Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ


NGUYỄN THANH SANG


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Ở BẠC LIÊU


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Ngành Quản trị kinh doanh Mã số: 62340102

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

NGUYỄN THANH SANG MSHV: P1314004


Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 1

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Ở BẠC LIÊU


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành: 62340102


NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS. TS. NGUYỄN PHÚ SON

TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG


Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, do học viên Nguyễn Thanh Sang thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS Tiến sĩ Nguyễn Phú Son, Luận án đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận án thông qua ngày ……………


Ủy viên Thư ký


--------------------------------------- ---------------------------------------


Phản biện 1 Phản biện 2


--------------------------------------- ---------------------------------------


Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng


--------------------------------------- ---------------------------------------

LỜI CẢM TẠ


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Quý thầy cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Phú Son đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm giúp tôi nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ, lãnh đạo, chuyên viên UBND tỉnh Bạc Liêu, UBND thành phố Bạc Liêu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Bạc Liêu, Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, các sở, cơ quan, ban ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; các cá nhân và các tổ chức liên quan đến du lịch đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu và trả lời phỏng vấn, điều tra.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!


Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 20….

Nghiên cứu sinh

TÓM TẮT


Trong những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh Bạc Liêu có những kết quả đáng khích lệ về tăng trưởng du lịch, doanh thu đạt 1.600 tỷ đồng/năm, đóng góp 2,68% vào GDP của tỉnh. Với doanh thu và tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh còn khiêm tốn. Chính vì vậy, ngành du lịch Bạc Liêu cần có bước đột phá, giúp cho du lịch tỉnh nhà có bước phát triển mạnh mẻ. Hiện nay, nhiều điểm đến du lịch trong khu vực ĐBSCL có thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Qua số liệu thống kê cho thấy, năm 2018 tổng số lượt khách đến Cần Thơ: 8.400.000 khách/năm, An Giang: 8.500.000 khách/năm, Kiên Giang: 7.600.000 khách/năm, Sóc Trăng: 2.000.000 khách/năm, Bạc Liêu 1.800.000 khách/năm (Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2018). Bạc Liêu có lượng khách đến khá thấp trong những điểm đến du lịch của khu vực ĐBSCL. Điều này cho thấy, trong thời gian qua, du lịch Bạc Liêu chưa thật sự thu hút khách trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các điểm đến khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu là cần thiết, sẽ giúp cho ngành du lịch thu hút du khách đến Bạc Liêu ngày càng nhiều hơn, đưa Bạc Liêu thành điểm đến hấp dẫn, có vị thế cạnh tranh trong khu vực ĐBSCL.

Mục tiêu của nghiên cứu là để kiểm tra thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 3 nhân tố ảnh hưởng bao gồm marketing điểm đến, nhân tố thu hút khách du lịch và quản lý điểm đến. Giữa các khái niệm có quan hệ tương quan với nhau một cách ý nghĩa và đạt độ giá trị phân biệt. Căn cứ từ các kết quả kiểm định mô hình, những phát hiện tìm thấy được thông qua quá trình phỏng vấn, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị về tăng cường nhân tố marketing điểm đến; đẩy mạnh nhân tố thu hút khách du lịch và cải thiện nhân tố quản lý điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm cả hai kỹ thuật nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cách tiếp cận theo phương pháp hỗn hợp làm tăng thêm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, bởi trong trường hợp này các dữ liệu định lượng được hỗ trợ bởi dữ liệu định tính. Nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn 30 chuyên gia và thu thập thông tin trực tiếp từ 450 khách du lịch bằng bảng câu hỏi cấu trúc, người được hỏi trả lời ý kiến bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng theo thang điểm Likert. Dữ liệu trong bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được lấy từ

kết quả nghiên cứu định tính. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, thông qua kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronback „s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu cho thấy, các giá trị đều đạt yêu cầu, mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu chính thức và thành phần trong từng khái niệm đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của từng thang đo đều lớn hơn 0.5 nên các thang đo đảm bảo độ tin cậy. Vì vậy, có thể kết luận các ước lượng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM cho thấy mối quan hệ giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức có ý nghĩa thống kê. Do đó, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức đều được chấp nhận.

Nghiên cứu này là để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và phát triển du lịch bền vững, lâu dài nhằm mục đích nâng cao NLCT điểm đến du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, nhu cầu khách du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hoạt động kinh doanh du lịch…, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao NLCT du lịch của tỉnh mang tính khả thi cao.

Nâng cao NLCT điểm đến du lịch là mục tiêu hướng đến của tất cả các điểm đến du lịch của tỉnh Bạc Liêu mong muốn thành công và khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch. Do đó, nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu là một trong những định hướng phù hợp với mục tiêu của nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch, người dân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

ABSTRACT


In recent years, the tourism industry of Bac Lieu province has had encouraging results on tourism growth, revenue reached 1,600 billion VND / year, contributing 2.68% to GDP of the province. With the revenue and contribution to GDP of the province is still modest. Therefore, the tourism industry in Bac Lieu needs a breakthrough, helping the province's tourism to develop strongly. Currently, many tourist destinations in the Mekong Delta region have brands in the domestic and international tourism markets. Statistics show that, in 2018, the total number of visitors to Can Tho: 8,400,000 passengers/year, An Giang: 8,500,000 passengers/year, Kien Giang: 7,600,000 passengers/year, Soc Trang: 2,000,000 passengers/year, Bac Lieu 1,800,000 passengers/year (Mekong Delta Tourism Association, 2018). Bac Lieu has relatively low arrivals in the tourist destinations of the Mekong Delta. This shows that, in recent years, Bac Lieu tourism has not really attracted visitors due to increasingly fierce competition pressure from other destinations. Therefore, researching the competitive capability of Bac Lieu tourist destination is necessary, will help the tourism industry attract more and more tourists to Bac Lieu, making Bac Lieu an attractive and competitive destination in the Mekong Delta region.

The objective of the study is to test experimentally the factors influencing on tourism destination competitiveness in Bac Lieu. Research has shown that there are 3 influencing factors including destination marketing, tourist attraction factors and destination management. There is a significant correlation between the concepts and attaining distinct validity. Based on the model testing results, findings found through the interview process, the author proposes some governance implications for enhancing destination marketing factors; promoting tourist attraction factors and improving destination management factors for tourists in order to improve the competitive competence of tourist destinations in Bac Lieu.

Based on the research objective, the thesis uses mixed methods, including both qualitative research techniques and quantitative research. The mixed approach increases the reliability of the research results, because in this case the quantitative data is supported by qualitative data. The research was conducted through the technique of interviewing 30 experts and collecting information directly from 450 tourists using a structured questionnaire, who responded by ticking the corresponding box on the scale. Likert scores. Data

in preliminary survey questionnaires were obtained from qualitative research results. Data is processed by SPSS 20.0 software, through testing the reliability of the scale with Cronback's Alpha coefficient, Exploratory Factor Analysis (EFA), Confirmation Factor Analysis ( CFA) and verification Structural Equation Model (SEM).

The estimation results of the research model show that the values are satisfactory, the research model is consistent with the market data. The concepts in the formal research model and the composition in each concept gain distinctive value. The combined reliability and extraction variance of each scale are greater than 0.5, so the scales ensure reliability. Therefore, it is possible to conclude that estimates in the model ensure reliability. Testing research hypotheses with linear structural model - SEM shows that the hypothetical relationship in the official research model has statistical significance. Therefore, the hypotheses in the official research model are accepted.

This study is to support the planning and development of sustainable, long-term tourism in order to improve the competitive capability of tourism destinations in the province. In addition, the study also assesses the current status of tourism development in the province in terms of natural conditions, tourism resources, tourist needs, infrastructure, human resources, tourism business activities ... , in order to propose solutions to improve the competitive competence of the province in tourism with high feasibility.

Raising the competitive capability of tourism destinations is the target of all tourism destinations in Bac Lieu province, wishing to succeed and affirm their competitive position in the tourism market. Therefore, improving the competitive capability of tourism destinations in Bac Lieu is one of the orientations suitable to the goals of managers, tourism businesses, and tourism business people in Bac Lieu province.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023