Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010 - 1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch được xem là một “ngành công nghiệp không khói” và là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, đem lại hiệu quả cao đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Với cảnh quan và hệ sinh thái điển hình của khu vực nhiệt đới- ẩm; với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước; với nền văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em… Việt Nam rất có tiềm năng để phát triển du lịch. Đại hội IX cuả Đảng đã xác định: “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành ra đời vào thời điểm mà cả nước đang thực hiện chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, đây là năm mà ngành du lịch Việt Nam mở một đợt tổng diễn tập cho kỷ nguyên phát triển du lịch trong cả nước và cũng là năm mà du khách đến Việt Nam du lịch và tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Trải qua 15 năm hoạt động, Công ty Dịch vụ Du Lịch Bến Thành đã không ngừng phát triển và trưởng thành, đạt được những kết quả và thành tích nhất định trong hoạt động SXKD, nhiều năm liền được trao tặng danh hiệu “Công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam”.

Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành nói riêng còn non trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm và chuyên môn về hoạt động kinh doanh của mình trong môi trường cạnh tranh đặc biệt là trong việc tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường, một lĩnh vực mà nhiều công ty du lịch trong khu vực và các nước phương Tây thực hiện rất thuần thục. Việt Nam lại đang tăng tốc quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là một xu thế khách quan, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch, song bên cạnh đó công ty phải chịu áp lực của sự cạnh tranh mỗi ngày một gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển, công ty phải có những chính sách kinh doanh đúng đắn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010” có ý nghĩa cấp thiết với mong muốn góp phần cùng công ty nâng cao sức cạnh tranh để hội nhập thành công với kinh tế khu vực và thế giới.


2. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Trên cơ sở vận dụng các cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của


Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010 - 1

Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành, luận văn nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành hoạt động trong nhiều lĩnh vực: dịch vụ du lịch, thương mại XNK, đầu tư, dịch vụ việc làm và xuất khẩu lao động… Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực kinh doanh chính, được xác định là mũi nhọn chiến lược của công ty, các lĩnh vực khác là nhằm để hổ trợ, phục vụ cho lĩnh vực này.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ đối với hoạt động du lịch lữ hành. Thời gian đề xuất giải pháp từ 2005 đến 2010. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến 2004.


4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp khảo sát thực tế… để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành, đồng thời dựa trên những kinh nghiệm của một số công ty du lịch nước ngoài và vận dụng những cơ sở khoa học về nâng cao năng lực cạnh tranh để đưa ra các giải pháp phù hợp.


5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài làm căn cứ và tài liệu tham khảo để Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành có thể vận dụng trong quá trình hoạt động của mình.


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH


1.1 LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Khái niệm và bản chất của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh được hiểu là sự cố gắng giành lấy phần hơn, phần thắng về mình, là sự đấu tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các sản phẩm. Cạnh tranh một mặt thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, nâng cao trình độ của các lực lượng sản xuất, góp phần tích cực cho các công ty đạt được mục đích kinh doanh của mình; mặt khác, cạnh tranh cũng mang tính chất đào thải, thị trường chỉ chấp nhận những công ty hoạt động phù hợp với quy luật của nó.

Bản chất của cạnh tranh trên thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải là lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình. Quá trình cạnh tranh là một quá trình tiếp diễn không ngừng để doanh nghiệp phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Điều đó có nghĩa là không có giá trị nào có thể giữ nguyên trạng thái để trường tồn vĩnh viễn mà mỗi ngày phải có thêm một mới lạ. Nói cách khác, trong cuộc tranh tài để phục vụ khách hàng mỗi ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế đang có trên thương trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải.

1.1.2. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm cũng như một thước đo thống nhất về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được đánh giá theo nhiều quan điểm khác nhau.

Theo quan điểm cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của một ngành hay một công ty được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí và năng suất. Tổ chức nào đạt được chi phí thấp, năng suất cao sẽ giành được thắng lợi trong cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường, thu được nhiều lợi nhuận và do đó những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thường tập trung vào trọng tâm hạ thấp chi phí, nâng cao năng suất.

Theo quan điểm “Quản trị chiến lược” của Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình


để tạo sản phẩm có giá trị thấp và sựï dị biệt của sản phẩm, tức bao gồm cả các yếu tố vô hình. Mỗi công ty đều phải xây dựng chiến lược cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của công ty để phát huy các năng lực trước các lực lượng cạnh tranh như: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, khách hàng và nhà cung cấp.

Từ các quan điểm trên có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.

1.1.2.2 Lợi thế cạnh tranh

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước tiên doanh nghiệp cần xác định lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ làm cơ sở thực thi các giải pháp chiến lược phát huy lợi thế cạnh tranh và khai thác nội lực.

Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó chính là những thế mạnh mà doanh nghiệp có được trong khi đối thủ cạnh tranh không cóù hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn, làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Việc duy trì và tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của một tổ chức.

Người ta đưa ra 6 lĩnh vực cơ bản tạo nên sự vượt trội hay ưu thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Sự vượt trội này thể hiện đối với chính bản thân doanh nghiệp và cả so với các đối thủ cạnh tranh, đó là: chất lượng sản phẩm, chất lượng thời gian, chất lượng không gian, chất lượng dịch vụ, chất lượng thương hiệu và chất lượng giá cả.

Theo quan điểm truyền thống cổ điển, lợi thế cạnh tranh thường được nhấn mạnh ở các nhân tố sản xuất như : đất đai, vốn và lao động – những yếu tố thuộc tài sản hữu hình và họ coi đó là những nhân tố quan trọng để tạo ra những lợi thế cạnh tranh.

Theo Michael Porter thì chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết định lợi thế cạnh tranh, không phải là những yếu tố quan trọng nếu xét trên phạm vi tương đối so với các yếu tố khác. Ông cho rằng năng lực cạnh tranh trên phương diện dài hạn của một doanh nghiệp tùy thuộc nhiều vào khả năng cải tiến một cách liên tục và nhấn mạnh sự tác động của môi trường đến việc thực hiện các cải tiến liên tục đó, bao gồm: điều kiện các nhân tố sản xuất; điều kiện về nhu cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan; chiến lược công ty, cấu trúc ngành, mức độ cạnh tranh; các cơ may và chính sách của Nhà nước.

Để xác định lợi thế cạnh tranh, theo Michael Porter cần thực hiện các bước

sau:


Phân tích môi trường: dựa trên phân tích 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản. Năm lực lượng này kết hợp với nhau xác định cường độ cạnh tranh của ngành, bao gồm:

- Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng.

- Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành.

- Áp lực từ các sản phẩm thay thế.

- Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp.

- Quyền lực thương lượng của người mua ( khách hàng).

Khai thác và phân tích nội lực: so sánh chuỗi giá trị của doanh nghiệp và của đối thủ (bao gồm các hoạt động tạo ra và làm tăng giá trị cho khách hàng), cũng như của khách hàng (tập hợp các yêu cầu về sản phẩm). Trên cơ sở đó, phát huy những điểm mạnh nhằm tạo ra nguồn lực mới, nâng cao năng lực và khai thác những điểm yếu của đối thủ.

Khai thác các cơ hội và thị trường chưa được khai phá: bao gồm việc nắm bắt, tạo ra và đáp ứng các nhu cầu mới hoặc tiếp cận các nhóm khách hàng mới.

Khai thác sự thay đổi của môi trường: khai thác sự thay đổi của môi trường để tạo lợi thế cạnh tranh do nhanh chóng và linh hoạt hơn trong việc chớp lấy các cơ hội kinh doanh, thị trường, đáp ứng kịp thời các nhu cầu luôn luôn thay đổi.

