Bảng 4.26 Hệ số tương quan trong phân tích mô hình SEM lần 3 (lần cuối).
........................................................................................................................ 160
Bảng 4.27 Kết quả kiểm định bằng Boostrap với N = 450 lần. 162
Bảng 4.28 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 164
Bảng 4.29 Kết quả tổng hợp phân tích cấu trúc đa nhóm 165
Bảng 4.30 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đáp viên khác nhau về giới tính. 166
Bảng 4.31 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về độ tuổi. 167
Bảng 4.32 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về trình độ học vấn 168
Bảng 4.33 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đáp viên khác nhau về tình trạng hôn nhân. 170
Bảng 4.34 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về thu nhập 171
Bảng 4.35 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp. 172
Bảng 5.1 Những phát hiện chính và hàm ý quản trị tương ứng. 184
Bảng 5.2 Tổng hợp 10 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận, khái quát thành 4 hàm ý quản trị 189
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan. 10
Hình 2.2 Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch 11
Hình 2.3 Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh điểm đến 12
Hình 2.4 Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ. 13
Hình 2.5 Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Serbia của (Armenski Tanja & cộng sự, 2011). 16
Hình 2.6 Mô hình nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của (Goffi, 2017) 18
Hình 2.7 Mô hình năm áp lực cạnh tranh củaPorter (1990) 29
Hình 2.8 Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch 66
Hình 2.9 Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh điểm đến 67
Hình 2.10 Mô hình marketing điểm đến ở Jordan 68
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất. 70
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 91
Hình 4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu (đã chuẩn hóa).
........................................................................................................................ 128
Hình 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến marketing điểm đến (đã chuẩn hóa) 134
Hình 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch (đã chuẩn hóa). 136
Hình 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý điểm đến (đã chuẩn hóa). 138
Hình 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố marketing điểm đến (đã chuẩn hóa) 139
Hình 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố thu hút khách du lịch (đã chuẩn hóa). 141
Hình 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố quản lý điểm đến (đã chuẩn hóa) 142
Hình 4.8 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) thang đo nhân tố NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu (đã chuẩn hóa). 143
Hình 4.9 Kết quả kiểm định mô hình tới hạn (đã chuẩn hóa) 145
Hình 4.10 Kết quả kiểm định mô hình. 153
Hình 4.11 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM (đã chuẩn hóa) lần 2. 155
Hình 4.12 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM (đã chuẩn hóa) lần 3 (lần cuối). 157
Hình 4.13 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về tình trạng hôn nhân (nhóm độc thân). 169
Hình 4.14 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về tình trạng hôn nhân (nhóm đã lập gia đình). 169
Hình 4.15 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp (nhóm cán bộ, doanh nhân, sinh viên). 173
Hình 4.16 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp (nhóm công nhân và nghề nghiệp khác) 174
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
: | Phân tích phương sai (Analysis of Variance) | |
CFA | : | Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) |
CFI | : | Chỉ số thích hợp so sánh (Comparative Fix Index) |
CFM | : | Mô hình nhân tố chung (Common Factor Model) |
EFA | : | Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) |
GLM | : | Mô hình tuyến tính tổng quát (General linear model) |
ML | : | Phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) |
MTMM | : | Phương pháp đa phương pháp - đa khái niệm (MultiTrait - MultiMethod) |
PCA | : | Mô hình thành phần chính (Principal Components Analysis model) |
RMSEA | : | Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) |
SEM | : | Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling) |
TLI | : | Chỉ số Tucker và Lewis (Tucker và Lewis Index) |
VND | : | Đồng Việt Nam |
NLCT | : | Năng lực cạnh tranh |
ĐBSCL | : | Đồng bằng sông Cửu Long |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 2
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 4
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 5
- Khái Niệm Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đã vượt mốc 1,4 tỷ lượt khách, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Trong năm qua, phần lớn các nước Đông Nam Á duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là ở Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế. Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu khách quốc tế, được đánh giá là mức tăng trưởng nóng so với thế giới và khu vực. UNWTO đánh giá hoạt động du lịch toàn cầu tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019. Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018).
Cùng với xu hướng phát triển du lịch của các nước trên thế giới và các nước Đông Nam Á, trong thời gian gần đây ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội. Du lịch phát triển đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện kết cấu hạ tầng, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư du lịch, tạo thêm nhiều điểm đến hấp dẫn và trở thành các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay tình hình cạnh tranh điểm đến của các doanh nghiệp du lịch ngày càng trở nên gay gắt đối với các tỉnh chủ yếu dựa vào du lịch. Phần lớn các nghiên cứu trong các tài liệu về du lịch tập trung vào các khía cạnh của năng lực cạnh tranh (NLCT) điểm đến du lịch. Tính cạnh tranh không dựa trên một vài đặc điểm của sản phẩm du lịch, mà dựa trên một tập hợp các đặc điểm nguồn lực như các nhân tố thu hút khách du lịch, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm, dịch vụ, con người… (Buhalis, 2000). Đây là một khái niệm bao gồm nhiều nhân tố khác nhau, nhằm đảm bảo NLCT cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và Bạc Liêu nói riêng, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
Cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh, xu hướng các loại hình du lịch đã và đang thay đổi đáng kể. Sự lựa chọn của khách du lịch trên toàn cầu
cho thấy, những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, ngày càng được ưa chuộng hơn. Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến; khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Trong bối cảnh phát triển các loại hình du lịch đó, du lịch Bạc Liêu cũng được nhiều người biết đến, với các loại hình du lịch đặc trưng, có nguồn tài nguyên có giá trị nhất định để phát triển du lịch. Đặc biệt vùng biển - Nhà Mát, là một quần thể đa dạng phong phú về sinh thái biển, có trữ lượng tôm cá rất dồi dào, hàng năm nguồn lợi kinh tế thu được rất lớn. Bên cạnh đó, hệ sinh thái ven bờ có thảm rừng ngập mặn chạy dài theo bờ biển có tính đa dạng sinh học rất cao, với sức tăng trưởng nhanh, tạo ra sự phong phú và giàu có về thủy sinh vật ở các sông rạch tự nhiên. Chính các thủy sinh vật và các loài cây rừng ngập mặn tạo ra một cảnh quan hấp dẫn du khách. Ngoài các hệ sinh thái đất ngập nước nêu trên, tỉnh Bạc Liêu còn nổi tiếng với sân chim Bạc Liêu và sân chim Lập Điền có hệ động vật và thực vật khá phong phú, đặc biệt nơi đây có trên 60 loài chim nước, trong đó có một số loài quý hiếm trên thế giới. Xuôi theo giồng cát là vườn nhãn được hình thành cách đây trên 100 năm với cây rất to và tán lá rất lớn. Đến với đất giồng nhãn là đến với một không gian thật xanh, thật đẹp và không khí thoáng đãng. Bên cạnh đó, Bạc Liêu còn có rất nhiều điểm đến tham quan như Quảng Trường Hùng Vương, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đồng Hồ Đá, Nhà Công Tử Bạc Liêu, Đồng Nọc Nạng, Đền Thờ Bác Hồ, Chùa Xiêm Cán, Phật Bà Nam Hải, Nhà Thờ Tắc Sậy…
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2026, Bạc Liêu thực sự không những trở thành điểm đến trọng tâm của bán đảo Cà Mau, điểm đến du lịch hấp dẫn ở vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà còn trở thành điểm đến du lịch có năng lực cạnh tranh cao so với các điểm đến du lịch trong nước. Do đó, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Bạc Liêu gắn với hàm ý quản trị, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp phát triển du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới. Đây là vấn đề nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với các điểm đến du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội, sự kiện, làng nghề của địa phương.
Trong những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh có những kết quả đáng khích lệ về tăng trưởng du lịch, doanh thu đạt 1.600 tỷ đồng/năm, đóng góp 2,68% vào GDP của tỉnh. Với doanh thu và tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh còn khiêm tốn. Chính vì vậy, ngành du lịch Bạc Liêu cần có bước đột phá,
giúp cho du lịch tỉnh nhà có bước phát triển mạnh mẻ. Hiện nay, ngành du lịch của tỉnh đang đứng trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã mở ra cho ngành du lịch của tỉnh những hướng phát triển mới. Đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn cho ngành. Nhiều điểm đến du lịch trong khu vực ĐBSCL đang dần trở thành điểm đến thành công, có thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Qua số liệu thống kê cho thấy, năm 2018 tổng số lượt khách đến Cần Thơ: 8.400.000 khách/năm, An Giang: 8.500.000 khách/năm, Kiên Giang: 7.600.000 khách/năm, Sóc Trăng: 2.000.000 khách/năm, Bạc Liêu 1.800.000 khách/năm (Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2018). Bạc Liêu có lượng khách đến khá thấp trong những điểm đến du lịch của khu vực ĐBSCL. Điều này cho thấy trong thời gian qua, du lịch Bạc Liêu chưa thật sự thu hút khách trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các điểm đến khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu là cần thiết, sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp, giúp ngành du lịch có bước đi phù hợp, nhằm thu hút du khách đến Bạc Liêu ngày càng nhiều hơn, đưa Bạc Liêu thành điểm đến hấp dẫn, có vị thế cạnh tranh trong khu vực ĐBSCL, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu” là cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịch Bạc Liêu và thực trạng du lịch tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao NLCT của các điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc
Liêu. Liêu.
- Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc
- Phân tích thực trạng NLCT điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT các điểm đến du
lịch ở Bạc Liêu.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu?
- Mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu là như thế nào?
- Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là gì?
- Thực trạng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu hiện nay ra sao?
- Các hàm ý quản trị nào có thể được đề xuất nhằm nâng NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra luận án giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Về thời gian:
- Nghiên cứu bắt đầu tiến hành từ tháng 6 năm 2014.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ năm 10/2017 – 1/2018.
- Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2014 - 2018.
Về đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là: Du khách nội địa là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã từng đi du lịch tại các điểm đến ở Bạc Liêu.
Về nội dung:
Nghiên cứu của đề tài tập trung vào khảo sát, đánh giá NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu (Chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu). Bên cạnh một số kết quả đạt được, nghiên cứu này vẫn còn có hạn chế nhất định. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu: Du khách nội địa là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Do số lượng khách quốc tế đến tham quan Bạc Liêu rất ít, chiếm 2,86% trên tổng số khách đến tham quan Bạc Liêu, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu du khách là người Việt Nam để lấy ý kiến khảo sát. Bên cạnh đó, điểm đến Bạc Liêu, chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, khách nước ngoài ít quan tâm đến loại hình du lịch này, nên tác giả tập trung lấy ý kiến du khách là người Việt Nam để phục vụ cho việc điều tra, nghiên cứu.