Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 30

PHỤ LỤC 1.1

SỐ QUAN SÁT DỰ KIẾN PHỎNG VẤN

STT

DIỄN GIẢI

1

Số lượng quan sát (PBNH): 573.485/1.792.142 = 32% x 450/100 = 144

2

Số lượng quan sát (NCTBL): 358.428/1.792.142 = 20% x 450/100 = 90

3

Số lượng quan sát (NTTS): 286.744/1.792.142 = 16% x 450/100 = 72

4

Số lượng quan sát (QTHV): 250.899/1.792.142 = 14% x 450/100 = 63

5

Số lượng quan sát (KLNCVL): 143.371/1.792.142= 8% x 450/100 = 36

6

Số lượng quan sát (VNBL): 107.529/1.792.142 = 6% x 450/100 = 27

7

Số lượng quan sát (SCBL): 71.686 /1.792.142 = 4% x 450/100 = 18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 30


PHỤ LỤC 1.2

DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH)


Phần 1. Giới thiệu

Xin chào quý Anh/Chị

Chúng tôi thuộc nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ. Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở tỉnh Bạc Liêu”. Nhằm làm tăng thêm giá trị cho nghiên cứu, vấn đề nhận dạng các thành phần nghiên cứu từ thực tiễn sinh động là cần thiết. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Ý kiến đóng góp của Anh/Chị sẽ giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ hơn giữa cơ sở lý luận và các giải pháp đề xuất.


Phần 2. Thông tin người được phỏng vấn

Họ và tên: ………………………… Tuổi: ……… Giới tính: …… Chức danh:……………………. Trình độ học vấn: …………….

Đơn vị: ……………………………………………………………….

Phần 3. Giới thiệu một vài nghiên cứu và các bộ tiêu chí có liên quan

Theo mô hình của Crouch & Ritchie (2003) đã phát triển và xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá NLCT của điểm đến du lịch có 5 nhóm yếu tố cốt lõi và 36 yếu tố thành phần bao gồm: (1) Nhân tố đáp ứng nhu cầu bao gồm: nhu cầu của du khách, hình ảnh điểm đến, an toàn điểm đến…; (2) Chính sách, quy hoạch và phát triển điểm đến bao gồm: xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, quy hoạch phát triển du lịch…; (3) Quản lý điểm đến bao gồm: Marketing điểm đến, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ du lịch…; (4) Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố thu hút khách bao gồm: hấp dẫn về tự nhiên, hấp dẫn về lịch sử văn hóa, các sự kiện điểm đến, hoạt động kinh doanh du lịch…; (5) Các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ bao gồm: kết cấu hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến, các nguồn lực hỗ trợ...

Dwyer và Kim, (2003) đã đưa ra hai nhân tố: 1) nhân tố thứ nhất bao gồm nguồn lực tự nhiên và các di sản được thừa hưởng; nguồn lực sáng tạo; các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ. 2) nhân tố thứ hai gồm 2 phần. Phần 1 là quản lý điểm đến bao gồm: Các tổ chức quản trị điểm đến, quản lý marketing điểm đến, chính sách điểm đến, kế hoạch phát triển, quản lý phát triển nguồn lực, quản lý môi trường. Phần 2 Điều kiện nhu cầu bao gồm: Nhu cầu nhận thức về du lịch, kiến thức về du lịch, sở thích du lịch.

Abdel-Hafiz (2007), ông cho rằng marketing điểm đến là quá trình tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du lịch hiện tại cũng như khách du lịch tiềm năng, thông qua việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm du lịch. Ông đưa ra mô hình các yếu tố cơ bản thành công của marketing điểm đến bao gồm: Phát triển sản phẩm, chất lượng dịch vụ, khả năng tiếp cận, xây dựng thương hiệu, giá cả, nhu cầu khách du lịch, cơ sở hạ tầng

Các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành trên thế giới:

1. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

2. Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh Du lịch của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

3. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành thế giới (TTCI)

Dựa vào các lý thuyết nêu trên và các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành trên thể giới nhóm thảo luận đề xuất khung năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu về các nhân tố như sau: (1) Nhu cầu khách du lịch;

(2) Phát triển sản phẩm; (3) Xây dựng thương hiệu; (4) Marketing điểm đến;

(5) Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu; (6) Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu; (7) Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu; (8) Các nhân tố thu hút khách du lịch; (9) Hoạt động kinh doanh du lịch; (10) Kết cấu hạ tầng tại điểm đến; (11) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch; (12) Quản lý điểm đến; (13) Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.


Phần 4. Nội dung phỏng vấn các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch.

1. Câu hỏi dẫn dắt vào đề

- Anh/Chị quản lý công việc tại đơn vị được bao lâu và giữ chức vụ gì ?

- Anh/Chị cảm thấy công việc mình đang làm có phù hợp với mình không?

2. Câu hỏi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu. (Xác định mô hình nghiên cứu, thuận lợi, khó khăn của điểm đến du lịch Bạc Liêu để từ đó đề xuất các giải pháp)

Trong buổi thảo luận hôm nay, chúng ta sẽ trao đổi nội dung mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

- Theo Anh/Chị những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu?

- Theo Anh/Chị, du lịch Bạc Liêu có những thuận lợi, khó khăn gì? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh tại điểm đến?

- Anh/Chị có ý kiến gì về gợi ý các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT bên dưới theo lý thuyết và một số nghiên cứu trước đã được tác giả tổng hợp lại, bao gồm:

1) Nhu cầu khách du lịch

2) Phát triển sản phẩm

3) Xây dựng thương hiệu

4) Marketing điểm đến

5) Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu

6) Sự hấp dẫn về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu

7) Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu

8) Các nhân tố thu hút khách du lịch

9) Hoạt động kinh doanh du lịch

10) Kết cấu hạ tầng tại điểm đến

11) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

12) Quản lý điểm đến

13) Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Ngoài các nhân tố trên, theo Anh/Chị nhận thấy cần phải bổ sung thêm hay giảm bớt nhân tố nào để tốt hơn cho các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu.

14) Những khó khăn cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu

- Ý kiến khác ……....................................................................................

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….


Trân trọng cảm ơn, Anh/Chị đã dành thời gian trao đổi, thảo luận về đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở tỉnh Bạc Liêu”.

PHỤ LỤC 1.3

BẢNG PHỎNG VẤN SÂU Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU


Phần 1. Giới thiệu

Xin chào quý Anh/Chị


Chúng tôi thuộc nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ. Hiện chúng tôi đang thực hiện luận án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở tỉnh Bạc Liêu”. Có một số nội dung chúng tôi cần tham vấn ý kiến Anh/Chị chuyên gia. Từ đó làm cơ sở xây dựng khung nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.


Phần 2. Thông tin người được phỏng vấn:

Họ và tên: ………………………… Tuổi: ……… Giới tính: …… Chức danh:……………………. Trình độ học vấn: …………….

Đơn vị: ……………………………………………………………….


Phần 3. Phần nội dung

1.Anh/Chị cho ý kiến (Đồng ý, hay không đồng ý) về việc chọn Nhu cầu khách du lịch làm các nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

2.Nếu chọn Nhu cầu khách du lịch là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

3.Nếu chọn Phát triển sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

4.Nếu chọn Xây dựng thương hiệu là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

5.Nếu chọn Marketing điểm đến là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

6.Nếu chọn Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến DLBL là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

7.Nếu chọn Sự hấp dẫn về lịch sử, văn hóa của điểm đến DLBL là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

8.Nếu chọn Các sự kiện của điểm đến DLBL là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

9.Nếu chọn Các nhân tố thu hút khách du lịch là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

10.Nếu chọn Hoạt động kinh doanh du lịch là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

11.Nếu chọn Kết cấu hạ tầng tại điểm đến là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

12.Nếu chọn Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

13.Nếu chọn Quản lý điểm đến là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

14.Nếu chọn Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là nhân tố ảnh hưởng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thì Anh/Chị đánh giá qua những tiêu chí nào?