1.1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh sẽ quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một đòi hỏi cấp thiết và liên tục để vươn tới một vị thế mà tại đó doanh nghiệp có khả năng chống chọi và tác động đến các lực lượng cạnh tranh một cách có hiệu quả.

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngoài ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp, nó còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung qua việc phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Không những thế nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn là tác nhân thúc đẩy các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội; làm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới; góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của Nhà nước phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.


1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch

1.2.1.1 Khái niệm du lịch

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam số 11/1999/PL – UBTVQH được Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 08/02/1999, tại điều 10 định nghĩa “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Khách du lịch

Là những người từ nơi này đến nơi khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm một việc gì đó, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được chia làm hai loại:

Du khách : Là khách du lịch, lưu trú tại một địa bàn trên 24 giờ và ngủ qua đêm ở đó, với lý do thăm viếng, kinh doanh hay kết hợp làm một việc gì khác.

Khách tham quan: Là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ và không ở lại qua đêm, với lý do thăm viếng, kinh doanh hay kết hợp làm một việc gì khác.

Xét về mặt nghiệp vụ, khách du lịch còn được phân ra thành 2 dạng:

Khách du lịch lưu trú : Là đối tượng của ngành khách sạn, chỉ cần khách có sử dụng dịch vụ thuê phòng ở trọ.

Khách du lịch lữ hành: Là đối tượng của ngành lữ hành, khách sử dụng nhiều dịch vụ thường gồm ăn, ở, đi lại, tham quan - hướng dẫn…

Chương trình du lịch

Là lịch trình của chuyến du lịch, bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, khách sạn lưu trú, ăn uống, giải trí, phương tiện vận chuyển, nơi tham quan, giá bán chương trình, các dịch vụ hỗ trợ, thủ tục xuất nhập cảnh...

Chương trình du lịch có thể là trọn gói hay từng phần tùy theo số lượng các dịch vụ thành phần.

Tour du lòch

Tour là các chương trình du lịch với từng điểm dừng cụ thể. Các điểm dừng là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa , nơi nghỉ dưỡng... Tour là sản phẩm của công ty du lịch, của hãng lữ hành tổ chức thiết kế để bán cho khách du lịch.


1.2.1.2 Sản phẩm du lịch: khái niệm và đặc điểm

Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm mang tính tổng hợp bao gồm các thành phần không đồng nhất vừa hữu hình vừa vô hình.


Các thành phần của sản phẩm du lịch bao gồm:

- Tài nguyên di sản thiên nhiên: núi rừng, biển, sông hồ, cảnh quan, động thực vật, khí hậu…

- Các di sản do con người tạo ra: các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, đền chùa, lăng tẩm...

- Các yếu tố thuộc con người: phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, văn hóa…

- Hệ thống phương tiện giao thông, vận chuyển, thông tin liên lạc.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí.

- Tình hình kinh tế xã hội: các chế độ chính sách của Nhà nước, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tài chính...

- Chất lượng phục vụ, bầu không khí trong suốt thời gian tham quan, kinh nghiệm du lịch,v…v...

Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau:

- Sản phẩm du lịch lữ hành thường là từ một kinh nghiệm, một dạng tài sản trí tuệ nên dễ bắt chước.

- Sản phẩm du lịch lữ hành là sản phẩm tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố kết hợp.

- Sản phẩm du lịch lữ hành là sản phẩm không thể đo đếm được, nó chỉ thể hiện ở mức độ thỏa mãn của du khách.

- Sản phẩm du lịch lữ hành là sản phẩm khú cú thờồ tồn kho, chu kỳ sống ngắn.

- Sản phẩm du lịch lữ hành là sản phẩm chịu nhiều biến động của xã hội như : tiềm lực nền kinh tế, tình trạng ổn định chính trị xã hội, thủ tục, qui định, tập quán…

- Sản phẩm du lịch lữ hành được bán ra những nơi rất xa nên phải qua rất nhiều khâu phân phối trung gian.

- Sản phẩm du lịch lữ hành mang tính thời vụ cao, biến đổi theo mùa.

Những đặc điểm trên đây của sản phẩm du lịch lữ hành đòi hỏi nhà kinh doanh du lịch lữ hành không chỉ nắm bắt đầu đủ, chính xác mà còn phải biết tổ chức, quản lý các tour, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, thỏa mãn lợi ích du lịch của các du khách trên thị trường du lịch.

1.2.1.3 Thị trường du lịch: khái niệm, phân loại, tính cạnh tranh

Thị trường du lịch có thể được hiểu và quan niệm như sau :

Thị trường du lịch bao gồm những khách du lịch tiềm năng hay triển vọng có nhu cầu đi du lịch và sẵn sàng có khả năng tham gia vào quá trình mua sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho nhu cầu hay sở thích đó.


Thị trường du lịch bao gồm: thị trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước. Thị trường khách quốc tế gồm những cư dân của các nước trên thế giới và kiều bào sống ở nước ngoài, có khả năng, nhu cầu và sẵn sàng đi du lịch. Thị trường khách du lịch trong nước bao gồm tất cả các cư dân sống trong nước và người nước ngoài sống tại Việt Nam, có khả năng, nhu cầu và sẵn sàng đi du lịch.

Có 2 loại thị trường du lịch:

Thị trường khách lưu trú: là những người khách chỉ sử dụng dịch vụ ở khách

sạn.

Thị trường khách lữ hành: là những du khách mua tour trọn gói, sử dụng ít

nhất từ 2 dịch vụ trở lên thường bao gồm ở khách sạn, ăn uống, phương tiện vận chuyển, sử dụng hướng dẫn viên…

Thị trường khách lữ hành cũng có thể được chia thành: thị trường khách lữ hành trong nước; thị trường khách lữ hàng ngoài nước.

Thực tế sự phân tách rạch ròi giữa hai dạng khách đã nêu là khá mơ hồ vì hầu hết du khách đều sử dụng 3 loại dịch vụ (ăn, ở, đi lại). Tuy nhiên, đối với hãng lữ hành, thị trường đối tượng của họ là những du khách mua tour trọn gói, tức ít nhất mua của hãng từ 2 dịch vụ trở lên.

Vì sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều yếu tố khách quan như: danh lam thắng cảnh, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đặc điểm nhu cầu của du khách... nên sản phẩm du lịch của các hãng thường giống nhau về kết cấu chương trình, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, phương tiện vận chuyển… Đặc điểm này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường du lịch vì dễ bắt chước một cách nhanh chóng. Nhưng cũng chính từ sự phong phú cuả các yếu tố cấu thành nên việc điều chỉnh, đổi mới tour tuyến để làm mới sản phẩm khá dễ dàng.

Các nhân tố chính gây ra sự cạnh tranh là:

Cái mới: Đây chính là mũi nhọn cạnh tranh mà các đơn vị thường khai thác nhằm tạo ra sản phẩm mới cho riêng mình, chính sự phong phú đa dạng của các dịch vụ, các tài sản thiên nhiên chưa khai thác đã đem lại cái mới trong sản phẩm.

Giá cả: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua tour của du khách, nhất là đối với khách trong nước khi mà tình hình thu nhập của nước ta trong những năm vừa qua chưa cao. Một tour có cùng chương trình, cùng dịch vụ nhưng giá cả phải thấp hơn đối thủ.

Thái độ phục vụ và cách tổ chức thực hiện chương trình: phải thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức. Một sản phẩm cùng một chương trình, cùng dịch vụ nhưng nếu hãng lữ hành nào biết sắp xếp khoa học, hợp lý, hấp dẫn, tổ chức phục vụ chu đáo, ân cần thì hãng đó sẽ giành được lợi thế trong cạnh tranh.

Mức độ nâng cao giá trị du khách: Bằng cách tạo ra những giá trị phụ trội, vượt quá mong đợi của du khách khi tham gia du lịch.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 03/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí