Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 4

Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng bằng việc nghiên cứu thêm những đối tượng du khách là người nước ngoài khi số lượng khách quốc tế tăng cao.

1.5 CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được cấu trúc, trình bày thành 5 chương:

Chương 1, trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như kết cấu của luận án.

Chương 2, mô tả cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện luận án nghiên cứu thông qua tổng quan tài liệu về NLCT điểm đến của các công trình nghiên cứu trước đây. Từ đó có cách tiếp cận đo lường NLCT điểm đến du lịch, dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT điểm đến của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), bộ tiêu chí đánh giá NLCT du lịch và lữ hành (TTCI)

Chương 3, phác thảo các thang đo lường, các khái niệm trong mô hình lý thuyết, thiết kế nghiên cứu và mô hình đề xuất cho luận án. Thiết kế nghiên cứu bao gồm những nội dung: Về khung nghiên cứu, cỡ mẫu, quá trình thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu. Thêm vào đó nghiên cứu sơ bộ cũng được thảo luận ở chương này.

Chương 4, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, kiểm định Cronback‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), đánh giá sự phù hợp của mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), thảo luận kết quả nghiên cứu, phân tích cấu trúc đa nhóm.

Chương 5, tổng hợp những khám phá có ý nghĩa và kết luận về luận án nghiên cứu. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. Một số kiến nghị đối với các ngành chức năng: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bạc Liêu, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Cuối cùng là nêu rõ những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.


2.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 4

Trong thị trường du lịch hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý, là làm thế nào để tăng lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch. NLCT của một điểm đến du lịch là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thị phần. Do đó, các nhà quản lý du lịch phải khám phá lợi thế cạnh tranh và phân tích cạnh tranh thực tế. Có những cách tiếp cận khác nhau về mô hình NLCT điểm đến (Ritchie & Crouch, 1993; De Keyser & Vanhove, 1994; Evans & Johnson, 1995; Hassan, 2000; Kozak, 2001; Dwyer, Livaic & Mellor, 2003). Trong số, tất cả các lợi thế cạnh tranh được phát triển bởi các nhà nghiên cứu nhiều nước trên thế giới và tiến hành phân tích thực tế ở Bạc Liêu như một điểm đến du lịch điển hình. Mục đích của việc nghiên cứu này là để trình bày một phương pháp nghiên cứu, dựa trên các chỉ số liên quan đến mô hình, để xác định khả năng cạnh tranh điểm đến của du lịch Bạc Liêu.

Hiện nay nhiều cơ hội mới đang chờ chúng ta, phát triển mới sản phẩm và bổ sung thêm các điểm đến du lịch là một trong những biểu hiện tăng trưởng của ngành du lịch. Sự ra đời của toàn cầu hóa đã trùng hợp với sự bùng nổ trong lĩnh vực du lịch đã đưa ra nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch, có nghĩa là số lượng các điểm đến du lịch ngày càng tăng, điều kiện du lịch đã thay đổi và điều này đã trở nên cần thiết để giải quyết những thách thức để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường du lịch. Cho đến nay hai chữ “cạnh tranh” đã trở thành thuật ngữ phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Việc đo lường năng lực cạnh tranh đã được thảo luận rộng rãi trong nhiều ngành như khoa học chính trị, khoa học quản lý, kinh tế học. Năng lực cạnh tranh được xem như là một nhân tố quan trọng tạo ra sự thịnh vượng quốc gia, vì nó giúp cải thiện mức sống và thu nhập thực tế thông qua cung cấp hàng hóa và dịch vụ với một số lợi thế so sánh (Crouch & Ritchie, 1999)

Một vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều giữa các nhà nghiên cứu du lịch là đưa ra nhân tố cạnh tranh điểm đến du lịch (Chon & Mayer, 1995; Crouch & Ritchie, 1999). Đối với ngành du lịch để có lợi nhuận và hoạt động bền vững trong dài hạn, thì cần phải phát triển và quản lý kinh doanh du lịch theo một mô hình cạnh tranh mới (Ritchie & Crouch, 1993). Khả năng cạnh tranh được coi như là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công dài hạn của các đơn vị kinh doanh du lịch. Ở nhiều nước trên thế giới, khu vực dịch vụ du lịch ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy các

quốc gia, tỉnh, thành phố đều quan tâm đến du lịch và dùng mọi nổ lực và kinh phí để nâng cao hình ảnh du lịch và sức hấp dẫn ở mỗi nơi. Còn các nhà khoa học nghiên cứu về du lịch bắt đầu chú ý về cạnh tranh điểm đến. Poon (1993) học giả đi đầu trong nghiên cứu cạnh tranh du lịch đã chỉ ra bốn nguyên tắc mà bất kỳ điểm đến nào cũng phải đảm bảo tính cạnh tranh: (1) môi trường phải dẫn đầu; (2) du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu; (3) gia tăng các hoạt động phân phối trên thị trường; (4) xây dựng khu vực tư nhân năng động. Nhìn chung, những nguyên tắc này quá rộng khó có thể hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch và các nhà hoạch định chính sách thực hiện. Do vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về năng lực cạnh tranh điểm đến.

Do sự tăng trưởng thương mại giữa các nước ngày càng cao, nên (Porter, 1990) đã đề xuất một số mô hình phân tích mới để xác định lợi thế cạnh tranh, nhằm tạo ra một bước đột phá trong lý thuyết thương mại quốc tế. Mô hình kim cương của Porter giải thích NLCT của doanh nghiệp theo ba nội dung chính, đó là môi trường cạnh tranh toàn cầu, chiến lược cạnh tranh và cơ cấu tổ chức. Mô hình của Porter có thể dễ dàng hiểu được, áp dụng được năng lực cạnh tranh và duy trì ổn định cho doanh nghiệp. Crouch & Ritchie (1994) nghiên cứu khám phá NLCT điểm đến thông qua xây dựng mô hình phát triển năng lực cạnh tranh du lịch quốc tế. Tiếp sau đó, Chon & Mayer (1995) đã bổ sung mô hình của Crouch & Ritchie (1994) với các vấn đề dịch vụ, du lịch và khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên du lịch. Trong các tài liệu chuyên ngành về du lịch, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NLCT của điểm đến du lịch có thể được cải thiện thông qua một số chiến lược phát triển nhất định, bao gồm hoạt động tiếp thị (hình ảnh, chất lượng, vị thế, thương hiệu, và dịch vụ), quản lý điểm đến, và phát triển sản phẩm du lịch bền vững. Những chiến lược phát triển này được xem là quá trình cho phép điểm đến du lịch đạt được mối tương quan tối đa với nhu cầu du lịch. NLCT là mục tiêu cần thiết của các chiến lược quản lý và tiếp thị (Kozak, 2001).

Theo Poon (1993) NLCT của điểm đến có thể được cải thiện bằng cách đổi mới liên tục. Các sản phẩm linh hoạt, tùy chọn theo nhu cầu của du khách là cần thiết để tạo cho điểm đến du lịch mang tính cạnh tranh. Tổ chức quản lý, tiếp thị, phân phối, các hình thức tương tác và tương quan khác giữa các nhà cung cấp du lịch là những nguồn cơ bản để phát triển tính linh hoạt cho NLCT của điểm đến du lịch. Để cạnh tranh thành công trong thị trường du lịch, điểm đến du lịch cần phải tuân thủ các nguyên tắc khách hàng là thượng đế, hãy dẫn đầu về chất lượng, phát triển đổi mới triệt để công nghệ trong du lịch, và củng cố vị trí chiến lược của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành. Cụ thể, Poon (1993) đã giải thích rằng việc kết nối tiếp thị với phát

triển sản phẩm phải thỏa mãn nhu cầu của du khách, (ví dụ hình ảnh điểm đến, kiểm soát hệ thống dịch vụ, là các chiến lược quan trọng cho năng lực cạnh tranh của điểm đến).

Crouch & Ritchie (1999) đã mở rộng các chiến lược cạnh tranh điểm đến bằng cách tập trung nhiều hơn vào các phương pháp tiếp cận và hoạt động quản lý điểm đến, bao gồm tiếp thị, thông tin, tổ chức và dịch vụ nhà hàng. Bên cạnh đó, quản lý điểm đến thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của du khách và kiểm tra hiệu quả của các dịch vụ. Đây là vấn đề quan trọng giúp người quản lý điểm đến hiểu được nhu cầu của du khách và phát triển sản phẩm tại điểm đến hiệu quả hơn. Thêm vào đó NLCT của điểm đến cũng có thể tăng cường bằng các nguồn lực liên quan đến duy trì và đảm bảo hiệu quả các nguồn lực du lịch, bao gồm nguồn lực sinh thái, văn hóa xã hội. Kết quả cho thấy sự phát triển du lịch của điểm đến sẽ ổn định, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt sinh thái, xã hội, văn hóa và chính trị. Nhìn chung công trình nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch của Ritchie & Crouch (1993) các công ty trong ngành du lịch có liên quan đến các ngành dịch vụ. Các ông khẳng định rằng, điểm đến có khả năng cạnh tranh cao nhất là điểm đến đạt được thành công lớn nhất; đó là đem lại lợi ích nhiều nhất cho cư dân của mình.

Theo Mihalic (2000) thì NLCT tại điểm đến có thể được cải thiện bằng nỗ lực quản lý thích hợp và quản lý chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp thị môi trường cũng có thể tăng cường NLCT của điểm đến. Do chất lượng môi trường là một phần không thể tách rời của các nhân tố thu hút tự nhiên, cho nên duy trì chất lượng môi trường là rất quan trọng để thể hiện NLCT của điểm đến. Go & Govers (2000) cho rằng, để quản lý điểm đến và tăng thị phần trên thị trường, thì việc duy trì và cung cấp dịch vụ chất lượng cao là cần thiết để giữ vững vị thế trên thị trường. Do đó, quản lý chất lượng là biện pháp đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các điểm đến. Ngoài ra, quy hoạch vùng, đô thị, bảo tồn văn hóa, di sản, và phát triển kinh tế là phù hợp để phát triển và thực hiện quản lý chất lượng hiệu quả cho điểm đến.

Theo Hassan (2000) các nghiên cứu về NLCT đưa ra khái niệm về tính cạnh tranh điểm đến là duy trì và phát triển điểm đến như các đối thủ cạnh tranh khác. Các nhân tố về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa phong phú, di tích lịch sử… có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của điểm đến. Nhằm phát triển và quảng bá điểm đến du lịch thì cần tạo ra những nguồn lực du lịch có giá trị để nâng cao NLCT điểm đến. Ông đã đề xuất một mô hình có các nhân tố quyết định cạnh tranh trên thị trường như: 1) ưu thế so sánh, 2) định hướng nhu cầu, 3) cấu trúc ngành, và 4) cam kết về môi trường. Trong số đó,

ưu thế so sánh liên quan đến các nhân tố môi trường vĩ mô và vi mô gồm khí hậu, vị trí, văn hóa, di sản, lịch sử, khảo cổ, dịch vụ dành cho du khách, an toàn, y tế, tiếp cận thông tin, và chất lượng môi trường. Cùng với những ưu thế so sánh trên thị trường, các nhân tố khác như là khách sạn, giao thông, và giải trí có thể nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch.

Ritchie & Crouch (2000) cho rằng NLCT là “khả năng tạo ra giá trị gia tăng và nhờ đó cải thiện sự thịnh vượng của quốc gia và phát triển kinh tế xã hội. NLCT thường kết hợp khái niệm quy hoạch tiếp thị và chiến lược phát triển cạnh tranh (Buhalis, 2000). Pearce (1997) đã mô tả NLCT của điểm đến là kỹ thuật, phương pháp và phân tích đánh giá điểm đến một cách có hệ thống để so sánh các thuộc tính cạnh tranh điểm đến trong phạm vi quy hoạch. Sự đánh giá và so sánh có hệ thống các thành phần du lịch giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các chính sách phát triển du lịch có hiệu quả. Đồng thời, mô hình NLCT điểm đến được đề xuất bởi Crouch & Ritchie (1999) chỉ ra rằng cần phải hiểu được mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các lực lượng của NLCT. Theo Crouch & Ritchie (1999), lợi thế so sánh là tạo ra nguồn lực du lịch sẵn có tại điểm đến, trong khi NLCT là khả năng sử dụng nguồn lực đó có hiệu quả trong thời gian dài ở tại điểm đến. Những nhân tố chính hấp dẫn tại điểm đến là cần thiết để tạo ra lợi thế so sánh và NLCT. Những nhân tố này là nguồn lực cơ bản tạo động lực cho sự lựa chọn điểm đến của du khách, cũng như là các nhân tố mà người quy hoạch và người phát triển du lịch cần xem xét để nâng cao NLCT của điểm đến. Bên cạnh đó, mô hình cũng giải thích các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ dưới dạng hiệu quả thứ cấp của NLCT điểm đến như cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận, nguồn lực thuận lợi là quan trọng cho sự thành công về kinh doanh điểm đến.

Nghiên cứu cấu trúc mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan của Yoon (2002) mô hình lý thuyết này nhằm kiểm tra thực nghiệm sự tương tác của các mối quan hệ bao gồm: nhận thức tác động phát triển du lịch, thái độ đối với vấn đề môi trường, gắn kết địa điểm tham quan, ưu tiên phát triển các nhân tố phát triển du lịch, hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh điểm đến. Phạm vi của nghiên cứu này là các điểm đến du lịch và cộng đồng ở Virginia, nơi có nhiều sản phẩm, địa điểm du lịch nhân tạo cũng như văn hóa tự nhiên. Các nguyên tắc định hướng của nghiên cứu này là năng lực cạnh tranh điểm đến có thể được cải thiện bằng sự kết hợp phù hợp giữa các địa điểm, nguồn lực du lịch và các chiến lược nâng cao NLCT của điểm đến. Tổng cộng có tất cả 646 câu hỏi được thu thập liên quan đến ngành du lịch được lựa chọn ngẫu nhiên ở bang Virginia để đưa vào nghiên cứu. Kết quả kiểm tra giả thuyết về việc phát triển các điểm tham quan du lịch cho thấy. Các doanh nghiệp du lịch

mong muốn phát triển các điểm tham quan du lịch, tăng cường các nguồn lực du lịch, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, nâng cao vai trò của tổ chức quản lý điểm đến. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch sẽ ủng hộ các chiến lược cạnh tranh điểm đến.


(+)

(+)

Ưu tiên phát triển các nhân tố hấp dẫn du lịch

(+)

(+)

Ủng hộ chiến lược cạnh tranh điểm đến

Tác động phát triển du lịch

Thái độ đối với môi trường

Gắn kết địa điểm

(Nguồn: Yoon, 2002)

Hình 2.1 Cấu trúc mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan.

Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie & Crouch (2003) cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu du lịch đã chứng minh lợi ích từ du lịch mang lại là do nâng cao NLCT điểm đến. Thông tin thu thập về NLCT điểm đến được xác định tài nguyên tự nhiên (Đó là lợi thế so sánh của điểm đến) và khả năng đơn vị biết khai thác tài nguyên (Đó là lợi thế cạnh tranh của điểm đến). Mô hình của Crouch & Ritchie bao gồm 5 nhóm chính: nhân tố đáp ứng nhu cầu; chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến; quản lý điểm đến; nguồn lực cốt lõi và các nhân tố thu hút khách; các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ. Đồng thời mô hình cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến như khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng bố, dịch bệnh, kết cấu hạ tầng, các nguồn lực của điểm đến. Mối quan tâm chính của nghiên cứu này là xem xét tính cạnh tranh điểm đến có được duy trì và phát triển như các đối thủ cạnh tranh khác hay không. Bên cạnh đó, các nhân tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, di tích lịch sử có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của điểm đến. Để phát triển và quảng bá điểm đến du lịch thì cần tạo ra những nguồn lực du lịch có giá trị nhằm nâng cao NLCT của điểm đến (Hình 2.2).

Các nhân tố đáp ứng nhu cầu

Chính sách QH và phát triển điểm đến

Quản lý điểm đến

Nguồn lực cốt lõi và nhân tố thu hút khách

Năng lực cạnh tranh điểm đến

Nhân tố và Nguồn lực hỗ trợ

1.Địa điểm

2.An ninh/An toàn 3.Giá cả/Giá trị 4.Phụ thuộc lẫn nhau

5.Nhận thức, hình ảnh 6.Sức chứa

1.Xác định hệ thống 2.Triết lý/giá trị 3.Tầm nhìn

4.Định vị/thương hiệu 5.Sự phát triển

6.Hợp tác, cạnh tranh, 7.Giám sát, đánh giá 8.Kiểm toán

1.Tổ chức 2.Marketing

3.Chất lượng dịch vụ/ kinh nghiệm

4.Thông tin N cứu 5.Quản lý nhân lực 6.Tài chính và vốn 7.Quản lý du khách 8.Quản lý T nguyên 9.Quản lý sự cố

1.Thiên nhiên, khí hậu 2.Văn hóa, lịch sử

3. Các hoạt động 4.Sự kiện đặc biệt 5.Giải trí

6.Hoạt động kinh doanh du lịch

7.Liên kết thị trường

1.Kết cấu hạ tầng 2.Khả năng tiếp cận 3.Nguồn lực hỗ trợ 4.Sự hiếu khách 5.Doanh nghiệp 6.Ý chí chính trị


(Nguồn: Ritchie & Crouch, 2003)

Hình 2.2 Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch


Theo Dwyer & Kim (2003) Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh của điểm du lịch mô tả số lượng nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của ngành du lịch, như là các nguồn lực có sẵn (nguồn lực tự nhiên, tài sản

văn hóa và di tích lịch sử), nguồn nhân tạo (cơ sở hạ tầng của ngành du lịch, các hoạt động sẵn có), nhân tố hỗ trợ (cơ sở hạ tầng nói chung, chất lượng của dịch vụ, địa điểm), các nhân tố quản lý địa điểm du lịch và điều kiện nhu cầu. Mô hình này chủ yếu dựa trên mô hình Ritchie & Crouch được đề xuất ở phạm vi rộng hơn như các công ty và các nhà cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực cạnh tranh du lịch. Mô hình mô tả 3 thành phần chính: nguồn lực du lịch bao gồm nguồn lực tự nhiên và các di sản thừa hưởng, nguồn lực sáng tạo; nhân tố và nguồn lực hỗ trợ như cơ sở hạ tầng tổng quát, chất lượng dịch vụ, quyền lợi; nhân tố quản lý điểm đến bao gồm các hoạt động và chức năng; điều kiện nhu cầu (nhận thức, ý thức của người dân và sự ưa thích của khách du lịch); điều kiện hoàn cảnh (kinh tế, xã hội, nhân khẩu học, môi trường, chính trị...) và chỉ số hoạt động trong thị trường. Mô hình tích hợp cạnh tranh có sự khác biệt. Sự khác biệt giữa nền di sản sẵn có và nguồn lực nhân tạo, được phân biệt một cách rõ ràng trong các mô hình tích hợp, nhưng không có trong mô hình của Crouch-Ritchie. Đây là một mô hình mới, rất hữu ích và có tầm quan trọng cho những nghiên cứu sau này.

NGUỒN LỰC DU LỊCH

QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN

DU LỊCH

ĐIỀU KIỆN NHU CẦU

-Các tổ chức quản trị điểm đến

-Quản trị marketing điểm đến

-Chính sách điểm đến

-Kế hoạch và phát triển

-Quản trị phát triển nguồn nhân lực

-Quản trị môi trường

-Nhu cầu nhận thức về du lịch

-Kiến thức về du lịch

-Sở thích du lịch

Để góp phần nâng cao NLCT điểm đến Dwyer & Kim (2003) đã kết hợp với các lý thuyết về NLCT quốc gia, đưa ra mô hình kết hợp về NLCT của điểm đến (Hình 2.3).



-Nguồn lực tự nhiên và các di sản thừa hưởng

-Nguồn lực sáng tạo

-Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ


(Nguồn: Dwyer & Kim, 2003)

Hình 2.3 Các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh điểm đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023