Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 5


NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ phát triển tại Mỹ

Nghiên cứu tiến hành phân tích thực nghiệm NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ phát triển tại Mỹ của Craigwell (2007) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến này. Nghiên cứu đã thực hiện việc tìm hiểu 45 hòn đảo nhỏ và đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức du lịch thế giới. Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu cho thấy, NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh về giá cả, nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghệ, sự cởi mở, các khía cạnh xã hội. Bài báo này nghiên cứu các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh du lịch, thông qua đánh giá các chỉ số khác nhau của năng lực cạnh tranh du lịch và vị trí cạnh tranh du lịch. Nghiên cứu cho thấy các hòn đảo này cần cải thiện mức đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ (công nghệ viễn thông) và quan trọng hơn là cần đảm bảo lợi ích kinh tế từ du lịch cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Ngoài ra, những phát hiện của nghiên cứu này cũng nêu lên một số khó khăn như giá cả, thu nhập, trong việc thiết kế các chính sách và chiến lược phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch (Hình 2.4).


Cạnh tranh về giá




Nguồn lực du lịch




Kết cấu hạ tầng




Môi trường




Công nghệ




Sự cởi mở




Các lĩnh vực xã hội



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 5


(Nguồn: Craigwell, 2007)

Hình 2.4 Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ.


Nghiên cứu mô hình của Omerzel-Gomezelj & Mihalic (2008) về sức cạnh tranh địa điểm đến được thực hiện với mục tiêu phân tích vị thế cạnh tranh của điểm đến đặc thù (Sirse & Mihalic, 1999; Dwyer, Livaic, Mellor, 2003; Enright & Newton, 2004; Omerzel Gomezelj & Mihalic, 2008). Cụ thể,

mô hình của Omerzel Gomezelj & Mihalic (2008) được trình bày dưới dạng biểu đồ được phỏng theo mô hình của Dwyer & Kim. Bao gồm các nguồn lực thừa kế (INHRES), sáng tạo (CRERES), và hỗ trợ chứa đựng các đặc trưng khác nhau của điểm đến làm cho điểm đến hấp dẫn để tham quan. Quản lý địa điểm đến (DESTMNGM) bao hàm các nhân tố tăng cường sức hấp dẫn của các nguồn thừa kế và sáng tạo, và bao gồm các hoạt động tổ chức quản lý điểm đến, quảng bá điểm đến, chính sách điểm đến, lập kế hoạch và phát triển, phát triển nguồn nhân lực và quản lý môi trường. Theo Dwyer & Kim, mô hình cũng phát triển khung riêng lẽ dựa trên các điều kiện nhu cầu. Điều kiện nhu cầu (DEMANDCON) bao gồm ba nhân tố chính về nhu cầu du lịch: ý thức, cảm nhận và sự ưa thích. Các nhân tố của điều kiện địa thế (SITCOM) có thể điều tiết, điều chỉnh hoặc thậm chí làm giảm nhẹ sức cạnh tranh của địa điểm đến.

Nghiên cứu cạnh tranh điểm đến du lịch Serbia của Armenski Tanja & cộng sự (2011) mục đích của nghiên cứu là để xác định điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch Serbia so với các đối thủ cạnh tranh, dựa trên mô hình tích hợp của Dwyer & cộng sự (2003) gồm 85 nhân tố đã được phát triển để đo lường mức độ cạnh tranh điểm đến. Bài nghiên cứu này mô tả mô hình tích hợp về khả năng cạnh tranh điểm đến được sử dụng làm khung tham chiếu. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả, được trình bày và diễn giải các kết quả thực nghiệm. Kết quả cho thấy, Serbia có khả năng cạnh tranh cao hơn khi xét về khía cạnh tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo so với khía cạnh quản lý điểm đến. Trong khi đó, theo mô hình tích hợp, Serbia ít cạnh tranh hơn về các điều kiện nhu cầu liên quan đến hình ảnh và nhận thức điểm đến Serbia. Trong nghiên cứu này Armenski Tanja & cộng sự (2011) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh điểm đến như: 1) Tài nguyên tự nhiên: Khi được so sánh với các điểm đến cạnh tranh của mình, Serbia được coi là quốc gia có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh về tài nguyên tự nhiên. Những người được phỏng vấn cho rằng nhân tố vệ sinh là nhân tố kém nhất so với các điểm đến cạnh tranh. Ngoài ra, Serbia là một quốc gia lục địa có khí hậu kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Các điểm số cao nhất được cho là nhân tố các di tích lịch sử, di sản và nghệ thuật truyền thống. 2) Tài nguyên nhân tạo (Di tích lịch sử văn hóa và các sự kiện): Các hoạt động về đêm, nhiều món ăn khác nhau, sự kiện, lễ hội đặc biệt, cơ sở dịch vụ, thực phẩm, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và spa, hoạt động mua sắm các hoạt động giải trí, chương trình du lịch cho du khách, hướng dẫn du lịch, phương tiện giải trí, chỗ ở, hoạt động phiêu lưu, sòng bạc, cơ sở vật chất thể thao, du lịch hội nghị, hoạt động

liên quan tới thiên nhiên, du lịch nông thôn đều bị đánh giá thấp và theo những người được phỏng vấn, họ cho rằng các nhân tố này đều chưa đáp ứng yêu cầu. 3) Nguồn lực hỗ trợ: Các nhân tố hỗ trợ có giá trị lớn hơn 3, do đó được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến cạnh tranh được chọn: Sự hiếu khách, các tổ chức tài chính và các tổ chức chuyển đổi tiền tệ. Còn lại các nhân tố khác không được coi là có khả năng cạnh tranh. Serbia không đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch thắng cảnh. Nhìn chung, các chỉ số về các nhân tố hỗ trợ thấp hơn nhiều so với chỉ số của nhân tố tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân tạo. 4) Quản lý điểm đến: Theo đánh giá của du khách, quản lý điểm đến còn nhiều lỗ hỏng. Các chính sách điểm đến đối với du lịch chưa được quan tâm. Nhìn chung, các chỉ số cho quản lý điểm đến được đánh giá thấp nhất trong các điểm đến cạnh tranh. 5) Điều kiện hoạt động (Hoạt động thu hút khách và kinh doanh du lịch): Giá cả của hàng hóa là chỉ số duy nhất được coi là có khả năng cạnh tranh. Theo du khách trả lời, các mặt hàng mua sắm chủ yếu đề cập đến giá rẻ của thực phẩm và đồ uống. Chi phí hàng hóa và dịch vụ tương đối thấp có thể hấp dẫn khách du lịch và do đó biến Serbia thành một địa điểm du lịch thuận lợi (Armenski & cộng sự, 2009). Tuy nhiên, để một điểm đến được ưa chuộng trong tâm trí của du khách tiềm năng, cần phải cung cấp thêm thông tin và tiếp thị trên thị trường du lịch quốc tế. 6) Nhu cầu khách du lịch: Hình ảnh của điểm đến ảnh hưởng đến nhận thức chủ quan của khách du lịch, và do đó tác động đến hành vi và lựa chọn điểm đến của du khách tiềm năng (Milman, Pizam, 1995). Trong quảng cáo, hình ảnh điểm đến có tác động tích cực đến du khách cảm nhận chất lượng và sự thỏa mãn của họ. Những hình ảnh tích cực sẽ làm hài lòng khách du lịch. Điều này là quan trọng nhất đối với sự phát triển du lịch của Serbia. 7) Các nhân tố cạnh tranh: Các nhân tố cạnh tranh được tính toán cho từng nhóm nhân tố cạnh tranh từ các báo cáo cạnh tranh riêng lẻ của từng loại, bao gồm các nhân tố cạnh tranh như: nhân tố tài nguyên tự nhiên, nhân tố tài nguyên nhân tạo và nguồn lực hỗ trợ, quản lý điểm đến, điều kiện hoạt động kinh doanh và các sự kiện, điều kiện nhu cầu. Theo các chuyên gia du lịch, Serbia có khả năng cạnh tranh cao hơn về Tài nguyên du lịch so với quản lý điểm đến, đặc biệt là về nhân tố tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, thông qua số liệu thống kê chứng minh cho thấy, trong số các tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên có khả năng cạnh tranh cao hơn tài nguyên nhân tạo và cạnh tranh hơn nguồn lực hỗ trợ. Để đạt được sự phù hợp giữa tài nguyên du lịch và chiến lược quản lý ngành du lịch; chính phủ Serbia phải hiểu được những điểm yếu nhất và mạnh nhất về khả năng cạnh tranh du lịch của đất nước họ, để áp dụng mô hình tích hợp về khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch Serbia (Hình 2.5).

Nguồn lực hỗ trợ

Cạnh tranh điểm đến

Quản lý điểm đến

Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên nhân tạo

Nhu cầu khách du lịch

Điều kiện hoạt động

(Nguồn: Được thông qua từ Dwyer & cộng sự, 2003)

Hình 2.5 Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Serbia của (Armenski Tanja & cộng sự, 2011).


Yakin và cộng sự (2015) nghiên cứu này xác định mô hình NLCT của điểm đến Dalyan, Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu điểm đến du lịch được kế thừa từ lý thuyết cạnh tranh, tập trung vào sản phẩm, dịch vụ của ngành du lịch nhằm giúp duy trì sự hấp dẫn của điểm đến. Vào năm 2013, Yakin và cộng sự đã khảo sát 300 người, hỏi về NLCT của Dalyan, thông tin được điền đầy đủ vào phiếu khảo sát, nhóm tác giả thu về 268 mẫu, sau đó tiến hành nhập thông tin và xử lý dữ liệu thu thập được thông qua phần mềm SPSS. Kết quả xử lý dữ liệu cho thấy, chiến lược cạnh tranh điểm đến du lịch, vị trí của điểm đến du lịch, thái độ của người dân đối với môi trường có tác động tích cực đến việc phát triển điểm đến du lịch Dalyan. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của các bên liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chiến lược cạnh tranh điểm đến của Dalyan.

Zaliha & cộng sự (2016) nghiên cứu sức hấp dẫn của điểm đến qua phản ánh cảm xúc và ý kiến của khách tham quan, từ đó đáp ứng nhu cầu của họ. Nghiên cứu này tập trung vào sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch có tác động đến điểm đến du lịch Langkawi, Malaysia. Bộ du lịch Malaysia đã đề nghị các điểm du lịch sử dụng tất cả các nguồn lực du lịch sẵn có để làm cho mỗi điểm đến của quốc gia trở nên cạnh tranh hơn. Zaliha Zainuddin và cộng sự sử dụng phân tích nhân tố để khám phá các nhân tố cơ bản của NLCT điểm đến Langkawi, đồng thời nghiên cứu sự hài lòng của du

khách để biết được mức độ hài lòng của du khách. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sự hài lòng của du khách có liên quan đến lòng trung thành, thúc đẩy họ trở lại tham quan và giới thiệu điểm đến cho người khác biết đến. Có thể kết luận rằng, sự hài lòng có mối quan hệ chặt chẽ với lòng trung thành của du khách đối với một điểm tham quan du lịch.

Goffi (2017) nghiên cứu này nhằm lấp đầy khoảng trống, bằng cách mở rộng mô hình Richie & Crouch (2000) và áp dụng mô hình này trên một tập hợp các điểm du lịch nổi tiếng tại Ý có quy mô vừa và nhỏ. Ý là một trong những điểm du lịch hàng đầu thế giới, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội; nhiều công trình di sản văn hóa thế giới hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn cầu. Nghiên cứu này được áp dụng để đo lường khả năng cạnh tranh của hai điểm du lịch hàng đầu ở Mỹ Latinh: Rio de Janeiro và Salvador de Bahia. Dữ liệu định lượng được thu thập thông qua ý kiến của các chuyên gia: đã nhận được 277 câu trả lời ở Rio de Janeiro và 164 ở Salvador. Kết quả thực nghiệm cho thấy những phát hiện này cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách du lịch và các các doanh nghiệp du lịch để làm cơ sở cho các chiến lược quản lý điểm du lịch trong tương lai. Qua đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra năng lực quản lý điểm không chỉ giúp bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực về văn hóa và xã hội, mà còn góp phần to lớn trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của một điểm du lịch. Tuy nhiên, Ý dường như rất hiếm khi có các nghiên cứu về du lịch quốc tế, chỉ trong thời gian gần đây mới có một số lượng nhất định các công trình nghiên cứu bắt đầu tập trung vào các điểm du lịch của Ý (hình 2.6).

Năng lực cạnh tranh điểm đến

Tài nguyên du lịch và các nhân tố thu hút khách

Dịch vụ du lịch

Kết cấu hạ tầng

Các nhân tố quyết định và nguồn lực hỗ trợ

Chính sách du lịch, quy hoạch và phát triển

Quản lý điểm đến

Nhân tố nhu cầu


(Nguồn: Được phỏng theo Ritchie & Crouch, 2003)

Hình 2.6 Mô hình nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của (Goffi, 2017)

Stankova & Vasenska (2017) mục đích của nghiên cứu này là để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bulgaria theo chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch. Bulgaria là một quốc gia du lịch, đứng ở vị trí thứ bảy ở châu Âu sau Ý, Tây Ban Nha, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Thụy Điển, có tài nguyên du lịch phong phú, bao gồm phi vật thể và di sản thiên nhiên, di tích khảo cổ có giá trị. Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp chỉ số để phân tích NLCT nhằm đo lường khả năng cạnh tranh trong phạm vi của bốn nhân tố cơ bản: hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh doanh và cơ sở hạ tầng. Theo khung nghiên cứu này, tác giả phân tích khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch bằng chỉ số NLCT của ngành du lịch, với hai mục đích - thứ nhất, đưa ra những đặc điểm

so sánh của các quốc gia đang phát triển du lịch theo phương pháp phân tích xuyên quốc gia nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định phát triển ngành du lịch trong tương lai. Thứ hai chỉ số NLCT của ngành du lịch đo lường các nhân tố và chính sách góp phần tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch ở các nước phát triển. Trong điều kiện hiện nay, sự đổi mới, ứng dụng các công nghệ hiện đại và những thay đổi về khoa học và công nghệ là các nhân tố quyết định tăng khả năng cạnh tranh của các điểm du lịch. Để nâng cao NLCT, thì cần phải cần đổi mới kinh doanh du lịch, phác thảo khả năng cạnh tranh của Bulgaria theo quy mô khu vực và toàn cầu, xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, cải thiện mô hình kinh doanh, xây dựng nền quản trị điểm đến du lịch theo hướng hiện đại.

Abreu (2018) nghiên cứu cung cầu về du lịch góp phần vào việc hoàn thiện nội dung cạnh tranh điểm đến, dựa trên sản phẩm và kinh nghiệm du lịch của (Suntikul & Jachna, 2016). Nghiên cứu này xuất phát từ các khái niệm về NLCT anh điểm đến, từ góc độ của các bên liên quan thay đổi về du lịch, kết hợp của các nhân tố ngày càng tăng của NLCT đối với các điểm đến du lịch. Tác giả đánh giá khả năng cạnh tranh điểm đến theo ba khái niệm khác biệt và liên quan đến thứ bậc về NLCT điểm đến: NLCT điểm đến về nhận thức điểm đến, khả năng cạnh tranh điểm đến về hiệu suất và khả năng cạnh tranh điểm đến về quá trình lâu dài của điểm đến. Ngoài những lập luận đưa ra trong nghiên cứu này thì khả năng cạnh tranh điểm đến còn có kết hợp các bên liên quan bao gồm cả hai phía cung và cầu. Việc đo lường khả năng cạnh tranh điểm đến được thực hiện bằng cách kết hợp cả hai giữa nhu cầu và cách tiếp cận cung ứng. Cách tiếp cận như vậy đảm bảo bao gồm một mặt, những người chịu trách nhiệm sản phẩm du lịch và mặt khác, những người chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, các phát hiện cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong việc đo lường khả năng cạnh tranh điểm đến nhằm tìm cách đánh giá vị thế cạnh tranh của điểm đến, và cải thiện khả năng cạnh tranh điểm đến.

Bảng 2.1 Tổng hợp các bài nghiên cứu về NLCT và điểm đến du lịch


TÁC GIẢ

BÀI NGHIÊN CỨU

Poon (1993)

Chiến lược cạnh tranh đổi mới công nghệ trong du lịch, của Oxon, UK: CAB International.

Crouch & Ritchie (1999)

Cạnh tranh du lịch và xã hội thịnh vượng, được đăng trên tạp chí Journal of Business Research.

Mihalic (2000)

Quản lý môi trường điểm đến du lịch: Nhân tố cạnh tranh trong du lịch, được đăng trên tạp chí Tourism

Management

Hassan (2000)

Những yếu tố quyết định của thị trường cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh du lịch bền vững,

được đăng trên tạp chí Journal of Travel Research.

Ritchie & Crouch (2000)

Một điểm đến cạnh tranh phải có lợi thế của điểm

đến, được đăng trên tạp chí Travel and Tourism Research Association.

Yoon (2002)

Nghiên cứu mô hình cấu trúc cạnh tranh của điểm đến du lịch từ các có bên liên quan của Đại học Virginia Polytechnic Institute and State University,

Blacksburg.

Dwyer & Kim (2003)

Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh của điểm du lịch, được đăng trên tạp chí Current Issues in

Tourism.

Ritchie & Crouch (2003)

Cạnh tranh điểm đến du lịch - Quan điểm du lịch bền vững của Oxon: CABI Publishing

Craigwell (2007)

Nghiên cứu NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ, được đăng trên unu-wider Research

Paper.

Omerzel-

Gomezelj & Mihalic (2008)

Khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch - Áp dụng

trường hợp của Slovenia, được đăng trên tạp chí Tourism Management

Armenski Tanja & cộng sự (2011),

Mô hình tích hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Serbia, được đăng trên tạp chí Tourism and

Hotel Management

Tính cạnh tranh của điểm đến du lịch: Trường hợp của Dalyan - Thổ Nhĩ Kỳ, được đăng trên tạp chí international Journal of Business, humanities and

technology.

Zaliha & cộng sự (2016)

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh điểm đến đảo Langkawi, Malaysia.

Goffi (2017)

Các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch Ý: mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, được đăng trên tạp chí Università politecnica

delle marche.

Stankova & Vasenska (2017)

Nghiên cứu các mô hình cạnh tranh điểm đến du lịch

Bulgaria, được đăng trên tạp chí Tourism and Travelling.

Abreu (2018)

Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch: Quan điểm về cung và cầu du lịch. Luận án Tiến sĩ của

Trường Đại học Queensland.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023