả năng nhìn ra tính toàn cục, tầm nhìn xa, trông rộng, tầm nhìn có tính sáng tạo, tính vượt trước về những đối tượng mà nó phản ánh. Xa và rộng ở đây bao hàm cả không gian và thời gian vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thực tế tồn tại của nó. Tư duy chiến lược là quá trình nhận thức lý tính về đối tượng, là một sức nhìn, tầm nhìn, nhưng không phải là cái nhìn thông thường của mắt, mà là cái “nhìn” của tư duy, trí tuệ, có khả năng đi sâu vào bản chất, tìm ra quy luật vận động của nó để đi đến lựa chọn sự tác động đạt kết quả tốt nhất. Tư duy chiến lược. Khi chủ thể có được tư duy chiến lược là có khả năng hiểu sát tình hình, xác định đúng mục đích, có tính sáng tạo cao của tư duy, từ đó phát hiện sớm những tín hiệu báo trước sự thay đổi hay những mầm mống của cái mới, để đạt đến mục tiêu với hiệu quả cao.

Tư duy chiến lược được thể hiện ở tầm nhìn sâu về lịch sử, nhìn đúng về hiện tại, nhìn rõ về tương lai, từ đó lựa chọn chính xác điểm cốt lõi, cơ bản, đề ra được các biện pháp thực hiện mục đích đạt kết quả tối ưu.


Tư duy chiến lược dự báo xu hướng vận động, biến đổi của đối tượng khách quan, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải tạo đối tượng khách quan đó. Bằng tư duy chiến lược, con người có tầm nhìn xa, trông rộng trong hoạt động của mình; dự báo được các tình huống có thể xảy ra; xác định được xu thế vận động của thực tiễn, của đối tượng mà nó phản ánh, trên cơ sở đó chủ động đề ra các phương án dự phòng cho những biến cố, những tình huống khác nhau. Do vậy, có thể nói, tư duy chiến lược giúp con người chủ động, tự giác trong hoạt động, làm chủ được các hoạt động của mình một cách rõ rang, hiệu quả.

Để có được tư duy chiến lược không thể thiếu tư duy biện chứng và tư duy lý luận. Đây có thể được coi là những chất liệu để trên cơ sở đó hình thành tư duy chiến lược. Tư duy biện chứng ở trình độ lý luận phải là cơ sở cho tư duy chiến lược. Tư duy biện chứng là tư duy phản ánh các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan với những mối liên hệ, sự vận động, phát triển. Bằng tư duy biện chứng, chủ thể luôn nhìn nhận đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và đặt chúng trong mối liên hệ, trong sự phát triển để có được đánh giá toàn diện nhất về đối tượng. Tư duy lý luận là bước phát triển cao về mặt tư duy của con người. Thông qua cái nhìn biện chứng, chủ thể đạt tới trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa, phản ánh gián tiếp nhưng sâu sắc về mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật, hiện tượng, khi đó chủ thể có được tư duy lý luận. Như vậy, tư duy lý luận là trình độ tư duy có thể thâm nhập sâu vào bản chất của đối tượng, đồng thời có thể vận dụng được những tri thức về đối tượng vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở nắm rõ đối tượng và khả năng vận dụng sự hiểu biết vào quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn, tư duy lý luận sẽ giúp chủ thể có những suy luận, tiên đoán, định hướng, là cơ sở cho việc xây dựng những kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai và đó chính là hình thành khả năng tư duy chiến lược. Tư duy chiến lược sẽ giúp chủ thể tìm kiếm và phát triển năng lực tầm nhìn chiến lược, để dự đoán tương lai. Tư duy chiến lược không chỉ dừng lại trả lời câu hỏi “cái gì” mà còn cần trả lời được những câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”, “sẽ như thế nào”. Người


có tư duy chiến lược phải có khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng xử lý thông tin hợp lý từ những dữ liệu đã có trong nhận thức và cả trong thực tiễn.

Cho tới nay chưa có một định nghĩa hay công trình nghiên cứu riêng biệt nào để đánh giá về năng lực, trình độ tư duy chiến lược. Tuy nhiên, tư duy chiến lược vẫn được biết thông qua các mô hình lập kế hoạch, căn cứ vào các kế hoạch được xây dựng để thực thi, triển khai trong thực tế. Và để thực hiện chiến lược tốt hơn đòi hỏi người có tư duy chiến lược, người có thể khám phá những ý tưởng mới mẻ, gắn kết, xây dựng xâu chuỗi các sự kiện để hình thành các kế hoạch với kết quả tốt trong tương lai. Tư duy và kế hoạch chiến lược là "các quá trình khác nhau nhưng có sự liên quan và bổ sung" cần phải duy trì và hỗ trợ nhau để đạt hiệu quả công việc trong thực tế. Người có tư duy chiến lược biết kết nối các dữ liệu mà họ quan sát được trong thực tế, từ trong những kinh nghiệm của cá nhân và của nhiều người khác, tổng hợp thành một tầm nhìn xa và rộng cho tương lai, định hình hướng đi cho bản thân, cho cơ quan, tổ chức.

Như vậy, tư duy chiến lược là một loại hình của tư duy ở cấp độ cao của con người. Tư duy chiến lược phản ánh được bản chất, quy luật, xu hướng vận động của hiện thực khách quan, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, có tính sáng tạo, từ đó đưa ra những dự báo, định hướng đúng để đạt mục tiêu chiến lược trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển của khách quan.

Sự cần thiết của tư duy chiến lược và việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược không chỉ dành cho các nhà điều hành, các nhà lãnh đạo cấp cao, mà nó có thể, và cần phải ở mọi cấp của tổ chức, thậm chí ở cá nhân. Tư duy chiến lược giúp chủ thể đưa ra các kế hoạch hiệu quả cũng như các bước để thực hiện thành công các kế hoạch đó. Tư duy chiến lược là sự cần thiết, thậm chí là trách nhiệm của mọi người, nhưng đặc biệt cần thiết đối với những người giữ vai trò là những người lãnh đạo, những người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức do đặc điểm của hoạt động lãnh đạo đòi hỏi.


Có những đặc điểm khác nhau giữa những người có tư duy chiến lược với tư duy thông thường khi được xem xét trên cùng một vấn đề. Những người có tư duy chiến lược nhìn thấy những khả năng để từ đó dự báo sự thay đổi và tìm kiếm, xác định những cơ hội cũng như xác định những khó khăn có thể nảy sinh; họ quan tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh vấn đề mà họ hướng tới. Đối với tư duy thông thường thường ít khi chủ động tìm kiếm ý tưởng, không quan sát nhìn ra những tác động tiềm ẩn tới mục tiêu của mình, khả năng bao quát vấn đề hạn hẹp, dễ hài lòng với những gì đã có, đã quen thuộc.

Nói đến người có tư duy chiến lược cũng có nghĩa người đó có khả năng dự báo, định hướng sự phát triển của sự vật, có nghĩa là đưa ra những dự đoán về những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng ở đây không phải là đưa ra những vấn đề trong tương lai một cách thần bí, không phải là “đoán mò”, mà trên cơ sở những dữ kiện đã có trong thực tế, được coi như những yếu tố dữ liệu đầu vào và sau đó thông qua quá trình xử lý thông tin bằng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu…, đây là sự phán đoán một cách khoa học mà đưa ra những dự báo. Việc xem xét tương lai, đưa ra dự báo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nói chung. Những người có tư duy chiến lược tạo ra mối liên hệ giữa ý tưởng, kế hoạch và những người mà người khác không nhìn thấy.

Tư duy chiến lược ngày càng trở nên cần thiết đối với tất cả mọi người và đặc biệt không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo bởi sản phẩm của tư duy chiến lược của họ không thuần túy phục vụ cho những mục tiêu cá nhân, trong phạm vi nhỏ hẹp mà nó có ảnh hưởng, mang tính quyết định tới sự phát triển của cộng đồng, của vùng miền, của quốc gia dân tộc. Tư duy chiến lược của nhà lãnh đạo thể hiện những đặc trưng cơ bản gắn với hoạt động lãnh đạo. Tư duy chiến lược của nhà lãnh đạo mang tính tổng hợp, hệ thống, có tầm nhìn xa trông rộng, có tính dự báo, thấy được xu thế phát triển và hướng tới các phương án thực hiện tối ưu. Tư duy chiến lược mang tính định hướng và sáng tạo, có khả năng vận dụng một cách nhuần nhuyễn phép biện chứng, nhận thức rõ quy luật khách quan, bản chất của sự kiện, tình hình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023