phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch…
Cùng với cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng c ng ngày càng được hoàn thiện, đầu tư nâng cấp với các sản phẩm mới như Khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần tài, Công viên Châu Á, Khu tổ hợp vui chơi giải trí Cocobay… Năm 2 17, thành phố có 29 đường bay trực tiếp hoạt động, trong đó có 15 đường bay thường kỳ và 14 đường bay trực tiếp thuê chuyến đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng3.
Đà Nẵng c ng tích cực tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Đài Bắc (Đài Loan), Nhật Bản...; tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, mở thêm các đường bay mới; phối hợp với các hãng, các đoàn làm phim để thực hiện phim quảng bá về du lịch Đà Nẵng; quảng bá video clip ẩm thực Đà thành trên các kênh truyền thông và các trang mạng xã hội...; đưa vào sử dụng ứng dụng du lịch Đà Nẵng trên thiết bị di động (App Danang FantastiCity) và ứng dụng Chatbot.
Đồng thời, ngành du lịch còn triển khai quảng bá thông tin, hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên Cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội; tiếp tục xuất bản bản đồ du lịch, ấn phẩm du lịch Đà Nẵng tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; tổ chức cuộc thi ảnh “Tuyệt vời Đà Nẵng ơi!”; tiếp tục quảng bá, tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử du lịch trên địa bàn thành phố tại các cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch…
Ngoài ra, ngành du lịch thành phố đã tập trung nâng cao chất lượng du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững; phát triển du lịch theo chiều sâu,
3 Hà Hải (2018), Đà Nẵng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, http://kinhtedothi.vn/da-nang-phat-trien-du-lich-theo-huong-chuyen-nghiep-hien-dai-ben-vung-311943.html
hình thành các sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh cao; ưu tiên phát triển theo nhóm sản phẩm như nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dư ng cao cấp; nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, du lịch hội nghị hội thảo (MICE); nhóm sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, làng nghề; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch thể thao giải trí biển…
Bên cạnh đó, Đà Nẵng luôn chú trọng bảo đảm an ninh trật tự; chống chèo kéo, đeo bám du khách, vi phạm về giá dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các khu trung tâm thành phố, tuyến đường ven biển, các khu điểm du lịch, các điểm tập trung đông du khách; thường xuyên thanh kiểm tra các hoạt động du lịch tại các khu điểm du lịch, bãi biển du lịch, các điểm du lịch tự phát; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các thị trường khách trọng điểm nhằm bảo đảm môi trường du lịch lành mạnh, bền vững…
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch
- Các Mô Hình Lý Thuyết Về Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Hòn Đảo Du Lịch Nhỏ Đang Phát Triển Tại Mỹ (Craigwell And More, 2008)
- Đánh Giá Mức Độ Lợi Thế Về Vị Trí Địa Lý Của Cát Bà So Với Đồ Sơn Và Hạ Long
- Cơ Sở Vật Chất Và Nguồn Nhân Lực Du Lịch Cát Bà Năm 2017
- Khách Du Lịch Nội Địa Đến Cát Bà Giai Đoạn 2013 - 2017 (Lượt Khách)
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Hướng tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, trong đó du lịch được coi là một trong những m i nhọn cần được ưu tiên đầu tư, phát triển; Quảng Ninh đã tiến hành các biện pháp thiết thực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nghiệp thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, kinh doanh; giải quyết công khai, minh bạch, nhanh chóng. Nhờ đó, những năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh luôn ở vị trí 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu Việt Nam, thu hút được nhiều nhà đầu tư với các dự án lớn như khu nghỉ dư ng Vinpearl Hạ Long, công viên Sun World Halong, trung tâm mua sắm hiện đại Vincom Hạ Long, Vinhomes Dragon Bay... góp phần thay đổi diện mạo tỉnh và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch.
Đồng thời, để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều sản phẩm phong phú, đ c sắc, đ c trưng riêng của Quảng Ninh, gắn với truyền thống văn hóa, di tích, lễ hội, để du lịch trở thành ngành kinh tế m i nhọn và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh, Quảng Ninh đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ.
Theo đó, Quảng Ninh đã tăng cường công tác đầu tư phát triển du lịch, gắn không gian du lịch với sản phẩm du lịch như: phát triển sản phẩm, kết nối không gian du lịch, tập trung đầu tư hoàn thành tuyến đường nối khu Di tích nhà Trần, Đông Triều với Khu du tích danh thắng Yên Tử, Cụm công trình Bảo tàng - Thư viện, Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu… ; khôi phục nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng, văn hóa tại một số làng chài trên vịnh Hạ Long, Vân Đồn, phát triển sản phẩm thiền tại chùa Cái Bầu; du lịch cộng đồng, trải nghiệm, làng quê tại Quảng Yên, Đông Triều… Tỉnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, tháo g các nút thắt để huy động các nguồn lực xã hội; Đẩy mạnh chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm, tạo sản phẩm phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến, phát triển, mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế như: Triển khai công tác tiếp thị, mở rộng thị trường tại tại Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Tổ chức Lễ hội Carnaval Hạ Long thường niên, lễ hội Hoa Anh đào, lễ hội mai vàng Yên Tử quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế về con người, vùng đất, văn hóa đ c sắc của các dân tộc Quảng Ninh; Triển khai chương trình đào tạo nhân lực du lịch, hướng dẫn doanh nghiệp đào tạo nhân lực theo tiêu chuẩn nghề VTOS, bộ tiêu chuẩn nghề du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của Nghệ An
Nghệ An có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú, ưu thế hơn so với nhiều tỉnh, thành phố có biển ở nước ta. Với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, môi trường trong lành, Nghệ An đã và đang khai thác để phát triển thành các điểm du lịch hấp dẫn.
Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển và hải đảo của tỉnh, Nghệ An đã tích cực mở các tour du lịch đảo như đưa du
khách ra thăm đảo Lan Châu, đảo Ngư, tham quan các di tích, khám phá hệ thủy sinh, khu sinh thái gắn với thiên nhiên, nuôi thả động vật...
Tại vùng biển các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Cửa Lò, đã phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề để du khách được trực tiếp trải nghiệm các nét sinh hoạt độc đáo của địa phương. Các địa phương vùng ven biển của Nghệ An luôn chú trọng bảo tồn không gian cư trú của cư dân ven biển. Nhiều di sản vật thể liên quan đến văn hóa biển vẫn được lưu giữ, lễ tục truyền thống, làng nghề của cư dân miền biển vẫn được bảo tồn, duy trì và phát huy.
Với sự nỗ lực lớn, du lịch Nghệ An, trong đó có sự đóng góp phần lớn của du lịch biển đảo đã có sự phát triển khá tốt về lượng khách với những con số đầy ấn tượng. Tổng lượt khách tham quan du lịch đến Nghệ An trong năm 2 17 ước đạt 5,96 triệu lượt, tăng 36 so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch lưu trú ước đạt 3,85 triệu lượt, đạt 1 6,9 kế hoạch; lượng khách quốc tế tới tỉnh nhà c ng tăng cao, đạt 1 9 nghìn lượt, tăng 42 so với năm 2 16. Tổng thu du lịch trong năm 2 17 ước đạt 6. 86 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt 3. 92 tỷ đồng, tăng 38 so với cùng kỳ và đạt 12 ,8 kế hoạch đề ra4.
2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cát Bà
Từ những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, có thể rút ra một số bài học là những gợi ý có giá trị đối với nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà .
* Bài học từ kinh nghiệm quốc tế
+ Từ kinh nghiệm của của Singapore cho thấy cần chú trọng xây dựng ho c điều chỉnh chính sách quản lý hoạt động du lịch tại điểm đến một cách hợp lý cùng với việc đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản phẩm du lịch đ c thù để thu hút khách . Để làm được điều này, Cát Bà cần đề ra các kế hoạch
4 Kim Chung (2016), Nghệ An đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo, https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nghe- an-day-manh-phat-trien-du-lich-bien-dao-n20161116170219149.htm
phát triển du lịch vừa mang tính kế thừa vừa phù hợp cho từng giai đoạn, đ t trong mối quan hệ hữu cơ và tương thích với các l nh vực phát triển kinh tế - xã hội khác và có tính đến những tác động của ngoại cảnh. Đ c biệt cần nâng cao nhận thức về ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân.
Bên cạnh đó cần bảo vệ tốt các tài nguyên sẵn có (tự nhiên, văn hóa di sản), làm phong phú thêm các tài nguyên tạo thêm và hoàn thiện các yếu tố phụ trợ c ng như tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các địa điểm là điều Cát Bà nên áp dụng.
+ Từ kinh nghiệm của Thái Lan trong việc xây dựng thương hiệu du lịch điểm đến thông qua truyền thông, thực hiện quảng bá thường xuyên, liên tục, nhất quán dưới nhiều hình thức, tập trung vào sản phẩm chính và không dàn trải. Trong việc xây dựng thương hiệu cần chú trọng đến các giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch được tạo ra c ng như nhu cầu, thị hiếu của du khách. Đ c biệt cần chú ý khai thác có hiệu quả những giá trị tài nguyên du lịch nhân văn như các lễ hội văn hóa, các trò chơi dân gian để phát triển sản phẩm du lịch đ c thù của điểm đến.
Bài học từ kinh nghiệm trong nước
+ Học tập kinh nghiệm Đà Nẵng trong việc chú trọng bảo đảm an ninh trật tự và tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các thị trường khách trọng điểm nhằm bảo đảm môi trường du lịch lành mạnh, bền vững…Bên cạnh đó Cát Bà c ng cần học tập kinh nghiệm Đà Nẵng trong việc hỗ trợ hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch.
+ Cát Bà cần học tập kinh nghiệm Quảng Ninh trong việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đ c sắc, đ c trưng riêng của địa phương, gắn với truyền thống văn hóa, di tích, lễ hội khai thác các tài nguyên nhân văn một cách hiệu quả.
+ Nghệ An và Cát Bà có điểm tương đồng là có tiềm năng trong việc phát triển du lịch biển đảo. Cát Bà cần học tập kinh nghiệm bảo tồn không
gian cư trú của cư dân ven biển của Nghệ An. Cần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các di sản vật thể liên quan đến văn hóa biển, lễ tục truyền thống, làng nghề của cư dân miền biển.
Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của các điểm đến,có thể thấy để nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của điểm đến, mỗi nơi s có những chiến lược, giải pháp riêng song những giải pháp đó đều có điểm chung là tận dụng ưu thế, phát huy lợi thế so sánh, khắc phục, vượt qua điểm yếu, tận dụng thời cơ, tránh ho c giảm thiểu rủi ro do những thách thức, nguy cơ do yếu tố bên ngoài gây ra.
Đồng thời, thành quả phát triển du lịch chỉ có thể hiện thực hóa trên cơ sở chiến lược phát triển ổn định, lâu dài và cơ chế, chính sách hỗ trợ có hiệu quả để phát triển du lịch trên các l nh vực chủ đạo là: 1) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đ c biệt là hệ thống giao thông, lưu trú; 2) Phát triển sản phẩm du lịch phải có chiều sâu chứ không chỉ khai thác lợi thế tự nhiên hiện có; 3) Thực hiện văn minh trong kinh doanh du lịch, nâng cao ý thức của người dân địa phương; 4) Chú trọng quảng bá và phát triển thị trường du lịch; 5) Tăng cường liên kết giữa du lịch với các ngành hỗ trợ gồm: giao thông, thương mại và văn hóa.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ
3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà
3.1.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí nguồn lực thừa hưởng
Tiêu chí này được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là Tự nhiên và Văn hóa
di sản
* Điều kiện tự nhiên, địa lý và khí hậu
Về điều kiện tự nhiên, Quần đảo Cát Bà thuộc hệ thống quần đảo Cát
Bà thuộc huyện đảo Cát Hải của thành phố biển Hải Phòng. Huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng được thành lập năm 1977 gồm đảo Cát Hải và Cát Bà.
Quần đảo Cát Bà bao gồm khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Bà và quần đảo Long Châu, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Biển Cát Hải có gần 2 loài cá, gần 6 loài động vật biển, 75 loài thực vật phù du, hàng trăm loài động vật phù du, 27 loại rừng ngập m n... Nơi đây có nhiều vụng, vịnh với dải cát vàng, những quần thể san hô muôn màu sắc.
Cát Bà có có một tên khác là đảo Ngọc, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho những nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm, là lợi thế tiềm năng để phát triển du lịch.
Với 388 đảo lớn, nhỏ, diện tích khoảng 3 km2, đảo Cát Bà có đ c
trưng đa dạng sinh học cao với chức năng là Vườn quốc gia và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, có nhiều kiểu rừng mưa nhiệt đới xanh quanh năm (hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, rừng ngập nước ngọt, rừng ngập m n).
Rừng ở quần đảo Cát Bà có nhiều loại gỗ quý, các loại cây dược liệu, các loại chim thú. Cát Bà có hàng trăm hang động với dáng vẻ nguyên sơ và thảm thực vật phong phú. Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đang phấn đấu là công viên địa chất thế giới trong tương lai.
Địa hình Cát Bà chiếm chủ yếu là núi đá vôi có độ cao trung bình 15 m, được các chuyên gia đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam.
Cát Bà là nơi hệ sinh thái đa dạng nổi bật toàn cầu với nhiều hệ sinh thái (7 hệ sinh thái) như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, hang - động, rừng ngập m n, bãi triều, hồ nước m n, động thực vật đáy mềm và các rạn san hô rộng lớn.
Quần đảo Cát Bà có 1 45,2 ha rừng nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với nhiều loại động vật quý hiếm trong đó Voọc đầu trắng là đ c hữu và biểu tượng của đảo.
Khu du lịch Cát Bà còn là trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới có giá trị toàn cầu được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loại. Tiêu biểu là sự có m t của 3.860 loài thực vật và động vật trên cạn và dưới biển. Có tới 130 loài được xác định là các loài quý hiếm, được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có 76 loài nằm trong dach mục quý hiếm của IUCN, 21 loài đ c hữu. Đ c biệt loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài đ c hữu, hiện nay chỉ còn một quần thể với 63 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà.
Khu hệ sinh vật biển của Khu du lịch Cát Bà c ng hết sức phong phú. Cho đến nay, đã phân loại được 177 loài san hô, trong đó có 166 loài san hô cứng (hard coral) và 11 loài còn lại thuộc các nhóm các bộ san hô bò (Stolonifera), san hô mềm (Alcyonaria), san hô sừng (Gorgonacea). Bên cạnh đó, vùng biển Cát Bà còn là nơi sinh sống và phát triển của 196 loài cá biển (marine fish), 1 2 loài rong biển (alga), 131 loài động vật phù du (zooplankton), 4 loài thực vật phù du (phytoplankton) và 658 loài động vật đáy (zoobenthos).
Cát Bà có nhiều đèo dốc quanh co, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh nơi đây thật kỳ thú, non nước hữu tình. Cát Bà c ng là nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái