Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản - 1


Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng hµ néi Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ Chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i

********* o0o ********


Kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi N©ng cao n¨ng lùc xuÊt khÈu cđa doanh nghiÖp viÖt nam 1


kho¸ luËn tèt nghiÖp


§Ò tµi:

N©ng cao n¨ng lùc xuÊt khÈu cđa doanh nghiÖp viÖt nam xuÊt khÈu s¶n phÈm n«ng, l©m, thđy s¶n

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

sang thÞ tr•êng nhËt b¶n


Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản - 1

SV thùc hiÖn : Ph¹m ThÞ Minh Kh¸nh

Líp : NhËt 2

Khãa : K42

GV h•íng dÉn :tHs. NguyÔn ThÞ Thu H»ng


hµ néi, th¸ng 11 / 2007

LỜI MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây liên tục ở mức 7-8%/ năm, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều có những bước phát triển vượt bậc, trong đó, xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng trong những năm qua và được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những năm gần đây, xuất khẩu nông sản, lâm, thuỷ sản thường xuyên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước, năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đạt 8,88 tỷ USD chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hiện là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 300-450 tỷ USD (Năm 2006 trị giá nhập khẩu đạt 420,6 tỷ USD), trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 5,121 tỷ USD, chiếm khoảng 13-16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Hơn nữa, Nhật Bản và Việt Nam lại gần gũi về mặt địa lý và có những

nét tương đồng về văn hoá, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh cho nhập khẩu công nghệ và thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào

nước ta. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với thuỷ

sản và thứ hai đối với lâm sản (chủ yếu là đồ gỗ, hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ) của Việt Nam với tỷ trọng tương ứng khoảng 25% và 13%. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu lớn các loại hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, chè, gạo, cao su, rau quả... Đây là một thị trường rộng lớn, tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, song cũng là thị trường nổi tiếng khắt khe đối với hàng nhập khẩu và các rào cản thương mại phức tạp vào bậc nhất thế giới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đều

tăng qua các năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản hàng năm của Nhật Bản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như những yếu kém, hạn chế trong cạnh tranh, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường Nhật Bản, hệ thống chính sách xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta còn chưa hợp lý,… trong đó, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam còn yếu là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của chúng ta còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản là hết sức cần thiết góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của đất nước. Với những lý do trên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

II. Mục đích nghiên cứu

1. Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

2. Đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản thông qua thực trạng xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản.

3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

- Nhật Bản và các vấn đề liên quan đến thị trường Nhật Bản: tổng quan về thị trường Nhật Bản, đặc điểm thị trường, các yêu cầu và chính sách và cơ chế nhập khẩu hàng hoá,…

- Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, các yếu tố tác động và các giải pháp.

2. Phạm vi nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu vấn đề năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu trong phạm vi một số sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: Nông sản (cà phê, cao su, rau quả), lâm sản (đồ gỗ, mây tre đan), thuỷ sản (tôm, mực, cá). Những phân tích đánh giá này chủ yếu lấy mốc từ năm 2001 đến năm 2006.

IV. Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê- đối chiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn trong quá trình nghiên cứu.

V. Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản

Do thời gian nghiên cứu có hạn và năng lực còn nhiều hạn chế, khoá luận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn thiện hơn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên hướng dẫn của tôi đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này.

CHƯƠNG I‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

I. DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1. Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

1.1. Khái niệm doanh nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp

Hiện nay, có khá nhiều khái niệm doanh nghiệp được đưa ra. Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn được thừa nhận phổ biến hơn cả.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" (Điều 4-khoản 1)

Từ định nghĩa trên có thể rút ra được một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế độc lập

Doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc vào các chủ thể kinh tế khác. Điều này thể hiện ở việc doanh nghiệp có tên riêng, trụ sở giao dịch riêng, tài sản riêng, doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

- Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thu lợi nhuận

Các doanh nghiệp thành lập thường đều nhằm mục đích kinh doanh. Mục tiêu của kinh doanh là thu được lợi nhuận. Vì vậy, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thu lợi nhuận.

- Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo các quy định của pháp luật

Pháp luật chỉ thừa nhận và bảo vệ doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp, tiến hành đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh tuân theo các quy định của pháp luật.

1.2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại doanh nghiệp khác nhau.

Theo hình thức sở hữu vốn, có 2 loại chính là: doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là những doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, (Điều 1- Luật Doanh nghiệp 2005).

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp do các cá nhân, tổ chức trong xã hội đầu tư vốn thành lập. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các Hợp tác xã (hay còn gọi là doanh nghiệp tập thể) hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật Hợp tác xã năm 2003, các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (trong đó gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh là không có sự tham gia đóng góp vốn và sự chi phối của Nhà nước trong hoạt động tài chính.

Theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp, có các loại: công ty TNHH (công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên (thường được gọi tắt là công ty TNHH) là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.(Điều 38-khoản 1 mục a, mục b, mục c- Luật Doanh nghiệp 2005)

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu

công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Điều 63 khoản 1- Luật Doanh nghiệp 2005)

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. (trích Điều 77 khoản 1 mục a, mục b- Luật Doanh nghiệp 2005).

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam

2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp

2.1.1. Xuất khẩu nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý của doanh nghiệp

Các sản phẩm xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu chất lượng khắt khe của các tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Do đó, để xuất khẩu được sản phẩm, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có kỹ thuật, lành nghề, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo cũng phải được nâng cao hơn.

2.1.2. Xuất khẩu nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Thông qua xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài biết đến và ngày càng khẳng định được thương hiệu như cà phê Trung Nguyên, sản phẩm may mặc

Hanosimex, May 10,…Do đó, xuất khẩu góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

2.1.3. Xuất khẩu góp phần tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp và các bạn hàng nước ngoài

Để xuất khẩu được hàng hoá phải thông qua rất nhiều khâu như sản xuất, thu gom nguyên, vật liệu, hàng hoá, vận tải, bảo hiểm,… Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trên sẽ liên kết theo một chuỗi để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng, do đó xuất khẩu phát triển sẽ góp phần tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời hoạt động xuất khẩu cũng giúp cho các doanh nghiệp tìm thấy các bạn hàng, nhà tiêu thụ, nhà cung cấp đầu vào ở nước ngoài, học hỏi thêm các kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh.

2.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam

2.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

Trước tiên phải khẳng định rằng xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, kinh tế còn nhiều khó khăn thì nhu cầu vốn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghiệp là rất lớn. Xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ để giúp chúng ta thoát khỏi tình trạnh thiếu vốn đầu tư cho nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

2.2.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Xuất khẩu là một phần của GDP nên xuất khẩu góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của đất nước. Năm 2002, xuất khẩu chiếm 47% tổng GDP, so với năm 1998 tăng 62%, kéo theo sự tăng tương ứng của GDP là 55%.1

2.2.3. Xuất khẩu góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân

Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang


1 Bộ Thương mại, Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí