HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 2
- Những Công Trình Về Giải Pháp Nâng Cao Trình Độ Tư Duy Chiến Lược Cho Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về tư duy và tư duy chiến lược 5
1.2. Những công trình nghiên cứu về trình độ tư duy, tư duy chiến lược của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo 9
1.3. Những công trình về giải pháp nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội
ngũ cán bộ lãnh đạo 13
1.4. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề luận
án tiếp tục nghiên cứu 20
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC VÀ VAI
TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO 24
2.1. Tư duy và tư duy chiến lược 24
2.2. Vai trò của tư duy chiến lược đối với cán bộ lãnh đạo 41
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao trình độ tư duy chiến lược 47
Chương 3: NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76
3.1. Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta
hiện nay - thực trạng và nguyên nhân 76
3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta 106
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở NƯỚC TA
TRONG TÌNH HÌNH MỚI HIỆN NAY 126
4.1. Đổi mới công tác lựa chọn, tuyển dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp
đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ tư duy chiến lược 126
4.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo theo hướng rèn
luyện tư duy chiến lược 129
4.3. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại và khoa học dự báo cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo 143
4.4. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 146
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia hưng thịnh hay suy vong, điều đó phụ thuộc đáng kể vào đường lối lãnh đạo, vào tầng lớp tinh hoa của quốc gia đó có tìm được phương thức đúng đắn để chấn hưng đất nước, thực sự vì dân, vì nước hay không. Đường lối lãnh đạo, chất lượng của tầng lớp tinh hoa ở mỗi quốc gia lại phụ thuộc đáng kể vào trình độ tư duy chiến lược của họ - những người cán bộ lãnh đạo. Khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi "cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém" [67, tr.240]. Có thể nói rằng không một lĩnh vực, một nội dung, nhiệm vụ nào của sự nghiệp cách mạng lại không cần đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo - những người đi đầu trong việc tham mưu, đề xuất và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng. Để cán bộ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đòi hỏi phải có những tố chất ưu trội cả về mặt trình độ tư duy và hành động. Tư duy con người có nhiều cấp độ khác nhau, người cán bộ lãnh đạo dù ở cương vị nào không thể chỉ có tư duy thông thường mà cần phải có tư duy chiến lược.
Tư duy chiến lược là yêu cầu cần thiết đối với người cán bộ lãnh đạo. Tư duy chiến lược định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Có tư duy chiến lược sẽ giúp cho chủ thể có tầm nhìn xa trông rộng, sớm phát hiện được các tín hiệu của sự thay đổi, của bước ngoặt, kịp thời phát hiện cái mới hợp quy luật, do vậy, dự báo được các tình huống có thể xảy ra. Trên cơ sở những phán đoán, những dự báo đó, chủ thể chủ động đề ra các phương án dự phòng cho những tình huống bất lợi, những kết quả không mong muốn có khả năng xảy đến, khắc phục tầm nhìn hạn hẹp. Trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới với nhiều thời cơ, nhưng cũng nhiều thách thức thì người nào có được tư duy chiến lược đúng, vạch ra được những chủ trương, chính sách phát triển mang tầm chiến lược sẽ là người chiến
thắng. Tư duy chiến lược là cần thiết cho bản thân mỗi người cán bộ lãnh đạo, bởi họ là những người trực tiếp hoặc góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và là người tổ chức thực hiện.
Tuy có vai trò quan trọng đối với người cán bộ lãnh đạo như vậy, nhưng trình độ tư duy chiến lược trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nước ta hiện nay còn những hạn chế, bất cập. Những hạn chế đó được bộc lộ ra khi có những quyết sách, quyết định, chủ trương chưa thể hiện được tầm nhìn xa, trông rộng; công tác dự báo, định hướng còn chưa phù hợp với thực tiễn, còn rơi vào tình trạng bị động đối phó. Điều đó khiến những kế hoạch của đất nước và các địa phương chưa mang tính dài hạn, tổng thể, trên thực tiễn ở những chủ trương thiếu tính dự báo dễ dẫn đến tình trạng chắp vá, tùy tiện, gây tác hại tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Vì vậy, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta, nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả và thành công đối với sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực với những biến đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường hiện nay.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về tư duy chiến lược và thực trạng trình độ tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta, đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về tư duy chiến lược; tầm quan trọng của nâng cao trình độ tư duy chiến lược đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay; những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo; thực chất của việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược.
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp nói chung ở nước ta, tập trung vào thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư duy, vai trò của tư duy chiến lược, về cán bộ và vai trò của cán bộ lãnh đạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: Kết hợp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và logic, phương pháp liên ngành, phương pháp hệ thống - cấu trúc, so sánh, phỏng vấn.
5. Đóng góp mới của luận án
- Bước đầu đưa ra khái niệm tư duy chiến lược ở mức độ khái quát, tạo cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tư duy chiến lược trên từng đối tượng cán bộ, lãnh đạo cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao trình độ tư duy chiến lược, hình thành và phát triển một phương pháp tư duy cần thiết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về tư duy chiến lược cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các trường Đảng, trường Chính trị, Cao đẳng, Đại học cũng như trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 13 tiết.