Số TT

Các nhân tố ảnh hưởng

NLCT

Các tiêu chí đánh giá NLCT

Đồng ý

Không đồng ý

1

Nhu cầu khách du lịch




a


Tôi thích thú tham quan danh lam thắng cảnh tại Bạc Liêu.



b


Tôi thích nghiên cứu nền văn hóa Bạc Liêu.




Bạc Liêu là lựa chọn đầu tiên để tôi đi du lịch.



d


Bạc Liêu là điểm đến an toàn và đáng tin cậy.



e


Tôi hài lòng các điểm đến du lịch Bạc Liêu.



2

Phát triển sản phẩm




a


Nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo.



b


Có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch.



c


Nghiên cứu tạo ra sản phẩm đặc biệt của điểm đến.



d


Có quy hoạch phát triển du lịch để xây dựng sản phẩm mới.



e


Phát triển sản phẩm của điểm đến nhanh chóng và đa dạng.



3

Xây dựng thương hiệu




a


Du khách dễ dàng nhận biết thương hiệu du lịch Bạc Liêu.



b


Du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch Bạc Liêu.



c


Bạc Liêu được biết đến là điểm hẹn du lịch văn hóa.



d


Người dân địa phương có ý thức xây dựng thương hiệu.



e


Thương hiệu du lịch Bạc Liêu được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.



4

Marketing điểm đến




a


Có nhiều thông tin giới thiệu cho

khách du lịch.



b


Các điểm đến thực hiện tốt công tác truyền thông.



c


Các đơn vị xúc tiến mạnh mẻ hình ảnh du lịch.



d


Chính quyền địa phương chú trọng hình ảnh tổng thể về du lịch.



e


Chính quyền địa phương giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh.



5

Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến DLBL




a


Khí hậu tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu phù hợp với hoạt động du lịch.



b


Có nhiều loại hình du lịch cây ăn trái

hấp dẫn thu hút khách du lịch (Vườn Nhãn).



c


Có nhiều loại hình du lịch sinh thái động vật đặc trưng hấp dẫn thu hút khách du lịch (Điểm tham quan Sân Chim Bạc Liêu, Điểm tham quan Sân

Chim Lập Điền).



d


Loại hình du lịch sinh thái biển và ẩm thực thu hút khách du lịch (Khu vực bãi biển Nhà Mát Bạc Liêu).



6

Sự hấp dẫn về lịch sử, văn hóa của điểm đến DLBL




a


Bạc Liêu có điểm đến du lịch tâm linh (Phật Bà Nam Hải, Nhà thờ Tắc Sậy) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham quan.



b


Bạc Liêu có điểm tham quan văn hóa nghệ thuật truyền thống (Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu) được xem là nơi hấp dẫn du

khách tham quan.



c


Bạc Liêu có điểm tham quan đáng ghi nhớ (Nhà cổ Công tử Bạc Liêu) được xem là nơi hấp dẫn du khách tham

quan.



c


Bạc Liêu có các nguồn tài nguyên du lịch lịch sử có giá trị cao.



7

Các sự kiện của điểm đến DLBL




a


Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện văn hóa hấp dẫn.



b


Bạc Liêu có tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch.



c


Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện thể thao thu hút khách du lịch.



d


Bạc Liêu tạo ra các sự kiện, hội nghị, xúc tiến thu hút khách du lịch.



8

Các nhân tố thu hút khách du lịch




a


Người dân địa phương thân thiện, hiếu khách.



b


Nhân viên tại các điểm đến du lịch có thái độ phục vụ tốt.



c


Giá cả dịch vụ khách sạn phù hợp.



d


Giá cả dịch vụ nhà hàng hợp lý.



e


Giá cả tổ chức tour tham quan du lịch phù hợp.



f


Giá cả các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến hợp lý.



9

Hoạt động kinh doanh du lịch




a


Chất lượng khách sạn tại các điểm đến tốt.



b


Nhà hàng có nhiều món ăn ngon xung quanh các điểm đến.



c


Có sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến.



d


Phương tiện vận tải đa dạng, giúp du khách đi lại dễ dàng.



10

Kết cấu hạ tầng tại điểm đến




Xem tất cả 311 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí