PHỤ LỤC 1.6
BỘ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH THẾ GIỚI (WTTC)
Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Mục tiêu của chỉ số NLCT du lịch là để đo lường, đánh giá các nhân tố và chính sách tạo nên sức hấp dẫn để phát triển ngành du lịch ở các nước khác nhau, nhằm cải thiện NLCT của ngành, giúp kinh tế quốc gia tăng trưởng và phát triển thịnh vượng.
Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) đã đưa ra 8 tiêu chí để đánh giá NLCT của 212 quốc gia vào năm 2004, bao gồm:
1. Nhân lực du lịch;
2. Cạnh tranh về giá;
3. Phát triển cơ sở hạ tầng;
4. Môi trường bền vững;
5. Tiến bộ công nghệ;
6. Nguồn tài nguyên;
7. Tính mở để phát triển du lịch;
8. Phát triển xã hội.
Nhưng sau nhiều năm đưa vào thực hiện đánh giá NLCT của các điểm đến du lịch, thì các chỉ số đánh giá của WTTC có một số bất cập. Chính vì vậy WTTC và WEF đã xây dựng lại tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch để giúp cho ngành du lịch của các nước trên thế giới đánh giá các tiêu chí cụ thể hơn.
Luật pháp, chính sách về du lịch: gồm 5 chỉ số:
1. Quy định luật pháp và chính sách: là quy định về môi trường chính sách có lợi cho việc phát triển du lịch của mỗi nước. Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch của quốc gia, nhờ vào các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch.
2. Quy định về môi trường: Môi trường tự nhiên rất quan trọng, mang lại điểm đến hấp dẫn cho du lịch. Quy định môi trường sạch sẽ là cần thiết để đảm bảo một quốc gia sẽ là điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
3. An toàn và an ninh: đây là hai nhân tố chủ yếu quyết định NLCT điểm đến của mỗi quốc gia. Du khách sẽ không vui khi đi du lịch tới các nước không an toàn, làm cho điểm du lịch không còn thu hút khách du lịch.
4. Y tế và vệ sinh: là hai nhân tố chính yếu, ảnh hưởng NLCT điểm đến. Khi đi du lịch, đến một đất nước có nguồn nước uống đảm bảo và vệ sinh sạch sẽ là làm cho du khách cảm thấy thoải mái.
5. Ưu tiên phát triển du lịch: Chính phủ quan tâm đến phát triển du lịch làm nâng cao NLCT điểm đến. Thông qua nhiều địa điểm du lịch, Chính phủ ưu tiên giành nguồn vốn cho các dự án phát triển du lịch.
Kết cấu hạ tầng và môi trường KD du lịch: gồm 5 chỉ số:
1. Kết cấu hạ tầng giao thông hàng không: Tiếp cận dễ dàng đến các nước cũng như di chuyển tới các điểm đến trong nước. Chỉ số này, đánh giá số lượng vận chuyển hàng không, chất lượng kết cấu hạ tầng vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế.
2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Chất lượng đường bộ, đường sắt đi lại dễ dàng, hiệu quả tới các siêu thị mua sắm và các điểm tham quan là rất quan trọng cho hoạt động phát triển du lịch.
3. Kết cấu hạ tầng du lịch: Chỉ số đánh giá kết cấu hạ tầng lưu trú, các đơn vị nhà hàng, vận chuyển, công ty tài chính, ngân hàng phục vụ cho khách du lịch.
4. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Đây là chỉ số đánh giá của các công ty sử dụng dịch vụ internet chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong các giao dịch kinh tế.
5. Năng lực cạnh tranh giá: Các nước có chi phí sinh hoạt thấp, hàng hóa trong nước rẻ hơn so với các quốc gia khác, mức thuế hàng không thấp, giá nhiên liệu hợp lý sẽ tăng tính hấp dẫn đối với nhiều du khách.
Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực: gồm 3 chỉ số:
1. Nguồn nhân lực: Chỉ số này đánh giá mức độ giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế. Quốc gia có đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các công ty là cần thiết, giúp cho các điểm đến du lịch phát triển.
2. Nhận thức du lịch quốc gia: Đánh giá việc mở cửa của quốc gia với du khách nước ngoài. Thái độ của người dân nhiệt tình, hiếu khách với du khách nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến NLCT điểm đến.
3. Nguồn lực tự nhiên và văn hoá: Các quốc gia đồng ý cho khách du lịch tiếp cận các nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hoá có sức hấp dẫn được UNESCO công nhận nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong du lịch.
PHỤ LỤC 1.7
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (OECD)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch vào tháng 4 năm 2013. Mục đích của OECD là đưa ra kết quả cụ thể nhóm các chỉ số có ích và có ý nghĩa cho các Chính phủ để đánh giá và đo lường NLCT du lịch của các quốc gia và hướng dẫn Chính phủ các nước lựa chọn chính sách phù hợp để phát triển du lịch.
Các nhóm chỉ số này được đo lường thông qua: hiệu quả và tác động của du lịch; đánh giá một điểm đến có khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch mang tính cạnh tranh và đảm bảo chất lượng; đánh giá sự hấp dẫn của một điểm đến; nhận ra các cơ hội kinh tế và sự phối hợp với các chính sách.
Khung đo lường NLCT trong ngành du lịch được hợp thành 3 nhóm chỉ số: nhóm chỉ số quan trọng nhất, nhóm chỉ số bổ sung và nhóm chỉ số phát triển trong tương lai. Cụ thể như sau:
Nhóm chỉ số quan trọng nhất
1. Đóng góp của du lịch trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
2. Doanh thu của khách du lịch nội địa trên tổng lượng khách theo từng nguồn thị trường;
3. Số lượng khách nghỉ qua đêm ở tất cả các loại hình lưu trú;
4. Xuất khẩu dịch vụ du lịch;
5. Năng suất lao động trong ngành du lịch;
6. Sức mua và giá cả du lịch;
7. Điều kiện cấp thị thực nhập cảnh quốc gia;
8. Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học;
9. Tài nguyên văn hóa và sáng tạo;
10. Sự hài lòng của du khách;
11. Kế hoạch hành động của du lịch quốc gia.
Nhóm chỉ số bổ sung
1. Đa dạng hóa thị trường và thị trường có sự tăng trưởng;
2. Việc làm trong lĩnh vực du lịch theo độ tuổi, trình độ văn hóa;
3. Chỉ số giá tiêu dùng trong lĩnh vực du lịch;
4. Khả năng liên kết với đường hàng không và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ;
5. Chỉ số cuộc sống tốt hơn.
Nhóm chỉ số phát triển trong tương lai
1. Ngân sách nhà nước phân bổ cho du lịch;
2. Tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch;
3. Sử dụng du lịch trực tuyến và các loại hình dịch vụ sáng tạo khác;
4. Cung cấp các chuỗi cung ứng du lịch trên toàn thế giới.
Điều quan trọng nhất của OECD là đưa ra một hệ thống nhóm các chỉ số cho các Chính phủ để đánh giá và đo lường năng lực cạnh tranh quốc gia trong ngành du lịch. Nhưng do hiện nay trong mô hình này thiếu một số nhân tố chủ yếu để đo lường NLCT trong ngành du lịch, chính vì vậy khó xác định được các nhân tố chính để đo lường. Bên cạnh đó, bộ chỉ số này có khá nhiều chỉ số đánh giá, cho nên khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số vào trong mô hình cho từng điểm đến du lịch.
PHỤ LỤC 1.8
BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH THẾ GIỚI (TTCI)
Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành năm 2015 (TTCI) đã được phát triển để đo lường nhiều vấn đề liên quan đến quy định và kinh doanh du lịch được xác định để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Thông qua phân tích chi tiết từng tiêu chí, các doanh nghiệp và chính phủ có thể giải quyết những thách thức đối với sự tăng trưởng của ngành. TTCI đã được hỗ trợ, cung cấp thông tin bởi 141 nền kinh tế trên thế giới, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Du lịch Thế giới & Hội đồng Du lịch (WTTC).
Mục tiêu là để đo lường tập hợp các nhân tố và đánh giá chính sách năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, tạo điều kiện cho ngành du lịch tiếp tục phát triển và kết nối với toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia.
Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch làm cho ngành du lịch phát triển tốt hơn. Nó dựa trên ba loại biến tạo điều kiện thúc đẩy tính cạnh tranh du lịch. Đây là danh mục được tóm tắt thành ba tiểu nhóm:
Chỉ số: (1) khung pháp lý; (2) môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng;
(3) con người, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa.
Khung đo lường này được thiết lập gồm các chỉ số sau:
1. Quy tắc và quy định chính sách;
2. Môi trường bền vững;
3. An toàn và bảo mật;
4. Sức khỏe và vệ sinh;
5. Ưu tiên phát triển du lịch;
6. Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không;
7. Cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất;
8. Cơ sở hạ tầng du lịch;
9. Cơ sở hạ tầng CNTT;
10. Khả năng cạnh tranh về giá trong ngành du lịch;
11. Nhân lực;
12. Hoạt động du lịch;
13. Tài nguyên thiên nhiên;
14. Tài nguyên văn hóa.
PHỤ LỤC 1.9
BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CỦA DWYER & KIM
Nguồn lực thừa hưởng: - Tài nguyên tự nhiên - Tài nguyên văn hoá/di sản Nguồn lực sáng tạo: - Kết cấu hạ tầng du lịch - Các sự kiện đặc biệt - Các hoạt động đang thực hiện - Hoạt động giải trí - Hoạt động mua sắm Các nhân tố và nguồn lực bổ trợ - Kết cấu hạ tầng cơ bản - Chất lượng dịch vụ - Khả năng tiếp cận điểm đến - Sự hiếu khách - Quan hệ thị trường Quản lý điểm đến Tổ chức quản lý điểm đến: - Phối hợp với các đơn vị - Cung cấp thông tin - Kiểm soát và đánh giá Quản lý marketing điểm đến Quy hoạch và phát triển điểm đến Phát triển nguồn nhân lực Quản lý môi trường Điều kiện thực tế |
Có thể bạn quan tâm!
- = Rất Không Đồng Ý; 2 = Không Đồng Ý; 3 = Không Ý Kiến; 4 = Đồng Ý;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 30
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 31
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 33
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 34
- Kết Quả Kiểm Định Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Nhân Tố Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
Địa điểm điểm đến
Môi trường cạnh tranh (vi mô)
- Khả năng của các doanh nghiệp
- Chiến lược của các doanh nghiệp
- Cấu trúc ngành & đối thủ cạnh tranh Môi trường toàn cầu (vĩ mô)
- Chính trị/luật pháp/quy định
- Kinh tế
- Văn hoá xã hội
- Công nghệ An ninh/an toàn.
Năng lực cạnh tranh về giá
Điều kiện cầu Nhận biết điểm đến Cảm nhận điểm đến
Sở thích du lịch