1.2.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
1.2.2.1 Về kinh tế
Là “ngành xuất khẩu vô hình”, “ngành công nghiệp không khói”, ngành du lịch đem lại thu nhập với hiệu quả cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa tốc độ tăng của nhiều ngành kinh tế khác. Nếu năm 1950, thu ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ ở mức 2,1 tỉ USD, năm 1960 đạt 6,8 tỉ USD, năm 1970 đạt 18 tỉ USD, năm 1980 với con số 102 tỉ USD thì từ những năm 90 của thế kỷ XX đều đạt ở hàng 03 chữ số và ngày càng tăng. Năm 1991 đạt 260 tỉ, năm 1994 đạt tới 338 tỉ USD, năm 2000 trên 1.500 tỉ USD và ngày nay là vài ba ngàn tỉ USD.
Do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành nên phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển ở các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, văn hóa xã hội, tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự phát triển nhiều ngành khác của nền kinh tế quốc dân như: hàng không, vận chuyển, dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghiệp chế biến, thủ công mỹ nghệ, lương thực thực phẩm, thậm chí cả y tế… Du lịch cũng tạo nhiều cơ hội thúc đẩy đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện xuất khẩu tại chỗ thông qua mua sắm tiêu dùng, tạo đà cho các vùng kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn, việc làm.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, công nghiệp du lịch tăng trưởng mạnh mẽ nhất, thậm chí nhanh hơn cả thương mại. Ngày nay, công nghiệp du lịch chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nền kinh tế thế giới so với các ngành công nghiệp khác, trừ ngành dầu khí và ô tô.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của du lịch mà các nghiên cứu đã khái quát và rút ra một điều tưởng như là một nghịch lý “ Càng nhiều người đi chơi, càng nhiều người có việc”. Báo cáo của Hội đồng Du hành và Du lịch của WTO cho biết: Dịch vụ du lịch trong năm 1994 tạo ra cho trên 200 triệu người có việc làm cả trực tiếp và giám tiếp; tính ra cứ 09 người làm sẽ có 01 người phục vụ du lịch. Báo cáo còn dự báo đến năm 2005, ngành du lịch sẽ tạo việc làm cho 350 triệu người.
Vai trò kinh tế của du lịch là điều kiện tốt để cho các nước đang phát triển có khả năng phát triển nền kinh tế đất nước dựa trên những tiềm năng sẵn có của thiên nhiên và có chi phí đầu tư không lớn nhưng hiệu quả cao, vòng quay vốn nhanh, tích lũy vốn ban đầu cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, khi du lịch phát triển, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước sẽ mở rộng thông qua việc giao lưu trao đổi, hợp tác.
Du lịch phát triển còn là cơ hội để tận dụng các nguồn lực khác nhau của các thành phần kinh tế, khai thác tiềm năng của mỗi địa phương, ngành, vùng của mỗi quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường du lịch cho Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành đến năm 2010 - 1
- Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Dịch Vụ Du Lịch Bến Thành
- Về Hoạt Động Marketing Chiến Lược Sản Phẩm
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Nhằm Mở Rộng Thị Trường Cho Công Ty Dịch Vụ Du Lịch Bến Thành Đến Năm 2010
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
1.2.2.2 Về chính trị
Du lịch phát triển thúc đẩy giao lưu giữa các dân tộc, giúp cho du khách hiểu được con người, truyền thống dân tộc, đời sống xã hội của nước đến; trên cơ sở đó tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia vì sự phát triển của nhân loại trong hòa bình, thể hiện chính sách hòa nhập quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Du lịch còn làm tăng uy tín, tên tuổi của một quốc gia trong mắt cộng đồng quốc tế.
1.2.2.3 Về văn hóa – xã hội
Du lịch được coi là cánh cửa giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm du lịch, các địa phương - quốc gia đã giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng – địa phương mình. Du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, trình độ phát triển của các địa phương, các quốc gia khác. Ngược lại, chính du khách khi thực hiện cuộc hành trình đã truyền bá văn hóa của cộng đồng mà họ đang sinh sống đồng thời góp phần khám phá kho tàng văn hóa của nhân loại. Mặt khác, do tận mắt chứng kiến và hiểu biết tường tận hoàn cảnh, tình hình, môi trường tự nhiên và xã hội tại các cộng đồng, địa phương khác nhau nên các hoạt động xã hội được thực hiện trực tiếp và có hiệu quả, sự kết hợp du lịch với các hoạt động xã hội làm cho chuyến du hành trở nên có ý nghĩa hơn. Vì vậy phát triển du lịch là cách tốt nhất phát triển sự giao lưu văn hóa xã hội giữa các cộng đồng.
Như vậy, phát triển du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa, là cầu nối để mỗi quốc gia hội nhập vào khu vực và thế giới. Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, xã hội, văn hóa, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước. Du lịch thực sự là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước.
1.2.3. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch
Năng lực cạnh tranh hay còn gọi là khả năng cạnh tranh phản ánh thế và lực, vị thế tương quan so với đối thủ cạnh tranh của một ngành, của các doanh nghiệp và các sản phẩm trong ngành đó.
Trong du lịch cũng vậy, khi nói đến năng lực cạnh tranh hoặc sức cạnh tranh du lịch, nên hiểu đó là vị thế so sánh của ngành du lịch, của các doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch được xác định bằng năng lực tạo ra, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch
phụ thuộc các yếu tố bên ngoài hình thành các cơ hội và đe dọa mà doanh nghiệp không thể thay đổi được và phụ thuộc vào môi trường bên trong của doanh nghiệp và do doanh nghiệp chi phối như vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý,…
Để đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch có thể dựa trên những chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu để đánh giá vị thế của doanh nghiệp: bao gồm chỉ tiêu thị phần, chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn, chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình.
Chỉ tiêu thị phần: vị thế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu thị phần của doang nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm được so với thị trường của ngành trong không gian và thời gian nhất định. Cũng thông qua thị phần của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh của mình một cách thích hợp hơn. Thị phần của doanh nghiệp được xác định bằng tổng lượng khách của doanh nghiệp chia cho tổng lượng khách của ngành trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn: vị thế tương lai của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển khách giữa các kỳ phân tích. Chỉ tiêu phổ biến để đánh giá:
- Tốc độ phát triển liên hoàn: đây là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về khách giữa hai thời gian liền nhau.
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: phản ánh mức độ khách giữa hai thời gian đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu phần trăm).
Chỉ tiêu tốc độ trung bình: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển trung bình về khách của từng thời gian trong kỳ phân tích.
Thông qua các chỉ tiêu này để làm cơ sở dự báo về số lượng khách cũng như xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: bao gồm các chỉ tiêu về doanh lợi, tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn.
Chỉ tiêu doanh lợi: phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ doanh thu thì có bao nhiêu phần trăm đơn vị tiền tệ lợi nhuận. Chỉ tiêu này dùng để so sánh với kỳ phân tích trước đó dự báo xu hướng kinh doanh hoặc để so sánh giữa kinh doanh du lịch với các lĩnh vực kinh doanh khác của doanh nghiệp (nếu có).
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra thì đem lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra thì thu vào được bao nhiêu đơn vị tiền tệ.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Với đặc tính là ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển du lịch phụ thuộc vào các nhân tố liên quan như : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…
1.2.4.1 Các nhân tố chung
Điều kiện vật chất, thu nhập: Khi các nhu cầu cơ bản của đời sống như ăn ở, đi lại, học hành, y tế,… đã đầy đủ thì con người mới nghĩ đến nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí,… tức là du lịch chỉ phát triển khi nhu cầu cơ bản được thỏa mãn. Ở những quốc gia mà thu nhập bình quân đầu người cao thì nhu cầu về du lịch sẽ cao hơn so với các nước có thu nhập thấp.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân Việt Nam được nâng cao thì nhu cầu về du lịch cũng phát triển. Du lịch và các sản phẩm dịch vụ du lịch là loại hàng hóa cao cấp, thu nhập tăng lên, cầu về hàng hóa này tăng lên. Vì vậy, du lịch lữ hành nội địa của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng mạnh.
Thời gian nhàn rỗi: Với điều kiện của từng nền kinh tế, thời gian nhàn rỗi của người dân khác nhau nên họ sẽ dành thời gian cho tham quan, giải trí nghỉ dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, thời gian nghỉ dưỡng cũng chịu sự tác động không nhỏ của thời gian nhàn rỗi.
Trình độ văn hóa: Ở mỗi nền văn hóa, nhu cầu tìm hiểu, mở mang tầm nhận thức cũng khác nhau. Ở những quốc gia có trình độ học thức cao thì nhu cầu du lịch sẽ tăng cao.
Hệ thống giao thông: Giao thông phát triển tạo điều kiện cho việc đi lại của du khách một cách dễ dàng. Đồng thời, giao thông phát triển cũng tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch. Do vậy, giao thông càng phát triển và an toàn thì nhu cầu đi lại du lịch cũng tăng cao.
Sự ổn định xã hội: Đời sống xã hội ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị sẽ kích thích du lịch gia tăng. Nếu nền kinh tế có nhiều biến động, tỷ giá đồng tiền liên tục thay đổi, tình hình chính trị-xã hội bất ổn, xáo trộn sẽ làm giảm sự hứng thú của du khách, đặc biệt đối với khách quốc tế. Sự ổn định chính trị, xã hội, an ninh của Việt Nam những năm gần đây cho thấy sức hấp dẫn du khách quốc tế tăng lên khá nhiều.
1.2.4.2 Các nhân tố đặc thù
Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm cảnh quan tự nhiên như rừng, núi, bờ biển, vịnh, môi trường sinh thái… Đây là nhân tố cơ bản nhất để phát triển du lịch. Quốc gia có nhiều tài nguyên tự nhiên sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan.
Các công trình văn hóa, lịch sử: Các công trình văn hóa do con người tạo nên như viện bảo tàng, tượng đài, di tích lịch sử, chương trình lễ hội… mang lại sự hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Con người: Con người thân thiện, hiền hòa, mến khách, ứng xử văn minh lịch sự sẽ tạo nhiều thiện cảm cho du khách khiến họ truyền bá những điều tốt đẹp
về đất nước, con người của điểm đến cho những người thân quen có thể tạo thành những làn sóng du lịch.
1.2.4.3 Các nhân tố về kinh tế, chính trị, thể chế pháp luật
Lịch sử các nước tiên tiến đã cho thấy rằng du lịch thực sự là một ngành công nghiệp không khói. Sựï phát triển của nó sẽ tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác nên Nhà nước cần có một chính sách rõ ràng, nhất quán trong phát triển du lịch, coi nó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.
Ở các nước hiện có ngành du lịch phát triển đều rất coi trọng công tác xây dựng phương hướng chiến lược phát triển du lịch, thường xuyên đổi mới chương trình hành động quốc gia.
Bên cạnh phương hướng chiến lược, phát triển du lịch cần có cơ chế thông thoáng, tạo môi trường tốt cho đầu tư, kinh doanh, phù hợp xu thế phát triển của du lịch thế giới và tiến trình hội nhập toàn cầu. Một chính sách, cơ chế ổn định là điều kiện để du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tăng tốc phát triển du lịch bằng việc thành lập Ủy Ban Quốc Gia về Du Lịch, xây dựng Chương trình hành động quốc gia, qua đó xác định rõ vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế đất nước, đã phần nào cho thấy một chính sách ổn định về ngành công nghiệp không khói này, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng sôi động, mạnh mẽ hơn.
Hệ quả của đường lối chính trị dẫn đến sự gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo con người. Tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho phát triển du lịch nên khi được chú trọng đầu tư đúng mức thì chúng sẽ từ tiềm năng biến thành những nguồn lực to lớn phục vụ cho phát triển du lịch. Hơn nữa, phát triển du lịch luôn gắn liền với việc tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường, nếu không có sự đầu tư thích đáng thì việc khai thác du lịch sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp.
1.2.5. Những thuận lợi và thách thức hiện nay của ngành du lịch Việt Nam
1.2.5.1 Thuận lợi
- Xu thế và nhu cầu du lịch tăng mạnh
Bước qua thế kỷ XXI, toàn cầu hoá không những là một xu thế khách quan, mà quá trình này còn được thúc đẩy mạnh mẽ và ngày càng có nhiều nước tham gia tiến trình hội nhập chung. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi lại, du lịch tăng mạnh, nhất là khu vực Thái Bình Dương, nơi mà các quốc gia đang phát triển trong hòa bình.
- Chính sách mới, cởi mở
Dự báo của Tổ chức du lịch thế giới WTO cho thấy: Các nước Châu Á – Thái Bình Dương nhờ số lượng du khách nước ngoài, tăng mạnh 7%/năm sẽ trở nên nổi bật và chiếm vị trí thứ hai trên bản đồ du lịch thế giới. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra: Khu vực này cũng như Châu Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng hàng năm 3,8%, đến năm 2020 thị phần du lịch của Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là 27% cao hơn 18% của Châu Mỹ.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại phát triển, trong đó có du lịch.
- Chính trị ổn định, văn hoá đa dạng
Việt Nam với chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, tài nguyên du lịch phong phú, nền văn hóa đa dạng, con người thân thiện,… là điều kiện tốt để du lịch phát triển.
- Pháp luật, thể chế, chính sách ngày càng hoàn thiện
Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú được xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, việc ban hành Pháp lệnh du lịch, qui chế miễn visa cho một số nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh lữ hành hơn nữa.
- Tổ chức, quảng bá du lịch sát thực, hiệu quả
Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã bước đầu phối hợp được các hoạt động điều hành du lịch giữa các cấp, các ngành, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Chương trình hành động quốc gia và kế hoạch quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm thu hút du khách các nước có sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp hơn nên tạo được những chuyển biến tích cực cho ngành du lịch Việt Nam trong thế kỷ XXI.
- Tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú
Với cảnh quan và hệ sinh thái điển hình của khu vực nhiệt đới-ẩm; với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước; với nền văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em… Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, rất có tiềm năng phát triển về du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đầu tư
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch từng bước được Trung ương và các địa phương quan tâm đầu tư giúp khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.
- Nhận thức du lịch và thu nhập ngày càng nâng cao
Với đà phát triển kinh tế, nhận thức và thu nhập của người dân được nâng cao nên nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng cũng là một điều kiện tốt kích thích nhu cầu du lịch của người dân và tổ chức kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.
1.2.5.2 Thách thức
Một là, cạnh tranh du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt trong khi khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế.
Hai là, thế giới đứng trước những biến động to lớn có ảnh hưởng mạnh đến du lịch như : khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố …
Ba là, ngành du lịch Việt Nam còn non trẻ, xuất phát chậm hơn so với các nước trong khu vực, hoạt động du lịch chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chưa biến nó thành một ngành công nghiệp thật sự. Trình độ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của đội ngũ cán bộ trong ngành chưa chuyên nghiệp, còn khoảng cách so với đồng nghiệp ở nhiều nước.
Bốn là, tài nguyên du lịch và môi trường bị xâm hại ở nhiều vùng, nhiều địa phương do khai thác, sử dụng thiếu kế hoạch.
Năm là, vốn dành cho phát triển du lịch còn ít lại đầu tư chưa đồng bộ, kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch.
Sáu là, trình độ nhận thức, thói quen cũng như mức sống của người dân tuy có thay đổi theo hướng tích cực, song so với nhiều quốc gia vẫn còn thấp ảnh hưởng phát triển du lịch.
Bảy là, hạ tầng cơ sở còn yếu trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, đảo…
Tám là, nhận thức của lãnh đạo một số ngành, địa phương về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ.
Chín là, hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch vẫn còn thiếu linh hoạt nên chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
1.3 KINH NGHIỆM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ CÔNG TY DU LỊCH NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng và phát triển thị trường của một số công ty du lịch nước ngoài
Qua nghiên cứu việc mở rộng và phát triển thị trường của một số công ty du lịch nước ngoài, tác giả rút ra một số nội dung cơ bản sau:
- Phối hợp giữa cơ quan hữu quan với công ty du lịch
Không nói đến những quốc gia có ngành du lịch phát triển lâu đời như Châu Âu, Mỹ mà chỉ cần khảo sát thực tiễn những năm gần đây ở Thailand, Singapore, Malaysia - những nước mới phát triển quanh ta - đã cho thấy sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý du lịch của chính quyền và các doanh nghiệp trong việc quảng bá tiếp thị để mở rộng thị trường. Nhằm vào các thị trường trọng điểm, chính phủ các nước liên tục đưa ra những chương trình quảng bá tầm quốc gia như “Amazing Thailand”, “Smile of Thailand” của Thái, “Live it up in Singapore” của Sing, “Truly Asia” của Malaysia .Và đi kèm theo các chiến dịch này là các công ty lữ hành với các chiêu thức hạ giá tour, chào bán các chương trình tour mới, tổ chức các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, tặng quà rầm rộ.
- Lựa chọn phương thức tiếp thị và chính sách giá cả.
+ Một chiêu thức khác mà các hãng lữ hành nước ngoài thường áp dụng là tiếp thị trực tiếp (Face-to-face Marketing): cử các chuyên viên thị trường trực tiếp đến tiếp thị tại các thị trường trọng điểm, thăm dò khảo sát tâm lý, nhu cầu của du khách nước sở tại, sau đó tiếp xúc với các hãng lữ hành địa phương thuyết phục gửi khách đến cho họ. Mặt khác, họ tổ chức các chuyến du lịch làm quen (famtrip) mời đại diện các hãng lữ hành của các thị trường trọng điểm cùng đại diện các phương tiện truyền thông tham dự các tour mẫu nhằm quảng bá các chương trình du lịch hoặc điểm tham quan mới. Ví dụ ngay sau khi dịch SARS đi qua, ngành du lịch Hongkong đã tổ chức chương trình “Gặp gỡ Hongkong” để các hãng lữ hành Hongkong và các hãng lữ hành khu vực gặp gỡ nhau, chào bán các sản phẩm du lịch mới nhằm lôi kéo khách hàng trở lại vùng lãnh thổ này. Một hình thức khác là tổ chức hội nghị chào hàng ngay tại thị trường cần khai thác.
+ Chính sách giá cực rẻ cũng là một chiêu thức nhằm giành giật, mở rộng thị trường mà các công ty nước ngoài rất có kinh nghiệm. Theo lối cộng sinh, họ phối hợp với khách sạn, nhà hàng, công ty vận chuyển, siêu thị, khu vui chơi giải trí… đồng loạt giảm giá để có giá tour trọn gói cực rẻ nhằm thu hút một lượng lớn du khách, đồng thời ghi dấu ấn trong lòng du khách về tên tuổi, thương hiệu của họ. Trong đại dịch SARS, ngành du lịch Hongkong đã giảm giá các tour trọn gói hơn 50%, các hãng hàng không miễn phí vé bay, khách sạn khuyến mãi chương trình “buy – one – get – one – free” tức “Mua 1 tặng thêm 1”.
+ Mở thêm nhiều văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm nhằm nắm sát thị trường, hạ giá thành sản phẩm, trực tiếp bán cho khách, giảm sự phụ thuộc vào các hãng lữ hành tại nước sở tại, quảng bá tên tuổi đến cư dân tại địa phương, tạo độ tin cậy cho du khách khi tham gia du lịch. Chính sách này còn giúp họ tạo thành mạng lưới kinh doanh quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau trong việc trao đổi khách trong nội bộ công ty.
+ Tăng cường các chương trình quan hệ công chúng như tổ chức hội chợ ẩm thực, tổ chức các sự kiện thể thao – văn hóa, các lễ hội truyền thống để giới thiệu