Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu 71940


Trước yêu cầu đó, nhiều công trình nghiên cứu về tư duy, tư duy lý luận cũng được đặt ra và nghiên cứu ở đối tượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Người cán bộ lãnh đạo nói chung, trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng được khảo sát, đánh giá một cách khá sâu sắc về đặc điểm, thực trạng tư duy, tư duy lý luận. Qua những công trình nghiên cứu này có thể thấy, người cán bộ lãnh đạo nước ta luôn được quan tâm xây dựng, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ tư duy của mình. Mặc dù có những hạn chế trong tư duy do chịu ảnh hưởng của yếu tố lịch sử, vị trí địa lý, nhưng tư duy nói chung của người cán bộ lãnh đạo nước ta đang không ngừng được nâng tầm. Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích thực trạng đặc điểm tư duy của người cán bộ lãnh đạo của nước ta, có nhiều giải pháp cũng được xây dựng để góp phần nâng tầm tư duy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Mỗi công trình nghiên cứu về tư duy, tư duy lý luận, tư duy chiến lược đối với người cán bộ lãnh đạo nói chung ở Việt Nam đều đóng góp những giá trị quan trọng, là cơ sở để người cán bộ lãnh đạo học tập, bồi dưỡng hoàn thiện tư duy của mình trong công cuộc lãnh đạo, chỉ đạo đưa đất nước phát triển toàn diện theo định hướng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, mà ngàn đời người dân Việt Nam đã dày công vun đắp và gìn giữ.

Những nội dung liên quan đến sự phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng. Mặc dù sau Nghị quyết Trung ương VII, khóa XII với việc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đã có nhiều bài viết liên quan đến tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược được bàn tới, tuy vậy, hiện nay trong nước còn rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư duy chiến lược, thường chỉ đề cập đến tư duy, tư duy lý luận nói chung. Tư duy chiến lược được một số công trình nghiên cứu đề cập đến thông qua bài tạp chí, hội thảo khoa học; một số sách đề cập đến tư duy chiến lược thì gắn với tư duy chiến lược cho lĩnh vực cụ thể. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều xác định cho mình những chiến lược phát triển, từ đó có kế hoạch cụ thể để đảm bảo và hướng tới sự phát triển cho tương lai. Chúng ta không khó để tìm thấy chiến lược cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,


quân sự trong khoảng thời gian 10 năm, 20 năm, 50 năm ở những phạm vi, quy mô khác nhau. Việc nghiên cứu tư duy chiến lược với tính cách là một quá trình của tư duy, một trình độ tư duy, năng lực tư duy khái quát thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Đây là một khoảng trống lớn có thể tiếp cận khai thác, tìm tòi để là sáng rõ đặc trưng của tư duy chiến lược - yếu tố tư duy không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trước tình hình mới ở nước ta hiện nay. Quan niệm thế nào là tư duy chiến lược, trình độ tư duy chiến lược cùng những đặc trưng của nó còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các tác giả. Có sự khác nhau ấy là bởi các tác giả nghiên cứu về tư duy chiến lược gắn với tư duy theo ngành, theo lĩnh vực mà không phải là tư duy chiến lược chung, tổng thể, cách thức và khả năng tư duy ra những điều mới mang tầm nhìn dài hạn. Do vậy, các tác giả thường mới chỉ ra cách làm thế nào để có được một chiến lược, ít đề cập đến để chỉ ra con đường hình thành tư duy chiến lược, để từ đó bồi dưỡng, nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo. Để có cái nhìn khái quát hơn về tư duy chiến lược, nâng cao trình độ tư duy chiến lược thì đây là nội dung cần

tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ.

1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án, tác giả nhận thấy việc đề cập trực tiếp, cụ thể về trình độ tư duy chiến lược còn ít được khai thác. Với khoảng trống đó, tại luận án này, nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số nội dung sau:

- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về tư duy chiến lược; tầm quan trọng của nâng cao trình độ tư duy chiến lược đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay; những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo; thực chất của việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược

- Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra về trình độ tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao có hiệu quả trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.


Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 4

Như vậy, có thể nói, luận án có sự kế thừa nhất định từ kết quả nghiên cứu trước về tư duy, tư duy lý luận, tư duy chiến lược, về đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, đồng thời cũng đưa ra một số nội dung mới xoay quanh vấn đề về nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay. Bàn về trình độ tư duy chiến lược là nội dung khó, ít công trình ở nước ta đề cập đến, đặc biệt dưới góc độ triết học, tài liệu tham khảo còn hạn chế. Tuy vậy đây lại là vấn đề lớn, thực sự cần thiết cho sự phát triển của đất nước, do đó nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” với mong muốn đóng góp một cái nhìn hệ thống, tổng quát hơn về tư duy chiến lược trong sự phát triển của tư duy nói chung của con người.


Tiểu kết chương 1


Tư duy là vấn đề được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài người, được khai thác ở nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh, qua nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau. Tư duy chiến lược là một loại hình của tư duy, ngày càng trở nên cần thiết trong đời sống thực tiễn. Bởi thế, việc rèn luyện nâng cao trình độ tư duy chiến lược là không thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là ở những người cán bộ lãnh đạo. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến tư duy chiến lược, nhưng nội dung trình bày về những chiến lược cụ thể đối với từng lĩnh vực cụ thể, mà chủ yếu là đưa ra những chiến lược nhằm phát triển các mặt khác nhau của kinh tế. Tuy nhiên, tư duy chiến lược là gì, thực chất tư duy cần những yếu tố nào sẽ có được tư duy chiến lược, làm gì để rèn luyện và nâng cao trình độ tư duy chiến lược thì chưa được đề cập. Như vậy, những vấn đề lý luận về tư duy chiến lược, những nhân tố hình thành, vai trò của tư duy chiến lược cần được bàn đến một cách hệ thống hơn. Chương tiếp theo của luận án phần nào đi vào giải quyết những vấn đề đặt ra đó.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO


2.1. TƯ DUY VÀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

2.1.1. Khái niệm tư duy

Triết học Mác - Lênin chỉ ra rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và dĩ nhiên nếu không có cái được phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái được phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh. Bản chất của nhận thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật chất vào bộ óc con người. Đây là một quá trình phức tạp, quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải quá trình phản ánh máy móc, giản đơn, thụ động và nhất thời:

Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể. Phản ánh của thế giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách chết cứng, trừu tượng, không phải không vận động, không mâu thuẫn, mà là trong quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự giải quyết những mâu thuẫn đó [54, tr.207-208].

Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát triển, có bổ sung và hoàn thiện. Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới tính chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn.


Từ sự phân tích trên đây chúng ta có thể thấy, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể. Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo hiện thực ở trong tư duy của con người, bị chi phối và được quyết định bởi những quy luật phát triển xã hội và không thể tách rời với hoạt động thực tiễn. Quá trình phản ánh đó là một quá trình phức tạp của hàng loạt hoạt động trí tuệ với tính tích cực, sáng tạo, chủ động tiếp cận cái mới và sẵn sàng tạo dựng nên cái mới. Bởi lẽ con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan, tạo ra thiên nhiên thứ hai cho mình thông qua và bằng hoạt động thực tiễn. Con người, với hoạt động thực tiễn của mình chủ động tác động vào sự vật, hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, trên cơ sở đó, con người hiểu biết và nắm bắt được quy luật vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng. Nhận thức là một quá trình biện chứng gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thống nhất hữu cơ đem lại cho con người sự hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn về các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới. Mục đích của nhận thức là đạt tới chân lý khách quan. Trong quá trình nhận thức, con người thu nhận được những kiến thức, những khái niệm về những hiện tượng thực tế nhằm hiểu rõ thế giới xung quanh, nắm bắt được những quy luật khách quan. Những kiến thức đó được sử dụng trong hoạt động thực tiễn nhằm mục đích cải tạo thế giới, phục vụ những nhu cầu của con người.

Những tri thức có được qua quá trình nhận thức là những dữ liệu cung cấp cho quá trình tư duy và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Tư duy là đối tượng phức tạp, được đề cập đến với nhiều lát cắt khác nhau.

“Tư duy - sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận…” [42, tr.634].

“Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não, quá trình phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, phán đoán, lý luận, v.v…” [116, tr.701].


“Tư duy là nhận thức bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý” [117, tr.1756].

Qua những khái niệm về tư duy được đưa ra cho thấy, tư duy là thuộc tính chỉ có ở con người, là sự phản ánh ở cấp độ cao nhất trong thế giới vật chất. Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như triết học, tâm lý học, loogic học, điều khiển học, v.v... Triết học xem xét tư duy dưới lát cắt lý luận phản ánh. Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức; đó là quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa, mang tính tích cực, sáng tạo. Nó có tính gián tiếp và gắn liền với ngôn ngữ; tư duy hướng sâu vào nhận thức bản chất, tìm và chỉ ra quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Tư duy xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất xã hội của con người. Trong quá trình đó, con người so sánh các thông tin, dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau. Trải qua các quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý thuyết. Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp, sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ, mà còn ở một nhóm sự vật nhất định, phát hiện những mối liên hệ hợp quy luật của thực tại. Vì vậy, tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước.

Như vậy, qua những phân tích về tư duy, ý thức và nhận thức có thể thấy chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đều phản ánh hiện thực khách quan thông qua bộ óc trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Tất cả những yếu tố này đều bị chi phối bởi những quy luật sinh học và xã hội, trong đó các quy luật xã hội giữ vai trò quyết định. Tuy vậy, chúng là những khái niệm chứa đựng nội hàm khác biệt. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, ý thức có nhiều cấp độ khác nhau. Nhận thức là quá trình phản ánh đó. Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển ở cấp độ cao của nhận thức. Như vậy, tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người. Theo Ph.Ănghen, tư duy của con người, vừa tối cao, vừa


không tối cao, tuy vào những góc độ nhìn nhận khác nhau. Tư duy ở phương diện không tối cao và có hạn là xét theo sự thực hiện cá biệt - chủ thể cụ thể của tư duy thì nó không tối cao và có hạn. Xét theo bản tính và khả năng thì tư duy của con người là tối cao và vô hạn. Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối quan hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, khái quát thành những khái niệm, phạm trù, quy luật. Đây chính là quá trình tư duy trừu tượng. Như vậy, cả nhận thức và tư duy đều là những quá trình hoạt động để mang lại những tri thức mới về sự vật, hiện tượng, đối tượng nghiên cứu.

Bản chất của tư duy luôn là tìm tới chân lý khách quan, phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Bởi thế, mặc dù tư duy, ý thức là phạm trù của triết học nhưng ngày nay nó còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học cụ thể khác với mục đích là bồi dưỡng, phát triển nhằm kích hoạt, tăng cường khả năng sáng tạo tư duy của con người hay một tập thể cộng đồng người, giúp cá nhân hay tập thể đó tìm ra các phương án, lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải trong xã hội.

Tư duy hoàn toàn không tồn tại ngoài hoạt động sống của con người. Nếu con người chỉ tạo ra hết hoạt động logic này đến hoạt động logic khác mà trên thực tế lại không nhận thấy, không cảm thấy, không thể nghiệm sự đối chiếu thường xuyên ý nghĩa của các khái niệm của mình với những hoạt động tích cực và những cảm biết về hiện thực thì sẽ không hiểu được và không nhận thức được hiện thực và không hiểu được ngay bản thân mình, tức là sẽ không có ý thức.

Tư duy của con người luôn mang tính sáng tạo. Tư duy, trên cơ sở hoạt động thực tiễn luôn có xu hướng vươn tới những nhận thức mới và thực tiễn chính là cơ sở, động lực, là mục đích của tư duy. Trên cơ sở phép biện chứng


duy vật, xét những duy luật xã hội đã được khái quát thì khi những điều kiện và hoạt động thực tiễn còn ở trình độ thấp thì tương ứng với nó là cấp độ tư duy ở trình độ thấp. Khi hoạt động thực tiễn đạt đến trình độ cao hơn, cùng với những điều kiện của thực tiễn phát triển thì trình độ tư duy cũng theo đó được nâng lên. Tùy thuộc vào việc xem xét, nhìn nhận mà có thể chia ra những kiểu tư duy khác nhau. Nếu xét theo trình độ, có thể chia thành tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận; xét theo tầm nhìn, có thể chia thành tư duy sách lược và tư duy chiến lược…

Tư duy kinh nghiệm là một trình độ tư duy của con người, đã thể hiện năng lực trừu tượng hóa nhưng ở trình độ thấp. Với tư duy kinh nghiệm, người ta cũng có thể rút ra những kết luận tương đối chính xác về sự vật, hiện tượng, nhưng đó chỉ là sự vật, hiện tượng riêng lẻ mà chưa khái quát lên được mối liên hệ bản chất, tất yếu của các sự vật, hiện tượng. Ở tư duy kinh nghiệm, các phương pháp và thao tác lôgíc được hình thành một cách tự phát, dựa trên những nếp nghĩ quen thuộc, dựa trên những tri thức kinh nghiệm. Do tính khoa học của tư duy kinh nghiệm còn ở mức độ thấp nên nó phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng ở cấp độ chưa thực sự sâu sắc, việc chỉ ra những quy luật cũng chỉ mang tính kinh nghiệm, yếu tố dự báo với độ tin cậy chưa cao.

Tư duy lý luận là một trình độ tư duy của con người, xét về trình độ phản ánh thì nó phản ánh sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng. Nó đi sâu phản ánh các thuộc tính, mối liên hệ có tính bản chất, tất yếu, tính quy luật của đối tượng. Bởi thế, tư duy lý luận có khả năng nhìn nhận, đánh giá, phê phán sâu sắc và triệt để vấn đề mà nó phản ánh; có khả năng dự báo khoa học về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Ở tư duy lý luận, các phương pháp được hình thành dựa trên những tri thức lý luận, được chủ thể nhận thức, sử dụng một cách chủ động, tự giác.

Tư duy lý luận là tư duy được hình thành trên cơ sở khái quát tri thức kinh nghiệm nhờ sức mạnh của sự trừu tượng hoá và khái quát hoá của tư duy. Tư duy lý luận, xét về bản chất đối lập với tư duy kinh nghiệm. Tư duy lý luận là tư duy mang tính gián tiếp và khái quát hoá cao do nó đã qua rất nhiều bước trung

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí